.
  Cái bảng tên Thanh
 
16/9/2013

                                    

 

 


  Cái món mà tôi đặt làm ở chợ Bảo Lộc 2 ngày trước khi về nghỉ tết năm ấy- 1972- bảng tên: Thanh, chữ cưa lộng bằng gỗ ngo, được dán trên thân cây cắt nghiêng đã làm cho hai người thiếu nữ ghen tuông và họ khiến cho mẹ tôi hiểu ra rằng việc tôi đi học xa có một ý nghĩa như thế nào và nó đã khiến cho tôi thắm thía hơn vai trò của tôi trong gia đình.

   Đám cưới của người chị ruột làm một dịp thật tốt cho bất cứ ai đang đi học xa về nhà nhưng không phải là dịp tôi “lợi dụng” để hưởng cái lẻ ra ai cũng đã. “Học và chỉ vì việc học mà thôi.” Là cái phương châm tôi nghiêm khắc đặt ra và nghiêm khắc thực hiện nó như một kẻ có trái tim sắt đá. Đâu có ai biết rằng tôi đã nghẹn ngào ứa lệ khi ra bưu điện một mình để viết gởi về chị tôi một bức điện tín,

“Em bận học quân sự học đường không về được. Chúc anh chị hạnh phúc.”

    Thật ra tôi đã phải nói dối. Thật ra tôi đã làm mẹ tôi trông đợi. Thật ra những thân nhân của tôi từ Sài Gòn xuống dự đã phải thắc mắc vì sự vắng mặt của tôi. Bà Ngoại tôi hỏi mẹ tôi,

“Sao không gọi thằng Thành về phụ con một tay một chân gì đó chứ hả?”

Mợ Tư tôi thêm vào,

“Chị có thằng con trai lớn mà không nhờ được gì hết.”

Ba tôi, người mà mẹ tôi buộc lòng phải mời, luôn trách cứ điều này chê bai điều kia. Ông lấy chuyện tôi vắng mặt như là một lỗi lớn của mẹ tôi. Bà âm thầm đã gạt nước mắt nhiều lần. Chính vì không muốn chứng kiến điều ấy đã âm thầm khiến tôi không về.

   Đặc biệt thay và may mắn thay có hai cô gái đã tự nguyện đến giúp mẹ tôi. Họ nhìn ngay ra cái bảng tên ấy. Họ đã đấu khẩu với nhau vì “cái dấu huyền ấy” chết tiệt ấy.

Người có cái tên “Thanh” ấy bị cô gái kia chất vấn,

“Xin lỗi cô, cô là ai mà có lại có mặt trong cái đám cưới của chị anh Thành như vậy.”

Cô gái có cùng tên với cái bảng tên ngẩn mặt lên hỏi lại,

“Thế còn cô là ai mà lại hỏi tôi như thế?”

Người vừa hỏi chuyện lên giọng ngay,

“Tôi thích hỏi thì tôi cứ hỏi.”

Người thiếu nữ bị chất vấn ấy không có chút gì nhún nhường,

“À, tôi thích đến thì tôi cứ đến.”

    Nhiều người trong cái đám ồn ào ấy không nghe được các câu ấy nhưng họ nhận ra sự hiềm khích nhau. Họ lườm nhau. Họ quay lưng lại với nhau và họ không ngồi vào chung một bàn.

     Thanh đã học chung với tôi lớp 8, và 9-2 ở NLS Cần Thơ. Thanh Vân đã làm quen với tôi trong kỳ nghỉ hè năm lớp 10. Họ cùng tuổi và tên họ có cùng chữ Thanh. Vì sơ xuất, vô ý người ta đã quên gắn trên cái bảng tên dấu huyền còn tôi thì cố tình đặt nó vào giữa cái tủ kính để nhắc mọi người đến nhà phải nhớ đến tôi nhưng tôi cũng đã vô tình gây ra một cuộc cạnh tranh cải vả như vậy. Họ đi ra đi vào nhìn nhau với nửa con mắt. Họ liếc ngang liếc dọc mỗi khi tình cờ nhìn thấy nhau.

    Đỉnh điểm của câu chuyện ấy bị tác động, châm dầu vào lửa, bởi một cô em họ của Thanh Vân, người ở xóm tôi. Sau khi bàn bạc với nhau cái cách ra đòn, Thanh Vân hơi tái mặt cố gắng tuyên bố,

“Từ sau đám cưới này tôi không muốn nhìn thấy cô đến đây phụ giúp việc gì ở đây cả.”

Đâu phải ta vừa, dể bị bắt nạt, người thiếu nữ áo nâu này tỏ ra bản lãnh hơn cô gái áo trắng học trường tư thục Võ Văn kia,

“Ai cấm đoán được tôi chứ hả? Cô lấy cái quyền gì chứ?Nếu tôi cũng nói một câu tương tự như vậy thì cô nghĩ sao? Mà cô lấy cái quyền gì mà nói với tôi như vậy chứ.”

Nghe kể lại, tôi gật gù,

“Thôi được rồi! Xin hai cô! Tôi chỉ mong hai cô đừng khiến mẹ tôi bận tâm là được rồi. Chúng ta đều có quyền cả. Chúng ta đều có trái tim và khối óc để quyết định xem ta muốn làm gì và làm như thế nào mà, đúng không?”

     Sau đám cưới của chị tôi, hai người thiếu nữ này ở lại suốt ngày để phụ mẹ tôi dọn dẹp. Người này quét dọn sân, lau gạch trong khi kẻ kia ra sức rửa chén dĩa, lau chùi sắp xếp đồ nấu bếp. Họ cố làm được nhiều việc cho mẹ tôi. Họ còn muốn sắp có nhiều dịp khác để họ... làm gì tôi cũng không rỏ nữa. Mẹ tôi hỏi Thanh,

“Má con khỏe không? Hôm đi đưa thiệp mời, bác không trò chuyện với má con được nhiều.”

Người con gái ấy rất vui,

“ Dạ cám ơn Bác. Má con cũng khỏe. Má con thắc mắc sao không thấy anh Thành về.”

Mẹ tôi giải thích,

“Nó phải học cái quân sự gì gì đó mà không thể về được. Ai cũng mong nó hết.”

Tuần sau đó, trên Bảo Lộc, tôi nhận thư của Thanh Vân. Trong thư nàng viết đậm và gạch dưới câu hỏi,

“Má của Thanh là ai mà bác thâm tình quá như vậy chứ và cô ta là ai mà đến nhà anh và tra hỏi em như vậy!?”

   Sau ngày đám cưới, khi mẹ tôi gửi Thanh một chút ít trái cây về làm quà, trên Bảo Lộc tôi bị Thanh Vân chất vấn,

“Bác và gia đình“người đó” thân tình từ bao giờ vậy? Bác không biết em tủi thân đến mức nào đâu? Bác cho“họ”một ít quà còn em thì nhiều buồn tủi. Bác đã quên em rồi. Còn anh, anh có biết là em buồn lắm không? Anh có là biết em khóc nhiều đến ngần nào không? ”

Tôi thở dài, nghĩ thầm,

“Thì em cứ buồn, cứ khóc đi. Không được trách mẹ anh đâu đấy nhé! Mẹ anh có thể vô tình quên hoặc nhầm tưởng là đã gửi quà cho em rồi. Anh cũng chẳng biết phải làm sao nữa! Bài vỡ đầy ắp đây này.”    

    Phụ nữ thường ganh tị và tranh chấp nhau. Họ làm bận lòng tôi và khiến tôi muốn lên tiếng với cả hai,

“Tôi mới là người có quyền tra hỏi: Ai bảo, ai cho phép hai cô đến phụ việc trong cái đám cưới ấy? Ai cho phép hai cô luận bàn về mẹ tôi? Hai cô có quyền gì mà thắc mắc cái bảng tên Thanh của tôi? Nếu hai cô có làm điều gì khiến cho mẹ tôi phiền, đừng có trách tôi đấy!”

   Tôi đã viết thư cho Thanh Vân,

“Em có tự do làm những điều em thích. Em cũng có quyền yêu thương người em chọn. Anh yêu thương mẹ anh và anh không muốn thấy bất cứ ai làm mẹ anh buồn.”

    Họ có quyền thương yêu ai bất cứ ai đó nhưng họ phải biết gìn giữ, chăm sóc nó cái cách của những người chơi hoa phong lan quý hiếm.

                                                         

Rạch Giá 27-5- 2013

                                                                

Thành Xì- TL-71

 

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 641904 visitors (2135935 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free