Tùy bút:
Xã Khánh Hội thuộc Huyện U Minh Tỉnh Cà Mau, là xã ven biển đạt chuẩn bốn không:- Không điện, -không đường xá,- không trường,- không trạm xá. Muốn đến phải đi bằng xuồng ghe tàu bè…Nhưng nay đã đổi khác…khi đã quằng mình gánh cơn bảo lịch sử có nhiều người chết và mất tích…
Những gia đình nào ở ven biển cũng vậy, hể đến tháng Mười âm lịch hàng năm đều hăng hái ra khơi để kiếm tiền đón Tết cho huy hoàng, xôm tụ xóm làng. Gia đình anh Hai Đực chuẫn bị mọi lễ vật để cúng ghe trước lúc khởi hành khi bình minh vừa ló dạng. Chị Hai Đực tươm tất nào là dầu mở, thức ăn nước uống, dụng cụ y tế….để anh hai Đực cùng năm người đi bạn lên đường cho đúng ngày giờ đại lợi. Ngày xưa, những ngày xuất quân ra trận như vầy rất náo nhiệt cả một vùng, tiếng trống múa lân, tiếng pháo đì đùng như xua tà đuổi quỉ tránh xa, để đón rước thần linh về phù hộ cho chuyến đánh bắt tôm cá đầy khoang. Anh chị Hai đốt nguyên cả bó nhang vẩy vẩy thập hướng mười phương, miệng lâm râm khấn vái. Sau đó là buổi tiệc nhỏ của gia đình và bạn bè lân cận cùng nhau chúc tụng cho chuyến ra khơi được nhiều may mắn, tấn tài, tấn lộc tấn bình an….Riêng chị Hai Đực trong lòng có gì xao xuyến luyến lưu không muốn xa rời chồng trước lúc ra đi. Nhưng thôi, thuyền đã nổ máy giòn dả như cả không gian chờ đón vượt sóng ra khơi. Chị hai nhìn theo không rời đôi mắt, khi ghe đã khất bóng lờ mờ trong những hàng cây đước ven sông.
Khánh Hội là một xã ven biển thuộc huyện U Minh tỉnh Cà Mau. Cửa sông có dáng hình chử V như mở toan hứng lấy hết những tinh hoa, những tài nguyên của biển. Xa…xa mới có vài ngôi nhà đan xen với hàng đước già cổi lung lay trước gió. Hoa muống biển rung rinh chờ đón cơn sóng vổ về, ngoài khơi đàn hải âu tung cánh chao đảo như chào đón thuyền về đầy ấp cá tôm. Chạy dọc theo hai bờ sông là nhà của các ngư dân sống bằng nghề đi biển, nhà nghèo mua máy đuôi tôm đánh bắt gần bờ, nhà khá hơn mua máy lớn đánh bắt xa bờ. Nơi đây, có khoảng 90% là "vườn không nhà trống".Họ ra khơi theo từng cơn nước và từng mùa vụ. Mùa mưa bảo lại trúng lớn nhưng thường hiểm nguy. Xóm nầy được dựng nên bởi những gia đình tứ xứ, đa phần thanh niên tuổi lao động họ được các chủ tàu mướn đi biển còn goị là đi bạn. Tiền công được chia theo phần trăm sản lượng cá tôm thu được. Những người đàn bà thì chuyên về vá lưới, nên ai có vợ cũng mang theo. Lâu dần, lâu dần, càng đông hơn và cũng có cái tên do người địa phương đặt là “Xóm Nhà Lá” từ dạo ấy.Xóm nhà lá nầy qui tụ đủ thành phần, kẻ bán quán nước, quán nhậu, kẻ vá lưới phơi khô, hay lựa cá…nói chung đủ ngành nghề tay chân, nhưng thu nhập cũng đủ sống qua ngày đoạn tháng. Ngư dân ở đây đi biển đời nầy truyền sang đời khác chưa bao giờ qua trường lớp dạy nghề, nên rất thiếu kỷ năng khoa học như không phao cứu sinh hay phương tiện hiện đại, hay tài công, thợ máy rành nghề. Họ chỉ đi biển theo kinh nghiệm ngàn đời, họ chỉ nhìn sao trời lấp lánh hay lúc hừng đông thấy đỏ sẫm là biết ngày tới có mưa giông, sóng to gió lớn…nói chung xưa nay vẫn an bình trôi theo triền sóng bao la của biển. Lần nầy cũng như bao lần khác, các bà vợ, các chủ tàu náo nức chờ đón ngày về của chồng với con tàu chở đầy ấp cá tôm để chuẩn bị cho ngày cận Tết. Đến ngày ra khơi, xóm nhà lá vắng bóng thưa người đàn ông, chỉ còn lại là đàn bà và lủ trẻ, những ông bị bệnh, hay những cụ già hết sức lao động. Những người đàn bà nầy ngoài việc vá lưới, làm vặt trong nhà, dư thời giờ không biết làm gì, nên mổi đêm họ thường tụ tập ở nhà ai đó ăn nhậu, cờ bạc, ca hát không thua cánh đàn ông sau những lần trúng vụ về bến dưởng quân.
Những người đàn ông mổi ngày khom lưng quàng lưới, lạnh thấu xương vào đêm, nắng cháy da vào ban ngày, đổ mồ hôi, sôi nước mắt, chắc chiu kiếm nhiều tiền, để tiền đó mấy bà vợ nướng vào cuộc ăn chơi, mua sắm khi chồng vắng nhà…. Họ cứ nghĩ là “ tiền rừng biển bạc” cớ gì lo cho mệt xác hôm nay hết tiền là ngày mai sẽ có. Cá tôm là do trời ban tặng. Nhưng họ đâu nghĩ rằng:…..
Sáng ngày mùng Ba tháng Mười năm 1997 khung cảnh khác thường, chim chóc bay loạn xạ, lũ chó kêu ăng ẳng khắp xóm làng, bầu không khí yên ắng lạ kỳ, không một làn gió dù chỉ thoáng qua, không gian như nín lặng đợi chờ một điều gì đó…
Chị Hai Đực sáng nay thức dậy thật sớm, đêm qua chị thao thức không sao ngủ được, chị sang nhà hàng xóm, nhưng lạ thay các chiến hửu không ai bảo ai mà vẻ mặt ai cũng hóc hát vì mất ngủ ngồi lặng lẻ nhìn ra hướng biển sâu thẳm. Khác mọi khi, cứ mổi làn gặp là tụ ba tụm bảy bàn tán số đầu số đuôi, hay lẹ làng làm mồi nhậu. Người bàn thế nầy, kẻ bàn thế nọ, nào là chim cú kêu từng hồi ba tiếng nghe rợn người. Mọi người đưa
ra dự đoán, nói chung chẳng điềm nào lành cả. Thỉnh thoảng trên đài phát thanh báo tin có cơn bảo khẩn cấp, cơn bảo số “5” rất hung hãn đang đổ bộ vào đất liền, tâm bảo có thể là vùng biển Cà Mau và Rạch Giá…sức gió…và hướng gió…, đồng bào và ngư dân hảy tìm nơi trú ẩn…
Trời yên, biển lặng, nhưng đến giửa trưa có những cơn gió nhè nhẹ thổi về càng lúc càng tăng. Gió giật qua một đợt rồi nín lặng…càng về chiều mây đem bao phủ cả một góc trời, tiếng gió quyện tròn những hàng đước ven biển rít lên kẻo kẹt nghe thê lương như tiếng khóc từ xa vọng về buồn nảo lòng người chờ đợi. Cả xóm nháo nhác nhìn nhau, ai nấy lo tu sửa lại nhà cửa, tích trử thức ăn phòng khi bảo đến…Càng về chiều gió giật liên hồi, kèm theo mưa đạt đỉnh điểm, người thì chạy đi tìm nhà chắc chắn tìm nơi ẩn núp. Những chiếc ghe máy đuôi tôm đánh bắt gần bờ chạy vào kịp cũng hồn kinh phách tán, củng có một số ghe nhỏ bị chìm, thân ghe bị sóng hất tung lên bờ nằm lăng lóc, còn người thì mất dạng. Ngoài xa khơi, trời trở nên xám xịt, giống như đêm tối xen lẫn cơn mưa. Từ xa những tia chớp xé toạt màng đêm chia ra nhiều nhánh nhỏ xuyên thủng phía chân trời, lũ trẻ tinh nghịch thích thú nhảy múa dưới cơn mưa ập đến. Trời vốn tối, càng trở nên u ám hơn, luồng khí lạnh từ biển thổi vào rít lên từng cơn, từng cơn như giọng ai oán của hồn oan rong ruổi.
Những ngôi nhà lá đơn sơ sập bẹp xuống nhẹ nhàng, qua cơn gió giật lồm cồm ngồi dậy. Những ngôi nhà tôn tróc mái bay tung tóe khắp nơi như những chiếc lá lìa cành. Những hàng đước, hàng bần nhàu nát bật tới ngã lui như trong cơn say rồi nương theo chìu gió. Người ta chạy tứ tán mổi khi có nhà sập, họ cố bò lết sang nhà khác hoặc núp vào những bụi cây to. Những trẻ con kêu gào khóc mẹ đòi cha, tiếng hổn loạn của chúng hòa lẩn tiếng gió rít lên, tiếng trời gầm, tiếng mưa nặng hạt, như những tiếng dế mèn nỉ non giửa sa mạc hoang vu, cô tịch. Mổi lần tia chớp lóe lên, một khoảng thời gian ít ỏi cũng đủ hiện rỏ cảnh xóm làng tan hoang, lộ ra như một bải chiến trường chưa kết thúc.
Chị Hai Đực núp dưới thân cây đước to khoảng một người ôm đã bật rể nằm sống xoài ra đó, mình quấn miếng vải cao su loan lổ để dành đậy cá phơi khô, tay chân run bây bẩy mà hình như cả xóm đều như vậy.Lo tìm nơi trú ẩn, lo tất bật nên đã tối rồi nên mọi gia đình không ai ăn, nhưng muốn ăn lấy gì mà ăn, tất cả mọi thứ điều bị gió cuốn sạch sành sanh. Nhưng có một nổi lo sâu thẩm nhứt là những người đàn ông đã ra khơi bám biển, chưa thấy họ quay về. Chị Hai Đực hy vọng ngoài khơi không ảnh hưởng của cơn bảo. Hy vọng là để an ủi đó thôi, thật ra trong lòng chị bồn chồn lo lắng không thể tả, cứ thấp thỏm nhìn ra hướng cửa biển một màu đen kịt mờ ảo. Trời mưa như trút nước, gió ơi là gió rít xuyên qua hàng cây khe lá, tia chớp chỉ đủ nhìn những hạt mưa vắn dài gần gủi làm sao, mà cũng có ảo giác xa lạ làm sao.
Trời về khuya, gió đã giảm cường độ, mưa cũng thưa dần bớt nặng hạt hơn, rồi từ từ dịu hẳn, giống như người uống thuốc bị sốc sau khi được giải độc im lìm chìm sâu vào giấc ngủ…..
Trời tờ mờ nhá nhem sáng, thứ anh sáng yếu ớt cũng đủ nhận ra nhau. Những bóng đen đâm qua xẹt lại, những tiếng gọi thất thanh của người thân tìm nhau còn in trên nét mặt như vừa chợt tỉnh sau cơn ác mộng. Kế bên là xác những đứa trẻ bị cây đè, hay bị gió cuốn bay lên nằm la liệt. Nhửng tiếng gào thét thãm thương của những bà mẹ mất con, nhà bị sập, tài sản phút chốc tan thành theo chìu gió.
Một ngày, rồi hai ngày, những xác người lờ đờ trôi dạt khắp bải biển cây trơ trọi lá. Cư dân Xóm Nhà Lá hay tin, kẻ chèo người chóng cho mau đến để nhìn. Ai cũng mong rằng đó không phải là người thân của mình. Nhưng ông trời đâu có chìu lòng ai được?.Có lẽ do thần giao cách cãm hay sao, những thi thể đó cũng được người thân nhận dạng trong chốc lác. Có những thi thể do sóng dập vùi, hay do cá tôm ăn phải nên loan lổ nhưng vẫn nhận ra do quần áo còn sót lại. “ Người ăn cá, cá ăn người”. Một số lại hy vọng vì chưa tìm được thi thể người thân, vì nghe đâu đó có một số tàu trôi dạt sang các nước bạn được cứu giúp. Lâu lâu cũng có vài người về, những cảnh nầy diễn ra đầy nước mắt, nhưng không nhiều, lâu lắm rồi không thấy ai về nữa.Những người đàn bà còn rất trẻ , mỗi chiều chiều thường hay ra bải biển ngóng trông, họ hy vọng, vì chưa tìm được xác chồng là còn hy vọng…
Thời gian thấm thoát qua nhanh, cũng như nước ròng nước lớn, cảnh củ hiện về như mọi ngày, mà người củ bặt vô âm tín. Chị Hai Đực cũng gần tới ngày sanh nở, chị hứa với lòng khi con cái lớn lên, không bao giờ cho chúng theo nghề cha của nó. Xóm bây giờ không còn nhộn nhịp nữa. Con cái lớn lên thì ra tỉnh thành tìm việc mưu sinh. Xóm không còn đàn ông khỏe mạnh theo đuổi nghề biển như xưa. Có chăng là những người còn khả năng tài chính, được nhà nước hổ trợ cho vay tiền đóng lại tàu mới, nhưng chẳng là bao. Đi tới đi lui cả Xóm Nhà Lá là đàn bà và trẻ nhỏ. Hể đến ngày mùng Ba tháng Mười là ngày giổ tập thể của Xóm Nhà Lá nầy. Có người nói cho vui trong ngày giổ:- Các bà cứ chờ đợi không chịu lấy chồng, mai mốt biết đâu mấy ổng thành Việt Kiều trở về, thì Xóm Nhà Lá thành xóm nhà ngói cho coi ? Hy vọng là vậy, chứ mổi chiều về, các chị thường ra bải biển ngóng về một phương trời vô định. Thỉnh thoảng ai đó lại đấp thêm các nấm mộ gió để tưởng tượng nơi đây là hài cốt của người thân mình, nằm rải rác xen lẫn với màu hoa muốn biển xanh tươi. Cơn gió nhè nhẹ thổi rung rinh, rung rinh hoa lá để chờ sóng vổ về, màu trắng khinh khinh, nhụy hoa buồn tim tím,
chào em, chào em…, mà mùa Xuân không về “Xóm Nhà Lá” bao giờ…, để đêm đêm nghe biển khóc vọng về..../.
Võ Thanh Nghi, “Kỷ niệm một lần trở lại” 2014
Đt: 0913.987.867 -vothanhnghiag@yahoo.com.vn