.
  Cây hồ tiêu
 
27/10/2013

 

 

 

Phương pháp trồng – chăm sóc – bảo vệ cây hồ tiêu.

Tuấn Minh

 

    Kính gửi các bạn yêu  công nghệ

Tôi là cơ khí nhưng khởi đầu bằng trồng tiêu, tôi cũng từng bái sái trước khí hậu thay đổi làm cây hồ tiêu dỡ chứng. Tuy nhiên nếu để ý sẽ thấy những hiện tượng vật lí tác động đến sinh lí cây trồng là rất rõ nét

Hy vọng những nghiên cứu dưới đây giúp bà con nông dân kiểm soát được những loại cây trồng xung quanh mình nói chung và cây hồ tiêu nói riêng.

Phương pháp trồng – chăm sóc  – bảo vệ cây hồ tiêu trước khí hậu thay đổi

Lĩnh vực đề cập là lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể là đề cập đến phương pháp trồng – chăm sóc – bảo vệ cây hồ tiêu trước khí hậu thay đổi.

Tình trạng hiện nay

Theo chu kỳ thoái hóa của cây tiêu thì từ 20-22 năm sẽ biến động về giá tiêu, giá tăng cao khiến cây tiêu tự phát trên diện rộng.

Tiêu là loại cây bán chùm gửi, thích nghi với khí hậu nhiệt đới, nhưng sinh lí nhạy cảm không chịu nhiệt độ dao động rộng trong ngày nên cây hồ tiêu chỉ tồn tại cục bộ ở một số nơi nhất định như; miền Trung – miền Đông Nam bộ và một số nước có khí hậu tương tự như Ấn độ, Inodesia  v.v…

Từ khi khí hậu thay đổi cây tiêu càng khó chăm và trồng nhiều trên diện rộng đã xảy ra các hiện tượng như sau:

Chết hàng loạt ngoài kiểm soát.

Trồng trên địa hình, địa lí không phù hợp.

Người trồng không xác định được tính năng, đặc điểm, sinh lí của cây tiêu

Khí hậu thay đổi làm nóng, hạn, mưa nhiều, sói mòn, dịch bệnh  v.v…khiến người trồng tiêu khó khả năng ứng  phó

Thông qua các hiện thượng nguyên nhân gây tiêu chết được xác định và ứng phó như sau:

1.     1.    Chết do bộ thực phân bón hóa học

     Không ai mà không biết liều luợng phân bón sử dụng bao nhiêu qua khuyến cáo của nhà sản xuất, tuy nhiên một hiện tượng hy hữu  gây tiêu chết hang loạt trên diện rộng đã xảy ra như sau:

Trung du đồi dốc nhấp nhô, cùng một lượng mưa nhưng ẩm độ phân bố là khác nhau. Đỉnh đồi thì ráo, sườn đồi thì ẩm, chân đồi thì ướt, lòng đồi thì nước

Lẽ tự nhiên khi trồng ta thường làm bồn để giữ nước tưới, trong khi đất nghiêng nên nước chổ cao sẽ dồn về chổ thấp. Với chu kì của thiên nhiên, độ 10 năm sẽ có một năm mưa nhiều, một trong mười năm ấy sau khi bón phân hóa học gặp đợt mưa lớn bất thường thì toàn bộ lượng phân sẽ dồn hết vào gốc tiêu. Với lượng phân bón từ 0,4 – 0,5 kg cho lần bón (tiêu già) mà dồn hết vào gốc tiêu thì quá tải ! Sau đó một thời gian là tiêu sẽ chết hàng loạt.

Đây là hiện tượng hy hữu nhưng tất yếu sẽ xảy ra do địa hình, địa lí và chu kì của thiên nhiên tạo ra.

1.     2.    Chết do úng ngầm.

Khi đào dưới gốc tiêu chết ở độ sâu 35 – 50 cm ta thấy có một lớp đất dẽo như đất sét, mặc dù khi trồng trước đó là không hề có và đất trồng tiêu là đất ở trên đồi (đất đỏ) không pha đất sét.  Hiện tượng này được xác định như sau:

Theo tự nhiên, mọi vật đều bị kéo xuống do lực trọng trường.

Bình thường để có lượng nước mưa từ 100 – 200 mm phải mưa lớn trong nhiều giờ, nhưng với máy bơm lớn thì chỉ trong 15 –  30 giây đã có lượng nước từ 100 – 200 mm trong bồn tiêu. Tưới như vậy là hiện tượng bất thường so với thiên thiên. Một khối lượng và trọng lượng lớn của nước đã nén lên mặt đất đồng thời chúng bị kéo xuống lòng đất. Nước là vật chất loãng, dễ biến dạng theo các hình thể, khi đi nước sẽ kéo theo các vật chất nhỏ li ti của hữu cơ, vô cơ  rồi lắng đọng ở độ sâu từ 35 – 50 cm dưới lòng đất (gốc tiêu) một lớp phù sa với mật độ dầy đặc như đất sét . Đây là lớp đất mà nước rất chậm thấm qua . Lớp này chỉ hình thành ngầm dưới gốc tiêu sau khi trồng từ  5 – 6 năm.

Theo chu kì thiên nhiên, độ 10 năm sẽ có năm mưa nhiều, năm ấy sẽ xóa sổ những vườn tiêu (đã hình thành lớp chống thấm) trước sự chống chọi của tất cả các loại thuốc.

Đây là nguyên nhân chết do tưới nhiều trong bồn, không hài hòa với thiên nhiên. Hiện tượng này là do con người vô ý tạo ra

3. Tiêu chết do làm sái bản năng sinh lí của chúng:

Quan sát cây tiêu tồn tại trên sườn đồi đã qua 30 năm, điều này cho ta biết địa lí, địa hình, cấu hình, sinh lí, độ dốc và độ ẩm là thích nghi

Quan sát những cây tiêu tốt hay còn xót lại trong vườn sẽ thấy cây nọc tiêu không cành nhánh, chảng ba-tư. Và sẽ không có ổ lá khô động trên chảng. Dây leo cũng thẳng đứng,  điều này cho thấy chúng không chấp nhận những thứ đeo bám, vì thế  thẳng đối góc với mặt đất các vật chất khác rất khó động lại trên cây, chỉ cần qua trận giông nhẹ, nhánh, lá khô sẽ tuột xuống đất, như vậy lá khô, cành nhánh mục, ẩm độ nấm bệnh sẽ không có môi trường tồn tại trên cây

Quan sát cấu hình của cây tiêu sẽ thấy lá trên che lá dưới, phủ từ ngọn xuống gốc, lá che kín gốc,thân, lá xếp như mái ngói, như tổ ong. Khi mưa, nước mưa theo lớp lá đưa nước ra biên, với lượng mưa trung bình từ 50 – 70 mm gốc và thân cây tiêu không hề ướt, điều này cho thấy chúng không chịu ẩm độ cao trong thân, gốc. Thông thường ở các loại cây sau khi cành trên che hết ánh sáng, cành dưới sẽ tự hủy, nhưng cây tiêu thì không, lá gốc vẫn duy trì,  lá phủ sát đất là để chắn không cho các vật chất bị nước mưa văng bám vào thân. Lớp lá dầy như lông là để che không cho nắng, nhiệt rọi vào thân, điều này cho thấy cây tiêu sinh lí ôn đới với nhiệt độ.Như vậy nếu tưới vào thân cây lúc thời tiết mới hết mùa mưa sẽ giúp nấm bệnh tồn tại, khi thời tiết thuận lợi chúng sẽ phát triển . Nếu cắt lá gốc sẽ tạo lỗ hổng cho nước mưa làm văng các vật chất bám trực tiếp vào thân, gốc và nhiệt tá. Nếu trồng nọc nghiêng hoặc bị nghiêng sẽ tạo ẩm độ cao trong thân. Tóm lại những việc làm không xác định sẽ làm cây tiêu dễ bệnh, chết và tuổi đời ngắn.

4.Tiêu chết do đứt rễ .

Quan sát những cây tiêu chết trong vườn đặc điểm như sau:

Tiêu hay chết theo dọc bờ mương.

Mương là nơi chứa, dẫn thoát nước nên ẩm độ sẽ cao hơn nơi khác, cũng như chứa nhiều lá khô mục chưa phân hủy và mương thường được đào vét. Khi vét mương, rễ tiêu thường bị đứt. Dây tiêu hay rễ tiêu khi bị cắt hoặc bị đứt sẽ chảy nhựa từ 8-15 ngày, tùy theo thời tiết mưa ít hay nhiều. Điều này cho thấy tuyệt đối không được làm đứt rễ tiêu nhất là rễ lớn, khi rễ đứt nhiều, do chậm cầm máu nên cây tiêu sẽ mất năng lượng suy kiệt, cộng môi trường ẩm cao của mương cũng như nấm của các loại hữu cơ chưa phân hủy khiến rễ tiêu dễ nhiễm bệnh

5. Tiêu chết do lượng nước phân bố không đồng đều.

Quan sát những cây tiêu thường chết bên cạnh lối mòn trong vườn  xác định như sau:

Khi mưa lượng nước phân bố đều nhưng gặp những vùng đất cứng nên nước chậm thấm qua, thế là nước dồn đến các nơi khác. Như vậy trên nền lối mòn, nước sẽ dồn về các gốc tiêu gần đó làm ẩm độ nơi đó cao hơn nơi khác trong khi cùng một lượng mưa. Nếu gặp mưa nhiều thì tiêu quanh lối mòn sẽ úng.

6. Tiêu chết do nấm bệnh

Quan sát những cây tiêu chết thường là những nọc tiêu bị nghiêng hoặc những cây nọc tiêu có nhiều chãng, nhánh. Khi cây  nghiêng, theo tự nhiên chúng sẽ đẻ nhánh mọc ngược lại về chiều nghiêng để cân bằng trọng lực.

Khi cây có nhánh thì sẽ có một mặt bằng 0 độ trên nhánh so với không gian của mặt đất. Khi mưa, mặt bằng này sẽ đọng nước do lõm của kẹt nhánh, đồng thời cành lá khô thường kẹt lại nơi này. Như vậy đây sẽ là môi trường thích nghi cho các loại nấm phát triển trong mùa mưa khi ẩm độ phù hợp.

(tại sao nấm mối ko mọc ở mùa xuân ? )

7. Tiêu chết do ngộ độc thuốc.

Mùa thu cây tiêu không bị tác động rõ rệt như cây sò đo, cao su v.v… nhưng cũng có chút ảnh hưởng. Thu về các lá già trong thân cũng hùa vàng báo hiệu !  ôi thu đã sang mùa.

Lá tiêu vàng nhiều trong mùa thu không sao cả, đó là hiện tượng sinh lí tự nhiên, vì không để ý nên nhiều vườn ngỡ bệnh đem vô số các loại thuốc xịt, đổ lấy đổ để xuống gốc quá xá chời khiến tiêu bị ngộ độc thuốc. Như vậy sự lo lắng quá mức đã vô tình góp sức phá hoại cây tiêu và môi trường

(bao nhiêu lá xanh thì sẽ có lúc bao lá vàng chứ ? lá xanh mà rụng là chết đói)

8. Tiêu chết do nước ngầm.

Quan sát những vườn tiêu chết hàng loạt trên địa hình tưởng chừng lí tưởng nhưng vẫn chết nguyên nhân như sau:

Ở những quả đồi rộng hoặc những sườn dốc dài gần tiếp giáp với chân đồi, có độ nghiêng từ 7-15 độ  có những chổ nước xì lên trên mặt đất lúc mưa nhiều hoặc trong mùa mưa. Qua nhiều năm, các vật chất nhỏ trầm lắng bên dưới mặt đất ở độ sâu từ 50-70cm do lực trọng tường kéo chúng xuống và nước là tác nhân xúc tác. Các vật chất nhỏ trầm lắng dầy đặc sẽ làm cho nước chậm thấm qua. Chính vì thế khi mưa nhiều nước sẽ dâng lên khiến đất ở trên đồi bị nỗi nước, có những nơi thành ruộng. Như vậy trước khi nước xì ra trên đồi là hiện tượng nước lưu chuyển ngầm dưới lòng đất hoặc đang trong đáy vườn tiêu, dưới gốc tiêu. Với dạng đất như vậy sẽ khó phát hiện trong mùa khô.

9. Tiêu chết do các loài động vật tập trung cắn phá.

Sau tết và giáp mùa mưa là rất khô, thậm chí sau một đêm, sương không còn đọng trên ngọn cỏ. Tất cả các loài sinh vật gần như không nước uống. Các loài như kiến, rệp, rệp sáp v.v…đều tập trung vào gốc tiêu để uống nước hoặc giử ẩm da (đặt biệt là rệp sáp). Khi nguồn nước tưới cạn kiệt chúng không còn cách gì khác ngoài đục khoéc thân, rẽ cây tiêu để hút nhựa (đặt biệt là kiến, chúng đục vào thân cây tiêu để cư trú vì thân cây tiêu rỗng và ẩm) Sang mưa những lổ thủng trên thân rễ cây tiêu sẽ là những cái hồ nhỏ tạo chiến trường cho các loại thuốc hóa học

10. Vông chết do khí hậu thay đổi.

Khí hậu đã thay đổi.

Nắng –  nhiệt độ cao khiến lớp da cây vông không giữ được độ ẩm cho thân cây nữa, cộng sự đeo bám hút của cây tiêu nên vông chết là điều tất yếu. Khi chết thì tế bào nào mà chã hoại tử. Bệnh khí hậu thay đổi làm cây vông chết thì chỉ có chời cứu. Các nhà bảo vệ thực vật khuyến cáo dùng thuốc trị vông chết là không thỏa đáng (đồ lừa đảo) tổ thiệt hại cho nông dân và môi trường.

(hy vọng không ai thù em)

Khí hậu nóng lên sẽ kéo theo những loài cây nào có dạng tế bào thưa, da mỏng, xen lẫn giữa tế bào thưa rỗng ấy là nước nhiều trong thân như: cây sầu riêng, cây vông v.v…chúng sẽ bị mất nước, chết hoặc tự hủy bớt cành nhánh.

Để khắc phục và ứng phó các tình trạng nêu trên, phương pháp bao gồm các bước như sau:

Mô tả chi tiết

Bước một: chọn địa lí, địa hình phù hợp cụ thể là chọn từng vị trí thật phù hợp để tránh các bất lợi như, đất cao, đất có độ nghiêng lớn, đất quá thấp, đất lòng chão, đất cạn đáy (độ dầy hữu cơ ít) đất sét.  Đất cao sẽ tốn kém như: bơm công suất lớn, bơm chuyên dụng, kèm theo là giếng sâu, nước xa. Đất có độ dốc lớn khó chăm sóc, khó di chuyển, luôn bị sói mòn. Đất lòng chão sẽ bị nước tập trung khi mưa nhiều gây úng. Đất cạn hữu cơ cây trồng sẽ mau cằn cổi. Đất sét thường không có hữu cơ và là đất không thấm sẽ ứ nước trong mùa mưa. Nếu trồng tiêu ở dạng đất như vậy tiêu sẽ chết, nếu cố tạo cho có thể trồng được thì dù sản lượng có cao nhưng hiệu quả sẽ thấp vì chi phí nhiều.

Chú ý! đất trên sườn đồi có độ nghiềng từ 7-15 độ, có độ dốc dài từ 150- 200 mét, nơi này thường sảy ra hiện tượng như sau:

Khi mưa, một lượng nước di chuyển trên mặt đất, một số thấm rồi lưu chuyển dưới mặt đất. Với độ dài trên, lưu lượng sẽ tăng dần về phía dưới. Khi di chuyển nước mang theo những vật chất nhỏ rồi dừng lại ở một điểm nào đó, điểm ấy sẽ hình thành ở lượng mưa trung bình trong năm, ví dụ. Ta đổ xuống đất nghiêng một lượng nước nhất định và lượng nước ấy trôi rồi dừng lại ỡ một điểm nhất định, và điểm ấy là điểm không nên trồng tiêu

Qua nhiều năm, các vật chất nhỏ trôi và trầm tích xuống bên dưới mặt đất (ở một điểm nhất định )sẽ tạo ra một lớp như lớp chống thấm. Chính vì vậy khi mưa nhiều nước sẽ xì ra mặc dù đất ở lưng đồi. Muốn trồng trên dạng đất này phải đào những con mương sâu, cắt ngang triền đồi để cắt nước ngầm lưu chuyển (cần xác định đất trước một năm).

Không trồng tiêu trên miền đồng bằng vì đồng bằng nước không lưu chuyển hoặc lưu chuyển chậm. Theo chu kì 10 năm sẽ có một năm mưa  nhiều, chu kì này sẽ xóa sổ những vườn tiêu nếu chọn địa hình không phù hợp.

Bước hai: chọn giống.

Theo tự nhiên, nếu không thích nghi sẽ không tồn tại

Như vậy thiên nhiên đã mở sẵn cho ta một con đường, ta nên chọn những giống tiêu năng xuất ổn định và giống này đã tồn tại lâu dài tại địa lí nơi đây

(những bài học rất thời gian, tốn kém đã cảnh báo như cây trầm gió trồng ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Cây có gió nhưng không có trầm, cũng như một số giống tiêu cho là của Malaysia, Indonesia cho năng xuất cao nhưng sau cùng vẫn không tồn tại ở VN)

Sau khi xác định giống phù hợp sẽ nhân giống như sau để có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu.

Từ đỉnh ngọn tiêu già, cắt bỏ 1-1.5 mét vào đầu mùa mưa và có chế độ chăm sóc ưu tiên. Một năm sau dây non mọc trở lại vô số sồm xoàn, cắt dây non  này trồng là phù hợp.

Bước ba. Chọn lọc:

Để cho cây tiêu leo nên chọn loại cây như sau:

Anh đào là loại cây dễ trồng, dễ sống, tỷ lệ chết ít nếu trồng vào đầu tháng hai hoặc tháng ba âm lịch. Khoảng cách cây từ 2.2 mét cho đến 2.5 mét một nọc, ưu điểm là cây chỉ lớn nhanh lúc còn nhỏ, khi cây có đường kính khoảng 15cm cây sẽ lớn chậm nên lượng hữu cơ chi phối cho nuôi cây là ít. Cây anh đào rất cứng, phù hợp chịu lực, dễ tỉa cành, cây anh đào chỉ cần chặt ngang là trồng được, miễn cây đừng nhỏ và non quá, nếu trồng cây to và cao  thì hố trồng sâu 60-70 cm (nén gốc vừa chặt) nếu trồng cây nhỏ thì lổ trồng sâu 50cm, lấp gốc 20cm và lấp dần theo thời gian, tránh lấp sâu một lần cây khó lên. Sau này cây lớn chỉ để cao không quá 4 mét. Nọc tiêu cao khó chăm sóc và bên dưới không có trái vì bị rợp, cây trồng phải thẳng đứng 90 độ, chỉ để một cây duy nhất. Đây là đặc điểm rất cần thiết để tránh bệnh cho tiêu. Khi cây thẳng  đứng thì khó cho những gì đeo bám, lá khô dễ dàng tuột, rơi khi dông gió, lá khô không vướng lại trên kẹt nhánh sẽ không có môi trường cho nấm bệnh phát triển. Phía đỉnh nọc chọn một nhánh mọc theo phương ngang để chừa lại, mục đích để khi tiêu phủ nọc, chồi nhánh sẽ mọc trên nhánh này, như vậy đỉnh nọc sẽ không bị che ánh sáng giúp tiêu quang hợp tốt đồng thới dễ làm chồi vì không bị vướng dây tiêu.

Tạo hoặc chừa nhánh mọc theo phương ngang, rất dễ làm chồi và tạo ánh sáng cho đĩnh nọc

Chuối trồng để bảo vệ tiêu

Nọc cây lòng mức thì không thể chặt ngang trồng mà chỉ gieo cây con trồng trước một năm chờ cây lớn hoặc bứng cây rừng, khoảng cách và cách làm như cây anh đào nhưng tốn công nhiều hơn vì cây lòng mức khó tỉa chồi.

Tuyệt đối không trồng những loại cây thân xốp, lớn nhanh như cây vông. Lớn nhanh nên cấu trúc của tế bào thưa, xen giữa độ thưa là nước, cây càng lớn thì lượng nước nuôi cây càng nhiều. Do khô hạn và khí hậu nóng lên nên lớp da không còn đủ giữ ẩm cho cây nên nước trong thân bị bốc hơi dẫn đến cây chết hàng loạt, trong quá trình chết và phân hủy, chúng để lại mầm bệnh. Những cây vông nhỏ hơn sẽ chết sau, nếu gặp mưa chúng sẽ phục hồi nhưng mang theo mầm bệnh và sẽ tái phát trong mùa khô năm sau, cứ như vậy vườn tiêu cây vông sẽ xóa sổ theo thời gian.

Bước bốn. Cách trồng.

Đất được làm xốp toàn bộ diện tích với độ sâu từ 35-40 cm (làm xốp chỉ một lần) tạo các bờ giữ nước tưới có cao độ 10cm, khoảng từ 50-70 mét đào một con mương để cắt nước ngầm lưu chuyển dưới mặt đất, mương có độ sâu từ 50-70cm.

Để giãm chi phí và mau đem lại kinh tế cách trồng như sau: (nên chuẩn bị trước một năm)

Vào đầu mùa mưa khoảng tháng 3 âm lịch, thời gian này khí hậu khô nóng có mưa đầu mùa, đất ấm thích hợp cho ươm dây tiêu. Chọn dây có độ tuổi từ 1 năm đến mười tám tháng để trồng, cắt lấy 5 mắc  (nếu dây mắc nhặc thì có thể cắt dài hơn) làm đất tơi xốp, vun lên thành líp cao khỏi mặt đất 20cm, che mát, nên chừa nhiều lá, lá nhiều sẽ giúp chồi tiêu và rễ phát triển mạnh, lấp dây tiêu xuống đất từ 3-4 mắt, ngày tưới 3-4 lầnnhưng tưới ít chống rụng lá. Sau 20-30 ngày thì đem trồng, trồng cạn, cho mắt thứ ba tiếp giáp với mặt đất (trồng cạn dễ lên) nén đất chung quanh gốc vừa chặt. Cây tiêu cần râm mát lúc còn nhỏ, nên khi trồng phải che mát. Để giảm chi phí cho che mát cách làm như sau:

Đem chuối con trồng về hướng Tây, gần sát nọc tiêu để thân cây chuối che nắng chiều, trồng cạn để dễ phá chuối, nên trồng chuối trước một thời gian, chờ chuối bén hãy trồng tiêu, khi trồng, bẻ lá chuối gập xuống để che nắng, lá chuối rộng, do trồng gần nên lá chuối dễ che nắng cho tiêu. Sau một năm, khi cây tiêu đã lớn, đồng thời cũng là lúc thu hoạch và phá  bỏ cây chuối cho tiêu lớn (chuối không cho đẻ con, chỉ một cây duy nhất)

Bước năm: cách chăm sóc, bón phân, phòng sâu rầy, nấm bệnh ứng phó với khí hậu nóng lên v.v….

Tiêu cũng như các loại cây trồng khác, vẫn sử dụng các loại phân bón thông thường và tuân theo khuyến cáo của nhà sản xuất .

Để ứng phó với khí hậu nóng lên, mất nước, trên nền mặt đất lúc nào cũng được phủ lên một lớp cỏ, lớp cỏ này đóng vai trò rất quan trọng như, cách nhiệt, chống sói mòn, giữ ẩm, tạo môi trường sống cho vi sinh vật phát triển, tự tái tạo hữu cơ, tự phân hủy và trao đổi các chất hữu cơ, các tích độc tố của cành nhánh cây tiêu thải ra, ngoài ra trong thảm cỏ có loại cỏ sống theo quang kỳ, sau chu kỳ sống, chết đi chúng để lại thân rể thối rỗng trong lòng đất,  làm đất tự xốp ngoài ra chúng còn phân bố lượng nước. Cao độ của cỏ giữ trong vườn tiêu trung bình từ 10-20cm. Không nuôi các loại cỏ thân ngầm như cỏ ống, cỏ tranh  v.v…

Sau 4-5 năm, đất sẽ phì nhiêu trở lại  nên không cần thiết dùng phân hữu cơ nữa, giảm được chi phí lao động cũng như ô nhiễm môi trường.

Để cỏ dầy trong mùa khô

Thân chuối thối rửa tạo môi trương cho vi sinh

 

Bón phân.

Một năm bón ba lần, đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và cuối mùa mưa, lượng phân bón nên theo chỉ dẫn nhà sản xuất. Phân cứ rãi bừa, đều trên cỏ, sau đó dùng thuốc diệt cỏ xịt với liều lượng thấp hơn chỉ định, cụ thể. Thông thường liều lượng theo hướng dẫn là từ 70-80 cc cho bình xịt 8 lít. Như vậy xịt chỉ pha với 25-30cc, không xịt kĩ. Mục đích là để khi bị tác động của thuốc với liều nhẹ, cỏ chỉ bị thương tái,vàng chứ không chết, trong quá trình cỏ bị thương không hấp thụ được phân bón thì cũng là thời gian tiêu hấp thụ được phân bón mạnh vì có cỏ giữ độ ẩm .

Mỗi năm xịt cỏ cho chết chỉ một lần vào giáp đầu mùa mưa nhưng không xịt kĩ, mục đích khi mưa xuống còn gốc rễ chúng sẽ nhanh phục hồi để giử ẩm cho mặt đất, lỡ gặp hạn trở lại, lớp cỏ khô bờm xồm sẽ cách nhiệt, tránh bốc hơi phân hóa học.

Mỗi năm làm xốp khắp mặt đất một lần (kể cả bờ bồn) vào đầu mùa mưa, dùng bồ cào cuốc với độ sâu 10cm, chỉ bẩy đất chứ không giật, kéo, tránh đứt rễ. Vào đầu mùa mưa, đất vẫn khô nên nước dự trữ trong cây ít. Tỷ lệ rễ đứt do răng cào là không đáng kể nên cây sẽ dễ lành và ít bị chảy nhựa.

Để tránh biến động sinh lí cho cây tiêu, tán cây anh đào hay lòng mức được tỉa quang làm hai đợt trong một một kì.

Đợt một tỉa 50%, nữa tháng sau tỉa 30% còn lại.

Mùa mưa đến sớm hay trễ không quan trọng, cứ giữ mát cho vườn lúc đầu mưa, vì đầu mùa thường mưa ít và khí hậu rất nóng cũng như thời gian ban ngày dài. Chờ tiêu nhú bông non ra độ 3cm thì tỉa tàng đợt một, nữa tháng sau tỉa tàng đợt hai, sau đó lượng ánh nắng giữ 50% trong vườn lúc mùa mưa, sang mùa khô, giữ ánh nắng từ 70-80% trong vườn tiêu là cần thiết.

Toàn bộ tán cây chặt xuống được băm vụn, phân tán đều để làm hữu cơ cho đất, làm lương thực cho mối, trùng v.v  tạo môi trường sống cho vi sinh vật phát triển. Không được diệt mối, mối không ảnh hưởng cây tiêu vì mối thường chỉ ăn cây đã khô, nhờ mối ăn mà xác cây khô mau phân hủy, chuyển hóa.

Bên ngoài chung quanh vườn tiêu trồng một hàng chuối để che nắng, nắng chiều, hoặc trồng thêm mía, thơm vì các cây này thân và nách lá chứa nhiều nước, nên phân tán các loại cây này để mùa khô các loại côn trùng không tập trung vào vườn tiêu đề uống nước. Trong vườn tiêu cũng trồng chuối lác đác nhưng là chuối có thân ốm như chuối cao, chuối bơm để dễ đốn hạ trong vườn. Chuối đóng vai trò rất quan trọng như sau:

Sáu tháng mùa khô là rất khô, nhất là sau tết nguyên đán. Khí hậu nóng hơn nên sương đêm không còn đọng hạt trên lá trong khi nhu cầu về nước để sống còn cho tất cả sinh vật là bức thiết. Thiếu nước uống, các loài kiến sẽ đục vào thân cây tiêu để uống nhựa cây  và cư trú trong đó vì thân tiêu rỗng. Sang mùa mưa, các lỗ rỗng bị đục khoét sẽ chứa nước, sinh bệnh từ đó.

Rệp sáp thân mềm, ẩm như chàng hiu, ốc sên v. v đều phải sống trong môi trường ẩm để chống khô da, sang mùa khô, dù không muốn chúng cũng phải đục bám vào rễ, thân cây tiêu để sinh tồn vì không còn môi trường nào khác, nhất là rệp sáp, từ đó gốc rễ tiêu sẽ là trung tâm cư trú cũng như bệnh tật, khi rệp sáp tăng cao tiêu sẽ chết dần.

Chuối là loại cây có vòng đời ngắn, dao động từ 12- 19 tháng, thân giữ nhiều nước, lá tán rộng, hứng nước mưa, cản gió, khi mưa, nước theo rảnh lá chảy vào thân, xuống gốc và đọng lại nơi nách lá, nách lá chuối như cái hồ nhỏ, là môi trường sống, sinh sản cho nhiều động vật tạo hữu cơ cho vườn cây. Khi mưa, lá rộng cản gió tác động thân cây chuối thành lực đòn bẩy, bẩy đất, khi chết, rễ chuối để lại vô số lỗ rỗng xốp dưới lòng đất cùng nhiều hữu cơ thối mục. Với môi trường thích nghi, rệp sáp, kiến v.v…gốc chuối  sẽ là khách sạn sang, miễn phí của chúng qua mùa khô.

Với chu kì thiên nhiên, trong 10 năm sẽ có một năm hạn nặng, khi hạn nặng hết nước tưới, dùng sắt nhọn đâm vào củ hủ cây chuối cho chuối chết.  Trong quá trình phân hủy, gốc và thân cây chuối cung cấp một ít nước cho tiêu vượt hạn (năm ấy tuy thất thu nhưng vẫn còn giữ được vườn tiêu) chuối trồng trong vườn tiêu chỉ để một cây duy nhất, sau thu hoạch mới để lại một cây con. Sang mùa mưa, khi cần ánh sáng cho tiêu,chặt ngang cây chuối, chừa lại  khoảng 80cm để chống rợp cho tiêu.

Chăm sóc.

Sau khi trồng từ 12-18 tháng sẽ cắt ngang dây tiêu để chúng đâm chồi (không cắt vào giữa mùa mưa cây sẽ chảy nhựa nhiều, dễ nhiễm bệnh) khi chồi non lên, chọn từ 5-7 chồi tốt để cột vào nọc, vậy là đủ, còn các chồi khác cho tỏa ra ngoài, sau thời gian làm trái do không dược bám chúng sẽ tự chết. Cành, nhánh cây tiêu cứ để phủ sát đất, chỉ cắt tỉa ít để thuận tiện dọn lá gốc khi cần.

Tưới.

Tiêu không nên tưới nhiều, lượng nước tưới một lần chỉ cần tương đương với lượng mưa khoảng 50-70mm, sáu đến bảy ngày tưới một lần, tưới ngoài tán tiêu, tưới luôn cỏ, khắp mặt đất trong vườn. Sau tết âm lịch mới tưới vào thân dây tiêu vì lúc ấy thời tiết khô. Khi tưới, dùng vòi nước xịt vào các kẹt nhánh cho cành lá khô văng ra, thỉnh thoảng dùng vòi nước xịt đẩy lá khô trong gốc ra ngoài cho cỏ phân hủy. Một năm nên cào lá khô đọng dưới gốc tiêu ra ngoài hai lần vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Hạn chế đi lại trong vườn trong mùa mưa nhất là khi mưa nhiều.

Khi môi trường tương tác, dung hòa tiêu sẽ không có hoặc rất ít sâu bệnh. Không có môi trường cho nấm mọc thì sẽ không có nấm bệnh. Không mất nước uống kiến, rệp sáp sẽ không đục khoét cây tiêu gây ra bệnh.

(không tự nhiên tay chân ta sưng, tấy, nếu không bị trầy sướt sao có cơ hội nhiễm trùng ? )

Qua phần mô tả trên ta thấy rõ tính vận động và ứng dụng như: chọn địa hình phù hợp. trồng chuối để chia sẻ nguồn nước cho sinh vật. Giữ cỏ khắp mặt đất để giữ ẩm, cách nhiệt, chống sói mòn, phân bố đều lượng nước, tự tái tạo hữu cơ, xúc tác phân hủy tích độc tố của bả, xác tiêu. Dung hòa môi trường.

Mô tả phương án ưu tiên thực hiện giải pháp.

 

 

Bước một: chọn một triền đất tại xã An Phú. Bình Long. BP,  có diện tích 5500m2 , đất cát pha đất đỏ, có độ dày hữu cơ trung bình là 40 cm, Cao độ với nước ngầm thấp nhất trong mùa mưa là 0.7 cm, cao nhất trong mùa khô là 9 mét. Được làm xốp toàn bộ với độ sâu 35 cm và hình thành hình thể để năm sau trồng tiêu.

Bước hai : đào ba con mương phía ngoài, bao chung quanh vườn tiêu để chặn nước ngầm đồng thời trồng anh đào, trồng chuối trước một năm tạo bóng râm cho năm sau thuận tiện trồng tiêu, giảm chi phí. Song song cắt ngang 50 nọc tiêu già để năm sau lấy giống trồng

Kết quả đạt được.

Sau khi áp dụng phương pháp. Đã 24 năm qua vườn tiêu vẫn xanh tốt,cho thu hoạch trên dưới 2kg một nọc.  Tiêu không bệnh nên không sử dụng thuốc hóa học ô nhiễm, độc hại, chi phí thấp nên đã đã duy trì được vườn tiêu qua những năm giá thấp trước sức cạnh tranh của các nước trồng tiêu trong khu vực. Tỷ lệ chết không đáng kể,  8-9/1000. Vườn đã trãi qua những năm nắng hạn gay gắt như năm 1998 và chịu mưa nhiều qua năm 2000 cùng khí hậu thay đổi thất thường. Là nhờ vào phương pháp trên.

  •   Nếu giải pháp trên được nhân rộng hoặc hoạch định vĩ mô như diện tích cao su, thì chỉ cần một tỉnh trồng tiêu, sản lượng chúng ta sẽ dễ dàng đè bẹp các nước cạnh ranh trong khu vực)

                                Tóm tắt giải pháp.

Giải pháp là một phương pháp trồng tiêu ứng phó với khí hậu thay đổi bao gồm: chọn địa lí, địa hình, giống, nọc, giử ẩm, phân bố lượng nước, tái tạo hữu cơ, xúc tác, phân hủy tích độc tố của xác tiêu, dung hòa môi trường, điều tiết ánh sáng, nhiệt, trồng chuối giử nguồn nước cho sinh vật uống qua mùa khô.

…………………………

Bà con và các bạn thân mếm.

Trên đây  là cả một quá trình nghiên cứu lâu dài.

Tiêu là loại đặc sản, có lợi thế về giá do xuất khẩu vì không phải nơi nào cũng trồng được nhưng phù hợp với một số địa lí ở nước ta, phù hợp với lao động giãn đơn, lao động phụ. Với diện tích nhỏ nhưng nguồn thu không nhỏ, chỉ cần  1- 2000 m2  ở quê nhà chúng ta không phải sống cảnh nhà trọ, cơm chợ áo đường, nhọc nhằn trăn trỡ. Với nguồn thu từ diện tích trên ta có thể ở   nhà xum vầy, nuôi dạy con cái, xây dựng xóm làng.

Tôi có vườn tiêu 2000 nọc trồng từ 1987 đã và đang tồn tại với giải pháp trên. Mỗi năm nguồn thu và các hiện tượng góp phần đáng kể cho nghiên cứu khoa học.

Chúc bà con thành công

Tuanminh1964@ymail.com

 

 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693604 visitors (2231490 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free