.
  Dư âm ngày mùng 3 Tết Thầy
 
08/2/2014

Bút Ký:         
          



 Tập tục xưa có câu “ Mùng một Tết Cha, mùng hai Tết Mẹ, mùng Ba Tết Thầy”. Tập tục nầy không biết xuất hiện vào thời khắc nào?, nhưng chỉ lưu truyền ở những nơi có Thầy đồ dạy chữ cho học trò nhỏ vùng nông thôn miền Tây Nam Bộ.
 Nhớ khi xưa, dân tộc ta bị ách thống trị của Đại Hán một ngàn năm, rồi đến thực dân Pháp đô hộ trăm năm. Người Hán cũng không đem lại ánh sáng văn minh, mà chỉ vơ vét tài nguyên của đất nước, còn thực dân Tây có khá hơn, trong đó phải kể bộ chử Việt ( chử Annam hay chử quốc ngử) của Ông Bá Đa Lộc. Trong thời nầy, người dân học vấn rất thấp “kẻ sĩ” chỉ đếm đầu ngón tay nhứt là vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long lục tỉnh.(Biên Hòa,Gia Định, Mỷ Tho, Vỉnh Long,An Giang Hà Tiên).
          
                     (ảnh minh họa, intrernet)
 Các Thầy dạy thời ấy gọi là “Thầy Đồ”dạy chử Nho,và chử Quốc ngử kiêm dạy lễ nghĩa ở đời “ Tiên học lễ, Hậu học văn”,hay “Nhứt tự vi sư, Bán tự vi sư”…
 Cách dạy và học cũng đơn giản, không nộp lý lịch hay khai sinh…sáng khi mặt trời lên khỏi ngọn cây là đến giờ đến lớp. Lớp học có khi ngồi dưới tấm đệm, miếng ván, hay trên bộ ngựa ở giửa nhà. Ấy thế học sinh rất chăm học. Còn Thầy không tốt nghiệp “Sư phạm” gì cả, nhưng   
 
 
                     (ảnh minh họa, internet)
dạy chí tình chí nghĩa. Còn học phí là con gà con vịt, táo gạo, hay con vật gì ngon nhứt là đem đến tặng Thầy gọi là đền ơn. Nhiều người lý giải rằng, mùng Ba đến chúc tết thầy dạy học, là đền đáp công ơn thầy đã dạy dỗ chử nghĩa để mình khôn lớn nên người. Trong thực tế ngày nay cũng đã diễn ra như vậy. Việc làm ấy là một nét đẹp, nhưng đã có sự phát triển vượt xa nghĩa gốc xưa của một phong tục? Truy nguyên nguồn cội, chúng tôi xin tái hiện một nghĩa khác của nét sinh hoạt văn hóa này:"Cụm từ Thầy"
 Thực tình, việc học chữ nghĩa ở vùng đất Nam kỳ lục tỉnh vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX? còn ít nhiều hạn chế. Thầy đồ Nho không nhiều, người theo học chữ Tây thì phải là con nhà khá giả, chủ điền, người Việt gốc Tây … Người học ít, người dạy cũng ít nên việc tết thầy được dân gian phát sinh qua nội dung câu nói “mồng Ba Tết thầy” hiểu là học trò đến Tết thầy học, nhưng dường như không hợp lý, trong nét “tri ân” ở thuở ban đầu ngày đó.
         
                     ( ảnh minh họa lớp học xưa, internet)
 “Thầy”là đối tượng được người người đến chúc Tết dịp mùng Ba, nhưng có lẽ là còn có đối tượng khác?..
 Ngày xưa, nông thôn sinh sống chủ yếu là tự túc, tự cấp, trời sinh sao để vậy, sức khỏe của con người ít may, nhiều rủi. Bệnh tật, ốm đau thuốc men chủ yếu là cỏ, cây, hoa, lá quanh vườn nhà.
GS Phạm Hoàng Hộ có câu “Người Việt chết trên đống thuốc” Nhưng biết sao được, có bệnh ắt phải tìm thầy. 
 “Thầy” ở đây là người biết chút ít bùa chú hoặc pháp thuật. Những người này cũng thường hay trị bệnh bằng những cách khó chấp nhận dưới góc nhìn của khoa học ngày nay. Nhưng nếu người bệnh may mắn hay tình cờ hết bệnh thì gia chủ, người trong xóm đó được khen hay, khen giỏi. Tiếng lành đồn xa. Nếu có người không may hui nhị tỳ thì coi như con bệnh vắng số, cam lòng thọ nạn, không thưa gởi ai, mà còn cúng vái tứ phương, thập hướng.
 Xưa kia, xóm tôi có Thầy Hai Khánh, là tướng Trời sai xuống trần cứu dân, độ thế. Xóm trên có nhà ông Bá Hộ, cô Hai là con gái ông, có bệnh kinh phong cho là tà ma nhập nên rước Thầy Hai Khánh về trị bệnh. Gia chủ mổ heo gà thết đãi long trọng. Đêm xuống giàn đệ tử chiên trống inh ỏi cả góc xóm. Thầy Hai trùm khăn đỏ, tay cầm ông tướng bằng gổ,sơn son thếp vàng vẻ mặt mũi kinh dị, ợ ợ, ngáp ngáp, miệng đọc thần chú liên hồi…gia chủ dìu cô Hai ra nằm ngửa trên bộ trường kỷ, thầy Hai rút dao dâu sáng loáng chém vào bụng cô Hai nghe cái bịt. Trời đất ơi, lối xóm đến xem ai cũng thất kinh hồn vía, nhưng không sao cả, không biết Thầy Hai dùng bùa gì mà quá tài? Cứ một tuần Thầy Hai đến chém 1 lần xua đuổi tà ma. Thầy chém kiểu gì trong ba tháng cô Hai bụng bự ra. Má tôi nói Thầy Hai Khánh chém miết cô Hai con ông Bá Hộ mang bầu …Chuyện đó nay đã xưa rồi Diễm ơi!!!
 Cũng theo quan niệm dân gian ngày xưa, ở miền Tây sông nước, khi đứa trẻ ra đời, cha mẹ chúng thường mang gửi nhờ thầy nuôi. Nhà nghèo thì đem xị rượu, bắt con gà, giàu thì đầu heo, tiền bạc mang đến ra mắt thầy. Thầy nhìn mặt đứa trẻ và đặt cho nó một cái tên xấu hái như con Lép, thằng Cu, con Nái, thằng Đực, con Bù Tọt, con Thẹp, thằng Ngổng … cốt là để dễ nuôi và khỏi bị người khuất mặt, khuất mày quở phạt.
 Từ lúc này, đứa bé là con của thầy, nó gọi thầy bằng cha, còn gọi cha ruột bằng một cái đại từ khác, như đáng lẽ phải gọi là ba thì lại gọi là , là dượng,Cậu chẳng hạn. Thầy cho miếng bùa, thường là miếng vải đỏ may hình trái tim, được xỏ chỉ cho đứa nhỏ đeo ở cổ. Người ta tin như vậy, quỷ ma sợ không dám lại gần. Trẻ sẽ khỏe mạnh, không ốm đau, quấy khóc về đêm.
        
                      (ảnh minh họa, bùa hộ mạng, internet)
Sau buổi lễ ấy thì cha mẹ ruột mang trẻ về nhà nuôi dưỡng, chỉ đến ngày rằm, ngày vía mới sắm lễ vật đến nhà thầy để thầy … cúng và đổi bùa. Bùa được đeo đến 9 hoặc 12 tuổi mới thôi. Nên ngày ấy có bài thơ đã nhắc đến sự kiện này:
“Ngày xưa hớt tóc miểng vùa
Ngày xưa mẹ bắt đeo bùa cầu Ông”
“Ngày xưa Mẹ dắt lên chùa
Lạy Thầy, lạy Phật xin bùa con đeo”
 Cũng từ đó, năm nào Tết đến, lễ chúc ông bà, nội ngoại xong xuôi vào mùng Một, mùng Hai thì mùng Ba đến tết thầy. Thầy đã đỡ đầu bằng tinh thần, hay những lần chữa chạy bệnh tình, nuôi dưỡng cho mình. Lễ mang đến nhà thầy cũng tùy theo hoàn cảnh kinh tế của từng người. Vấn đề là tấm lòng trọng nghĩa, đến thầy để tạ ơn thầy, kính thầy như cha. Có trường hợp thầy nuôi cho đến lớn, lập gia đình, có con, người đó lại mang con đến nhờ … thầy nuôi! Những người thầy ấy quả “mát tay” và cũng đáng trọng về đạo đức, nhân cách.
 Ý nghĩa và phong tục ấy ngày nay đã dần nhạt phai.. Bởi y học phát triển, chuyện "bùa chú", "tà ma", "đồng bóng" đã lùi xa vào quá khứ. Song, dù thế nào thì nó cũng đã một thời tồn tại trong đời sống tâm linh bình dân miền sông nước. Không ít người lớn tuổi ngày nay vẫn còn nhớ lá bùa đỏ hay vàng thầy cho đeo như một kỷ vật của tình người, của niềm tin vào sự sống.
 Tết đã về, trên khắp miền đất nước, các nếp sống đẹp lại có điều kiện phục hồi, phát triển. Nhắc lại một nét đẹp tết Thầy xưa, một thuần phong mỹ tục của dân tộc, có lẽ cũng không phải là vô ích. Dù bận rộn với cuộc sống đến mấy, nên chăng chúng ta cũng hãy dành chút thời gian nghĩ về những công việc thầm lặng của các Thầy Cô giáo, để hiểu hơn về nghề cao quý và để gìn giữ truyền thống “tôn sư trọng đạo”- một nét đẹp đáng quý của dân tộc trong mỗi dịp Tết đến, xuân về.
 Mặc dù có những quan niệm khác biệt giữa thời kỳ phong kiến với thời hiện đại, nhưng nói chung quan hệ “Thầy – Trò” là quan hệ tốt đẹp, truyền thống “tôn sư trọng đạo” hầu như vẫn được giữ nguyên thuần phong mỹ tục. Thầy vẫn ra Thầy, trò vẫn ra trò. Nếu trò có quên thì ông bà hay cha mẹ nhắc nhở, giúp đỡ trực tiếp để trò thực hiện bổn phận làm trò của mình.Liên lạc giửa Thầy và Phụ huynh rất gắng bó, Thầy thay thế cha mẹ "Quân, Sư, Phụ" nên xem Thầy làm trọng.
        
                    (ảnh minh họa, internet)
 Tuy nhiên những năm gần đây có lẽ do ảnh hưởng từ cơ chế thị trường nhứt là ngành Giáo Dục, nên đôi khi mỹ  tục ấy lại bị biến tướng thành “hủ tục”, đã bị lợi dụng “bao thơ, quà tặng” vào ngày 20 tháng 11, gọi là ngày “Nhà Giáo VN hay Tết nhà Giáo” làm cho nó trở nên méo mó, chuyển sang một ý nghĩa khác, gây ảnh hưởng đến tình “Thầy – Trò” thiêng liêng đã bao đời gìn giử nét đẹp văn hóa của dân tộc ta./.
 
 Võ thanh Nghi 63-68 CN/CT
                                                              
 
 
 

 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693735 visitors (2231852 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free