.
  Đánh bắt hải sản...P2
 
3/11/2013


 

Đánh bắt hải sản và nuôi trồng thủy sản ..(P2)

GS: Tôn Thất Trình)

                                                                                                                  

  Bảo vệ  rừng và môi sinh  trong tình trạng đổi thay khí hậu Kiên Giang

 

Pan nen – Panel Quốc Tế  về Đổi thay Khí hậu- International Panel on Climate Change  đã xác định  Việt Nam là một trong những nước  bị ảnh hưởng nhiều nhất vì khí hậu đổi thay.  Châu thổ Sông Hồng và Sông Cửu Long  có mật độ dân  số rất cao (  Sông Hồng 1108 người /km2 và sông Cửu Long  408 người )  ở những vùng thấp,  đang bị đe dọa vì mực nước biển dâng cao thêm cùng với gia tăng  tần xuất và cường độ  các tai họa thiên nhiên như bảo, giông tố và lũ lụt. Kiên Giang là một tỉnh  bờ biển Miền Tây ĐBSCL.  Năm 2006 như đã nói trên, Kiên Giang được UNESCO  công nhận  là Dự trữ – Khu Bảo Tồn  Sinh Cầu và Con Người – Man and Biosphere MAB Reserve.  Các năm 2008- 2010, một dự án MAB giai đọan đầu, do Viện trợ Đức GTZ và viện trợ Úc AusAID tài trợ,  tập trung nổ lực vào  3 vùng then chốt khu Bảo Tồn Sinh Cầu Kiên Giang là:  Công viên Quốc gia U Minh Thượng , Công viên Quốc gia Phú Quốc và Vùng Bờ biển  Kiên Lương  Hòn Chồng . 

          Công viên U Minh Thượng hổ trợ  một trong những vùng  rừng đầm lầy than bùn – peat swamp cuối cùng ở nước nhà  và đã được nhìn nhận là  một trong 3 ưu tiên lớn nhất bảo tồn đất ẩm thấp -wetland  ở ĐBSCL.  Rừng tràm- Melaleuca forest  là vùng cốt lõi  của công viên này, đóng một vai trò quan trọng  duy trì đất đai và phẩm giá nước ở vùng đệm ( độn ) – buffer zone. Cây rừng tràm  ngăn ngừa đất mặt khỏi bị acid-hóa và nước trên mặt đất, sàng lọc nước ngầm  và tồn trữ  nước ngọt cho mùa khô. Công viên  Quốc gia Phú Quốc , trải dài  từ rừng vùng núi trên đảo đến các rạng san hô như đã nói, bao gồm luôn cả những khu rừng  dầu – dipterocarps  cuối cùng còn sống sót tại Việt Nam . Còn rừng Melaleuca và rừng sác , những bải cỏ rong biển – sea grass và rặng san hô tại vùng Kiên Lương Hòn Chồng, bao gồm  200 km bờ biển biển Tây  và nhiều nơi chứa những rừng sác – mangroves forests rất phong phú . Đai rừng sác rất khẩn thiết, để giảm thiểu ảnh hưởng đổi thay  khí hậu. Mục đích chánh là sử dụng các tài nguyên thiên nhiên tỉnh Kiên Giang một cách bền vững, xử lý  vùng bảo vệ hửu hiệu hơn, trong cố gắng  đưa vào những phương cách mới  cải thiện  dân gian địa phương,  đồng thời cũng sẽ cải thiện  môi trường nữa. Tỉ như  đề xướng trồng dừa – coconut dọc bờ biển Biển Tây và du nhập  cách xử lý  hội nhập dịch bệnh các vườn dừa. Chặt đốn rừng Melaleuca  trên đất phèn acid sulphate soils ở châu thổ  Sông Cửu Long  gây ra tăng gia kịch tính mức độ acid trong đất đai và các sông rạch tỉnh.  Dự án  nghiên cứu phương cách cải thiện  sản xuất và gía trị gỗ tràm, hy vọng sẽ bảo tồn được những khu rừng hiện hửu.  Dự án  đang cùng chánh quyền địa phương họa kiểu ra những mô hình bảo vệ bờ biển ở huyện Hòn Đất. Mô hình sẽ duyệt xét những kỷ thuật mới mẽ trồng lại rừng sác và họa kiểu một lọai đê có khả năng  chống cự  nổi các dòng nước chảy mạnh trong vùng.  Trước đó, các đê bị  vỡ  nhiều khúc mỗi năm và muối biển  phá hại mùa màng cây trồng và sản xuất cá. Cây mộc sẽ được trồng  theo những băng dãi rộng 20 m  dọc theo bờ biển .

Xây dựng sức bật nổi – đàn hồi chống Đổi thay Khí hậu  tại xã Bình Sơn huyện Hòn Đất  

              

             Kịch bản Đổi thay Khí hậu Kiên Giang liên hệ đến gió thổi mạnh, sóng cao hơn, mô hình lượng mưa  thay đổi  và một gia tăng  tần số giông tố.  Mực nước biển ở miền Nam Việt Nam ước lượng dâng cao thêm  từ 3 đến 5.5 mm một năm. Nhiệt độ  trung bình hàng năm và số ngày mưa mỗi năm với nhiệt độ cao hơn 300C mỗi năm, có khuynh hướng gia tăng. Đổi thay khí hậu không đem tới tai họa tày trời, nhưng  có cơ đưa tới những ảnh hưởng dần dà âm tính  trên các tài nguyên  biển và bờ biển ; đặc biệt một tăng gia nhiệt độ nước biển, thay đổi độ mặn, độ chua – acidity,  độ khuấy đục –turbidity  và mất  nơi cư ngụ  vì mức nước biển lên cao hơn. Nghĩa là ảnh hưởng đến đời sống dân gian. Thêm vào đó, những thừa tố không  thuộc khí hậu  cũng làm cho đời sống các cộng đồng  dễ tổn thương hơn.  Chẳng hạn, ô nhiễm canh nông  do sử dụng lọan xạ  các thuốc diệt trừ sâu bệnh  và bơm nước lạm thác cho yêu cầu nông nghiệp  cũng dẫn tới trích dùng quá đáng tầng nước ngầm dưới đất .  Hiệu năng cá đã gia giảm những năm vừa qua do việc gia tăng đánh cá ngòai khơi

song song với các kỷ thuật đánh bắt và ngư cụ , gia cư bất an  đặc biêt trên   phần ruộng đất  các đê điều xây cất xấu xa ,khả năng giới hạn địa phương  chấp nhận những kỷ thuật nuôi trồng thủy sản và các chánh sách không thích nghi,  ngay cả trên các vùng được hổ trợ tàì chánh và kỷ thuật. Làm giảm  bớt tổn thương các cộng đồng Kiên Giang hiện tại,  cần có một thành phần  then chốt thích nghi  với đổi thay khí hậu  và phải tăng thêm  sức bật nổi , đàn hồi – resilience  . Các cộng đồng căn cứ trên  bảo tồn, xử lý và  phục hồi  các hệ sinh thái thiên nhiên  và đa dạng thêm  đời sống dân sở tại thật là khẩn thiết, cực kỳ  quan trọng ở tiến trình thích nghi này .

         Bình Sơn  là một xã huyện Hòn Đất, trải dài 7km dọc theo bờ biển . Bình Sơn thuộc  vùng  địa hình đất hết sức thấp, ở vùng thấp nhất Tứ Giác Long Xuyên . Một số lượng đáng kể  nuớc lũ thóat thủy từ Châu thổ sông Cửu Long   chảy vào nước bờ biển Bình Sơn , qua một kênh đào lớn họa kiểu ra để kiểm sóat lũ  từ Đồng Tháp Mười-Plaine des Joncs, Plain of Reeds ,  phía  trên Châu thổ sông Cửu Long phần Việt Nam. Diện tích tổng cọng là  183 000 ha rừng sác, bờ biển được một băng dãi mỏng thín  rừng sác và đê điều xây cất yếu kém bảo vệ, cho nên  thành quả là mỗi năm mất thêm rừng sác và xói mòn   vở – lỡ đê.  Dân gian Bình Sơn trông cậy vào nông nghiệp nuôi trồng thủy sản, đánh cá ngòai khơi, làm và vá lưới kiếm lợi tức , nuôi  sống gia đình.  Lúa chiếm 9500 ha  là cây trồng chánh,  gồm 2 vụ chánh  là vụ Đông- Xuân và vụ Hè- Thu cũng như hệ thống hội nhập  lúa- tôm.  Rau đậu , mía và vườn cây ăn trái ( ăn qủa ) cũng quan trọng cho vùng bờ biển này . Đa số dân cư Bình Sơn  thuộc hạng nghèo khổ, không ruộng đất và  bán sức lao động làm thuê cho các chủ tàu đánh bắt cá  xa bờ. Xã Bình Sơn đặc biệt có hai làng thôn – ấp là Vàm Rây và Thuận An phơi bày mạnh mẽ cho mực nước biển dâng cao thêm, triều cao, giông tố, xói mòn, nước mặn xâm nhập và lũ lụt.  Những công tác  dẫn đạo chống đổi thay khí hậu Bình Sơn gồm :

-   Các bẩy bắt trầm tích tràm -melaleuca sediment traps . Dự án hổ trợ cộng đồng Vàm Rây bằng cách xây dựng những bẩy bắt trầm tích melaleuca , cố nhắm vào các trầm tích  từ vùng bờ biển phía trên . Các bẩy bắt này  sẽ giúp thiết lập  một bải bùn – mudflat trồng các lọai cây rừng sác. Họat động nhắm vào cổ động dân địa phương tham gia xây cất các bẩy bắt và đề cao  một  qui họach  xử lý căn bản cộng đồng cho các vùng rừng sác  gần đê điều, nâng cao nhận thức vai trò quan trọng  của rừng sác, cũng sẽ giúp tăng gia khả năng cộng đồng bờ biển  thích nghi hơn với đổi thay khí hậu và các tai họa thiên nhiên.

-  Liên kết cùng  đại học huấn nghệ Kiên Giang, dự án nhắm  cung cấp các kỷ thuật trồng trọt và  huấn luyện nông  dân  thực thi dùng các giống mới  hầu  giúp đời sống họ thêm sức đàn hồi  chống các đổi thay khí hậu.  Dự án cũng tổ chức các lớp huấn luyện lề lối canh tác bền vững hơn, cố giảm thiểu ô nhiễm nông nghiệp  và tăng gia khả năng nông dân  giải đáp những ảnh hưởng thời tiết bất thường.

-  Dự án cố làm dễ dàng hơn  phát triễn nước sạch nông thôn  và một chương trình vệ sinh bằng cách phát triễn những chương trình thu thập  phế thải ở xã, cải thiện các tiện nghi vệ sinh và tồn trữ nước sạch, hổ trợ cộng đồng  có nước ngọt sạch, cải thiện các nguồn nước ngọt sạch trên mặt đất, tăng thêm nhận thức địa phương về bảo vệ môi trường.  Đặc biệt dự án giúp xây dựng  60 cầu tiêu – latrines , 60 hồ chứa nước mưa  thu thập  nước mùa mưa cho các gia cư nghèo và  dụng cụ thu thập phế thải ở hai làng Vàm Rây và Thuận An.

-   Hầu tăng gia nhận thức, dự án tổ chức các lớp huấn luyện cho  nhân viên lõi cốt  cấp xã,  gồm Hiệp Hội Phụ nữ, Hiệp Hội Thanh niên, Hiệp Hội Nông dân, Ủy Ban Xử lý Rừng, các nhóm giảng viên và nhân viên  huyện /  xã  đặc trách phòng lũ lụt và kiểm sóat tai họa thiên nhiên, thiết lập mạng lưới  các nhân viên truyền đạt địa phương.

               Tài nguyên dầu khí Biển Tây

 

Cách đây trên 2 năm ngày 2 tháng 7 năm 2011, chúng tôi đã bàn qua về tình trạng ngành dầu khí Việt  Nam , trong đó có đề cập đến dầu khí Việt Nam ở Biển Tây – Vịnh Thái Lan, đặc biệt ở vùng chồng lấn  Malay – Thổ Chu. Theo tin tức tháng 7 năm 2013, dự trử dầu khí  ở độ sâu ít hơn 100 m dưới mặt biển của Việt Nam đang cạn dần, đặc biệt ở mỏ Bạch Hổ,   bồn – basin Cửu Long. Vì vậy Việt Nam đang cố công giải quyết những thách thức  khai thác các bồn dầu khí nước nhà biển sâu – deep water fields ở Nam Côn Sơn, Tu Chính – Vũng Mây ( đang bị Trung Quốc cản trở ), Phú Khánh , Sông Hồng.  Ở Biển Tây  là ngòai khơi đảo Phú Quốc và nhất là ở Vùng chồng lấn Malay – Thổ Chu. Có lẽ cũng nên nhắc lại là năm 2012, sản xuất  dầu – khí thiên nhiên và dự trử dầu   Việt Nam đứng hàng thứ tư ở Đông Nam Á sau Inđônêxia , Mã Lai Á – Malaysia và Brunei.  Khỏang 100 vị trí hứa hẹn đã được thám hiểm ở chừng 50 giếng mỏ  và 30  giếng mỏ dầu khí này đã được khai thác thương mãi.  Trử lượng dầu  lữa  là chừng 643 triệu tấn dầu thô và 644  tỉ m3 –mét khối  bcm khí dầu thiên nhiên  ( một bộ khối cubic foot =  0. 028 mét khối, cubic meter  ). Mức sản xuất dầu Việt Nam hiện nay là 15.2  triệu tấn dầu thô  và 8.7 tỉ mét khối. Mức sản  xuất dầu  sẽ giữ nguyên được trong 5 năm tới, nhưng có thể giảm bớt vào các năm 2018 – 2020 , tùy thuộc việc khai thác có thành công không ở các giếng mỏ nước sâu, và  các chánh sách đối ngọai có giải quyết nổi tranh chấp chủ quyền ở biển Đông ( Nam Hải Tàu ) có khi  ngay trong lảnh hải kinh tế Việt Nam theo luật biển quốc tế , có được Trung Quốc tôn trọng hay không.

Từ một nước xuất khẩu hầu hết dầu thô, Việt Nam dự liệu là phải nhập khẩu dầu những năm tới, vì nhu cầu gia tăng, dù rằng nay Việt Nam đã  sản xuất 25 000  thùng dầu /ngày ở các giếng dầu ngọai quốc Việt Nam đầu tư, hy vọng đạt 100 000 thùng / ngày ở ngọai quốc năm 2020 ( nay sản xuất trong nước là từ 450 000 – 500 000 thùng / ngày ).  PêtroViêtNam- PVN  năm 2011 đã khai trương nhà máy lọc dầu Dung Quất ở Quảng Ngãi  sản xuất xăng, LPG – dầu khí lõng, kerosene, diesel, nhiên liệu jet,  dầu nhiên liệu , và polypropylene; dung tích sẽ là 10 triệu tấn  năm 2016.  Một nhà máy lọc dầu khác đang xây dựng ở Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, liên doanh với các hảng KPI, Idemitsu Kosan và Mitsu Chemicals , nhưng không hy vọng khai trương được trước năm 2015. Cả hai nhà máy lọc dầu Dung Quất Và Nghi Sơn  đều rất xa các giếng khai thác dầu nước nhà. Nhà máy thứ ba ở Phức tạp Hóa học Dầu lữa Long Sơn  tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu   không mấy tiến triễn, vì  thiếu  nguồn tài trợ.  Dự án thứ 4 trị giá 27 tỉ đô la Mỹ,  thiết lập  một nhà máy  lọc dầu  và một phức tạp công nghệ hóa chất dầu lữa,  ở gần Qui Nhơn tỉnh Bình Định, dựa hòan tòan vào nhập khẩu dầu lữa, dù  bị PVN chống đối, cũng đã được Thủ Tướng và Bộ Công Nghệ chấp thuận. Đa số khí dầu thiên nhiên  ở Việt Nam dùng sản xuất điện. Hiện nay, khỏang 40 % điện Việt Nam do các nhà máy đốt khí dầu  phát điện.  Sản xuất khí dầu sẽ tăng gia đáng kể  đến 12.2 tỉ mét khối- bcm vào năm 2016 .

Hai vùng Biển Tây Việt Nam có nhiều tiềm năng dầu lữa và khí dầu là bồn -  lưu vực ( basin ) Phú Quốc và bồn Malay – Thổ Chu. Bồn Phú Quốc là một vòng đai rộng,  trải dài  100 – 150 km từ  trung tâm Vịnh Thái Lan   cách Trung tâm Căm bốt 500 km  về phía Bắc .  Đây là một lưu vực thời kỳ Hậu – Late Jurassic  đến thời kỳ Cretaceous , nhưng cũng là một lưu vực ít được thám hiểm nhất của Biển Tây  và chưa có khoan giếng thám hiểm dầu và dầu khí, theo GEUS 2010 thuộc Cơ  quan Nghiên cứu  Địa chất Đan Mạch và Greenland. Cơ Quan Nghiên cứu này đã họat động ở Việt Nam từ năm 1995, để định giá   tiềm năng địa chất và dầu lữa các bồn Việt Nam.  Năm 2002, Cơ quan hợp tác  cùng Khoa Địa Lý và Địa Chất, Viện đại học Copenhagen  như là một thành phần  của dự án ENRECA-  Sinh cường  Khả năng Khảo Cứu các Nước Chậm tiến, Enhancement of Research Capacity in Developing Countries. Giai đọan 2 của ENRICA, sau năm 2009 chú tâm  chuyễn hướng nghiên cứu về  hai vùng Biển Tây Việt Nam  phía Nam – Tây Nam -SSW  Vịnh Thái Lan  ở bồn Malay – Thổ Chu  và  bồn Phú Quốc.  Bồn Phú Quốc tiếp tục  đến đất liền -lục địa về phía Bắc  làm thành một vùng núi non  giữa Việt Nam và Căm Bốt.  Giai đọan thứ ba của ENRICA,  khởi sự năm 2011 (?)  vẫn tập trung vào bồn Phú Quốc, cùng một tái thám hiểm  Bồn Sông Hồng ở  Bắc Việt và trong đất liền Châu thổ sông Hồng.  Các giếng ENRICA 2  trên đảo Phú Quốc, lõi hòan tòan khoan  sâu  đến 500 m,  phối hợp với  định giá  tiến trào địa chất  và tiềm năng chứa dầu  của bồn  cùng phân tích  địa chấn vùng – regional seismic analyses . Các dữ liệu giếng khoan ENRICA 2   được  dùng nghiên cứu  phần đất trồi lên – outcrop  của Phú Quốc và của Cam Bốt.

Bồn  Malay – Thổ Chu là  phần Đông Bắc  Việt Nam  của bồn Malay, hình thành giữa thời kỳ Trung và Hậu – Middle and Late Eocene. Bồn Malay – Thổ Chu  nằm  giữa  trung tâm Vịnh Thái Lan  và như vậy chồng lấn  lên  phần phía Nam nhất của bồn Phú Quốc. Thám hiểm dầu  ở Bồn  Malay – Thổ Chu   khởi công  từ đầu thập niên 1970, được khuyến khích  sau các thành công  thám hiểm ra dầu  ở miền Nam Việt Nam.  Khoan giếng mỏ đầu tiên ở đây năm 1994. Kể từ năm đó,  khám phá ra hiện diện khí dầu, khí đặc – condensate  và dầu ở nhiều giếng khoan, nhưng chỉ  rất ít khám phá này được  khai thác thương mãi. Cho nên phải tái xét những chiến lược khám phá hiện hửu để tối hảo và tụ điểm  những thám hiểm tương lai. Làm kiểu mẩu 2-D chín mùi lịch sử tạo dầu – maturation history  của bồn được thực thi, căn cứ trên duyệt xét građiăn nhiệt- revised thermal gradient , làm đồ bản  chấn động chi tiết, thông tin  các lỗ khoan và động lực học mới cho tạo ra dầu, động lực này  qui định  từ các nguồn mẩu đá hồ  và đá bùn thu thập  từ các giếng khoan  đất đai ảnh hưởng ( Theo Petersen,   Enrica – 2012 ). Không rỏ kỷ thuật mới hơn ( như dùng chấn động 3D…   ) đã áp dụng thăm dò phát hiện dầu lữa và khí dầu ở  biển Phú Quốc và Thổ Chu chưa ?

Vùng  chồng lấn  Bunga Kekwa gần Thổ Chu là một liên doanh Lundin, Petronas Carigali, PetroViêtNam khai thác. Mức sản xuất dầu đã  từ 12 000 thùng/ ngày lên đến 15000 thùng/ngày, tháng 10 năm 2000. Nhờ khoan thêm  hai giếng nữa từ năm 2001, nên mức sản xuất đạt 17 000 thùng/ngày. Giai đọan II  của phát triễn vùng PM3- Bunga Kekwa Malaysia khởi công tháng chín 2003,  đưa sản xuất khí dầu lên  250 triệu bộ khối cf/ngày và 40 000 thùng / ngày  dầu lữa và khí đặc. Năm đó, một thỏa hiệp bán khí dầu đã được ký kết với bán đảo Mã Lai Á dù khá xa xôi và Việt Nam ở phía Đông Bắc, dù rằng hạ tầng cơ sở cập bến đất liền ở Việt Nam  còn rất thiếu thốn.  Gần đây hảng dầu Unocal công bố kết quả của chiến dịch  khoan giếng ở các lô – blocks  48/ 95  A , 48/95 B  và 52/0 97  ở vùng chồng lấn, một thành phần địa chất của  « Đại – Greater » Vịnh Thái Lan. 4 giếng xác nhận khám phá ra khí dầu năm 1997 theo khuynh hướng  mỏ Kim Long. Khuynh hướng mỏ Kim Long  tuồng như chứa khí dầu, dài đến 21 dặm Anh ( 33.6 Km ) ở lô  các lô B và 52/97.  Mỏ khuynh hướng Kim Long  trung bình khí lãi thực là 41m. Ba giếng đã được thử nghiệm: dòng  khí B-Kl 1X  là 53  triệu bộ khối cf/ một ngày  từ 2  nơi; B- AQ-1X  dòng khí là 39 triệu cf/ ngày từ 3 nơi, và 52/ 97 –AQ -3X  dòng khí là 54 triệu cf/ ngày  từ 5 nơi.  Giếng 52/97 –CV-1X , đào từ mỏ Cá Voi, cách mỏ Kim Long 16km  cũng có  khí lãi thực  là 32 mét.  Unocal cho biết là  chiến dịch này  đã chứng minh   chứa 1 ngàn tỉ tcf ( 28 tỉ mét khối ) khí dầu , tổng cọng tiềm năng là  2-8 ngàn tỉ tcf ( 56 – 224  tỉ mét khối) . Các hảng liên doanh  với Unocal  ở Lô A và Lô B là MOECO ( là Mitsu Chemicals Nhật ),  PTT-EP ( hảng Thái Lan ) , PetroViệtNam. MOECO và PetroViêtNam cũng liên doanh  với PTT-EP   ở lô 52/97.

Phát triễn du lịch  Kiên Giang

Xây dựng vế thứ ba  là du lịch, biến Bờ biển và Biển Tây thành một quốc gia biển hùng mạnh  theo chiến lược biển, như thời cha ông còn là văn minh Ốc Eo đã giao dịch với Đế quốc La Mã  và mở mang bờ cõi thời các chúa,  hai đời vua đầu tiên nhà Nguyễn Phước, để có một nền kinh tế biển khỏe, song song  với duy trì lực lượng phòng thủ bảo vệ  chủ quyền quốc gia tối thượng trên biển, trên các  hải đảo lớn nhỏ, góp phần quan trọng cho công trình công nghệ hóa và cận đại hóa nước nhà cường thịnh vào năm 2020, trong đó  nền kinh tế  bờ biển và đại dương -Biển Tây và Biển Đông – sẽ đạt 50 -55 % tổng số  GDP quốc gia.

Cảnh quan  thiên nhiên đẹp đẽ  đáng nêu ra đầu tiên là phong cảnh Hà Tiên : một hảng Pháp đóng phim  đã lựa chọn nơi này  làm phim « Người Tình – L’Amant , the Lover »  năm 1995, tuy rằng tình sử cặp yêu đương Pháp- Việt ( gốc Hoa )  này lại xảy ra ở thị trấn Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Mạc Thiên Tích đã làm  nhiều bài thơ văn đàn  Chiêu Anh Các ca tụng vẽ đẹp của 10 thập cảnh Hà Tiên, nhưng  đáng nhắc thêm  là động đá Thạch Động, một khối đá xanh lục trồi lên từ mặt đất; Hòn Chồng; Hòn Phụ Tử  những hòn đá Cha  và Con cách bờ biển chừng  100m và Chùa Hang. Nơi  có tàu thuyền  đang chạy là các tiểu đảo Hải Tặc, 16 hòn đảo nhỏ  chung quanh nước chỉ sâu có 4m. Hòn lớn nhất là Hòn Độc  chứa  một bải biển  các trắng phau. Gần Hòn Chồng là Hang Tiên- Tiên Cave có hai cửa ra vào : cửa đông  nhìn ra biển và cửa tây mỏ ra Bải Đuốc ( ? ). Trong hang có nhiều  thạch nhủ  hình dáng lạ lùng buông xuống  nhiều người xem đó là ngôi vàng của  vua Gia Long (? ).  Bải biển Hòn Trẹm  cát trắng phau nhất  Hà Tiên, cách Bải Hòn Chồng  chừng 1000 m.  Chùa Hang  cũng thích thú đến thưởng ngọan. Chùa xây 40m dưới đất, âm u và mù mịt, vọng lại  tiếng chuông chùa trên các thạch nhủ.

Phú Quốc mệnh danh là Đảo Ngọc Xanh, Bích Ngọc – Emerald Island , nhờ  có nhiều cảnh quan đẹp đẻ và  nhiều  di tích lịch sử  đã kể:  căn cứ  quân sự của anh hùng Nguyễn Trung Trực, các kỷ vật  của vua Gia Long để lại đảo khi chạy trốn Tây Sơn vây bắt và nhà tù  Cây Dừa Phú Quốc.  Ngòai khơi đảo Phú Quốc  là một nhóm 105 đảo lớn nhỏ. Vài đảo rất đông dân cư như  các đảo Hòn Tre và đảo Kiên Hải, cách Rạch Giá  chừng 25 km.  Du khách có thể dạo chơi trên bải biển,  trong khi ngắm nhìn các động vật hoang dã. Ở Kiên Giang, du khách còn có thể  viếng thăm mộ của Đô Đốc Tổng trấn Hà Tiên Mạc Cửu, đền thờ và mộ của anh hùng Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá. Đáng bỏ chút thì giờ thăm viếng khác là viện Bảo Tàng – Museum Rạch Giá  ở đường Nguyễn văn Trỗi, Trung tâm Thương mãi ( Chợ ) Rạch Giá  đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chợ Vĩnh Thanh Vân( ? ) là vùng chợ búa chánh của  Rạch Giá ở phía đông đường Trần Phú, kéo dài qua các đường Bạch Đằng, Trịnh Hoài Đức và Thủ Khoa Nghĩa. Muốn  đi đến TP HCM, các TP -thị trấn khác ở Châu thổ Sông Cửu Long  như Cần Thơ, Hà Tiên, Long Xuyên  theo đường bộ từ Rạch Giá thì đến 3 trạm xe búyt các đường Trần Phú và đường Trần Quốc Tuấn. Còn đi đến Phú Quốc  thì đáp Chuyến Phà – Ferry Terminal ở đường Nguyễn Công Trứ . Phà đi Cà Mau, Châu  Đốc, Long Xuyên và Tân Châu thì đáp ở đường Bạch Đằng. Dịch vụ phà  có hằng ngày.

Đến  cuối tháng 9 năm 2013, tỉnh Kiên Giang  đã tăng gia  đầu tư  xây cất  và nâng cấp  nhiều hút dẫn du  khách ở các thị xã  Rạch Giá và Hà Tiên,  các huyện Phú Quốc, Kiên Lương và An Minh. Đến nay,  dự án Hòn Chẽm( ? ) – Chùa Hang đã xong được 50% ,  vùng du lịch Mũi Nai đã xong 75% . Hai bến tàu cảng Rạch Giá cũng đã hòan tất. Ba dự án hòan chỉnh Phú Quốc đã được chấp thuận, tổng phí lên đến trên 14 triệu đô la Mỹ cho một diện tích là  70.65 ha, ngòai 23 dự án khác hổ trợ du lịch diện tích 618. 8 ha, trong khi  58 dự án mới cho du lịch đang chờ đợi trung ương chuẩn y. Tỉnh nhà đã có 82 khách sạn và nhà khách, số phòng là 1552,  năm 2012, chỉ mới có 30 khách sạn và nhà khách , chỉ được 627 phòng. Sáu tháng đầu năm 1013,  Kiên Giang đã đón chào  123 000 du khách, trong số này 20814 là ngọai quốc. Tỉnh đã thu 3. 949  triệu đô la Mỹ, 1.5 lần hơn mức thu năm ngóai.

           Phát triễn hạ tầng cơ sở

Tỉnh sẽ tập trung nổ lực xây cất nhiều hải cảng lớn  như An Thới, Bảy Vọng, Bải Nô, Tắc Cậu. Các tàu biển cao tốc sẽ được họat động cho các đường du lịch TP HCM –  Rạch Giá,  TP HCM – Hà Tiên , Rạch Giá – Phú Quốc và Hà Tiên- Phú Quốc. Các phi trường Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc sẽ được nâng cấp; một phi trường mới sẽ được thiết lập ở Dương Tô ( Phú Quốc ). Quốc lộ số 80 sẽ nâng cấp theo tiêu chuẩn  đường Xa lộ  Xuyên Á – Trans-Asia Highway , phối hợp với Xa lộ  quốc gia số 63 để trở thành Hành lang Đô thị Hà Tiên -Cà Mau. Một công trình xây dựng khác là  đường chánh của tỉnh Kiên Giang,  gồm  đường Tân Hiệp –  Giồng Riềng -Vị Thanh  và đường dọc bờ biển.

Yêu cầu điện  Kiên Giang, dự trù sẽ đạt 2 160 triệu kwgiờ ( kwh ), tổng cọng công xuất là 665 000 kw vào năm 2020. Kiên Giang nay đã có điện ở mọi huyện, thị trấn tỉnh,  phần lớn do mạng lưới điện quốc gia cung cấp. Vài nơi nhà máy điện là của tư nhân: nhà máy điện công ty xi măng Sao Mai và công ty xi măng Hà Tiên 2.  Không rỏ nhà máy nhiệt điện khí dầu (? ) dự trù năm 2012 ở huyện Kiên Lương để thỏa mãn nhu cầu nội địa và xuất khẩu điện qua Căm Bốt nay đã thực hiện chưa ? Tỉnh  sẽ thiết lập thêm  trạm- stations điện  ở nhà máy điện Ô Môn  và  trạm điện Thốt Nốt. Ở đất đảo, tỉnh sẽ phát triễn các nguồn điện  dùng các máy phát điện diesel. Tỉnh đang  sửa sọan một dự án  xây cất một phức tạp nhà máy phân  đạm hóa học- và điện khí dầu – gas electricity . Trên phương diện truyền thông, tỉnh cố sức phát triễn các tiện nghi viễn thông  làm sao cho 100 người có 6 – 8 máy điện thọai, vào năm 2020. Yêu cầu nước sạch vào năm 2020  ở đô thị tỉnh ước lượng sẽ là 126 000m3/một ngày và ở nông thôn là 119 000 m3/ngày . Kiên Giang sẽ nâng cấp và xây cất  những hồ dự trữ và nhà máy nước  Rạch Giá, Hà Tiên và Phú Quốc. Đồng thời tỉnh cũng sẽ tập trung đầu tư  phát triễn tiện nghi nước sạch cho Hòn Tre, An Minh, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận, Gò Quao, Hòn Đất và Tắc Cậu. Mặt khác , tỉnh sẽ phát triễn các tiện nghi cung cấp nước di động, hầu bảo đảm cho dân gian địa phương  có nước an tòan  mùa lũ lụt.

                 Phát triễn các công viên công nghệ  và các vùng kinh tế , không gian đô thị tỉnh

Qui họach phát triễn các công viên công nghệ – industrial parks và các vùng  kinh tế -economic zones,  đã tạo ra các  quỉ đất đai, đồng bộ với cải thiện hệ thống giao thông, nâng cấp điện, nước sạch và hệ thống thóat thủy chống chất phể thải ô nhiễm….  mục đích bảo vệ môi trường, ngăn ngừa phát triễn mamh mún, tạo công ăn việc làm  và nâng cao đời sống dân gian. Họat động các công viên  công nghệ và vùng kinh tế hiện nay chú trọng khai thác tiềm năng dồi dào của lảnh vực nông – ngư- lâm tỉnh. Chánh quyền Kiên Giang  đã thiết lập  một Dự Án  Chủ trì – Master Plan phát triễn các công viên công nghệ các vùng kinh tế cho đến năm 2015, hướng về viễn cảnh 2020 , ngòai Cửa Khẩu Quốc tế Hà Tiên.  Chánh phủ đã chấp thuận cho thành lập 5 công viên công nghệ, tổng diện tích là 759 ha. Đó là công viên  công nghệ ở xã Thanh Lộc, huyện Châu Thành, diện tích 250ha; công viên Thuận Yên  140.735 ha ở xã Thuận Yên, thị trấn Hà Tiên; công viên  Tắc Cậu  68 ha ở xã Vĩnh Hòa Phú, huyện Châu Thành; công viên Xẻo Rô 200 ha ở xã Hưng Yên, huyện An Biên; công viên Kiên Kương ( ? )100 ha ở xã Bình An, huyện Kiên Lương. Trong qui họach sẽ có 4 khu cư xá, diện tích tổng cọng 148 hà và một trung tâm dịch vụ  69 ha. Nay hai công viên Thanh Lộc và Thuận Yên đã hút dẫn  6 nhà đầu tư  khởi công làm 3 nhà máy biến chế  hải sản và các  xưởng máy đồ mộc – woodwork vào quí thứ hai năm 2013, sẽ thực hiện xong phần còn lại vào qúi đầu năm 2014. Chánh phủ cũng đã chấp thuận dự án chủ trì cho thị trấn tỉnh là Hà Tiên  để dùng phát triễn, rộng 1600 ha .

Kiên Giang, đến tháng 9 năm 2013, đã có thêm 2 nhà máy chế biến hải sản, dung tích  800 tấn một năm và một nhà máy chà bóng gạo, dung tích 30 000 tấn một năm; một nhà máy khác đang nâng cấp và tăng gia dung tích hầu thõa mãn yêu cầu địa phương và xuất khẩu. Xuất khẩu sản phẩm chế biến nông nghiệp  tính ra đạt 45.1 triệu đô la Mỹ, tăng 20.9 % và xuất khẩu hải sản tăng 31.8%. Sản xuất nước cốt- juice đặc thơm – khóm, đồ trái hộp, cá đóng hộp và hải sản đông lạnh, đã dần dần mở rộng thị trường nội địa.  Vài doanh nghiệp tư nhân đã tăng sản  xuất, tỉ như Công Ty Hai Phát Đạt  cộng tác với một công ty Tàu đầu tư nâng mức sản xuất  lên 3000 tấn / ngày và công ty Thanh Xuân  đầu tư sản xuất phân vi tiểu hửu cơ – micro organic fertiliser Promix để  nâng cấp các ao  nuôi tôm và phát triễn nuôi trồng  thủy sinh ở bán  đảo Cà Mau. Kiên Giang cũng đã khai thác các tài nguyên khác tỉ như đá vôi và kim lọai, sản xuất xi măng và vật liệu xây cất. Hai nhà máy xi măng  Hà Tiên 2- Sao Mai, Holcim và  nhà máy Kiên Lương đã được thiết lập như đã nói trên;  một đường dây máy nghiền xi măng  dung tích  6 tấn/giờ vừa mới họat động. Công ty Xi Măng Holcim Việt Nam  tăng sản lượng xi măng BOC  14.4 % và  nay sản xuất 866 730 tấn xi măng …

Những năm qua, Kiên Giang đã đầu tư nhiều phát triễn hạ tầng cơ sở đô thị- urban. Tỉnh nay có 12 trung tâm đô thị. Năm 2004, Ủy Ban Nhân dân tỉnh đã chấp thuận một dự án chủ trì thiết lập các vùng  đô thị địa phương  và cư dân nông thôn. Tỉnh phát triễn các vùng đô thị  theo hai cách, sát cánh  công nghệ và dịch vụ.  Theo đó,  phức tạp đô thị Kiên Lương – Ba Hòn – Hòn Chông  sẽ sản xuất  lảnh vực đầu nảo là vật liệu xây cất và phức tạp  Minh Lương – Tắc Cậu- Xẽo Nhao sẽ  chuyên về chế biến hải sản. Như đã nói, tỉnh cũng phát triễn dịch vụ  du lịch, thương mãi, theo hai trục đường chánh yếu  du lịch là Rạch  Giá – Kiên Lương- Hà Tiên – Phú Quốc  và  đường sinh thái – văn hóa Rạch Giá -U Minh Thượng.  Đồng thời tỉnh cũng sẽ phát triễn  các khu cư trú  cho các nông dân dân trồng lúa và hải sản, hầu bảo đảm  khai thác tài nguyên  thủy lợi, bảo vệ các khu bảo tồn dự trữ rừng, trong đó cảng cá Tắc Cậu sẽ đóng vai trò trung tâm.

( Irvine, Nam Ca Li- Hoa Kỳ ngày 8 tháng 10 năm 2013 )

 


 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 640850 visitors (2134740 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free