.
  Chăn nuôi bò đực giống
 
06/9/2013

         
 
     KỸ THUẬT CHĂN NUÔI BÒ ĐỰC GIỐNG
 
 

  
 
1.     Nuôi dưỡng, chăm sóc
 
Yêu cầu khi nuôi bò đực giống phải bảo đảm bỏ khỏe mạnh nhưng không được tích mỡ nhiều, có tính hăng và chất lượng tinh tốt. Muốn vậy, cần cho bò đực ăn các loại thức ăn chất lượng cao, có độ choán thấp và dễ tiêu hóa.
Tiêu chuẩn và khẩu phần
Nhu cầu năng lượng cho bò đực giống có thể tính theo bảng dưới đây. Bò đực tơ hoặc bò gầy mỗi ngày tăng thêm 0,5 – 1 đơn vị thức ăn. Nếu mỗi ngày bò đực tính hoặc phối giống trực tiếp thì cho ăn thêm 0,5 – 1 ĐVTA nữa.
Vitamin A và D đảm bảo 100mg/1 kg thể trọng.
Bảng 7. Nhu cầu dinh dưỡng của bò đực giống
 
 
 
Khối lượng bò(kg)
 
ĐVTĂ
NLTĐ (Kcal ME)
Protein thô(g)
Khoáng (g)
Vitamin (1.000UI)
Ca
P
A
D
500
6,0-6,6
17520
789
20
12
21,2
3,3
600
6,7-7,7
19300
905
25
15
25,44
3,96
700
7,3-8,5
21325
1016
28
18
29,68
4,62
800
7,8-9,2
23225
1123
32
20
33,92
5,28
900
8,6-10
27000
1227
36
22
38,16
5,94
1000
9-11
29000
1328
41
25
42,40
6,60
1100
10,5-12,23
30520
1426
45
28
46,64
7,26
1200
12.9
32250
1522
49
30
50,88
7,92
 
·        Thức ăn và khẩu phần
-         Nguyên tắc phối hợp khẩu phần:
+ Khẩu phần cần được phối hợp từ nhiều loại thức ăn khác nhau để đảm bảo tính ngon miệng.
+ Cần sử dụng các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dung tích nhỏ để đảm bảo cho bụng đực giống thon, gọn.
-         Các loại thức ăn và mức sử dụng :
Thức ăn đạm có nguồn gốc động vật phải chiếm 50 % tổng lượng thức ăn đạm. Thông thường, ngoài thức ăn thô xanh mỗi ngày có 50% là cỏ khô cần cho bò ăn thêm 4 – 6 kg thức ăn tịnh. Những ngày đực giống làm việc phải bổ sung thêm trứng gà để nhanh chống phục hồi sức khỏe.
          + Cỏ khô: mùa đông 0,8 – 1,2kg, mùa hè 0,4 0,5kg/100 kg khối lượng cơ thể, tương ứng với 5- 10kg và 3- 5kg/con/ngày.
          + Thức ăn nhiều nước: bao gồm các loại thức ăn ủ xanh, củ quả. Đối với thức ăn ủ xanh thường được sử dụng vào mùa đông khi không có cỏ tươi. Lượng thức ăn ủ xanh từ 0,8-1kg/100kg khối lượng cơ thể, tính trung bình cho 1 đực giống 1 ngày đêm là 8- 10kg/con.
          + Thức ăn củ quả: 1- 1,5kg/100kg khối lượng cơ thể. Có thể cho ăn từ 6- 10kg củ quả/đực giống/ngày đêm. Vào thời kỳ phối giống nhiều nên bổ sung cà rốt trong khẩu phần cho con đực giống bởi cà rốt có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa và trao đổi chất, gây ảnh hưởng tốt tới chất lượng tinh dịch.
          Để cân bằng tỷ lệ đường/protein, có thể cho ăn các loại củ quả giàu đường. Không nên cho đực giống ăn bắp cải vì trong bắp cải có các chất làm rối loạn chức năng tuyến giáp và trao đổi iốt trong cơ thể, cây ngô ủ xanh trong 1 thời gian dài vì trong đó có chứa nhiều phytpestrogen có ảnh hưởng xấu đến hoạt tính sinh dục và quá trình hình thành tinh trùng.
          + Cỏ tươi:
          Về mùa hè: đực giống cần cho ăn cỏ tươi với số lượng hạn chế. Lượng cỏ tươi thích hợp từ 2- 2,5kg/100kg khối lượng cơ thể/ ngày đêm, tốt nhất 50% lượng cỏ xanh được cho ăn dưới dạng phơi tái.
Việc cho ăn một số lượng lớn thức ăn xanh thường là nguyên nhân làm giảm hoạt tính sinh dục của đực giống. Thức ăn xanh từ các loại cây họ đậu chỉ nên ăn ở dạng mới cắt hoặc đã phơi khô hoàn toàn.
+ Thức ăn tinh:
Lượng thức ăn tinh cho đực giống ở mức: 0,4- 0,5kg/100kg khối lượng cơ thể /ngày đêm. Nên cho ăn thức ăn tinh dưới dạng hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc hỗn hợp từ nhiều loại nguyên liệu.
Chỉ cho đực giống ăn các loại thức ăn có chất lượng tố, không sử dụng nhiều bã bia, bã rượu, khô dầu bông. Trong trường hợp các loại thức ăn đa dạng và có chất lượng cao thì không cần đưa vào khẩu phần các loại thức ăn có nguồn gốc động vật.
+ Các thức ăn bổ sung khoáng và vitamin
Để đảm bảo cân bằng khẩu phần về các vitamin cần bổ sung vào khẩu phần giá đỗ hoặc thóc mềm (0,3-0,5kg/con/ngày)và các chế phẩm vitamin A, D và E.
Vào thời gian phối giống, người ta thường bổ sung vào khẩu phần đực giống 2- 3 quả trứng gà tươi (cho ăn sau khi phối giống hoặc khai thác tinh).
-         Chế độ ăn
Bò đực giống thường được nuôi nhốt trong chuồng kết hợp với vận động hợp lý. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện của cơ sở sản xuất ,đực giống có thể được chăn thả trên bãi chăn nhưng nhất thiết phải được tính toán ,cân đối khẩu phần và bổ sung thêm thức ăn tại chuồng.
          Chế độ cho ăn có thể áp dụng cho bò đực giống là cho ăn 3 lần/ngày. Nếu được tốt nhất áp dụng khẩu phần hỗn hợp TMR.
          Buổi sáng: cho ăn 1/2 lượng thức ăn tinh, 1 phần củ quả, 2 -3 kg cỏ khô. Cho ăn khoảng 9 giờ sáng, sau khi khai thác tinh hoặc phối giống.
          Buổi trưa: cho ăn cỏ tươi hoặc thức ăn ủ xanh, ủ héo (về mùa đông) và phần củ quả còn lại. Cho ăn vào lúc 11h30.
          Buổi chiều: cho ăn lượng thức ăn tinh còn lại và phần cỏ khô còn lại ăn vào lúc 17h – 17h30.
          Mùa hè đực giống có thể được ở trên bãi chăn thả cả ngày. Mỗi đực giống cần 0,3 – 1 ha đồng cỏ trồng. Các lô chăn thả cần được luân chuyển không quá 10 ngày/lô và tính toán để chúng quay trở lại lô cũ sau 40 ngày. Định mức bón phân đạm giới hạn ở mức 120kg/ha hoặc 30kg/ha cho 1 chu kỳ chăn thả.
 

                
 
·        Chăm sóc và quản lý
+ Chăn thả; Các bãi chăn thả có thể ở xa chuồng từ 0,5 – 1 km để có thể kết hợp cho đực giống vận động khi chăn thả. 
           Bải chăn thả phải được phân lô để chăn thả luân phiên và phân lô riêng cho từng đực giống ,nhóm đực giống để thuận tiện cho việc quản lý đực giống và tránh đực giống đuổi đánh nhau có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con vật và nhà chăn nuôi.
          Thời gian chăn thả tùy thuộc vào điều kiện của từng trang trại chăn nuôi như: diện tích bãi chăn, chất lượng đồng cỏ, khả năng bổ sung thức ăn tại chuồng.
          Cung cấp đủ nước uống sạch cho bò.
          + Vận động:
          Vận động với đực giống mang tính cưỡng bức. Khi chế độ vận động hợp lý sẽ nâng cao khả năng phối giống và chất lượng tinh dịch, tăng cường quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn, hệ cơ và xương chắc khỏe, tính hăng, tăng cường trao đổi chất, giảm tích lũy mỡ.
          Các hình thức vận động:
- Vận động kết hợp chăn thả: Bãi chăn thả được thiết kế xa chuồng khoảng 1- 1,5km. Khi đuổi đực giống đi chăn thả phải đuổi dồn nhanh, tránh để đực giống ăn cỏ dọc đường.
- Vận động xung quanh trục quay:
Cột kích thước 20 x 20cm, cao 1,8m, đỉnh cột có trục quay gắn với 2 – 6 đòn ngang, mỗi đầu đòn buộc 1 đực giống, con nọ sẽ dắt con kia đi quanh trục quay. Chu vi vòng tròn khoảng 25m, mỗi buổi đực giống đi 60 – 80 vòng tương đương 1,5 – 2km.
-         Đường vận động :
Thiết kế đường vận động xung quanh chuồng trại hoặc bãi chăn với độ dài từ 1,5 – 2km để hàng ngày cho đực giống vận động cưỡng bức trên đường riêng này.
+ Tắm chải: là một trong những khâu kỹ thuật quan trọng, có tác dụng làm lông sạch sẽ nhằm tăng cường quá trình trao đổi chất, trao đổi nhiệt và tăng cường khả năng tự vệ của cơ thể.
Các phương pháp tắm chải cho trâu bò:
- Chải: biện pháp này áp dụng nhiều trong mùa đông. Bò được chải đều toàn thân, đầu tiên dùng bàn chải quét sạch những chỗ dính phân, đất sau đó dùng bàn chải toàn lông. Tốt nhất nên chải ở ngoài chuồng nuôi sau khi ăn. Mỗi ngày xoa chải 1 lần vào buổi sáng sau khi bò vận động.
- Tắm: Trong những ngày nắng ấm nên tắm cho bò ,kết hợp với việc kỳ cọ sạch những vật bẩn trên da, tốt nhất là vùng vòi phun. Dùng vải xô lau sạch cơ quan sinh dục, tránh thô bạo và làm xây xát cơ thể đực giống.
- Ngâm, gọt móng chân: Đây là biện pháp kỹ thuật đặc biệt cần thiết đối với đực giống nhằm phòng tránh hiện tượng vỡ móng, thối móng… có thể sử dụng dung dịch CuSo4 để ngâm móng 3 – 4 lần/năm.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý:
- Định kỳ tiêm phòng vacxin nhiệt thán, tụ huyết trùng, dịch tả, lở mồm lông móng.
- Chuồng trại luôn sạch sẽ. Có thể dùng rơm rạ lót nền chuồng vào mùa đông.
- Định kỳ dung vôi bột, vôi tôi ( tỷ lệ 10%), dung dịch focmôn 5%, dung dịch crezin 3% tẩy uế chuồng nuôi.
 
2. Tuổi sử dụng bò đực giống
Bò đực thành thục về tính lúc 9 -12 tháng tuổi. Sau khi thành thục về tính, quá trình phát triển của cơ thể, dịch hoàn tiếp tục phát triển, số lượng và chất lượng tinh dịch tăng dần và dần dần ổn định. Do vậy, người ta chỉ bắt đầu sử dụng đực giống khi khối lượng đạt 2/3 khối lượng trưởng thành. Tuổi phối giống chưa phát triển dầy đủ thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục, dẫn đến đực giống có tầm vóc nhỏ, sức khỏe kém, sức sản xuất thấp, hao mòn nhanh và sớm bị loại thải. Mặc khác việc sử dụng đực non có ảnh hưởng xấu đến thế hệ sau .
Chế độ sử dụng hợp lý là cho phối giống 2-3 lần mỗi tuần với thời gian nghỉ 1-2 ngày giữa các lần phối (đối với đực giống trưởng thành) và 1-2 lần trong một tuần với khoảng cách 2 ngày (đối với bò đực giống tơ). Bò đực giống thường được sử dụng đến 6 -7 tuổi.
 
3. Những nhân tố ảnh hưởngđến chất lượng tinh và hoạt động sinh dục
- Giống:
Tùy từng giống, khả năng thích nghi với khí hậu thời tiết mà số lượng và chất lượng tinh dịch sản xuất ra khác nhau. Ví dụ: bò đực giống ôn đới: lượng tinh/lần khai thác là 8- 9ml, nhưng bò nội mỗi lần khai thácchỉ được 3-5ml.
- Thức ăn:
Thức ăn là nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng tinh dịch.Trao đổi chất của bò đực giống cao hơn bò thường 10-12%, thành phần tinh dịch đặc biệt hơn các sản phẩm khác nên nhu cầu thức ăn cho đực giống đòi hỏi đầy đủ cả về số lượng và chất lượng.
+ Tiêu chuẩn ăn hợp lý, khẩu phần cân bằng thì chất lượng tinh dịch sẽ tốt. Nếu ăn quá nhiều con vật sẽ quá béo, phản xạ tính sẽ kém nên cho tinh không tốt.
+ Giá trị sinh học của protein và lượng protein trong khẩu phần có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng tinh dịch.
+ Tỷ lệ protein/bột đường có ảnh hưởng đến tiêu hóa nên ảnh hưởng tới tinh dịch. Đối với bò đực giống thưởng yêu cầu tỷ lệ này là1/1, 2-1,5.
+ Khẩu phần thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin A, có ảnh hưởng nhiều đến phẩm chất tinh dịch. Thí nghiệm với khẩu phần chứa 120-130mg caroten/đơn vị thức ăn cho tinh trùng yếu và ít, dịch hoàn thoái hóa, con vật kém hăng. Khi nâng lên 640-774mg/ĐVTA thì sau 21 ngày phẩm chất tinh dịch được phục hồi.
Vitamin C có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh dịch. Tinh dịch tốt có 3-8mg vitamin C/100ml. Nếu chỉ có 2mg/100ml thì nhiều chỉ tiêu tinh dịch có biểu hiện xấu.
+ Các chất khoáng, đặc biệt là photpho (P) có ảnh hưởng nhiều tới tinh dịch, bởi vì P cần cho sự trao đổi đường. Mặc khác, P còn là thành phần của axit nucleic và photphatit hay lipophotphatit là những chất có nhiều trong tinh trùng. Vì vậy, thiếu P thì quá trình hình thành tinh trùng sẽ giảm, tỷ lệ thụ thai thấp.
+ Cấu trúc khẩu phần và loại thức ăn cũng có ảnh hưởng rất rõ rệt đến chất lượng tinh dịch. Nên cho đực giống ăn các loại thức ăn toan tính và thể tích nhỏ như thức ăn hạt, cám, khô dầu, bã đậu và các thức ăn có nguồn gốc động vật.
-         Chăm sóc:
Cách cho ăn, tắm chải, vận động thái độ của người chăm sóc và lấy tinh sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng và chất lượng tinh khai thác.
-         Chế độ lấy tinh:
 
          
 
Quá trình hình thành tinh trùng là quá trình liên tục. Nếu khai thác thưa thì tinh trùng không khai thác kịp thời nên phẩm chất giảm và có thể làm cho con đực thủ dâm. Ngược lại, nếu khai thác quá nhiều thì tinh trùng non trong tinh dịch nhiều và chất lượng kém.
 
         
 
                             kỹ thuật lấy tinh bò
 
-         Thời tiết- khí hậu:
Ở nơi có nước ôn đới chất lượng tinh dịch kém nhất là mùa đông, tốt nhất là mùa hè và mùa thu. Nguyên nhân chủ yếu là do ánh sáng. Nhưng ở nước ta tinh dịch thường kém nhất vào mùa hè do nắng nóng. Bò đực dưới 4 tuổi chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh rõ rệt hơn so với bò lớn tuổi, đặc biệt nhiệt độ. Lượng tinh dịch tốt nhất là vụ động xuân, mùa hè giảm nhiều ,mùa thu lại tăng lên.
- Tuổi :
Tuổi thọ của bò đực giống có thể đạt 18-20 năm nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên thường sử dụng trong 4-5 năm. Bò càng già thì phẩm chất tinh dịch càng kém.
 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 630112 visitors (2115644 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free