.
  Bút ký tạp lục
 


Bút Ký Tạp lục




Chuồng tôi tên Lúa, còn em là Gạo, người dân quen gọi chúng tôi là chồng vợ thằng Hai Lúa Gạo.Chúng tôi sống nơi đồng không nong quạnh từ hàng ngàn năm nơi vùng nước nổi của Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên.Cuộc sống vợ chồng tôi rất yên ắng cùng với bạn xóm riềng gần xa như cá Lóc. Cá trê, Rô, Phi, Sặc và nhiều chim cò, rắn rít….Đêm đêm, lắng nghe câu hò, câu hát ví dầu lẫn tiếng võng kẻo kẹt đong đưa ru con ngủ của người hàng xóm giọng buồn não ruột:

  “Ví dầu cầu ván đóng đinh..ơ..ơ, Cầu tre lắt lẽo gập ghình khó đi. Khó đi mẹ dắt con đi..ơ..ơ., Con đi trường học mẹ đi trường đời..ơ..ơ..”hay:

“Gió đưa gió đẩy, về rẩy ăn cồng.

   Về bưng ăn ốc..ơ..ơ, về đồng ăn cua..ơ..ơ.”

 

( Khảo sát cánh đồng lúa nổi còn sót lại ở xả Lương An Trà AG)

Đã qua hàng nghìn năm, vợ chồng tôi sống chan hòa với thiên nhiên, cảnh vật và với con người và đặt tên cho tôi là “lúa nổi, lúa trời”… Tôi rất tâm đắt vì vì chồng tôi có “ cái xương sống” rất dài khoảng ba đến bốn thước, không có loài nào sánh bằng. “ Cái xương sống” sẽ dài ra theo khi nước dâng cao hay thấp, và trãi dài ra sát đất khi nước rút đi,đầu bên đông, đít bên tây.“ Ai ơi đừng lấy học trò, Lưng dài tốn vải ăn no lại nằm”. Nhưng chồng tôi rất khỏe, chống được sâu rầy đến phá hại gia đình trong suốt
thời kỳ tôi sinh nở. 
Đó cũng là lúc vợ chồng tôi cho ra thế hệ mới là những hạt ngọc màu vàng óng ánh trãi dài đến tận chân trời xa thẳm.Đã đến lúc nông dân hăng hái ra đồng gặt hái báo hiệu ngày cận Tết của người dân Việt cần cù siêng năng, cần mẫn bao đời để có hạt ngọc nấu cơm dâng cúng ông bà trong ba ngày Tết.

   Tục xưa rằng, dòng họ lúa nhà tôi hạt lúa bằng trái dừa khô, khi chín rụng xuống ào ào lăn về lẫm lúa (kho) mà con người không cần gặt hái. Nhưng một hôm có mụ chủ nhà lười biếng mãi mê chuyện “gối chăn”, không chịu dọn dẹp sân bãi. Đến ngày nỡ nhụy khai hoa, chúng tôi lũ lượt kéo về tới tấp phá hỏng cuộc vui, mụ nọ nỗi cơn mây mưa mặt xanh như chàm bèn xách chỗi đập dòng họ nhà lúa tan tành ra từng mãnh cho đã nư giận dử của mụ. Từ đó chúng tôi biến thành hạt lúa nhỏ như ngày hôm nay.

( Minh họa hạt lúa thời xưa)

  Thuở xa xưa vợ chồng tôi cho năng xuât rất thấp khoảng 5 đến 6 giạ một công, nên nông dân cứ nghèo, nghèo mãi mà con người lại sinh đẻ cấp số nhân mười, nên dân số phát triễn quá nhanh gây mất cân đối lương thực. Đấy là mấu chốt đưa đến chiến tranh lương thực giữa con người với con người hay các quốc gia trên thế giới.

(Đền Phan Thanh Giản VL còn lưu giữ hạt lúa xưa)

  Từ đó con người luôn luôn tìm biện pháp làm thế nào lương thực cũng tăng theo đà dân số 7 tỷ người, nếu không con người sẽ chịu cảnh đói thê thảm sau nầy. Thế là ngành khoa học nông nghiệp được ra đời, điển hình là các trường chuyên nghiệp “Nông-Lâm-Súc” thành lập khắp các nơi như Huế, SaiGòn, BLao, Cần Thơ. Nơi đây đào tạo các chuyên viên, kỷ sư, giáo sư…chăm lo về nông nghiệp của nước nhà. Vậy là vợ, chồng tôi phải đối mặt muôn vàn khó khăn với các nhà khoa học nầy. Các Ông chuyên viên về lúa gạo như Kỷ sư PLB, Gs. TTT, Ks HQC, Ts TĐH…đem vợ chồng chúng tôi đến cái “ la bô” lột hết xiêm y, rồi mổ xẻ soi rọi tìm tòi những hạt nhỏ li ti gọi là “gen” gì đó, rồi kết hợp với giống lúa nước ngoài có tên “thần nông” hay còn gọi “AK kè”* để cho ra những thế hệ có thân cứng lùn hơn và ngắn hơn tạo ra nhiều hột cho năng suất cao hơn từ 25 đến 30 giạ. Da tôi màu nâu nhạt, nay các nhà khoa học còn cách tân qua nhiều thế hệ cho chị em chúng tôi đẹp hơn xưa, nước da trắng như gái xứ Nha Mân, lại có hương thơm dịu dàng như nàng tiên nữ. Chúng tôi còn được nâng niu đem trưng bày ở các kỳ hội hè cho mọi người chiêm ngưởng nét đẹp của chị gạo “ Chợ Đào, Sóc Trăng, Hương Lài, Jasmine…” và còn tôn vinh chúng tôi là những giống “ hoa hậu, á hậu”…được nông dân "nâng như trứng, hứng như hoa" thích thú cưới về làm giống cho vụ sau.Thành công ấy, cũng do công sức các nhà khoa học đã đưa nước nhà từ chổ thiếu ăn, nay đã là vị trí hàng đầu xuất cảng gạo. Nhà hàng “ Hai Lúa” cũng rực rở ánh đèn đêm, món ăn đa dạng, phong cách chào đón khách thập phương đã gợi ý tôn vinh vợ chồng Hai Lúa.

( Thu hoạch lúa trời  Tháp Mười)

  Tưởng đâu, vợ chồng tôi được hạnh phúc muôn năm với đàn cháu chắc để phục vụ bửa ăn cho con người. Nào ngờ bị mấy tay nội trợ chế biến vợ chồng tôi ra đủ thứ món ăn mang đậm nét hồn quê mộc mạc đã theo chân người Việt ở bất cứ nơi đâu. Dù trong hội hè, đình đám nhỏ lớn, mà thực đơn không thể thiếu món ăn chế biến từ thân thể của vợ chồng em là những hạt gạo mang sắc trắng tinh ươm, vị dẻo, bùi, ngào ngạt mùi hương của đất trời đã trở thành quốc hồn, quốc túy.

( Ăn Phở phải xếp hàng!!!)ảnh internet

  Tục ngữ có câu “ Người sống về gạo, cá bạo về nước” hay “ cơm tẻ,mẹ ruột…” chính văn hóa nông  nghiệp đã chi phối bửa ăn của con người. Từ bửa chính đến bửa phụ, có thể thiếu cá, thiếu thịt, hay sơn hào hải vị, nhưng không thể thiếu món ăn bắt nguồn từ vợ chồng tôi là gạo. Các đầu bếp tài hoa, vốn dĩ mang trong mình tính sáng tạo vô bờ bến trong văn hóa ẩm thực dân gian. Qua bàn tay khéo léo của “đầu bếp gia đình” đã biến thể từ món cơm trắng nước trong ngon lành sang thành những loại ẩm thực đa dạng khác như: bánh phở, bún, hủ tiếu “Nam Vang”…Ai đó đã ngắm nhìn ông Tây Ba Lô ăn phở thật ngon lành, bưng cả hai tay húp nước súp rồn rột nghe phát thèm khi ngang qua gian hàng phở “Hà Nội”sáng tinh sương…Không những thế, mấy “ ông anh háo gái” thường đi “ăn phở” về đêm, quên cả lối về ăn “ cơm nguội” thường bị  “sư tử Hà Đông” nện cho một trận nên thân…, hay là Tết nầy rủ nhau đến quán hủ tiếu “Nam Vang” thưởng thức tô hủ tiếu nóng hổi vừa thổi vừa ăn phảng phất nét thanh tao, ngon ngọt vị xương hay tô bún đa dạng về chủng loại mà vẫn ngan ngát hương vị hạt gạo quê mình.

( gánh phở  hàng rong) ảnh internet

  Thế nhưng, thời gian gần đây vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn là điều làm không ít người e ngại. Vậy khi “ chán cơm, thèm phở” mà vẫn thưởng thức được tô phở hay hủ tiếu, bún rêu “Hiếu Thuận” Long Xuyên, để ăn liền mà vẫn đáp ứng đòi hỏi của thượng đế? Bởi với “thượng đế” Việt, món ăn chế biến từ những nguyên liệu đơn giản của vợ chồng Hai Lúa không cần cầu kỳ nhưng phải thể hiện cái hương vị tinh túy nhất. Đặc biệt món ăn từ gạo lại càng khắc khe, dù món gì đi nữa trước hết phải mang vị thơm ngon, lành tính của gạo đồng cao sản hương thơm mùa lúa mới.

(tâm đồng ý hợp đón xuân về) ảnh internet

  Cơ bản, các đầu bếp chế biến ra bún, phở, hủ tiếu, các loại bánh như bánh tét, bánh đa, bánh ít…cũng điều xử dụng từ tinh bột của vợ chồng“ lúa gạo”muôn thuở của quê hương mình. Nhưng với  nguyên liệu khác nhau lại cho ra những sợi phở, sợi bún…riêng biệt về hình dạng mà có hương vị khác nhau, mà cũng là bí quyết của mổi đầu bếp tài ba. Tùy vào đặc trưng của mổi vùng, mà người dân yêu chuộng, nhưng tựu trung lại, những món ăn chế biến từ thân thể của anh chị hai lúa đã trở thành những món ăn truyền thống và quen thuộc đối với người Việt, bên cạnh những món chính là cơm, mang theo hương thơm của đất trời, vị ngon của tự nhiên và đậm đà bản sắc của dân tộc trong những dịp Xuân về.

  Cuối năm là thời điểm bận rộn cùa mổi gia đình, những ngày lễ hội, tất niên hay những buổi thăm viếng bạn bè, nhưng vẫn không quên tục rước Ông, Bà chiều ba mươi, với bửa cơm gạo lúa mới mà thiên nhiên ban tặng cho con người.

  Xin cãm ơn chồng, vợ Hai Lúa chan hòa với phong tục đón Xuân, đồng hành cùng dân Việt trong những bửa ăn sum hợp gia đình ấm áp của ngày Tết quê hương mình vượt qua thời gian vô tận ./.

Võ-thanh-Nghi. (Long Xuyên)

·        *AK kè: 1978 dịch rầy nâu,mất mùa nông dân không đóng thuế  NN

bị kè đi.

 

 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693799 visitors (2232002 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free