.
  Họp mặt 40 năm...P21
 
16/9/2013

 

Phần 21

KS Mong Phước Minh

Cuối năm 1974, tôi cùng một số bạn khác là Đỗ v.Chuông, Ng.v,Thưởng, Lê Minh Trình, đang chuẩn bị đi Nhật học, thì tôi bị động viên vào khóa 2/75, Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Thầy Trương kêu ra văn phòng, nói: tui còn mấy trăm giạ lúa, nếu cần anh bán lấy để lo hoãn dịch, chuyện này giữ kín, không được nói ai nghe!

 Dean là người liêm chính, không thích hối lộ, vậy mà đã cư xử “vượt lệ”, vi phạm cái “nguyên tắc” làm nên phẩm chất của chính mình. Điều ấy thể hiện sự quan tâm của Thầy với cấp dưới, nhưng đồng thời cũng là cái lòng nhân hậu của Thầy với học trò. Lúc đó tôi không tìm được “đường dây chạy thuốc”, nên bị đi khóa 2/75 như đã nói.

Trong phòng SLTV của tôi, có chú Hải lao công, rất hiền hậu, hiền hậu đến độ thật tội nghiệp, hiền hậu đến độ “khù khờ” chẳng làm gì xong chuyện(tôi xin lỗi khi nói điều này, dù tôi cũng rất thương chú ấy, nhất là khi thấy mỗi ngày chú cặm cụi chở đưa con gái đi học ở trường Trung học kiểu mẫu, cạnh Lưu trú xá), chính lòng nhân hậu của Thầy đã lưu giữ chú suốt và chính chú cũng biết điều này, biết ông Thầy rất thương chú!

Có lẽ một trong những đóng góp lớn của Thầy là xây dựng một chương trình đào tạo các kỷ sư Nông khoa thích hợp trong giai đoạn này, với chuyên ngành Canh nông nhưng lại có kiến thức tổng quát về chăn nuôi, ngư nghiệp, kinh tế…Điều đó giúp ích rất nhiều cho những bạn nào làm công tác quản lý sau khi tốt nghiệp(Trưởng, Phó Ty, Chủ sự phòng, nông trại…) hay cũng dễ dàng cho các bạn muốn đi chuyên sâu về các ngành liên quan. Có lẽ các Thầy đều biết rằng với thời gian 4 năm, sinh viên chỉ đủ để tiếp thu một cách cơ bản các kiến thức chuyên môn, nhưng không thể nào chuyên sâu được. Điều quan trọng chính là cung cấp cho họ cái tư duy khoa học trong việc giải quyết các vấn đề chuyên môn bằng những phương pháp hợp lý và tối ưu. Có lẽ trường Đại hoc nông nghiệp Cần thơ là trường đầu tiên ở Việt Nam, thời điểm đó, đưa vào chương trình học các môn cực kỳ quan trọng là  “Phân tích thống kê” và “Phương pháp thí nghiệm” rất chính qui và kỷ lưỡng. Đó là phương tiện tối cần thiết cho một người làm khoa học thực nghiệm.

Ngay cả khi không còn làm khoa học, thì ta vẫn có chuỗi các vấn đề cần giải quyết, chuỗi các quyết định phải đưa ra, chính cái tư duy logic từ các môn học cụ thể này, giúp ta đưa ra những giải pháp đúng và hợp lý!

Bây giờ, trên 60 tuổi, các bạn tôi đều như đã xong cái nợ đời. Phần lớn họ đã hoàn thành các công việc của mình tương đối thành công, dù nhiều người làm trái chuyên môn đã học, phải chăng đó là kết quả của những kiến thức mà Trường Nông nghiệp Cần thơ đã mang đến cho họ?

Ngoài việc học, sinh viên Nông nghiệp Cần thơ lại hay tham gia các chương trình công tác đặc biệt do LHQ hay các tổ chức xã hội quốc tế tài trợ, như Chương trình Cái sắn, chương trình YMCA… được trả “công tác phí” hậu hĩ, góp thêm cho cái học bỗng tương đối đủ sống của các sinh viên xa nhà. Nhưng điều quan trọng chính là những cơ hội làm việc thực tế, có thể xem như là một kỳ tập sự chuyên đề.

 

 Sinh viên Nông nghiệp CT, lặn lội khắp các kinh vùng Cái Sắn trong chương trình khảo sát kinh tế xã hội do LHQ yêu cầu.

Toàn bộ sinh viên được tạm trú tại trường Trung học Sao Mai, kinh B. Ăn uống thì có nhà bếp của trường lo, hàng ngày chia nhau thành nhiều tổ, tỏa đi khắp các kinh vùng Cái sắn, điều tra khảo sát về kinh tế, xã hội… theo mẫu của LHQ cung cấp.

 

Đây chỉ là những chương trình “thời vụ” nhưng rất thú vị, vừa là dịp để sinh viên Nông nghiệp tiếp cận với thực tế xã hội, đồng thời lại được “xã hơi” giữa những tháng ngày mệt mõi học hành và quan trọng là có được số tiền kha khá bổ sung cho quỷ học bổng hàng năm. Thật ra đây cũng là dịp để sinh viên nông nghiệp có thêm cơ hội sống tập thể, sinh hoạt cộng đồng …làm giàu thêm cho kho kỷ niệm thời đi học.

 

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 641039 visitors (2134958 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free