.
  Miền bắc A Phú Hản
 
30/9/2013


Đời Sống Ở Hai Tỉnh Lỵ Và Thôn Q

Miền Bắc A-PHÚ-HÃN
Chuyên Gia Phạm Thanh Khâm

Sau khi tuần báo Newsweek xin lỗi việc loan tin không xác thực vụ nhà tù Guantanamo bên Cuba coi thường quyển kinh Quran của người Hồi giáo, tình hình ở A Phú Hãn xem ra mới đầu có phần lắng dịu. Nhóm chuyên gia chúng tôi bắt đầu được dàn xếp đi thăm tỉnh và tỉnh Samangan ở miền cực Bắc tiếp giáp xứ . Đây là một chuyến công tác khá mạo hiểm để tìm hiểu chi tiết hơn về cấu trúc xã hội nông thôn, việc phân chia ruộng đất, tổ chức hành chánh xã ấp, việc định cư người tỵ nạn trở về, các dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, v.v. Tôi lên đường cùng với nhóm sau khi thông báo gia đình ở Houston. Một chiếc máy nói qua vệ tinh GPSmap60CS GARMIN cũng được mang theo. Cùng đi với một bạn trẻ 21 tuổi đang học phân khoa ngôn ngữ học thuộc đại học làm công việc thông dịch. Từ Kabul đi Mazar-e-Sharif, thành phố chính của tỉnh Balk, mất khoảng hơn 1 giờ bay (máy bay 2 cánh quạt cũ kỹ của thập niên 70 có 50 chỗ ngồi). Ariana và Kam Air đều có chuyến bay mỗi ngày, nhưng chỉ được mua vé vòng đi, vé trở về phải mua tại chỗ ngay khi đến nơi. Giá mỗi vòng mỗi người 1,500 afghanis (30 đô la).

Hành khách chỉ chiếm nửa số ghế, nên tôi có thể tự chọn nơi nào dễ nhìn bầu trời và rừng núi chập chùng dưới thân tàu trông hùng vĩ gần giống cảnh trí của Grand Caynon. Phi trường tỉnh lỵ Mazar-e-Sharif chỉ có một phi đạo nhỏ, hành khách nhận hành lý ngay cổng ra vào của một chòi canh gát. Sau mấy năm hạn hán, màu xanh của cỏ cây biến mất. Chân trời lờ mờ do cát bụi che khuất. Sau khi ghi danh vào khách sạn ba sao Farhat, trả tiền phòng bằng đô la, 50 $/ngày, tôi đi thăm quận và xã ấp. Loạt hình ảnh sau đây minh họa cuộc thăm viếng vào hai ngày giữa tháng 5, 2005.

Tại Quận Dahdadi và tỉnh

Tại quận Dahdadi có 27 làng. Dân làng sống chung trong từng khu chung cư khoảng từ 10 gia đình trở lên, có tường xung quanh bằng đất sét, nóc nhà và tường cũng bằng đất sét, không có điện, uống nước giếng.

.
Giếng nước tại 1 làng ở Quận Dahdahdi:
Quận trưởng Dahdahdi và nông dân

Mùa đông có tuyết, mưa chỉ bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 5. Trồng lúa mì, bông vải, nuôi cừu và trồng á phiện là nguồn lợi chính của dân làng tại vùng này. Số người tỵ nạn trở về khoảng 13,000 người, quận này đang lập một làng định cư kiểu mẫu cho 500 người, sẽ lần lượt định cư hết số người còn lại.


Tác giả và đội bóng tròn tí hon trên đồng quê Quận Dahdahdi. Cha mẹ chúng là những người tỵ nạn trở về đang chờ chính quyền Quận thu nhận vào khu định cư.

Nhìn chung toàn tỉnh Balk gồm 14 quận, tiềm năng nông nghiệp rất lớn, họ đã từng có khả năng nuôi bò sữa, xuất cảng sữa, trồng nho, bông vải và các kỹ nghê về bông vải, da thú. Trong 5 quận họ từng có hệ thống thủy nông cung cấp nước trồng lúa. Nhưng thiếu phương tiện trùng tu, hệ thống đê điều hư hại, chỉ tạm đắp vá sơ sài. Tỉnh Balk không có thủy điện.


Tác giả và nông dân chăn nuôi ở Quận Dahdahdi

Tỉnh lỵ Mazar-e-Sharif nổi tiếng về sản phẩm thảm dệt, có đền Hồi giáo Rawza-e-Mobark để hàng năm tín hữu khắp nơi đi hành hương có nghĩa có tiềm năng du lịch cao. Có loại đường phèn Nabot nổi tiếng và người Hồi giáo coi là thiêng. Toàn tỉnh hiện nay có khoảng 11,000 mẫu á-phìện. Như đã viết ở bài trước, A-Phú-Hãn có 32 tỉnh, 326 quận. Phần lớn các tỉnh đều có trồng á phiện. Nước A-Phú Hãn trở thành nước trồng á phiện nhiều nhất thế giới.


Đền thờ Hồi giáo Rawza-e-Mobark tại tỉnh lỵ Mazar-e-Sharif

Trên đường đến thăm một trạm khảo cứu nông nghiệp Dehdadi, tôi quan sát một thành lũy và được kể về trận tử chiến đến người lính cuối cùng của quân đội Taliban đồn trú bên trong. Tại trạm khảo cứu rộng 14 mẫu, tôi nhận thấy một điều sai lầm căn bản do thiếu chính sách phát triển và nhân sự thiếu huấn luyện. Về mặt cơ sở, văn phòng trạm khảo cứu chỉ có một chiếc lều lớn căng trên nền đất cao bên cạnh sườn của chiếc xe tăng bọc sắt đã từng bị cháy. Quan sát các lô thí nghiệm, nhà khảo cứu bông vải đã thực hiện đúng phưong pháp khoa học của thập niên 1970. Phải mất 3 năm mới phóng thích được giống tốt cho nông dân trong vùng. Chưa kể phải mất hai năm nữa mới gầy đủ số hột giống cho nhu cầu. Trong khi cán bộ khuyến nông đứng cạnh tôi than phiền thiếu phương tiện di chuyển ngay cả không có chiếc xe đạp.


Tác giả, Quận trưởng Dahdahdi và đồng nghiệp
Eduardo Fernandez chụp ngày 14-5-2005

Các cơ quan viện trợ đang có mặt bắt đầu xây cất các trung tâm huấn luyện kỹ thuật và hành chánh để các cơ sở chuyên môn tuyển dụng người có đủ kiến thức chuyên môn thực thi dự án. Một trong các khó khăn chính cho việc tái phát triển nước A-Phú-Hãn thời hậu chiến từ trung ương đến địa phương là họ chưa đủ khả năng thu nhận số ngân khoản viện trợ quá lớn.


Tác giả và nông dân ở Quận Dahdahdi

Thống Đốc Atta Mohammad của tỉnh Balk là một lãnh chúa (warlord). Khi ở tôi nghe nói về ông có quân đội riêng 3,500 lính và một chương mục 250 triệu đô la. Năm nay Ông 48 tuổi. Hiện nay Ông được Tổng Thống Karzai tín cẩn nhờ việc ông tích cực hỗ trợ cải tổ nền hành chánh của tỉnh thành, quận lỵ và xã ấp. Tỉnh Balk của Ông là tỉnh thí điểm đầu tiên trong chương trình tổ chức lại cơ cấu hành chánh do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ. Ông được mời làm thuyết trình viên trong các cuộc họp cấp Thống Đốc về công cuộc cải tổ của tỉnh Ông để các tỉnh khác áp dụng theo khuôn mẫu này.


Thống Đốc Atta Mohammad của tỉnh

tác giả chụp ngày 16-5-2005

Biểu tình bộc phát tại Mazar-e-Sharif

Vào buổi sáng ngày thứ nhì của chuyến đi, nhóm chúng tôi đưọc thông báo có biểu tình tại thành phố Mazar-e-Sharif. Việc đầu tiên chúng tôi phải làm là mang sẵn hộ chiếu trong túi, soát lại các điện thoại mang theo xử dụng trong tình trạng tốt. Nếu cần di tản chúng tôi sẽ được đưa qua biên giới Uzbekistan để trở lại Mỹ. Thống Đốc Atta lên đài truyền hình cùng với các chức sắc đền Hồi Giáo kêu gọi bất bạo động, xét khẩn cấp mọi thỉnh nguyện thư. Đến 1:00 giờ trưa đoàn biểu tình giải tán không gây thiệt hại như ở thành phố Jalalabad mấy ngày trước đó làm thiệt mạng 15 người. Chúng tôi tiếp tục hội họp làm việc và chuẩn bị đi thăm viếng tỉnh kế cận.

Tại Tỉnh Samangan

Tỉnh thứ nhì đang bắt đầu công việc cải tổ là tỉnh Samangan. Nhóm chuyên gia của chúng tôi đến tỉnh lỵ Aybak bằng xe hơi ngày 16-5-2005. Thống Đốc Abdul Hag Shafag cũng quyết tâm theo khuôn mẫu cải tổ của tỉnh Balk kế cận để giúp giải thoát vấn nạn thiếu nước uống trầm trọng tại tỉnh này cùng nhiều chương trình phát triển khác. Dân số toàn tỉnh chỉ có 500,000. Thủ phủ Aybak với số dân 50,000 người thiếu nước uống. Cứ mỗi ba ngày, các xe chở nước từ một nguồn suối xa 30 cây số cung cấp lượng nước tối thiểu cho từng nhà. Đào giếng sâu từ 100 đến 200 thước có thể bơm được nước, nhưng có khoáng chất độc hại trên cỏ cây và người không thể xử dụng được. Chỉ ở chiều sâu 350 thước mới tìm được nước tốt. Các giếng nước từ thời kỳ Nga chiếm đóng (Soviet war) bị tiêu hủy. Cơ quan viện trợ Đan Mạch, Nhựt Bổn, vv đang xúc tiến dự án cung cấp nước cho tỉnh Samangan. Thổ sản gồm các loại cây ăn trái và hột điều, dê cừu, lúa mì. Á phiện được trồng ở vùng Tây của tỉnh.


Thống Đốc Abdul Hag Shafag của tỉnh Samangan
và tác giả chụp ngày 15-5-2005

Trở lại

Sau ba ngày ở tỉnh, chúng tôi trở lại . Chưa kịp chuẩn bị công việc làm cho ngày mới, chúng tôi được thông báo đầy đủ tin tức vụ bắt cóc trong đêm 16-5-2005 một nữ nhân viên người Ý làm cho cơ quan quốc tế CARE không xa guesthouse của chúng tôi. Tòa Đại sứ Mỹ ở đưa báo động đỏ cho công dân có quốc tịch Hoa Kỳ không được đi đường một mình, hoặc đến các tiệm ăn, khu thương mại. Có nghĩa, khi viết lời kết của chuyến công tác này, nhóm chuyên gia của chúng tôi bị "cấm túc" một trăm phần trăm.

http://www.ninh-hoa.com/../images/bullet_dot.gifhttp://www.ninh-hoa.com/../images/bullet_dot.gif
http://www.ninh-hoa.com/../images/bullet_dot.gif


Phạm Thanh Khâm
Viết ngày 17/5/2005 tại
, A-Phú-Hãn

 


 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 638939 visitors (2128790 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free