.
  Nhìn Người tủi Ta( bài 4 )
 
20/11/02014



Bài 4
 
     Sáng hôm sau chúng tôi tiếp tục hành trình, khi xe lăn bánh thì cũng là lúc một nhân viên đứng tuổi của khách sạn, đứng bên lề đường, tay cầm lá cờ Việt Nam vẫy chào tạm biệt, một hành động tuy nhỏ nhưng chúng tôi thấy quyến luyến lạ thường và mong có ngày gặp lại.
    Điểm đến sáng nay là vườn trái cây theo mùa ở Yamanashi. Thành phố Yamanashi nỗi tiếng là” Vương quốc trái cây”, bởi bốn mùa cây xanh lá, trái chín ngọt cành, mỗi loại mang một hương vị riêng, đạt tiêu chuẩn sạch bởi chế độ kiểm soát an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt.




 
    Các nông trại mở cửa cho du khách đến tham quan và tự tay hái những quả chín thưởng thức ngay tại vườn (không tính tiền, khi mua mang đi mới phài trả tiền) thật thú vị.
   Sau buổi ăn trưa, chúng tôi tham quan núi Phú sỹ. Núi Phú Sỹ nằm giửa hai tỉnh Shizuoka (mặt tiền núi Phú Sỹ) và Yamanashi (mặt sau) gần giống như đỉnh đèo Hải Vân là ranh giới giửa Huế và Đà Nẵng.




 
    Dù lên đỉnh núi Phú Sỹ hướng nào, du khách cũng sẽ thấy nhũng bảng chỉ dẫn, Trạm 1 độ cao…, đến trạm 5 độ cao 2.300m và cuối cùng là trạm 10 độ cao 3776m. các trạm khoảng cách nhau không rõ ràng, và xoay nhiều hướng, không theo một qui định cụ nào cả.




 
 Thật ra người đầu tiên đặt chân lên đỉnh núi Phú Sỹ là một nhà sư, khi lên núi nhà sư có sử dụng một cây đèn dầu (có lẽ dùng nhựa thông để đốt) khi xuất phát nhà sư đổ đầy một thùng dầu và cầm đèn đi lên núi, khi hết dầu nhà sư ngồi xuống nghỉ ngơi, sau đó châm thêm một bình dầu khác, cứ thế khi đèn tắt là hết một bình, và đến cuối cùng hết 10 bình dầu, tương đương với 10 trạm.
   Chúng tôi được xe đưa đến trạm thứ 5 nghỉ ngơi và chụp hình lưu niệm, ở đây có cao độ 2.300m nên rất lạnh (khoảng 3 độ), mặc áo ấm nên không sao, chỉ 2 bàn tay là lạnh cóng, mặc dù buổi trưa nhưng có nhiều sương mù, mai mắn là chúng tôi nhìn thấy tuyết ờ đỉnh phù Sỹ sơn, Có mấy đặc điểm của vùng núi đẹp lộng lẫy nầy:




 
-         Núi Phú Sỹ luôn được ví như người con gái trong thơ ca xứ Phù Tang
-         Núi Phú Sỹ thay đổi rất nhanh. Tuyết rơi, nắng mưa, sương mù, chỉ trong thoáng mắt thì thời tiết thay đổi ngay, nên phải tranh thủ chụp hình kỷ niệm, nếu không sẽ hối tiếc. Từ trạm 5 lên đến đỉnh (trạm 10) phải tự leo nên ít khi du khách lên đến đỉnh, chỉ có người Nhật ở những ngày trọng đại, mới cố lên đỉnh để được hưởng những may mắn thuận lợi cho mình
-         Núi đẹp khi nhìn từ xa và khi được khoát lên một lớp phấn son (tuyết phủ), còn khi nhìn gần và không tô son điểm phấn, thì cũng bình thường như những ngọn núi khác.


Bản báo vào con đường âm nhạc
 
-         Trên đường lên trạm 5 núi Phú Sỹ, xe đưa chúng tôi chạy qua một đoạn đường phát ra tiếng nhạc (con đường âm nhạc). Có lẽ chỉ duy nhất ở xứ sở Hoa Anh Đào, mới có những con đường bậc lên tiếng âm thanh, hòa tấu cùng tiếng chuyển động của bánh xe. Hãy tưởng tượng khi chiếc xe chạy bon bon, bất chợt xuất hiện những âm thanh vui tai kỳ lạ, phát ra từ chính con đường. Nguyên nhân mằm ở việc thiết kế những rãnh nhỏ cách đều nhau ở vị trí 6-12m/m. Kích thước khoảng trống giửa mỗi rãnh tác động đến cường độ âm thanh.Tuy nhiên để có thể lắng nghe những âm thanh nầy, chiếc xe cần di chuyển với tốc độ khoảng 47 km, cũng nhu đảm bảo hướng gió, động cơ, tiếng ồn của bánh xe ở mức tối thiểu, Ở Nhật có 3 “con đường âm thanh” đật ở Hokkaido,Wakayama và Gumma.

-         Nhìn Người tủi Ta:
-          1. Người Nhật rất trung thực, nếu bạn gọi một chiếc taxi để đi một con đường dài, bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm theo lời hướng dẫn “ Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”, còn nếu đi một đoạn đường ngắn, khi trả tiền bạn sẽ nhận đầy đủ tiền thối lại, bác tài sẽ không nhận bất kỳ tiền tặng thêm. Hoặc khi trên đường di chuyển, thỉnh thoảng chúng tôi thấy những bàn bán hàng không có người bán, về việc nầy hướng dẫn đoàn giải thích: Sau khi thu hoạch nông dân đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh, người mua cứ theo giá niêm yết mà tự lấy sản phẩm và bỏ tiền vào thùng, cuối giờ làm chủ bán hàng ghé đem thùng tiền về nhà.
-         Khi chuẩn bị viết bài nầy, tôi đọc được bản tin của tờ Thanh Niên “ Một nữ du khách Nhật vừa bị một tài xế taxi lừa, hắn giả bộ cần gọi điện gắp, nhưng điện thoại của hắn hết pin, nên mượn đở điện thoại của nữ du khách nầy, khi cầm được điện thoại, hắn rồ ga chạy mất.
-           2. Nhười Nhật rất bình đẵng, mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẵng. Để không có sự phân biệt giàu nghèo, ngay từ nhỏ, mọi đứa trẻ đều được khuyến khích đi bộ đến trường, nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường sẽ là lựa chọn duy nhất. Các trường không chấp nhận phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
-             Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên quan chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Văn hóa xếp hàng thấm đẩm vào nếp sinh hoạt hằng ngày, không có bất kỳ sự ưu tiên nào, nếu một ngày nào đó bạn thấy Thủ Tướng Nhật xếp hàng sau bạn thì chớ ngạc nhiên.
-           Trẻ em ở Nhật được giáo dục hai điều là phài trung thực rõ ràng, không nói dối làm phiền người xung quanh, và tuyệt đối không làm phiền cảnh sát (tôn trọng luật lệ qui định). Ngoài ra phài yêu thiên nhiên cây cảnh, chim thú.
-            Viết đến đây tôi chợt nhớ, cũng trên tờ báo Thanh Niên kể lại: Một ông Ngoại vô cùng ngạc nhiên khi được cháu gái 9 tuổi học lớp ba hỏi “ Ông Ngoại Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc ngoại xâm, vậy giặc ngoại xâm là ai vậy ông Ngoại”, thì ra cháu mới học sử, và trong bài học người ta ngại nói tới giặc Tàu, chỉ nói chung chung là giặc ngoại xâm.( sách giáo khoa mà còn không trung thực rõ ràng, thì trẻ con làm sao học được sự trung thực rõ ràng ).
-          

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 640956 visitors (2134862 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free