.
  Kỷ thuật ủ chua
 
29/7/2013




KỸ THUẬT Ủ CHUA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN

 

1. Ủ chua cây bắp dùng làm thức ăn gia súc

Đối với bắp, việc ủ chua là phương pháp bảo quản được chỉ dẩn nhiều nhất trong chăn nuôi bò. Đây là phương pháp tốt nhất để bảo quản giá trị dinh dưỡng tốt nhất của bắp.

- Thời điểm cắt bắp dể ủ chua

Thời điểm cắt bắp để ủ chua được xác định tùy thuộc vào hàm lượng các chất dinh dưỡng có mặt trong toàn bộ dinh dưỡng cây bắp. Thời điểm lý tưởng để cắt bắp ủ chua là khi có 50% số bắp trên thửa ruộng mà hạt đạt tới giai đoạn chín sáp.

Khi thu hoạch bắp để ủ chua, cần thu hoạch toàn bộ số bắp, không bỏ riêng ra ngoài. Bởi vì hạt có chứa đường, tạo thuận lợi cho quá trình lên men. Nếu ủ chua những cây bắp không trái sẽ không cho ra loại thức ăn ủ chua có chất lượng tốt.

- Kỹ thuật ủ chua

Sau khi cắt bắp cần rải xuống đất hoặc sân, phơi tái dưới nắng khoảng nữa ngày, làm cho cây thức ăn bị mất nước và khô đi một chút. Đó là một yếu tố thuận lợi cho việc ủ chua thành công.

Bước tiếp theo là tiến hành băm, thái cây bắp thành những mẩu nhỏ 3-5 cm. Sau đó cjhất thức ăn vào hố và nén thật chặt. Cách chất và nén thức ăn trong hố tùy thuộc vào loại hố và quy mô chăn nuôi.

Trong trường hợp chăn nuôi quy mô trang trại và sử dụng loại hố ủ hai vách song song, cần rải một lớp rơm hoặc cỏ khô xuống đáy hố, sau đó chất từng lớp thức ăn đã băm thái dầy 40-60 cm, đều khắp hố. Cứ sau chất mỗi lớp thức ăn vào hố, dùng máy kéo hoặc xe tải nén khối thức ăn bằng cách cho xe chạy từ đầu nầy đến đầu kia, song song với hai vách ngăn của hố. Và cứ làm như vậy cho đến khi hết thức ăn.

Trường hợp hố ủ nhỏ, trong các nông hộ, tiến hành rải lớp đá hoặc sỏi xuống đáy, rồi rải một lớp rơm khô dày khoảng 10 cm lên trên. Sau đó chất thức ăn vào hố ủ. Để đảm bảo nén cho tốt, chỉ chất vào hố ủ mỗi lớp thức ăn dày 10-15 cm rồi tiến hành nén ngay bằng cách giậm chân lên hoặc dùng đầm, chày giả.

Cứ làm như vậy cho đến khi hố ủ đầy.

Cần phải lưu ý nén lên toàn bộ bề mặt hố ủ, nén lên các mép xung quanh hố, nén các góc hố và nén phần giữa hố.

Việc băm thái, chất vào hố, nén và đóng hố ủ cần phải được tiến hành trong cùng một ngày.

- Đóng hố ủ:

Kỹ thuật đóng hố ủ tùy theo loại hố. Trường hợp hố ủ lớn, hai vách song song, sau khi đã nén kỹ thức ăn trên cùng, dùng tấm bạt  hoặc ni lông dày màu thẫm phủ kín toàn bộ miệng hố. Cuối cùng, dùng các vật nặng ( lốp xe củ, gổ …)chèn chặt lên trên.

Đối với loại hố ủ xây nhỏ, sau khi toàn bộ thức ăn đã được nén chặt tới miệng hố, tiến hành phủ một lớp rơm (độ dầy 5 cm) lên đỉnh hố, sau đó đổ một lớp đất dầy (tối thiểu 30 cm) lên trên và bao phủ toàn bộ bề mặt hố ủ đồng thời giúp cho việc nén thức ăn được tốt hơn.

Cần che hố ủ bằng ni lông, bằng tôn hoặc bằng tấm lợp fibrô-xi măng để tránh nước mưa.

Khoảng 72 giờ sau khi đóng hố ủ, hiện tượng lên men dừng lại. Cây bắp thức ăn chuyển thành thức ăn ủ chua. Khi đó bắt đầu một thời kỳ ổn định, kéo dài khoảng 6 – 7 tuần. Thức ăn ủ chua này có thể sử dụng cho gia súc nhai lại ăn bắt đầu từ tuần thứ 8.

 

2. Ủ chua cây bắp sau khi thu bắp non.

Loại cây bắp chín sửa – chín sáp và đã thu hết bắp (trong trường hợp trồng bắp lấy bắp non đem bán ) có thể ủ chua. Tiến hành cắt cây bắp vào chính ngày thu bắp, phơi héo cho đến khi thấy được. Kỷ thuật ủ chua cũng tương tự như trường hợp cây bắp làm thức ăn gia súc. Chỉ có điểm khác là phải sử dụng lượng rỉ mật đường lớn hơn. Đối với loại hố ủ 1.5 m3, phải sử dụng 10 lít chứ không phải là 5 lít.

3. Ủ chua cây bắp sau khi thu bắp trái khô

Hiện nay, ở nhiều vùng nông thôn nước ta cây bắp được trồng với mục đích lấy hạt khô. Lượng thân và lá bắp bỏ lại rất lớn, chủ yếu dùng phơi khô và đun nấu, rất lãng phí. Chúng ta cũng có thể ủ chua loại cây bắp sau khi thu hoạch hạt bằng kỹ thuật như trên. Nhưng cần chú ý là phải ủ chua vào chính ngày thu bắp, không phải phơi thêm gì cả. Trước khi thái cây và lá bắp, cần loại bỏ bớt một số lá già, khô phần dưới gốc cây. Một điểm nữa cũng cần chú ý đối với loại cây bắp này là phải băm thái nhỏ hơn và nén vào hố thật chặt; lượng rỉ mật cần thiết cũng lớn hơn ( tương tự như trường hợp cây bắp sau khi thu bắp non).

4. Ủ chua cỏ

Trong ủ chua cỏ, về cơ bản cũng áp dụng kỷ thuật tương tự như đối với cây bắp thức ăn, nhưng khi tiến hành các bước cần chú ý một số vấn đề sau đây:

          - Áp dụng kỹ thuật ủ chua đối với riêng từng loại cỏ hoặc cũng có thể ủ chung nhiều loại cỏ với nhau :cỏ tương tự, cỏ voi, cỏ sả… Nên cắt cỏ vào giai đoạn trước khi ra hoa. Không nên cắt cỏ quá non, vì chứa nhiều nước, khó ủ. Cũng không chờ cỏ quá già. Đối với cỏ trồng, như cỏ voi chẳng hạn, nên cắt ở lứa tuổi 40 - 45 ngày.

          - Thái cỏ dài khoảng 3 - 4 cm. Khi cỏ càng khô thỉ càng phải thái nhỏ, vì như vậy mới dễ nén và dễ lên men.

          - Sau khi băm thái, phơi tái cỏ để có độ ẩm 65 – 70 % ( là độ ẩm thích hợp nhất). Cỏ mới cắt thường có độ ẩm cao (75 – 85 %), đặc biệt là cỏ hòa thảo.

            - Bổ sung rỉ mật đường: tùy thuộc vào lượng cỏ đem ủ. Thông thường, một hố ủ 1.5 m3 bổ sung 5 lít rỉ mật đường – đối với những loại cỏ nhiều đường như cỏ voi và 10 lít rỉ mật đường – đối với loại cỏ ít đường như cỏ sả.

            5. Ủ chua bả khóm

            Hàng năm các nhà máy chế biến khóm hộp xuất khẩu thải ra một lượng lớn  phế phụ phẩm. Đó là vỏ cứng bên ngoài, lõi quả khóm, những mảnh vụn và bã khóm sau khi ép lấy dịch để chế biến nước khóm. Có thể ủ chua các phụ phẩm này để nuôi gia súc nhai lại. Cách ủ như sau:

            Trộn đều muối ăn với bã khóm theo tỷ lệ 0.5 kg muối cho 100 kg bã khóm. Chất bã dứa vào hố ủ hay tốt nhất là dùng các túi chất dẻo và nén chặt lại. Sau đó buộc kín miệng túi để bảo đảm môi trường yếm khí. Ưu điểm của biện pháp ủ trong túi chất dẽo là có thể giữ được chất lượng lâu tới 4 tháng, dứa không bị thối và rất thuận tiện trong việc sử dụng.

            Mỗi ngày có thể cho một con bò ăn khoảng 10 kg bã khóm ủ chua.

            6. Ủ chua thân lá cây đậu phọng

            Đậu phọng là cây họ đậu, giầu protein. Thân lá đậu phọng là nguồn phụ phẩm lớn ( ước tính hiện nay mỗi năm nước ta có khoảng 1.5 -2.0 triệu tấn thân lá đậu phọng tươi), có giá trị như hiện nay vẫn chưa được tận dụng tốt trong chăn nuôi gia súc nhai lại. Nguyên nhân là do lúc thu hoạch, thân lá đậu phọng còn xanh, khó bảo quản, dễ bị thối hỏng do chứa nhiều protêin và bột đường. Mặt khác, mùa thu hoạch đậu phọng lại là mùa mưa, ẩm thấp, nên dể bị nấm mốc.

            Có thể dự trử thân lá đậu phọng bằng phương pháp ủ chua yếm khí với nguyên tắc là tiến hành nhanh gọn, nén thật chặt và tránh nước. Cách làm cụ thể như sau:

- Băm thái thân lá đậu phọng thành những mẫu nhỏ 2 - 4 cm. Việc băm thái tiến hành ngay sau khi thu hoạch và làm càng nhanh càng tốt ( tối đa trong 3 ngày).

- Bổ sung thêm một số chất theo tỷ lệ cứ 100 kg thân lá đậu phọng băm nhỏ + 7 kg bột bắp hoặc bột mì hoặc cám gạo + 0.5 kg muối ăn.

- Có thể sử dụng các loại hố ủ như trên ( một hố ủ 1.5m3 có thể ủ được 800 – 900 kg thân lá đậu phọng).

- Đổ lần lược từng lớp thân lá đậu phọng vào hố, mỗi lớp dày 15 – 20 cm. Cứ sau mỗi lớp lại rắc phần bột bắp ( hoặc cám, bột mì) và muối ăn vào và giậm nén thật chặt. Làm như vậy cho đến khi đầy hố và đóng hố lại ( phủ rơm hoặc lá chuối khô rồi lấp đất lên trên). Công việc chất vào hố ủ tiến hành trong cùng một ngày.

 

- Sau khi ủ 2 tháng thì sử dụng cho gia súc ăn và có thể sử dụng tốt trong 4 -5 tháng, nếu như sau mỗi lần lấy ra che đậy hố cẩn thận. Cho gia súc ăn tự do, không hạn chế khối lượng. 

 

 

IV. Phương pháp phối trộn thức ăn tinh

 

Tùy theo trạng thái sinh lý, mục đích chăn nuôi và các điều kiện cụ thể cần phải cho bò thịt ăn thêm thức ăn tinh. Tuy nhiên, nếu ta cho chúng ăn từng loại thức ăn riêng biệt dù chất lượng tốt như bột bắp, khô dầu đậu nành … vẫn không thể bảo đảm sự cân bằng dinh dưỡng, tức là có thể dư thừa chất nầy mà lại thiếu chất khác. Chính vì vậy, cần phối hợp các loại thức ăn (các nguyên liệu thức ăn) theo các tỷ lệ nhất định sao cho hổn hợp tạo ra có hàm lượng các chất dinh dưỡng  cân đối, phù hợp với từng loại gia súc.

Thực tế trên thị trường có nhiều loại thức ăn tinh hỗn hợp do nhiều hảng sản xuất ra. Nhìn chung, các loại thức ăn nầy có chất lượng tốt. Tuy nhiên, các loại thức ăn này thường đắt và nếu dùng nhiều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Mặt khác, chúng ta không thể tận dụng được một cách hiệu quả các loại phụ phẩm như cám gạo, tấm, bột bắp, bột đậu nành … sẳn có trong mỗi gia đình.

Mỗi người chăn nuôi hoàn toàn có thể tự sản xuất được thức ăn tinh hỗn hợp.

Yêu cầu chung trong sản xuất thức ăn tinh hỗn hợp:

- Cần có ba loại thức ăn(nguyên liệu thức ăn) trở lên. Có nhiều loại thức ăn trong thành phần càng tốt. Cần sữ dụng tối đa các loại thức ăn sẳn có của gia đình.

- Các loại thức ăn đem phối trộn phải đảm bảo chất lượng, không bị mốc hoặc có mùi lạ.

- Các nguyên liệu thức ăn trước khi phối trộn phải được nghiền nhỏ.

- Khối lượng thức ăn phối trộn đảm bảo đủ dùng trong vòng một tuần, không phối trộn khối lượng quá lớn để tránh giảm chất lượng do bảo quản lâu.

- Thức ăn tinh hỗn hợn phải rẻ, dễ dử dụng và dễ bảo quản.

* Cách phối trộn:

- Đổ dàn đều các loại nguyên liệu thức ăn ra nền nhà hoặc sân gạch theo thứ tụ nhiều đổ trước ít đổ sau.

- Đối với một số lượng nguyên liệu thức ăn có khối lượng nhỏ như khoáng, vitamin … phải trộn trước với một ít bột bắp hoặc cám gạo để tăng khối lượng sau đó mới trộn lẫn với các nguyên liệu khác.

- Dùng xẻng hoặc tay trộn thật đều, sau đó đóng vào bao, buộc kín lại.

* Cách bảo quản thức ăn tinh hỗn hợp :

- Bao thức ăn phải được đặt trên giá kê, không tiếp xúc trực tiếp với nền và tường nhà.

- Thức ăn đã phối trộn cần được bảo quản nơi khô ráo, mát, có mái che.

- Có biện pháp tránh để chuột bọ phá hoại.

Sau đây là một số công thức phối chế thức ăn ( tính cho 100 kg thức ăn tinh hỗn hợp) :

 

 

 

Các công thức phối trộn :

+ Công thức 1: ( tính cho 100 kg thức ăn tinh hỗn hợp) :

- Cám gạo :                            35 kg

- Bột mì  :                              10 kg

- Bột bắp :                              30 kg

- Khô dầu các loại :                10 kg

- Bột cá ( với NaCl 15 %) :    10 kg

- Bột sò hoặc bột xương :        4 kg

- Urê :                                    0.5 kg

- Premix khoáng và vitamin :  0.5 kg

+ Công thức 2: ( tính cho 100 kg thức ăn tinh hỗn hợp );

- Bột mì :                                85 kg

- Khô dầu các loại :                10 kg

- Urê :                                       3 kg

- Muối ăn :                                1 kg

- Bột xương :                            1 kg

+ Công thức 3: ( tính cho 100 kg thức ăn tinh hỗn hợp );

- Bột mì :                               65 kg

- Cám gạo :                            20 kg

- Bột cá (với NaCl 15 %) :      3 kg

- Urê :                                      4 kg

- Bột xương :                           1 kg

+ Công thức 4: ( tính cho 100 kg thức ăn tinh hỗn hợp );

- Bột mì :                                65 kg

- Bột bắp :                               25 kg

- Khô dầu các loại:                   5 kg

- Urê :                                       3 kg

- Muối ăn :                                1 kg

- Bột xương :                            1 kg

+ Công thức 5: ( tính cho 100 kg thức ăn tinh hỗn hợp );

- Bột mì :                               45 kg

- Bột bắp :                              50 kg

- Urê :                                      3 kg

- Muối ăn :                               1 kg

- Bột xương :                           1 kg

Để phối chế thức ăn tinh hỗn hợp cũng có thể sử dụng một loại thức ăn đậm đặc sản xuất công nghiệp, sau đó cho thêm một số thành phần, bảo đảm tạo ra một loại hỗn hợp vừa rẻ và chất lượng tốt, lại vừa sử dụng được các thức ăn sẵn có của gia đình.

 

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 641178 visitors (2135114 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free