.
  Nông Lâm Súc Bảo Lộc
 

NÔNG LÂM SÚC BẢO LỘC



 
Năm 1967 tôi may mắn vào trường kỹ thuật, không phải là kỹ thuật cơ khí,điện khí hay công nghệ người ta thường biết. Một kỹ thuật canh tác nông sản , bảo tồn lâm sản, tài nguyên thiên nhiên quốc gia và kỹ thuật chăn nuôi gia súc được mang danh hiệu là trường Kỹ thuật Mông Lâm Súc. Một bước tiến giúp cho nông gia và ngành chăn nuôi ngày thêm phát triển để kịp thời cung ứng đầy đủ thực phẩm giúp cho đời sống của nhân loại đang trên đà gia tăng dân số như hiện nay.
           Trường tọa lạc trên vùng cao nguyên đất đỏ Đi Linh trên trục quốc lộ 20, cách Sàigon khoảng 187 cây số và cách Đà Lạt khoảng 110 cây số thuộc quận hạt Bảo lộc (cũng có người gọi là B'Lao ), thị xả Lâm Đồng,khí hậu mát mẻ,nhiều mưa phùng,lắm sương mù, cũng là thành phố không kém phần mộng mơ và lãng mạn .
 
Cao nguyên gió thổi hiu hiu, 
chiều về tan học anh dìu em đi.
Mộng mơ sương tỏa li ti
tình yêu chớm nở người thì luyến nhau.
 
          Trường Nông Lâm Súc Bảo Lộc nằm về hướng Bắc của quốc Lộ 20,cổng trường cao và rộng có ba chữ Nông Lân Súc màu đen đậm nét (trước 1975), được nâng lên bởi hai cột cement vuông rất khang trang, nơi đó cũng là lối chánh để vào thẳng đến văn phòng hiệu trưởng ,hai bên sân dọc con lộ là những cây rừng như Bằng Lăng,Sao, Gõ Đỏ và Khuynh diệp v…v… lẫn với hàng thông xanh xanh thêm phần tươi mát cho sân trường .
Trước khi đến văn phòng chúng ta sẽ ngang qua sân cờ đó cũng là bùng binh có nhiều lối rẽ,dưới chân cột cờ một bệ ciment tròn cao khoảng 3 tất với đường kính khoảng 2 thước, bên trong có những cây hoa tươi làm tăng thêm sự tươi đẹp của sân cờ. Nhớ lại ngày xưa mỗi sáng thứ hai tất cả học viên tề tựu ở sân cờ hướng tâm cho hồn thiên sông núi Việt Nam,vang lên tiếng hát với bài quốc ca ( nầy công dân ơi ….) hết sức phấn khởi,hùng dũng của ngày đầu trong tuần trước khi vào lớp. Từ sân cờ có lối đến hai giảng đường A và B của lớp học,các học viên nam nữ bách bộ tà tà,với vẻ lè phè qua con đường trữ tình mang tên Hoàng Hoa Lộ mà các huynh trưởng ngày trước gắn cho cái tên rất để mến,để yêu nầy vì hằng năm mùa trổ hoa thì hai hang lá xanh nhường chỗ cho những chùm hoa vàng rực rỡ dọc theo hai bên con lộ,đồng thời phần hoa rơi trên mặt đường tao một màu vàng lãng mạn mà nam sinh,nữ tú Nông Lâm Súc đã dẫm lên khi đến lớp. Cũng từ khuôn viên sân cờ ta có thể nhìn thấy một biệt thự,lối vào được kiến trúc ba mặt hình Parabal giữa và chữ nhật hai bên với những nét vừa vuông vừa công trông rất thẩm mỹ và lạ mắt đó là văn phòng hiệu trưởng, lúc bây giờ do thầy Nghiêm Xuân Thịnh đảm nhiệm.
 
Trường xưa lối cũ đã lâu,
mỗi khi hồi tưởng nơi đâu cũng tường,
bên này đúng Đại thính đường,
lối hoàng hoa lộ em thường dẫm qua.
 
 
 
 
          Dọc theo văn phòng một lối đi thẳng đến các lưu học xá A,B,C, D và E . lưu học xá A,B,C,D tương đối nhỏ dành cho các nam sinh thường luôn gắn liền với danh từ bất hữu ( quậy) đôi lúc các thầy giám thị và giám canh cũng phải bực mình,còn lưu học xá E đặc biệt lớn hơn,xinh hơn có phần nũng nịu hơn dành riêng cho các công nương NLS nhưng không rỏ các cô có mang danh từ đặc biệt nào hay không?, tôi thắc mắt tại sao trường lại đặt cho lưu học xá phái nữ là E mà không cho một chữ khác,theo suy nghĩ cá nhân có lẽ E tượng trưng cho chữ em chăng?
         Tiến thêm vào trong đụng đến một thủy lầu với bốn chân bẹt ra đỡ cái bồn nước to tướng cao ngạo trông rất thô và kém phần thẩm mỹ nhưng nó đóng góp một phần quan trọng trong việc vệ sinh hóa cho các lưu học xá và các gian biệt thự quanh trường,đi thẳng tới là nhà kho và nhà cơ giới với những nông cụ ngổn ngang,bề bộn bên cạnh đôi máy cày đang được tu bổ. Kế đến là khu đất rộng với những luống hoa mầu xanh mướt đủ loại có hàng,có lối và khang trang, mỗi lô có một bản nhỏ ghi những chi tiết cần thiết,đó là khu thực hành nông trại dành riêng cho các nam nữ học viên có dịp đổ mồ hôi trên luống đất mầu mở hầu tranh tài với những điểm khấm khá từ giáo sư đồng thời cũng trau dồi và học hỏi thêm phần thực hành hầu phát huy cho ngành Canh Nông.
        
Nắng hồng tỏa ấm bờ vài,
cô em duyên dáng đang cày luống hoa,
trộm nhìn vẻ đẹp từ xa,
lòng anh mông ước chuyễn xa hoá gần.
 
 


 Chúng ta cũng không quên chiêm ngưỡng khu chuồng trại của anh chị ban Mục Súc tuy đến đó đôi lúc cũng có những mùi rất khó quên và để nhớ của đàn gia súc như trâu bò ngựa,dê,heo, và nhiều loại gia cầm khác,chúng nhoi nhúc, lao xao tranh nhau những thức ăn gia sức béo bở. Trang trại cũng không kém phần khang trang,thứ tự cho từng loại gia súc,nhưng hơi kém phần sạch sẽ so với những nơi khác bởi những gia cầm thảy uế tứ tung đồng thời kèm theo đống phần chuồng tổ bố đang được ủ… 
Trường đã đào tạo nhiều chuyên viên kỹ thuật như cán sự,(cho học viện học hai lớp ngủ, tứ và một năm cán sự) kiểm sự(cho học viện học ba lớp tam nhị nhất và một năm kiểm sự) sau khi tốt nghiệp họ sẽ được bổ nhiệm vào các cơ sở địa Phuơng để trợ giúp và hướng dẫn dân trong các ngành như Canh Nông,Thủy Lâm cũng như Mực Súc ngoài ra còn phụ thêm ngành dưỡng ngư (ngư nghiệp) dành cho các học viên ban Thủy Lâm. Các học viện khác sau khi tốt nghiệp Trung học cũng có thể vào trường cao đẳng NLS hoặc vào phân khác của các trường bậc đại học hay xin du học nước ngoài nếu đủ điều kiện. 
Hồi tưởng lại một thời Đaị Thính Đường đã cho chúng ta nhiều ấn tượng với những buổi văn nghệ sôi nỗi trong những bài hát trữ tình bởi vọng ca oanh vàng của nam nữ nghệ sĩ cây nhà lá vườn của NLS. Dù hây hay dở nhưng đã nhiễm vào tiềm thức của 45 năm đã trôi qua như vừa xảy ra còn vang vẳng đâu đây . Chúng ta cũng không bỏ qua một phận xá khan trang sạch sẽ và sáng sủa bởi hàng cửa sổ bao quanh nơi đây đã mang đến các học viên những buổi ăn thanh đạm hoà lẫn tiếng ồn ào náo nhiệt trong tình bằng hữu , yêu thương đầy kỷ niệm của thời đi học gần bạn xa nhà.
           Thời gian thật vô tình không thấy nó di động nhưng hắn ta đã cướp mất chúng ta một thời niên thiếu của tuổi thanh xuân, mà hắn ta đã mang đi mãi mãi không hề quây lại. 
 
 
Vương Thanh Khôi (Dương Văn Khôi )CT /1965-1966 . BL/ 1967-1969                      
El Monte CA 91732 California. USA      
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 640624 visitors (2134483 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free