.
  Dòng sông...
 
01/7/2013

  Bút ký
 

 
 Quê tôi được thiên nhiên ưu đãi có tới hai dòng sông chảy xuyên qua. Đó là sông Tiền và sông Hậu. Còn các nhà nghiên cứu gọi là sông MéKong. Sông nầy trèo đèo, vượt núi băng qua nhiều quốc gia, nhưng đến quê tôi lại rất hiền hòa. Dòng sông lờ đờ vận chuyển phù sa, các loài thủy sản đa dạng nuôi sống hàng triệu con người định cư hai bờ sông. Phù sa bồi đắp cho ra cây lành trái ngọt quanh năm. Ưu đãi là vậy, nhưng cũng có nhiều rủi ro tiềm ẩn do tác động của dòng sông. Như có nhiều năm lũ lụt dâng cao, mùa màng bị nước cuốn trôi, nhà cửa siêu vẹo, trẻ em chết đuối do bất cẩn…..nhưng bù lại, năm nào nước dâng cao, là năm sau lại trúng mùa.
 
 Biển Hồ xứ chùa Tháp là nơi tích nước khi lũ về. Khi lượng nước bảo hòa sẽ chảy vào sông Tiền và sông Hậu quyện vào chín cửa sông ùa ra biển.
Khi nước lũ về, các loài thực vật như lục bình trên đìa, trên mương nước nong, rể ngắn, không nơi bám trụ nên chúng cứ trôi lờ đờ tấp vào kinh rạch lềnh bềnh trên mặt nước theo những tháng ngày. Lục bình không có quê nhà cố định. Chúng vừa đi vừa sinh con đẻ cái vô số kể, còn nhú ra những bông màu tim tím đáng yêu.
 
                  
 
    ( hoa tím lục bình)
   “Có một loài hoa vừa đi vừa nở
    Em lấy chồng rồi anh ở vậy thôi
    Nữa mai trông đứng nhớ ngồi
    Biết loài hoa ấy vừa trôi vừa buồn”
 
 Chúng che lấp cả dòng sông, gây cản trở giao thông thủy nhọc nhằn. Chúng không thể làm thức ăn chính cho con người mà chỉ làm phân cho cây trồng.
 Dòng sông ấy mới ngày qua nước còn trong suốt, mà hôm nay lại đục ngầu hòa lẩn phù sa nâu đậm. Thiên nhiên thật diệu kỳ, cứ đến ngày nầy là dòng sông lại chuyển minh theo nhịp thời gian cố định. Những đám mưa nặng hạt giúp các loài cá di cư tìm nơi sinh đẻ. Cá trê, cá lóc, cá rô lũ lượt tìm đường ngược dòng chảy đến tận ao hồ trú ẩn đợi ngày khai hoa nở nhụy. Khi lũ về, lần lượt mẹ con tìm nơi đất mới chung sống cảnh thanh bình.
 
   “Chiều chiều quạ nhắn với diều
    Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm”
 
                   
       ( Cá tra dầu sông Vàm Nao)
 
 Cũng vào thời gian nầy, có một loài đồng lọat xuất hiện cùng lúc. Đó là loài rắn. Đến ngày nầy không biết chúng ẩn núp nơi đâu mà cùng lúc hẹn hò nơi gò đất hay trên đọt cây cao cùng quấn quit bên nhau hàng chục con đực lẫn cái. Chúng âu yếm nhau để truyền giống nòi cho thế hệ mai sau. Theo các nhà nghiên cứu về rắn nói rằng: đến ngày nầy rắn cái tiết ra mùi hương quyến rủ rắn đực đến để giao phối, rắn cái thì ít, rắn đực thì nhiều ,nên chúng tranh nhau quyền làm chồng, nên mới có cảnh chen lấn một bà chọn mười ông. Khi giao phối xong, rắn đực lủi thủi biến mất, rắn cái tìm nơi sinh đẻ. Một năm chỉ có một ngày nầy là chúng gặp nhau kiếm vợ, tìm chồng.
 
                   
                   (Bầy rắn đang giao phối)              
 
    “ Một bà mà lấy chín ông
     Chỉ loài rắn độc đến ngày cặp kê”
 
 Vậy ngày nầy là ngày nào?”:  Là ngày mùng năm tháng năm âm lịch. Ngày nầy theo văn hóa người Trung Hoa là Tết Đoan Ngọ, hay Đoan Dương, còn người Việt gọi Tết nửa năm hay Tết diệt sâu bọ .
 
                  
   (bánh ú nước tro không thể thiếu)
Tết Đoan ngọ hay Tết Đoan dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Trung Quốc cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên,Việt Nam Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt văn hoá. “Đoan” nghĩa là mở đầu, “Ngọ” là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ trưa, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, trời đất gần nhau nhất, trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Thời gian này cũng là khi khí dương đang thịnh nhất trong năm. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là “Tết giết sâu bọ”.
     “Tháng năm là Tết Đoan Dương,
      Nhớ ngày giỗ mẹ Việt thường Văn Lang”
Tết Đoan ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là "ngày giết sâu bọ" là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm được lưu truyền khác nhau ở Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc.
 Trên đây là chuyện xưa rồi diễm ơi, còn thực tế quê tôi đối với gia đình có thân nhân đi làm ăn xa, vào ngày nầy đều quay về sum hợp bên nhau đầm ấm quanh bửa ăn thịnh soạn không kém gì Tết Nguyên Đán. Thức ăn không thể thiếu là bánh xèo, tô cà ri gà nóng hổi, vừa thổi miệng ăn.
Đường sá tĩnh lặng, ngang qua gian hàng bán bánh xèo đông nghẹt, âm điệu "xèo,xèo” như bài ca ”hợp xướng” ẩm thực vui tai, kẻ đợi người hối hả mang về, cái ăn là “ đệ nhứt khoái”. Đó mới là nét đặt trưng của ngày mùng năm tháng năm.
 Ngang qua bắc An Hòa, dòng người lũ lượt hối hả “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” khác với ngày thường. Nhìn xuống dòng sông màu nước đục lờ đờ trôi êm, gợi nhớ Tết Đoan Ngọ đã về đúng nhịp của thời gian.
 Tuy được du nhập từ Trung Quốc nhưng Tết Đoan Ngọ (Tết giết sâu bọ) đã được người Việt Nam đồng hoá và biến nó trở thành một trong lễ Tết cổ truyền của dân tộc. Chúng ta cần phải tiếp tục duy trì và phát triển để bảo tồn văn hoá và làm tăng thêm ý nghĩa, nét đẹp cho cuộc sống.
 
 VTNghi . ( Mùng 5 /5 â l ) An-Giang

 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 640646 visitors (2134509 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free