Chuyên gia Phạm Thanh Khâm
Đã 50 năm từ 1964 đến 2014 tôi sinh sống với cái nghề mang tên chuyên gia nông nghiệp (Agriculture Specialist) tại 23 quốc gia. Trong vòng 10 năm nay tôi đã có 6 chuyến đi công tác đến đất nước xa xôi A-Phú-Hãn.
Sau chuyến di tản từ Kabul đi Dubai 28/3/2014 do khủng bố Taliban trong mùa bầu cử ở xứ này, tôi trở lại Kabul ngày 20/4/2014 tiếp tục làm Senior Policy/Institutional Development Advisor cho Bộ Nông Nghiệp.
Đoãn văn sau đây với vài hình ảnh minh họa là một phần chuyện nghèo đói của nông dân A-Phú-Hãn. Sau 8 thể chế cai trị đất nước này, nông dân qua bao thế hệ không khá ơn. Thời sơ khai nền nông nghiệp của chế độ Amanullah Khan (1918-1929) chỉ ghi nhận việc thiết lập truờng Canh Nông thực hành đầu tiên năm 1924. Từ thời vua Muhammad Zahir Shah (1933-1973) đến Tổng Thống Mohammed Daud Khan (1973-1978) chỉ ghi nhận Trường Đại học Kabul có thêm phân khoa Nông Nghiệp và Bộ Nông Nghiệp được thiết lập năm 1948 chỉ chú trọng xuất cảng cây ăn trái đến Pakistan, Ấn độ và United Arab Emirates.
Bốn chế độ cai trị kế tiếp đã phá nát nền nông nghiệp của quốc gia này với (1) sự thiết lập các hệ thống hợp tác xã có tên nhưng không hoạt động hữu hiệu trong thời People’s Democratic Party of Afghanistan (1978-1979), (2) việc thiết lập các công trường quốc doanh thời kỳ Nga chiếm đóng (1979-1992), (3) sự tan rã cơ chế tổ chức nông nghiệp còn sót lại của các chế độ trước trong thời kỳ quật khởi Mujahedin (1992-1996), (4) nông dân bỏ đất chạy trốn dưới thời kỳ cai trị hà khắc Taliban của Mallah Mohammad Omar (1996-2001).
Tổng Thống Hamid Kazai trong hai nhiệm kỳ không chú tâm vào việc phát triển nông nghiệp do viện trợ ngọai bang quá nhiều và mọi hoạt động phát triển nông nghiệp chỉ ở trong tay các quan quốc tế hoạt động riêng rẽ không có ai phối hợp, nên khi các cơ sở quốc tế này mãn khế ước, quân đôi đồng mimh rút lui, đất nước này rơi vào thời kỳ khủng hõang trở lại.
Tân chính phủ Ashraf Ghani còn đang chọn các cấp chỉ huy điều hành nhiều phủ bộ. Do vậy không có số liệu nào cho thấy nông dân A-Phú-Hãn đạt mức thu nhập trên 500 $US/năm suốt 23 năm chinh chiến trong khi một gia đình nông dân của Mỹ trung bình có thu nhập tăng 25 lần từ $4,654 năm 1960 lên $108,814 năm 2012.
Tóm lại bối cảnh nền nông nghiệp của A-Phú-Hản trong hơn ba thập niên qua vẫn còn ở trong vòng lẩn quẩn nghèo đói. Thiên tai (hạn hán, giá lạnh), chiến tranh qua các thời kỳ Nga chiếm đóng, thời kỳ Taliban, thời kỳ tham chiến của quân đội đồng minh, sự trở về ồ ạt của người chạy lánh nạn, quốc nạn ma tuý á-phiện đã đẩy quốc gia này khánh kiệt. Nhiều nan đề về an ninh lảnh thổ, cấu trúc cơ chế hành chánh hưũ hiệu đến các lĩnh vực khác như kinh tế tài chánh, giao thông, y-tế, giáo dục, an toàn lương thực, nạn thiếu dinh dưỡng, nguời sản xuất không có đất canh tác (nợ nần chồng chất phải bán đất, gia súc, bán con gái, trốn qua Pakistan …) v.v. đều là trọng tâm của nhiều chương trình tái thiết thời kỳ hậu Karzai.
Riêng lảnh vực nông nghiệp, tháo gỡ vòng lẫn quẩn nghèo đói qua việc đề ra một chính sách phát triển nông nghiệp chính xác mà nông dân (farmers & herders) với 76% dân số hy vọng đạt được mức sống tương tự như các quốc gia láng giềng Trung Đông là nổ lực ưu tiên từ cấp tân lảnh đạo quốc gia còn nhiều vùng bất an. Cộng đồng thế giới đang tích cực trợ giúp lảnh vực này theo nền tảng phát triển nông nghiệp “phi á-phiện” (non-opium agriculture).
Nông dân Afghanistan tiếp tục trồng á phiện trong thế tuyệt vọng, có nghĩa phải trồng á phiện mới sống. Những năm hạn hán từ 1998, 23 năm chinh chiến, chính phủ qua các thời đại không giúp điều gì đáng kể đến nông dân, đường sá và trục lộ giao thông vừa bị phá hủy được trùng tu chậm chạp. Khả năng làm thêm nhiều đừơng còn giới hạn đã đẩy nông dân vào con đường khánh kiệt. Các lảnh chúa vùng, nhóm tàn dư Taliban, các tay buôn lậu bạch phiến đứng ra khuyến khích nông dân khánh kiệt này tham dự vào thị trường á phiện. Chánh phủ trung ương ở Kabul thiếu phương tiện kiểm soát, trong khi thị trường bạch phiến ở Âu châu và Bắc Mỹ quá lớn. Đã phát giác những đường dây á phiện được bảo vệ bởi các nhóm trên. Họ đánh thuế khi á phiện được vận chuyển qua đường rừng núi được bảo vệ, không có trục lộ giao thông. Nông dân trồng á phiện không sợ bất cứ ai đến quấy rầy ngoại trừ đám người nói trên đến thu mua. Theo thong kê đầu năm 2014 có hơn 15.2% nông dân thích trồng cây á-phiện hơn các hoa màu khác.
Có lẽ yếu tố quan trọng khác ở nông thôn có đề cập nhưng chưa có giải đáp về vai trò phụ nữ đóng góp vào việc sản xuất. Đàn bà ở nông thôn với chiếc áo burqa còn nhiều vấn đề nhậy cảm về tôn giáo, phong tục tập quán, thiếu cơ hội đi học.
Đàn bà mặc burqa ở thủ đô Kabul
Một hình ảnh đàn bà ở tỉnh lỵ Mazar-e-Sharif mặc chiếc áo burqa
Giữa tháng 5/2014 tôi đi thăm viếng tỉnh Balkh và gặp lại nhiều cọng sự viên cũ mà tôi đã làm việc với họ năm 2004. Với cái áo perahan cái quần tumban đầu đội cái mũ pakol vừa giúp giảm thiểu nguy hiểm khi di chuyển, tôi được các đồng nghiệp bản xứ đón tiếp vui vẽ thân tình nên 4 ngày thăm viếng tại tỉnh này tôi hiểu biết nhiều điều hữu ích cho công việc của tôi ở Kabul.
Ảnh chụp ngày 14/5/2014
tại Mazar-e-Sharif tỉnh Balkh với hai cọng sự viên Afghan đứng từ trái qua
phải: Kỹ sư Canh Nông Rafiulah Rahimzai, tài xếAfghan, Kỹ sư Canh Nông
Noorullah Kohestani và Senior Policy/Institutional Development Advisor Phạm
Thanh Khâm.
Trong chuyến đi này tôi có thăm viếng cơ sở tơ tầm, các nơi sản xuất rau cải, cây ăn trái… với kết quả khích lệ. Việc trồng á-phiện tại tỉnh này rất ít có lẽ là trường hợp ngọai lệ vì Thống Đốc Atta Mohammad quyết tâm kiểm soát và đánh đuổi nhóm Taliban cuối cùng ra khỏi tỉnh của ông. Đất nứơc này cần phải có 31 thống đốc như Atta Mohammad thì mới mong canh tân đất nứơc có quá nhiều vấn nạn như hiện nay.
Vùng biên giới phiá Nam Pakistan/Afghanistan là nơi chế biến heroin qui mô của thế giới nghiện ngập. Giới chức thẩm quyền Afghanistan luôn đưa ra nhận định phải còn mất hơn 20 năm nữa đất nước của họ mới đạt được mức bài trừ ma túy như Thái Lan ngày nay.
Afghanistan vẫn còn xếp hạng là một trong những quốc gia nghèo nhứt trên thế giới. Tôi chưa đọc bản xếp hạng gần đây của tổ chức Transparency International nhưng không ngạc nhiên khi nghe một tướng chỉ huy thuộc lực lượng quân đội Mỹ đồn trú ở đây đưa nhận định là nạn tham nhũng ở Afghanistan còn trầm trọng và nguy hiểm hơn sự đe dọa của Taliban.
Việc rút quân của lực lượng quân sự đồng minh đã làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi kinh tế đến từ các dịch vụ liên hệ. Người bản địa mất việc làm, bất động sản mất giá hơn 50%. Tệ nạn xã hội gia tăng như nghiện ngập, nạn hành khất…
Tân Tổng Thống Ashraf Ghani biết đất nứơc của ông hơn tất cả công dân của xứ ông và biết được các định chế tài chánh quốc tế vì ông đã từng làm chuyên gia cho Ngân Hàng Thế Giới từ 1991, đã tốt nghiệp ở Đại học Columbia University. Liệu trong những năm tháng sắp đến ông có đủ may mắn đưa đất nước của ông ra khỏi cơn khủng hỏang trầm kha của xứ ông.
Là một chuyên gia nông nghiệp được gửi từ bên ngòai đến cho một công việc nhứt định trong một thời gian nhứt định, tôi chỉ biết viết lại mấy câu thơ không đầu không đuôi mà tôi đã viết trong đêm vắng ở bờ biển Dubai 10 năm trước được in vào Tuyển Tập “Thuở Phiêu Bồng” của tôi do www.ninh-hoa.com xuất bản 2013. Lần này tôi viết lại như sau:
Lò lửa Trung Đông vẫn còn nóng
Người ôm bom vẫn còn đông
Ả
Phù dung tiếp tục bay bổng
Con nhà nông còn ở đường cùng.
Ảnh Phạm Thanh Khâm chụp
ngày 14/5/2014 tại Mazar-e-Sharif
Viết tại Houston, Texas
Thanksgiving Day 27/11/2014
Phạm Thanh Khâm