.
  Bà Mẹ nuôi
 
08/5/2014

                                           

 

   Nếu không phải vì tình yêu của bà mẹ nuôi của tôi, tôi không bao giờ đã có thể trở thành người như tôi bây giờ và nếu không nghe theo lời khuyên của người, có khi tôi không bao giờ sống tại Rạch Giá đến như thế này.

     Thật khá dể dàng để được đi cùng với một bạn học này trên một chuyến xe buýt ra Chợ Lớn, nhưng thật khó mà gặp một người bạn học cũ khác trên xe buýt khác khi nó tạm dừng đèn đỏ tại ngả tư Trần Bình Trọng- Trần Hưng Đạo. Điều đó xảy ra với tôi như là trang đầu tiên của một cuốn truyện dài của đời tôi với cái tiêu đề “Bà mẹ nuôi.”

     Nhận ngay ra thằng bạn NLS Bảo Lộc cũ, tôi mừng rở nhoài người ra cửa xe, kêu tên nó thật to,

"Trọng Cọp!"

Đang uống cà phê trên vỉa hè vắng người, nhận ngay ra tôi, Trọng Cọp đáp trả thật nhanh.

  "Thành Xì hả? Xuống xe đi! Xuống mau lên!"

Khi xe còn đang chờ đèn đỏ, tôi thoát xuống cửa sau thật nhanh. Từ giây phút đó, mỗi cuối tuần, những khi buồn, tôi trở nên thoải mái hơn vì tôi có nơi để đến, hẻm 22 Nguyễn Biểu Q:5 . Tôi hoặc ở có thể ở lại với gia đình nó qua đêm hoặc tôi trở lên trường buổi chiều trong ngày. Ngoài những chuyện bất tận hồi đi học, Trọng Cọp, một cơ thủ, một tay quậy phá, tếu lâm có tiếng trong trường đón tiếp tôi như một khách quý. Cả nhà nó rất vui mỗi khi tôi về chơi. Hai chúng tôi chỉ có một điểm chung duy nhất- xem bóng đá. Học 3 năm với nhau cùng một lớp Thủy Lâm trên Bảo Lộc nhưng tâm trạng, tính cách, sở thích và tình cảnh của chúng tôi rất khác nhau. Nó đặc biệt có bà bác họ ở khu phố tàu Bảo Lộc, cấp dưỡng nó chu đáo. Là con trưởng trong một gia đình lao động nhưng tương đối sung túc ở Sài Gòn, không lọt qua cửa trung học, có nhiều em, chỉ phụ ít việc nhà với đầy ấp nhiều thứ hàng buôn bán, nó rất tù túng buồn chán. Vì vậy, khi có tôi đến, nó vui ra mặt và làm cả nhà như rộn rịp hơn lên. Mỗi chủ nhật của tháng 3 năm 1976 sau khi ăn trưa, đi xem bóng đá, nó chở tôi đến trạm xe buýt Sài Gòn- Thủ Đức. Nó dúi vào túi tôi một ít tiền để đi xe và hẹn gặp tôi tuần sau đó.
   Đôi khi tôi xuống thăm ngoại tôi ở Tham Lương, Bà Điểm, trước khi ghé nhà Trọng Cọp. Một lần như vậy, tôi đến nhà của nó một buổi sáng sớm chủ nhật. Tôi không thể nhớ chính xác lý do tại sao nó đã vắng nhà ngày hôm ấy. Đó là lần đầu tiên tôi ra về sớm, thui thủi, buồn bả, một buổi sáng tháng 4 năm 1976. Tôi cũng không hiểu sao tôi lại đến trạm xe đi Biên Hòa thay vì Thủ Đức như bao nhiêu lần trước đó. Lạ lùng thay ngay sau khi tôi lên xe, một bà hành khách trạc hơn tuổi mẹ tôi, đậm người hơn mẹ tôi, vừa chen lên vừa được tôi đở lên ngồi cái ghế còn lại bên cạnh tôi.
Khi xe đến đường Phan Thanh Giản, bà bắt đầu một cuộc trò chuyện,
"Cậu đi Biên Hòa hả?"

Tôi đáp rất nhỏ nhẹ,
"Dạ, không, cháu chỉ đi  Thủ Đức thôi."

Bà hành khách ấy thân mật hơn.
"Tôi cũng đi Thủ Đức nữa."

Bà nhanh chóng đổi cách xưng hô và hỏi tiếp,

"Cháu đang làm gì ở đó?"

Tôi trả lời một cách rất lịch sự. 
"Cháu vẫn còn đi học."

Bà nhẹ nhàng với tôi hơn,
"Thế à? Dì Ba có tới 11 đứa con. Hai đứa còn đi học. Dì rất mong đứa nào cũng còn được đi học. "

Cảm thấy vui mừng như thể bà được nói chuyện với một người thân. Bà nói với tôi sau đó là bà cho rằng tôi sẽ là một lính ngụy vì thấy tôi đội một berret nỉ màu đen, để ria, mặt mày thiểu não. Bà kể cho tôi nghe rằng bà ấy đến thăm vị phó giám đốc của con trai thứ ba xin cho anh ta tiếp tục đi làm. Đổi lại, tôi kể ra bất cứ điều gì bà đã muốn biết từ chuyện gia đình, học trung học và đang ở ký túc xá như thế nào. Trong khi nói chuyện, tôi thản nhiên đưa cho bà xem cái căn cước của tôi.

   Bất giác, tôi cũng đã bộc bạch với bà ấy rằng tôi cảm thấy không hạnh phúc và bất an như thế nào, vì sao tôi đã muốn bỏ học. Và bất ngờ lại đến với tôi, bà ấy nói với tôi dù rằng bà ấy đã có rất nhiều con và luôn luôn muốn làm con cái hạnh phúc để học giỏi. Vì chỉ đến cái nhà đối diện trường của tôi, bà hứa đến thăm tôi tại ký túc xá. Tôi đã kể cho tụi bạn cùng phòng những gì vừa xảy ra ngay sau khi tôi bước vào. Tụi nó tất cả đã tò mò muốn xem và điều gì sẽ xảy ra kế tiếp. Tôi nhận ra rằng tôi nhìn đồng hồ rất thường xuyên. Sau đó không lâu, bà xuất hiện tại cửa trường. Tôi cảm thấy xấu hổ, ngại ngần nhưng lâng lâng vui sướng khi  đi cùng với bà ấy hướng về phía ký túc xá của tôi. Đòan Ngọc Liên- CN 71- vừa gặp chúng tôi, vừa chào hỏi ngay,

“Thưa bác!”

Xoay qua tôi nó hỏi luôn,

“Mẹ lên thăm hả Thành Xì?”

Khi thấy tôi ấp úng, bà vội đỡ lời,

“Dì Ba của Thành. Dì ghé vào xem chổ nó ở một chút.”

  Cái thứ đầu tiên bà nhận thấy là cây đàn guitar của tôi treo trên tường. Bà nói ngay rằng người con gái út, Như Ngọc, đã rất thích chơi đàn và đã từng theo thầy Nam Phong học gần hai năm. Tất nhiên, tôi được bà yêu cầu đánh một đọan yêu thích và tôi đã ngoan ngõan vâng lời. Thực sự, tôi đã không có một cảm giác gắn dính giữa hai chúng tôi. Theo tôi, đó chỉ là một cuộc gặp gỡ tình cờ, sự trùng hợp nhưng theo lời bà đó là sự sắp đặt của Chúa. 

“Chúa đã dắt Dì gặp con để thế chỗ thằng một thằng con đang ở Mỹ.”
     Sau một cuộc thăm viếng ngắn ngủi đó, bà ấy bảo tôi đến gặp bà vào cuối tuần này. Bà ấy bắt tôi nhận một ít tiền đi xe buýt và hứa đi hứa lại rằng tôi sẽ đến. Tiển bà ra tới cổng và cùng ngồi chờ đợi xe buýt, tôi có những cảm xúc khó tả. Tôi nhớ lại trong những vở kịch của Kim Cương trong đó nghệ sĩ Vân Hùng có cách diển tả giống như tôi đã trải qua, một chàng sinh viên năm thứ nhất ở dưới Cần Thơ đến gặp một người Dì mới quen tại một căn nhà khá bề thế- 20A Hiền Vương (Võ Thị Sáu), Q: 1, Sài Gòn.

                                                                          (Còn tiếp)

                                                         Rạch Giá 26-4-2014

                                                           Lương Ngọc Thành 


 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 640087 visitors (2133657 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free