.
  Có những góc đêm như thế
 
9/10/2014

 

Tôi là người Miền Tây chính gốc.
Văn từ rất là Nam bộ, mà ngôn từ lại là: “Nghĩ sao nói vậy”, “ nghĩ gì, nói nấy” nên dễ bị “mích lòng” lắm,… Vì vậy, tầm nhìn xa lại không xa, mà nhìn gần thì cũng không biết diễn đạt thế nào cho đúng, bởi vậy ít có kết quả tốt trong công việc nên gia đình cũng thường trêu ghẹo tôi theo từ nhà quê là “ Dở ẹt”… Mà dở thiệt !
Nhưng… Chắc chắn một điều mà tôi tin rằng người Miền tây ai ai cũng có một tấm lòng. Đó là sự trân trọng, và lòng hiếu khách của chúng tôi.
“ Cần Thơ gạo trắng nước trong,
Ai đi đến đó lòng không muốn về”
CẦN THƠ là quê hương của Tôi. Tôi được sinh ra và lớn lên bên dòng sông mát rượi yêu thương Bến Ninh Kiều, Má đã cho dòng sữa ngọt ngào, để trong vòng tay che chở, ấm áp của Ba, tôi có một nghị lực vượt qua sóng gió của cuộc đời, như một thử thách đầy chông gai để thấy rằng giá trị của cuộc sống, tương lại, hạnh phúc là do chính chúng ta lựa chọn.
                  
                                  ( Bến Ninh Kiều , St internet)
Nhiều khi cũng đúng, có lúc cũng sai, “ Sai cũng ráng mà chịu”.
Ai mà chưa từng đau khổ ! Thiệt ra, chẳng có cái khổ nào lại giống cái khổ nào.
Ai mà chưa từng thất bại trong một lĩnh vực nào đó, hoặc lúc nào cũng thành đạt ?
Có cái nghèo, giàu, đói, no, buồn, chán nào mà nó chưa từng xuất hiện trong cuộc đời của chúng ta ?
Vật chất đến rồi đi trong phủ phàng !
Cái nghèo lại thấy nó rất thủy chung, mà mình hết sức nổ lực trong công việc, có nhiều cơ hội thăng tiến mới đẩy lùi được chúng.
Ta lại còn chịu đựng nhiều sự tham, sân, si của người đời.
Đôi lúc đối diện với sự uất ức mà không nói thành lời nữa.
Hoặc những việc vô lý lại luôn đến với mình bởi người ta rất có lý. Tại mình nghèo, tại mình có địa vị thấp bé.
Có những giọt mồ hôi còn đọng lại trên trán, có những giọt nước mắt luôn cam chịu.
Còn : “ Ví dầu tình Bậu muốn thôi,
Bậu gieo tiếng dử cho rồi Bậu đi…”
Chẳng ai bao giờ chưa từng thất tình, chưa từng bị bỏ rơi. 
Sau cánh cửa của hôn nhân, có những điều mà chính người trong cuộc mới thấu hiểu, có ai hiểu mình bằng mình đâu! Trong mái ấm còn phải luôn bình tỉnh, chịu đựng, và hy sinh nhiều mới thấy rằng hạnh phúc không phải là một điều dể dàng khi cả hai cùng nhìn về một hướng.
Trong một cuộc chia tay, người không muốn thì lúc nào cũng mang sự dằn dặt, xâu xé tâm hồn, đau nhói tận tim cang, không phân biệt được đâu là bờ bến, mất niềm tin, đôi lúc cũng không tự chủ được. Còn người muốn ra đi, mang một cảm giác nhẹ nhỏm, như trút được một gánh nặng trên vai, họ không cần nghĩ gì xa xôi hơn những gì họ đã chủ định ở hiện tại. Hãy để họ ra đi trong bình yên, người ở lại không phải là người thiếu nghị lực, không phải là người không biết tạo cho mình một nguồn sống tốt đẹp khác, mà người ở lại sẽ là người biết chọn cho mình con đường phẳng phiu hơn, luôn biết đấng sinh thành cho ta một hình hài đáng yêu, thầy cô bạn bè cho ta một tri thức, và chung quanh còn rất nhiều người bạn tốt sẳn sàng chia sẽ
mọi điều trong cuộc sống.
Nhiều thứ, và nhiều thứ lắm mà chúng ta đã nhìn từ đôi mắt, đã cảm nhận một cách chua chát, để rồi cố gắng vượt qua mọi thứ bằng một nghị lực rất phi thường.
Bởi mỗi người đều có cái hay riêng.
Cái ước mơ của người thất bại là sự cầu nguyện, cầu xin một phép mầu nào đó hóa giải những sự việc, hay những nỗi đau, khi nước mắt đã cạn từ lâu lắm…Thực sự phép mầu nào ở đâu xa ! Hạnh phúc nào ở đâu xa ! Tất cả ngay trước mắt và do chính chúng ta tạo nên. Tôi lại nghĩ như thế.
Không gì đau lòng bằng người trong gia đình lại xâu xé nhau vì vật chất, có thể người “dưng” cho ta nhiều buồn phiền, lại dể dàng quên lãng, nhưng nếu anh em, con cháu gieo cho ta bởi những sự việc không đáng xãy ra, thì sự đau lòng vượt mức giới hạn của sức chịu đựng của một con người…
Khi Anh viết một bài văn quá hay, Chị làm một bài thơ được xem là tuyệt tác, Chú vẽ một bức tranh như hòa quyện trong đó một linh hồn, Cô chụp một bức ảnh làm xao xuyến lòng người…Mọi người đều được ngưỡng mộ.
Biết đâu trong sâu thẳm con tim của các Anh, Chị, Cô, Chú đôi lúc có những nỗi đau không ai hiểu được, khó bày giải cùng ai, lặng lẽ cho vào một góc đêm của tâm hồn, rồi cũng chẳng ai hiểu được trong đêm khuya có những giọt nước mắt phải cho chảy ngược vào lòng bởi những tổn thương do người thân đem đến, nên có thể Anh Chị Cô Chú đã chuyển hóa vào trái tim bằng nghệ thuật hay tri thức để xoa dịu, mà trong đó có cả một tâm hồn nghệ sĩ. Thành công là thành công trên đường đời, nhưng ai mà không từng đau lòng ở hoàn cảnh nầy hay hoàn cảnh nọ đã đưa đến, để rồi chịu đựng và chịu đựng.
            
                               (ảnh minh họa, internet)
Tôi thường viết nhiều bài viết về Mẹ. Ca tụng những người mẹ, những người Cha. Dành hết lời tốt đẹp cho Ông Ngoai VN. Nói nhiều sự hy sinh, sự vất vã của Bà Ngoại khi cháu chào đời, những bài viết khi Ông Nội dành cho cháu nội một khối tình… 
Thế nhưng, khi nhắc đến Bà Nội, ít có cô dâu nào dành cho những điều thiết tha, trân trọng. Những ngôn từ đanh ác luôn dành cho bà ấy rất phủ phàng.
Không đâu. Bà ấy là người phụ nữ luôn có tấm lòng một người mẹ. Có thể Bà mang sự ích kỹ nhỏ nhen, nhưng trong lòng người phụ nữ ấy là cả yêu thương mà không bao giờ thay đổi. Có thể Bà rất nghèo, Bà chỉ có một ít trái cam quýt nhà quê lên Thành phố thăm con cháu, sự chào đón của các con là một món quà vô giá rồi.
Làm mẹ chồng rất là khó, khi xã hội ngày một văn minh. 
Làm mẹ chồng rất khó, nếu con dâu và con trai giàu sang, sự nghiệp thành đạt. Khi được các con trân trọng, đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến, chúng tặng cho chiếc áo mới, cho ít chục bạc, là bà xem như cả một khung trời trong vắt… “Thằng Hai tôi có hiếu lắm!”.
Làm mẹ chồng rất khó, vì người đời luôn nhìn với cái nhìn không thiện cảm. Nhưng thật ra trái tim của Bà là cả suối nguồn yêu thương, vì bà ấy đã làm MẸ.
Khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác bài hát “Mẹ của Anh”, tình cảm cô dâu tha thiết trong từng lời ca “ Mẹ của chúng ta”. Nói thế chứ cũng không thiếu những cô dâu thương yêu, lo lắng cho mẹ chồng hơn cả mẹ ruột, thường nhắc nhở chồng luôn quan tâm tới mẹ, vì khi Mẹ đã già, bà sẽ cảm thấy rất cô đơn. Khi trái gió, trở trời, trong căn nhà hiu quạnh, Bà rất cần sự chăm sóc của người thân, có những tiếng thở dài não nuột trong đêm khuya với nỗi nhớ con dằn dặt. Có ai mà biết đâu!
Tôi đã đọc một câu chuyện về MẸ, do một người bạn gửi qua Email trong Ngày của Mẹ. 
Một câu chuyện của nước ngoài, đã đem đến một nỗi buồn man mác. Đó là một người mẹ đơn thân, đã nuôi con trong vất vã, khi con thành đạt rồi tạo lập hôn nhân, lại ở rất xa. Cô dâu luôn nhắc nhở chồng nên thỉnh thoảng về thăm Mẹ và hẹn hò cùng Mẹ đi ăn, đi nơi nầy nơi kia, để Mẹ sẽ không cảm thấy cô đơn.
Ngày Chúa nhật, Anh đến thăm Mẹ. Mẹ anh mừng lắm. Anh hẹn Mẹ tuần sau mời Mẹ cùng đi ăn với Anh, Anh đã được bà nhận lời.
Tuần sau, Anh đến rước Mẹ. Anh không ngờ Mẹ anh hôm nay lại rất đẹp, như một vị phu nhân, Bà mặc chiếc áo mà vợ chồng anh đã tặng bà hôm sinh nhật. Khi đến tiệm ăn, Bà cặp tay Anh một cách trang trọng, hảnh diện. Bà cười tươi với mọi người, và giới thiệu “Đây là con trai tôi”.
Suốt bữa ăn, hai mẹ con nói chuyện rất nhiều, Bà nhắc lại những ngày Anh còn bé, cũng như ngày đầu tiên Anh đi học. Bà nói rằng Bà rất hạnh phúc khi được đi cùng với anh, vì thế vào tuần sau Bà mời vợ chồng anh cùng đi ăn với Bà nơi đây, Bà cho biết sẽ mặc chiếc áo mà vợ chồng anh đã tặng năm kia.
Đưa bà về nhà xong, Anh nói với vợ : “ Mẹ rất vui, cám ơn Em”.
Tuần sau, đến ngày Thứ Sáu, Mẹ anh điện thoại cho anh, báo rằng bà đang rất mệt. Anh tức tốc chạy xe đến nhà của Bà, thì Bà đã qua đời.
Sau khi lo hậu sự cho Mẹ, Anh đưa vợ đến nơi mà hai mẹ con đã dùng bữa hôm trước. Cũng bàn ăn đó, cũng thức ăn hôm trước được bày biện, nhưng lòng Anh rất buồn, rất nhớ Mẹ. Đến khi tính tiền, Anh hết sức ngạc nhiên, vì người chủ tiệm cho biết hai phần ăn của Anh đã được thanh toán từ lâu… Anh lặng người đi.
Thế mới nói, đôi lúc trong cuộc sống chúng ta quên đi một vài việc nho nhỏ vì công việc hằng ngày tất bật, và đôi lúc vô tình đánh mất điều gì đó, để rồi trong lòng luôn có những ước ao…. Phải chi… phải chi….
Tôi không còn viết những bài viết về Mẹ. Vì thấy rằng bao nhiêu sự tri ân, bao nhiêu bài viết đi nữa, có là gì đâu… Hiện tại, chỉ cần ở bên mẹ, áp bàn tay nhăn nheo của Mẹ vào má, để những thiếu sót ít đi, để câu xin lỗi dần dần tan biến, và để cầu xin thời gian trôi chậm lại. Chỉ một chút thôi. Một chút thôi, quên một chút là Mẹ sẽ đi xa.
Dù tuổi đời có là bao nhiêu, khi Mẹ đi xa, ai mà không khóc. 
Lại một mùa Vu Lan. 
Tôi xao lòng biết dường bao bởi nhớ đến bài thơ “Con Cò” của Chế lan Viên.
“ … Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con.
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của Mẹ.
Đi hết đời lòng Mẹ vẫn theo con”
……………………………………………………….TÔI KHÓC !!!...............
15al-Tháng7-2014
NGÔ CẨM HỒNG
GV Trường THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM-TP CẦN THƠ
Email: camhongcantho@yahoo.com
ĐT: 0936 313 825

 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693422 visitors (2230883 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free