.
  Gánh cháo lòng
 
08/5/2014

 


              ( ảnh minh họa, internet)

  Anh Sáu quê miệt Cần Đăng, nhà nghèo nhưng anh cố học để được đổi đời, nhưng thời cuộc quá trái ngang, anh phải vào quân trường với cấp bậc Trung sĩ. Hồi đó anh Sáu là trung sĩ pháo binh, đơn vị cơ động nên anh đi khắp hai vùng III và IV chiến thuật. Anh dẻo miệng, mau lẹ, ai nhờ gì cũng được và có số đào hoa nên đi đến đâu anh có bồ ở đó, mặc dù cấp bậc chỉ là trung sĩ quèn. Hồi đóng ở Cần Thơ có mấy tháng mà anh tán ngay được chị Mỹ, còn con gái nheo nhẻo, đã quá lứa lỡ thời thì đúng hơn, bạn bè mấy anh hạ sĩ, trung sĩ và cả thượng sĩ nữa biết được thèm nhỏ nước miếng, ước ao cái địa vị của anh. Nhưng chị Sáu được cái may là không biết, nếu chị biết, chắc phải nhảy xe đò xuống ngay Cần Thơ rồi ra sao thì ra. Có thể cuộc đánh ghen tưng bừng hoa lá sẽ xẩy ra. Vợ lính thường hay ghen hùn nên cuộc đánh ghen thường ở dạng đánh hội đồng.

  Còn chị Sáu quê ở Mặc cần Dưng, con nhà nông chính hiệu. Cái chữ biết chị, chớ chị thì không. Những tháng anh Sáu đi hành quân xa, chị ở trong trại gia binh Bắc Vàm Cống cùng con hủ hỉ có nhau. Nhưng thấy vợ của chiến hữu đồng cấp biết đọc báo xem hoa, chị cũng ước ao để có thêm chút văn hóa giao tiếp. Trại gia binh có chương trình xóa mù chử cho chị em nên chị cũng ghi tên đi học. Bút giấy, sách học do Hậu Cần cung cấp lại còn khuyến khích vợ các cấp nên đến những lớp buổi tối để tiện đôi bề. Hồi lấy anh Sáu, chị Sáu đọc không thông, viết không thạo, ấy vậy mà chỉ sau vài ba lớp, mỗi lớp bốn tháng, chị đọc báo suông sẻ, viết được lá thư có đầu có đuôi và làm được những bài toán đố giản dị. Trông chị mỗi ngày thêm phây phây ra, lần nào về phép thăm nhà, anh Sáu cũng kêu lên: “Má bầy trẻ dạo này đỏ da thắm thịt quá hén!” làm má chị hồng lên và y như rằng, là chị lại cấn thai.

  Hồi đó qua lâu rồi, anh Sáu nhớ mỗi tháng chỉ giữ lại đủ tiền ăn còn bao nhiêu nhờ ông sĩ quan tài chánh đơn vị về Long Xuyên trao cho chị Sáu để chị lo đàn con. Với số lương trung sĩ của chồng, chị Sáu phải tần tiện khéo léo lắm mới đủ. Mỗi đầu tháng nhận tiền lương, chị ra ngay chợ Vàm Cống mua bao gạo bao bố chỉ xanh và vài tỉn nước mắm, vài ký đường cho chắc ăn. Số tiền còn lại, chị để lai rai đi chợ mua rau cải và ít tôm cá rẻ tiền cho lũ con. Thế là xong tháng lương, và đợi mong tháng lương kế tiếp. Đời vợ lính là thế đấy…

 


 

  Sau ngày đất nước thay ngôi đổi chủ, anh Sáu lâm vào cảnh thất nghiệp. Anh ở nơi hẻo lánh ngoại thành, nhà không số, phố không tên, vỏn vẹn hai chục mét vuông chó nằm còn ló đuôi huống hồ canh tác hoa mầu để thêm thu nhập. Tích cóp lắm anh mua được chiếc Honda 67 làm chưng chạy xe ôm kiếm thêm cơm gạo. Những ngày công an chận trước đón sau là ngày ấy kể như không có cháo mà húp.

  Thấy việc chạy xe ôm của chồng thu nhập thất thường, chị Sáu ngỏ lời ra bán cháo lòng ở chợ chồm hỏm đầu đường. Chợ “chồm hổm” , như cái tên người ta đặt cho nó do ở lề đường đông đảo nhộn nhịp xe cộ, hay bị công an phường khóm theo lệnh trên dẹp đuổi hoài mấy lần mà không được. Trước kia còn thời chế độ trước, cái chợ này cũng họp lai rai nhưng người thưa thớt, lèo tèo, khoảng vài giờ mỗi buổi sáng rồi đến trưa là tàn. Nhưng từ ngày kinh tế khó khăn, người ở các nơi túa đến, chẳng ai bảo ai mà ngôi chợ cứ thế đông dần. Số người họp từ một trăm, bây giờ đã thấy cả mấy trăm. Lều vải khung tre che đỡ làm cái mặt bằng, từ vài chục bây giờ ngổn ngang trăm mối.

 Nguyên do là vì những người bị bắt buộc phải đi kinh tế mới, ở những vùng khỉ ho cò gáy, chó ăn đá gà ăn muối, rặt nước phèn chua hoặc sình lầy, chỉ thấy trên là trời dưới là đất khô cằn, không nước, không nhà cửa, không dụng cụ, không gì ráo trọi thì làm sao sống được, như ở vùng Ba Thê, Hòn Đất, Lương an Trà…, bèn lặng lẽ trốn về thành phố, sinh nhai ở ngôi chợ “Chồm Hổm” này cho qua ngày đoạn tháng.

 


 

  Người ta đặt cho chợ cái tên đó vì chẳng có tên gì để gọi là một lẽ, lẽ thứ hai người buôn bán và khách đến mua, đến ăn vài thứ quà vặt thường xuyên bán ở đây đều phải ngồi chồm hổm mà bán, mà ăn, mà mua, nếu không thì đứng lom khom. Chợ họp bất hợp pháp ở ngay ngã ba hai con đường Lộ tẻ Rạch giá Long Xuyên, bị đuổi lên đuổi xuống, ai đâu có gan rinh ghế dài, ghế ngắn ra cho khách ngồi? Một tiếng la lớn “Công an tới, Công an tới!” là mọi người sợ xanh máu mặt, mẹ con quơ vội hàng hóa, rau  trái thồn đại vào mấy cái bao bố chạy thục mạng vô mấy con hẻm, còn ở đó mà lỉnh kỉnh bày ghế dài, ghế ngắn cho sang. Đôi lúc chị Sáu xỏ vội đòn gánh vào trật lên tuột xuống đỗ tung tóe đầy đường.

  Buôn có bạn, bán có phường, lâu ngày chị cũng có nhiều khách hàng quen thuộc luôn hổ trợ những lúc trái gió trở trời ế ẩm. Khách hàng của chị thì nhiều, nhưng đặc biệt có gia đình ông Giám Đốc có biệt thự cao to ở gần nhà xa ngỏ. Ông Giám Đốc biết thân phận học không đến nơi đến chốn, nhưng nhờ “con ông cháu cha” được đề bạt làm Giám Đốc nên biết nhúng nhường hài hòa cùng dân lao động. Riêng “quan bà” lại kiêu căng hách dịch, cái ngữ đi chợ chồm hổm cũng mặc quần một ống, áo xanh áo đỏ ra vẻ đại gia. Mua hàng trả giá như muốn biếu không. Tô cháo lòng chỉ có mười ngàn nhưng bà bắt phải nhiều thịt, ít cháo, không rau, nhưng chuộng mối đành chấp nhận. Thói quen của bà là mua hàng hay ghi sổ nợ hay trả tiền giấy 500 ngàn, tô cháo có 10 ngàn tiền đâu mà thối?. Thử hỏi kiểu cách nầy thường xuyên ai mà chẳng ứa gan ?...Chị Sáu thường canh me trả thù cho bỏ ghét. Sáng sớm gánh cháo đến chợ, chị vái trời bà ta trúng gió, mắc ôn, mắc dịch không đến sớm mở hàng. Hôm nào bà ta mở hàng là ngày đó ế ẩm đến 12g gánh cháo còn nguyên, có lẻ bà ta nặng bóng vía.

  Chị có nét đẹp của hoa đồng cỏ nội, đẹp tự nhiên không cần phải chỉnh, chị có mái tóc mượt mà uống lượng như dòng sông Hậu. Mổi sáng tinh sương, quang gánh lên đường đến chợ, tiếng rao “ ai ăn cháo lòng hông…nóng hổi vừa thổi vừa ăn đây”… là bao nhiêu cặp mắt trong quán cà phê cóc ngẩn nhìn, các U60-70 dáo dát nhìn theo quang gánh mà nước dải chảy cả ly xây chừng. Nếu so với vợ ông giám đốc là ăn đứt một trời một vực. Tại chị nghèo nên nét đẹp chị có phai mờ một ít nhưng vẩn còn nét hấp dẩn như xưa. Anh Văn Đạt nhìn còn khen thầm “ hoa đồng quê” có khác.

  Hôm nay anh Sáu chạy dù dược vài cuốc, thấy mắt phải giựt hoài, anh đánh xe về nghỉ sợ có điềm xú quẩy. Anh ngồi nhâm nhi tách trà nguội cho đở khát suy ngẫm chuyện đã qua.

  Bổng đâu tiếng xe máy, tiếng kèn inh ỏi đầu ngỏ vang dội xóm nghèo, anh Sáu vội ra xem ai hách dịch đến thế. Ồ..ồ thì ra là thằng Đạt Vồ, bạn nối khố thuở nào, học cùng trường NLS khác lớp, nhưng chung nhà:

 -Cha nội nầy về hồi nào? Sao mầy biết tao ở đây?..anh nói rộn ràng một tăng, tay bắt mặt mừng như má đi chợ về…

 -Tao về cũng được mười hôm, nhưng quá bận bịu họ hàng lâu gặp, nên chậm đến thăm mầy, mong mầy thông cãm. Ngày mai tao bay về Mỹ nên đến thăm gia đình một tí, và rủ mầy đi lai rai vài chai cho mát, “tắm sông, tắm suối gì cũng ok”

-Ờ! các ông Việt Kiều về Việt Nam ai ai cũng giống nhau, tao cứ ngở là đi bắt ghen chớ không phải về thăm nơi chôn nhau cắt rốn.

  Anh Sáu đảo mắt nhìn hai tên đi cùng Đạt có dáng dân dao búa vùng biên. Đạt biết ý bạn bèn giới thiệu cho anh Sáu đở ngại ngùn:

-Hai chú em nầy ở cùng xóm, dân số má từng bảo kê các Casino có tiếng đất Thất Sơn Nhà Bàng theo bảo vệ tao cho chắc ăn, nghe báo chí nói dạo nầy ở SG nổi lên băng đảng cướp manh nha khắp nơi ghê quá. Thôi mình đi đến nhà hàng “ Hai Lúa” lỳ vài lam tâm sự sau 39 năm xa cách.

 


        (nhà hàng thu mua cá tra dầu 250 kg)

 

  Nhớ lại khi xưa SG thất thủ, Đạt vượt biên sang đất Phi rồi được tỵ nạn ở Mỹ đến bây giờ mới gặp lại nhau, quả đất thật tròn, nếu có duyên thì gặp lại…

 Khách vào ngồi đã gần hết các bàn, tiếng la dzô dzô inh ỏi. Bỗng có một bọn năm tên khoảng từ hai mươi tuổi đến ba mươi mấy nghênh ngang đi vào. Lúc ngang qua bàn của Đạt, chúng nhìn bọn nầy một cách khiêu khích. Một thằng trong bọn văng tục, chửi đổng:

-Bộ đất biên giới hết đường làm ăn sao xuống đây tranh giành địa bàn của đại ca, mau cúp xéo ngay, lạng quạng mang đầu máu chạy đi không kịp.

 Đàn em của Đạt toan đứng lên nhưng Đạt cản lại.

“Mày cứ mặc nó. Bọn này tao biết, chúng là đàn em tên Ba Búa xóm lò heo Đông An. Có anh Sáu đây, cứ nhịn chúng cho xong, chờ cơ hội khác làm thịt chúng không muộn!”

 Anh Sáu khen phải. Cả bọn lại quay vào ăn uống tưng bừng, coi như không có gì xẩy ra. Mấy tên đến gây sự không được bỏ đi. Món lẩu lươn và món ếch xào lăn rất bắt mắt, chai Martel coi bộ đã cạn hai phần ba. Bữa tiệc coi như trọn vẹn với mấy em chiêu đãi trẻ măng, mặt hoa da phấn, nước hoa thơm lừng, em mặc xường xám Thượng Hải, em đầm đìa hở ngực, hở lưng, lại bá cổ ôm vai bọn anh Sáu, còn khen anh Sáu đẹp trai mà còn ham vui tới bến.

 Rượu vào lời ra thật vui như pháo tết, chai rượu cũng cạn dần.

Đạt ra két trả tiền và để lại “pourboire” hậu hĩ, xong cả bọn ra về. Lúc đó đã hơi khuya, người đến ăn đã thưa dần. Khi cả bọn ra tới chỗ để xe Honda thì kìa, bọn hồi nãy ở bãi đậu xe lừng lững đi tới. Thằng lên tiếng chửi ở trong nhà hàng đi đầu, hai tay nó khuỳnh ra, ngực ưỡn, mặc chiếc áo blouson đen có hình sọ người, thằng mặc sơ mi đen đi bên cạnh, tối đêm vẫn còn đeo kiếng râm và ba thằng khác đều hung tợn dữ dằn, đứng nhổ nước miếng tỏ vẻ khinh bỉ, trên tay chúng vẫn cầm những điếu thuốc cháy dở. Tên blouson đen hất hàm, trừng mắt nhìn bọn Đạt và anh Sáu.

  Đã đến nước này đâu có lùi được. Đạt và anh Sáu chưa kịp nghĩ ra giải pháp thì đàn em Bảy Núi Nhà Bàng đã tiến lên ba bước trong tư thế phòng thủ thế vỏ “kê quyền”.

-“Tụi bây muốn gì?” Bảy Núi dõng dạc. Ba tên rút dao bấm ra, một tên cầm cái xích xe đạp, chỉ có một tên tay không. Tên blouson đen gầm gừ:

Chúng xông vào bọn Bảy Núi Nhà Bàng đánh nhầu. Thằng đâm, thằng đá, thằng đấm lung tung. Ngay cú đá đầu tiên thế “Kê Quyền” thất truyền vùng Thất Sơn đã cho một thằng té nhào nằm lồm cồm dưới đất. Bọn cận vệ của Đạt hét lên:

“Anh Đạt và anh Sáu đứng giang ra để tụi em giải quyết bọn này cho.” cắt cổ gà không cần dao phai. Chúng có biết đâu, Đạt là lính tàu bay lẩy lừng vùng trời Trà Nóc khi xưa, nên đụng với Đạt chúng bị thấm đòn là lẽ thường tình.

  Sau mười lăm phúc chiến đấu, bọn kia thất thế chạy thụt mạng, phe ta toàn thắng, nhưng anh Sáu nằm một đống kia rồi. Bọn Bảy Núi chạy lại đở anh Sáu dậy và xem thương tích như thế nào. Anh Sáu chỉ xuống hạ bộ bảo rằng anh bị một thằng áo đen đá trúng quá mạnh nên đứng không vửng, anh rên đau thảm thiết, anh ngồi Honda không được phải gọi taxi đưa về. Đạt đưa cho anh Sáu một sấp tiền để lo thuốc thang, còn Đạt lên xe phóng nhanh về SG cho kịp chuyến bay.

  Về khuya các con đã ngủ, chỉ có chị Sáu ra xe dìu anh vào nhà líu lo hỏi chuyện gì đã xảy ra, anh bảo vợ nói khẻ kể đầu đuôi câu chuyện.

 - Hôm nay, anh có đở không? chị hỏi. Anh Sáu thở dài phân bua ngày mai không chạy xe được cả nhà sẻ thiếu ăn…

Chị Sáu chạy sang nhà bạn hàng xóm trình bày việc anh Sáu bị bọn du đảng đá trúng hai hòn sưng như hai cái gáo dừa…đã xức hết mấy chai dầu Nhị Thiên Đường mà không xệp. Chị bạn bảo:

-Tưởng chuyện gì quan trọng, chứ cái vụ nầy dể ợt, hồi ba xấp nhỏ trèo cây me sau nhà té trúng chổ nghiệt cũng bị như vậy. Chị về mua hai trái cật heo, xẻ đôi, nhét vài lát gừng đấp vào hai hòn bi trong vòng một ngày sẽ xệp ngay, bảo đảm, không hết qua bắt đền cho?...

 Mua cật heo là nghề của nàng, vì món cháo lòng luôn có cật heo mới hợp gu. Thiếu cật heo không thể gọi là cháo lòng. Mùi khai khai là vị thuốc, khi ăn nó dai dai, dòn dòn, làm tăng hấp dẫn của tô cháo lòng đáo để.

  Chị Sáu về kể lại cho anh nghe, rồi bảo vợ cứ làm thử xem có kết quả không? Không hết cũng chẳng có hại gì, phước chủ may thầy mà.

  Thế là Chị Sáu làm theo lời mách của bạn. Sáng hôm sau hai hòn bi xệp lại như xưa. Anh Sáu vui mừng, còn chị Sáu lại buồn ra mặt. Anh Sáu hỏi vì sau?:

-Anh biết không, hai trái cật heo cả trăm ngàn đấy, nếu đem bỏ thì uổng, bán mấy nồi cháo mới lời được cở đó.

-Hay là quăn cho con chó nhà anh Tư kế bên ăn.

-Chị Sáu nói không được đâu, con chó đực nhà anh Tư ăn nhằm thì con chó cái nhà mình một năm chắt đẻ hai lứa. Thôi để mai tôi bán rẻ cho con vợ ông giám đốc, nó khoái ăn cật heo lắm.Vậy là chị Sáu có dịp “me” vợ cha Giám đốc chả ưa nầy rồi.

Anh Sáu không đồng tình lại còn “lên lớp” chị sáu quá trời.   -Anh không đồng ý cách bán buôn mất vệ sinh cho thực khách, cái gì mình ăn được thì hảy bán cho người khác, buôn bán phải có lương tâm nghề nghiệp, làm ăn kiểu chụp giựt có hại cho người khác không nên làm. Tuy nhiên ngày nay lối làm ăn gian dối là xu hướng xã hội đương thời của một bộ phận không nhỏ đánh mất lương tâm chỉ chạy theo lợi nhuận xấu xa làm hại cả thế hệ nầy. Truyền thông nhiều lần cảnh báo về an toàn thực phẩm, nhưng vẫn còn người xấu núp bóng “quan anh” hoành hành khắp nơi gây tai hại không ít cho cộng đồng.

 Được anh Sáu “lên lớp” chị Sáu xịu mặt trầm ngâm, xách cặp cật heo thảy vào thùng rác mà hình như còn nuối tiếc vì mất dịp “me” vợ ông Giám đốc cho hả dạ.

 


                                                  ( anh Sáu xe ôm)

 Anh Sáu yên lòng, dẫn xe Honda ra cửa chạy xe ôm lo cơm áo gạo tiền như mọi ngày mà lòng thanh thản…

 

 LX 30-4-2014

 V.T.Nghi

 

 

 

 

 

 

 


 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 630170 visitors (2115909 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free