.
  Đường lên cao nguyên P3
 
13/10/2013

 Daehan100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang. (P3)

KS Mong  Phước Minh

. B’lao.



Thành phố Bảo Lộc,nhìn từ Ks Hải Vân.


Khách sạn Hải Vân,một cái tên không thích hợp lắm với miền đất này,có lẽ cũng chỉ là thủ thuật ghép tên chồng và vợ.Giá nghĩ trọ thật dễ chịu mà không thiếu tiện nghi,nước nóng ,lạnh đầy đủ,điều này rất quan trọng với những lữ khách đường xa,nhất là khi vừa dầm trong mưa bão suốt mấy giờ lạnh lẽo,không tắm nước nóng thì ngã bệnh như chơi!

Việc đầu tiên khi đã ổn định chỗ ở ấm cúng trong khách sạn là kiểm soát lại toàn bộ hành lý xem có bị ướt không,nhất là các thiết bị điện tử.Đồng thời tranh thủ tắm (nước nóng)để xua hết cái lạnh ra ngoài.




May nhờ bà xã lo xa mua rất nhiều thịt quay,xá xiếu,lại có cả mấy ổ bánh mì,tuy không “nóng dòn đặc ruột thơm ngon”nhưng chừng ấy cũng đủ cho một bửa ăn vừa miệng,mà khỏi phải đi đâu.



Ăn xong,tôi thực hiện việc sao lưu toàn bộ các file ảnh vào net book,delete thẻ nhớ,charge lại pin và xem lại những gì mình đã chụp.
Tôi mới đội mưa bão trên con đường này một lần,từ sáng đến giờ,mặc 3 lớp áo cùng một áo đi mưa,vậy mà lạnh không chịu nỗi.Chị bán vé số,khoát tấm áo loại ‘túi nylon”,chắc chẳng ấm áp gì,nhưng có lẽ chị đã quen rồi cái rét buốt của đồi núi cao nguyên,quen rồi những bước chân lạnh cóng giửa dòng đời xuôi ngược…cái thân cò mỏng manh kia đang bước đi liêu xiêu trong mưa gió,nào có ai để ý mà trạnh lòng?!



Bảo Lộc,là một Huyện của tỉnh Lâm Đồng,cách Đà lạt 110km.
Năm 1971,các Thầy Trần Đ.H. (Giáo sư,đang dạy tại Đại học Reading,Anh),Thầy Phạm v K.(Giáo sư,Đại học Cần Thơ) và Thầy Nguyễn v.N. (Canada),đã hướng dẫn sinh viên CĐNNCT chúng tôi,đi du sát ,ghé qua.Đó là một thị trấn “nhỏ”,với những con đường đá lổi xổi,thiếu sáng nhưng có tiếng vang “lớn” với những danh trà như Đỗ Hữu,Quốc Thái…
Tôi thích gọi Bảo Lộc là B’lao ,bởi lẽ nó gợi cho tôi cái xưa cũ của một phố chợ đã từng lặng lẽ trong nắng lạnh êm đềm trên vùng đất bazan có cao độ 800-900m.
Tôi thích gọi tên B’lao cũng còn bởi vì nó vừa hoang dã như những tộc người thiểu số chân chất,thật thà mà lần đầu tôi biết được,vừa nên thơ,lãng mạn bởi những đồi trà xanh ngút mắt,với những cô gái “Thượng”,mang gùi cần mẫn ngắt những đọt trà non.
Tất cả hình ảnh ấy nó thật mới lạ đối với những dân miệt vườn Nam bộ như tôi,làm nên một ấn tượng đầu đời không dễ gì quên được,như những vạt Dã quì vàng rực ấm bên đường!


Đó cũng là nơi có Trường Quốc gia Nông Lâm Mục,chốn đã đào tạo các chuyên viên Canh nông,Mục súc mà nhiều vị trong số họ về sau trở thành các Thầy Cô ,giảng dạy và nghiên cứu tại các Đại học hoặc các Viện Nghien Cứu Nông nghiệp,trong và ngoài nước.Trường QG Nông Lâm Mục Bảo lộc,sau này là Trường Trung học Nông Lâm Súc Bảo lộc cũng có thể xem như là cái nôi của ngành giáo dục Nông nghiệp miền Nam trước năm 1975.
Ngược dòng thời gian,khi người Pháp chọn Đà Lạt làm nơi nghĩ dưỡng cho các quan chức,thì cũng là lúc một số người Pháp chọn cao nguyên này để mở các đồn điền trồng cây công nghiệp,trong đó có trà.
Vào những năm 30 thế kỷ trước,cây trà được trồng trước tiên ở vùng đèo Dran,Cầu Đất cao độ 1000m,về sau lan dần xuống Di Linh rồi phát triển bền vững tại B’lao.Cây trà đã gắn liền với B’lao như một thương hiệu từ thuở đó,để bây giờ vượt ra khỏi biên giới quốc gia : Trà B’lao!
Ngày nay,Bảo lộc là thành phố cấp 3 trực thuộc tỉnh Lâm Đồng,ngoài trà còn có cà phê,dâu tằm…Cách trung tâm thành phố Bảo Lộc khoảng 20km có thác Dambri,là một thắng cảnh đẹp,nhưng không tiện đường nên ít người ghé viếng………

 

( còn tiếp)

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 640321 visitors (2134010 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free