Nguyễn Thanh Minh và Nguyễn Hoàng Tân hãy còn nhí ở tuổi 20
Sheppard AFB, Texas 1973
Đã canh me gần 6 tháng trước ngày đại hội để đặt vé máy bay.Tôi và BX viếng thành phố Wichita Falls, Texas. Nơi đó cũng là nơi toạ lạc của trường bay Sheppard, căn cứ Không Quân HoaKỳ, nơi đào tạo hầu hết phi công phản lực T37 thời bấy giờ.
40 năm chỉ có một lần hội ngộ.Sau ngày tôi rời căn cứ Sheppard ngày 12 tháng 2, 1975 về quê. Tưởng đâu sẽ tiếp tục giấc mơ mình hằng mơ ước của đời phi công ngang dọc…nhưng về quê để sống đời sống…vô vị…kéo dài mãi đến tận hôm nay.
Hồi đó còn nhí lắm, ở tuổi 20 tôi chẳng biết gì.Sau khi rời mái trường NLS/CT và cuộc đời sẽ bắt đầu cuộc đổi thay vô tận.
….Chúng tôi đáp xuống Dallas, Texas và đến hãng xe Budget bợ chiếc Mini Cooper mõng dính, rẽ như bèo chỉ có $13 mộ tngày, chạy mút mùa bất kể giới hạn(mileage) cây số.
(mấy năm gần đây, mọi việc giao tế, liên lạc trong thế giới tây phương, bị computerize hoá trong đời sống, vì lý do đó riêng tôi rất bở ngở khi giao dịch. Nhất là book vé bằng internet, kể cả xe cộ và khách sạn. Chỉ có số mật mã, hoàn toàn không giấy tờ gì cả. Mang theo cái điện thoại iPhone, thế rồi quẹt qua, quẹt lại trên máy scan là xong. Trả tiền cà phê, lấy Boarding pass, cũng bằng iPhone.
Chiếc xe mắc dịch nầy làm tôi khó chiệu, vì chẳng biết làm sao để nổ máy…? “Chắc phải nhờquý vị ở England mới biết, vì xe nầy bên đó chế tạo.”
Chúng tôi lây hoây, tra chì khoá vào mà chẳng thấy tăm hơi gì cả. Chiếc chìa là một chip điện tử không giống như cái chìa khoá, cần phải đạp thắng và đề máy cùng lúc, thì máy mới chuyển động…quê một cục. Khi trả xe, phải bôm xăng đầy, và mang đến bãi đậu xe, nơi đây có đến 150 ngàn chiếc đủ loại, đủ hãng. Không một bóng người, nếu em nào không rành tiếng Anh, thì coi như ngồi đây chờ cho đến sáng, hoặc hỏi những bảng chỉ dẫn vô tri nằm trên tường.
Phi trường Dallas lớn quá, muốn di chuyển qua nhiều cửa khác nhau phải đi bằng xe Bus miễn phí. Chúng tôi phải chúý nghe theo hướng dẫn trên microphone đã thâu sẳn, kẻo đi lộn vào cửa khác. Tại nơi trả xe, bọn họ thiết lập các máy điện tửđể hành khách hàng không tự in hẳn cho mình (boarding pass)vé lên tàu. Thay vì phải xếp hàng tại quày hàng của hãng Hàng Không.
…Khát nước quá, chúng tôi vào mua chai nước lạnh, họ chặc $4,75. Tính ra tiền VN đến gần 100 ngàn. Trong khi ly cà phê Starbuck chỉ có $3. Cũng tại bọn khủng bố mà hành khách không thể mang nước uống hoặc bất cứ chất lỏng theo hành lý xách tay.
Bà chủ nhà trước tiệm Starbuck trong phi trường Dallas
Chúng tôi lên đường xuống Austin thăm bà con xa gần 2 ngày trước ngày đại hội. Austin nóng hơn Dallas, nhưng tình người…lạnh hơn Dallas.Có lẽ tôi gặp lại bạn già năm xưa cùng trường bay.Thế rồi hai thằng tâm với sực ho đến cạn gần nữa chai OX mà chuyện tình bằng hữu, chuyện bay bổng, quân trường, đi đêm, tán gái,vượt biên….xa xưa vẫn chưa thấy cạn.
Hai thằng bạn già(hắn bị teo lại vì mỗi ngày 2gói thuốc và 6 lon beer)
Có lẽ mình già rồi, lại nhớ toàn chuyện cũ. …Chuyện mấy cô gái VN (1973) lấy mấy anh lính Mỹ trong căn cứ, cứ mỗi lần chúng tôi đi bay, phải đi ngang “khu gia binh” của mấy nàng nầy. Họ bảo, sao các anh mang gối theo để đi bay? Chúng tôi bảo… mang gối cho thầy IP (Instuctor Pilot).Thật ra, vì chiều cao không lý tưởng cho nghề phi hành, nên chúng tôi phải mang theo gối để tạo khoảncách giưã ghế ngồi và bàn đạp (Rudder) gần hơn.
Chúng tôi xuống San Antonio.Thành phố có con sông đào, lượn quanh thành phố thơ mộng nổi tiếng nầy. Bầy vịt bơi lội dưới sông rất hồn nhiên như chưa có gì thay đổi sau bốn thập niên, chúng tôi trở lại chốn cũ, ven bờ sông nhà hàng san sát.Nhạc Mexico nghe quen làm sao, dù không hiểu họ hát gì toàn những bản Rhumba giựt gân.
Sông San Antonio
Nơi đây, 40 năm trước tôi chỉ mới 20 tuổi.Cũng những cao ốc nầy, bọn “tưếch” chúng tôi chụp hình kỷ niệm.Bi giờ, tóc bạc phơ, tôi đứng bên bà xã ghi lại hình ảnh cũ mà lòng ngẩn ngơ.
Hai ngày sau, chúng tôi trở lại trường bay.Ngày nầy là lễ “tiền phi”.Đồng đội gặp nhau, tay bắt mặt mừng, sau 40 năm không gặp. Có những đưá đến từViệt Nam, Âu Châu, Canada…Những thanh niên trai tráng thuở nào, giờ là những ông lão tóc bạc phơ, đi bênh cạnh “các cụ bà xơ xác”. Ôi thời gian không trừ một ai. Gặp lại mấy ông IP, thuở nào oai nghi trong chiếc phi bào le lói, giờ sụi lơ bên bà xã mới ….sau mấy lần ly dị rồi lại kết hôn..
Bà xã, vợ Pearson, John Pearson IP T37và NHT
Trưa ngày thứ bảy, chúng tôi được hướng dẫn ra phòng dù, và phi đạo.Nơi đây những chàng trai tuổi 20 đã đổ mồ hôi và công sức để mang cánh chim sắt lên xuống an toàn trên phi đạo, và solo chiếc phản lực T37 (đã đi vào quên lãng). Bây giờ Không Quân HoaKỳ chỉ dùng T6 thay cho cả T41 và T38 thaycho T37.
Hiện trường bay Sheppard dành huấn luyện cho khối NATO, mọi thay đổi và hiện đại hoá, làm chúng tôi choáng ngộp.Họ huấn luyện tác chiến và không chiến với bao nhiêu kỹ thuật như chơi game điện tử. Từ xa, cách 60 miles, đã giết nhau chết mà chưa thấy mặt kẻ thù ra sao. Bọn nhà quê chúng tôi ngở ngàng với tiến bộ của Không Quân HoaKỳ. Họ bảo rằng: Với vật giá hiện tại, phải tốn hơn 1,5triệu đô Mỹ mới hoàn tất chương trình huấn luyện một phi công phản lực. Vậy với giá vàng hôm nay.Bà con mình phải chi 900 ounces vàng mới bay được phi cơ phản lực !!!
Trong Hangar
T6 loại thay thế cho T41 “một chong chóng”
Bọn “giặc lái” khoá 72A và các phu nhân
NHT vàTrungÚy Chris IP T38 (Nử Phi Công)
Ôi bao nhiêu kỷ niệm trở về như mới hôm qua. Trên đầu phi đạo, có tên pilot nhí đang chuẩn bị điều chỉnh phi cụ để bắt đầu một lần solo.
Tối thứ Bảy, chúng tôi gặp lại lần nữa tại nhà hàng dự dạ tiệc. Hôm đó rất vui, vì có mặt bá quan văn võ, nhưng chúng tôi cảm thấy buồn,vì 40 chỉ có một lần hội ngộ. Sẽ chẳng có lần sau.
Bà chủ nhà và NHT trong …Tiệc chia tay ở Sheppard.
40 năm trở lại
Bốn mươi năm trở lại Sheppard
Ba tám (T38) lượn quanh bóng chiều tà
Ba bảy (T37) ở đâu ? Sao vắng bóng ?
Sheppard buồn còn lại chỉ mình ta
Sheppard, nơi bay bổng một thời
Cũng là nơi ấp ủ mộng mây trời
Đứng cúi mặt tủi thầm thân gảy cánh
Mang một niềm đau, đau một đời
Bốn mươi năm mặc lại áo bay
Nhớ thuở lon ton xách gối thầy
Trong cockpit run run dò Check List
Đường Taxi nửa tỉnh nửa say
Phi đạo cũ vẫn dài nỗi nhớ
Kỹ niệm nào vẫn đậm chưa phai
Bốn mươi năm… Một lần trở lại
Bốn mươi năm …Vùi một đời trai
Nguyễn Hoàng Tân, Cựu Học Viên NLS/CT