.
  Kỹ thuật trồng khoai mì
 
12/7/2013

  
 


           ( Cây xóa đói, giảm nghèo, trồng chơi ăn thiệt)
Cây khoai mì ( mỳ) còn gọi là cây sắn có tên khoa học là Manihot esculenta Crantz. Là cây dễ trồng, thích nghi và hợp với các loại đất và chịu hạn tốt., Nhất là đất cồn ven sông Tiền và sông Hậu. Đất tơi, xốp, giàu phù sa, dể nhổ lúc thâu họach. Sức sống cây khoai mì vô địch, gốc chấm đất là ra rể, đâm chồi phát triển mãnh liệt, nhưng năng xuất củ không cao. Do vậy nông dân phải trồng và chăm sóc. Ngày nay khoa học biến đổi gène đạt mức thượng thừa, nên các giống khoai mì cổ đại đã lui về vĩ vãng, nhường chổ cho khoa học công nghệ gène phát triển tạo năng xuất cao, đạt phẩm chất, cải thiện đời sống cây trồng.
1/ Các giống khoai mì đang phổ biến hiện nay: Các giống đang được trồng chủ yếu ở nước ta hiện nay là KM 60, KM 94, có bổ sung một số giống khác như: HL20, HL 23, HL 24.( Các giống trên thuộc giống mì công nghiệp, trồng đại trà ở diện tích lớn đa phần ở miền Đông,và miền Trung VN, ăn không ngon)
 Nhưng hiện nay có giống mì du nhập từ Hàn Quốc và Đài Loan, do các cô cậu có chồng hai xứ ấy mang về cho gia đình trồng để ăn và bán lẽ. Đặc điểm giống mì nầy năng xuất rất cao, củ to từ 1 kg trở lên, tinh bột trắng hay vàng lợt, có vị ngọt, nếu thâu họach trể lứa, củ không chạy chỉ biến thành sơ cây, có củ đạt 5 kg. Thời gian sinh trưởng dài hơn 1 đến 2 tháng., ít sâu bệnh. Rất thích hợp để bán lẽ ở chợ hay làm bánh khoai mì nướng.Hiện nay ở chợ giá bán 1 kg là 5.000 đ. (tương đương 1kg lúa, nhưng khâu chăm sóc, chi phí rất ít ). Có thể giống khoai nầy được bàn tay các nhà khoa học tạo nên từ công nghệ gène.
 * ( Do cô dâu Hàn Quốc du nhập về, nên đặt tên Mì Hàn Quốc) NV. Nhớ lạinăm xưa là đòan viên IVS, cố vấn Nông nghiệp Đài Loan có du nhập vào VN giống khoai lang Tài-Nung, củ to hơn khoai lang bản địa.

                               
                                               ( Mì Hàn quốc) 
2/ Kỹ thuật trồng khoai mì:
- Chọn hom giống: Nên chọn hom giống từ các vườn cây khoẻ mạnh (8-10 tháng tuổi) không bị sâu bệnh. Mắt thân cây phải dày, có đường kính từ 2-3 cm, chiều dài hom từ 15-20 cm (có 6-7 mắt). Bảo quản trong mát không quá 2 tháng sau thu hoạch. Chặt  xéo hom tạo chu vi vết cắt lớn và có thể cắt phụ thêm phần cuối hom để tạo điều kiện ra nhiều rễ.
Trước khi trồng, cần sử lý hom: Ủ hom ở nhiệt độ 50-60oC, ẩm độ 70-80% từ 1-2 ngày để kích thích hom nảy mầm và ra rễ trước khi trồng. (Chú ý: mắt khoai mì phải hướng lên trời, đề lộn đầu hom sẽ chết.)
- Làm đất: Cày sâu 30 cm, bừa 2 lượt, lên luống (ở vùng đất thấp), đào hốc hoặc rạch hàng trồng. Đất cồn không cần lên líp, dùng xuổng nhỏ khóet lổ sâu 1,5 tất là trồng được.
-3/ Cách trồng: Chỉ nên đặt hom nằm ngang hoặc xiên (không nên đặt thẳng đứng vì ít ra rễ thì ít củ và khó thu hoạch), sau đó lấp đất. Sau khi trồng 10-15 ngày, cần dặm những hom chết không nảy mầm. Mật độ trồng thích hợp:
*/-Đất trung bình: (1,1 m x 0,8 m)/ hom; Mật độ 11.360 cây/ Ha
*/-Đất nghèo dinh dưỡng: (1 m x 0,8 m)/hom; Mật độ 12.500 cây/ Ha.
-4/ Bón phân:
*/- Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân. Ở những vùng đất chua, có thể thêm 500-1000 kg vôi bột/Ha.
*/- Bón thúc lần 1: Giai đoạn 15-20 ngày sau khi trồng. Bón 40% N và 30% K (Tương đương: 65 kg Urê hoặc 140 kg SA : 45 kg KCl/ Ha). Hoặc 200 kg NPK (9-6-12), kết hợp làm cỏ xới đất.
*/- Bón thúc lần 2: Giai đoạn 35-40 ngày sau khi trồng. Bón 40% N và 30% K (Tương đương: 65 kg Urê hoặc 140 kg SA : 45 kg KCl/ Ha). Hoặc 200 kg NPK (9-6-12), kết hợp làm cỏ xới xáo.
*/ Bón thúc lần 3: Giai đoạn 70-90 ngày sau khi trồng. Bón toàn bộ lượng phân còn lại (Tương đương: 33 kg Urê hoặc 77 kg SA : 60 kg KCl/ Ha. Hoặc 100 kg NPK (9-6-12), kết hợp làm cỏ xới xáo. (Lưu ý: Kali bón nhiều ở giai đoạn cuối tạo điều kiện tăng khả năng tích luỹ chất tinh bột cho củ). Đất mới giảm 1/3 lượng phân trên.
- Chăm sóc: Sau khi trồng 3-4 tuần, xới đất xung quanh gốc và diệt cỏ dại lần 1 cho khoai mì, sau đó 1 tháng làm cỏ đợt 2. Khoảng 3 tháng sau khi trồng, làm cỏ lần 3 kết hợp bón phân và vun gốc cho mì. Sau đó mì khép tán, không cần làm cỏ nữa.
                        
    
                                  ( Vườn mì được 3 tháng tuổi)
-5/ Thu hoạch: Thu hoạch khoai mì đúng thời kỳ, nếu quá sớm, ít tinh bột và đường; nếu quá muộn, sẽ tiêu hao chất khô trong củ. Trung bình 9-> 10 tháng là thu họach. Với kinh nghiệm nhà nông nếu thấy đọt mì đâm 2 hay 3 cành trên 1 m là thu họach. Trên đất trung bình, năng suất bình quân của các giống đạt 15-20 tấn củ tươi/ Ha (giống HL 20), 20-25 tấn củ tươi/ Ha (giống KM 60) và 30-35 tấn củ tươi/ Ha (giống KM 94). Riêng giống Hàn Quốc, Đài Loan năng xuất có thể đạt 40 -> 50 tấn/ ha  là trung bình.( Qua 2 năm trồng thử nghiệm, mì Hàn Quốc chưa phát hiện bệnh tật như rỉ sét, đốm vằng…)NV
Mổi công lời 2 triệu chắc ăn như bắp nấu, giúp dân xóa đói ,giảm
nghèo, thu nhập cao hơn trồng lúa hay các hoa màu khác.
                        
 
                                       ( Bánh khoai mì nướng)
Cẩn thận:  Không được ăn khoai mì chưa nấu chin, hay mới thu họach. ( hảy lột vỏ, ngâm nước 24g và thay nước ít nhất 3 lần sau khi dùng).
   Võ-thanh-Nghi đ.thoại: 0913.987.867 Long-Xuyên.AG
***** Phụ chú :: Quí vị nông dân cần trồng giống mì “Hàn Quốc” hảy liên lạc người viết bài nầy sẽ tặng giống trồng giúp xóa đói giảm nghèo.
 
 

 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693636 visitors (2231566 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free