.
  Họp mặt 40 năm ...P12
 
26/8/2013

 

 

Về thăm trường cũ, phần 12

KS Mong-Phước- Minh

 

Như tôi đã nói, thực hành nông trại không phải là môn học chính, nằm trong hệ thống tín chỉ của chương trình đào tạo kỷ sư nông khoa. Nhưng lại là môn bắt buộc của sinh viên nông nghiệp bởi tính cách đặc thù của nó nhằm bổ sung phần lý thuyết. Như tên gọi, đó là môn thực hành, nhưng chỉ để sinh viên tiếp cận thực tế chứ chắc chắn không phải để trở thành một người “thợ” nông nghiệp. Ngoại trừ các môn thực hành về canh nông (trồng lúa, làm rẫy, ghép cây..)cả lớp đều phải xuống ruộng, ra vườn, cũng hơi cực, nhưng vui. Còn các buổi thực hành nông trại về Chăn nuôi thì khá thú vị, phần lớn chỉ quan sát hoặc chỉ một vài sinh viên xung phong làm theo sự hướng dẫn của Thầy. Ví dụ có lần Thầy Nguyễn Thượng Chánh và Nguyễn Đức Thành hướng dẫn một buổi THNT về chăn nuôi. Chúng tôi không biết là học cái gì, địa điểm học là Ban chăn nuôi, nằm ở dãy J (lúc này dãy J chia 2 phần, phân nửa kia là ban công thôn) công việc của một vài thằng là xung phong theo Thầy khiêng một chuồng gà con đang sơn sởn, kêu tíu tit, dễ thương ra chỗ đầu dãy J. Bây giờ Thầy mới giảng : đàn gà con này đã bị bệnh thương hàn gà (Typhus avium - Avian Salmonellosis), do nhiểm vi khuẩn Salmonella gallinarum pullotum,…có thể điều trị bằng kháng sinh hoặc các thuốc dẫn xuất từ Sulfamid 0,2¸ 0,5%, nhưng hiệu quả không cao, lại tồn mầm bệnh. Để đối phó, ta phải phòng, không được tiếc của, bài thực hành hôm nay là hướng dẫn cho cách anh chị cách ngăn chặn đó. Và mấy thằng lại xung phong theo lệnh Thầy bắt hết bầy gà con bỏ vào chiếc thùng phuy, Thầy mới xịt ê-te vào, đậy lại, vài phút sau, chết hết, sau đó đem tiêu hủy. Buổi học này tôi nhớ tới già!

Lần khác, đối tượng thực hành là thỏ, tôi không nhớ là về cái gì, nhưng kết thúc là một chú thỏ hy sinh, mấy Thầy cho, Lê thành Đương mang về “Thiền môn cổ tự” Tư Lánh làm món Thỏ hấp rượu ngon lành! Nguyên 1  bầy “kên kên” rỉa đến …quắc cần câu!

Khi nhắc đến thực hành nông trại, với sv Nông nghiệp Cần thơ, có lẽ ai cũng nhớ tới Thầy Trần văn Hòa.

 

Thầy Hòa mang kính đen, thứ 2 từ phải, cạnh MP.Minh.

 

Thầy Hòa đang bước ra từ cổng, trong chuyến công tác thuộc chương trình YMCA.

Cũng như các Thầy khác, Thầy Hòa luôn sống chan hòa với sinh viên, chưa thấy Thầy giận ai bao giờ, là người mập mạp nhưng lại là cây đập bóng chuyền có hạng, góp mặt trong hầu hết các sinh hoạt tập thể của sinh viên.

 

 

Sv Nông nghiệp trong một chuyến thăm Phú Quốc.

Hàng ngồi: Nghiêm(1), Cô Sen, Hằng,Thu Thanh(3), x?, Việt Lan(4),Quí(4), Minh(1).

Hàng đứng: Thầy Khiêm,T.Binh,Lến,Tấn, Trung đen(3),x,x,x,x,Q.Kiệt(4),x,Q.Minh(4),x,x,Thầy Vũ vàThầy Trần văn Hòa.

 

 

Là một người tốt bụng (nghĩa đen lẫn nghĩa bóng), Thầy Hòa với giọng nói Thừa Thiên và tiếng cười sảng khoái, đã hướng dẫn rất thành công sinh viên khóa 1 trồng dưa hấu, thực hành nông trại, tại khu đất trống cạnh giảng đường Q, sát hàng rào dẫn ra khu chăn nuôi và thí nghiệm lúa.

 

Khu trồng dưa hấu nằm ở góc này, ngoài khuôn hình ->

 

 

 Sử dụng phân bón đúng lượng, cộng với phân tôm đầy đủ, kèm với phân chuồng xin của trại bò ông Thiếu tá phía trước cổng khu 1, dưa sugar baby  sinh viên khóa 1 trồng thực hành nông trại không thể gọi là baby được!

 

Trái dưa này chỉ là …thường thường bậc trung thôi!

 

Dean Trương rất vui về kết quả này, quyết định khoe với vài khoa trưởng khác; nhưng khi Thầy đưa khách tới thì chỉ còn lại những quả “đàn em” chẳng có chút “ấn tượng” nào với thiên hạ; những quả bự đã bị mấy “thằng ma” học trò lặt sạch mang về quê ăn Tết. Sau này, khi gặp lại cựu sinh viên K1, Thầy thường hay nhắc lại vụ này như một kỷ niệm không thể quên của đời làm Giám đốc NN, Thầy đã hết giận từ lâu lắm rồi!

 Tới đây, có lẽ tôi xin phép rời trường cũ để chúng ta cùng đi qua thăm khu 2 Cái Khế, là cánh đồng lớn của trường dùng làm nơi sản xuất thí nghiệm và giảng dạy học trò.

 

 

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 630233 visitors (2116323 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free