.
  Nhòa nhạt kiếp người P3
 
22/5/2014

Tản văn (3)  

         




Lâm Thành Nghiêm

  Tôi bỏ phí nhiều thời gian với những mơ mộng hão huyền hơn là chí thú học hành. Năm 1972 tôi đậu Tú tài, biết tình cảnh không thể tiếp tục lên Đại học nên thi vào trường Cao đẳng Sư phạm. Đây là một đẩy đưa ngoài lưa chọn mong ước của tôi. Mà thật ra tôi chưa hề có một lý tưởng mục đích nào cho tương lai.

  Năm 1975, Cách mạng thành công, miền Nam được giải phóng. Lan đang học lớp 12 thì bỏ ngang, nó nhốt mình trong buồng nằm lì lịch khóc suốt mấy ngày trời. Cả nhà biết Lan thất tình, nhưng không có ai có thể can ngăn khuyên giải gì được. Mối tình đầu gảy đổ, người yêu của Lan là con trai một sĩ quan Hải quân đã theo gia đình di tản mà chẳng một lời từ biệt. Trước ngày trốn đi, anh có gặp Lan bày lòng yêu thương chung thủy! Sự giả dối gây cú sốc to lớn, nghiền nát bao tin tưởng mơ ước của Lan. Vào tuổi hoa niên, tình yâu đầu đời được thăng hoa cao vời nên khi gảy đỗ thì rơi nặng, rơi sâu làm nổi đau gấp bội. Lúc ấy cuộc sống hết sức khó khăn, sau chiến tranh nền kinh tế kiệt quệ. Cũng như phần đông, gia đình tôi lâm vào cảnh túng quẩn. Ba tôi thất nghiệp, nghề thợ bạc bị cấm đoán không được làm cá thể. Trước tình cảnh ấy, sau hơn tuần sống như kẻ mất hồn, Lan trỗi dậy với một con người khác, nó lao ra chợ buôn bán, vượt qua nổi đau bằng công việc. Lan trám hết vết thương lòng với trách nhiệm người con, nghĩ lo cho ba má. Lan có nghị lực mạnh hơn tôi nghĩ.

  Năm ấy tôi cũng tốt nghiệp Sư phạm. Khi tình hình ổn định lớp chúng tôi tập trung học một khóa chính trị ngắn. Trong thời gian học, giáo sinh phải làm lý lịch đến hai ba lần. Sau đó lần lượt mỗi người nhận được quyết định về các trường. Tôi về một trường thuộc xã vùng sâu, nhưng có một cô bạn tên Nữ không được bổ nhiệm. Mọi người điều hiểu nguyên nhân, Nữ là con một Trung tá chế độ cũ đang cãi tạo ngoài Bắc. Học chung ba năm, tôi chẳng để ý nhiều đến Nữ, nàng có vẻ trầm lặng xa cách, ít giao tiếp bạn bè. Tôi cho đó là thói quen kênh kiệu của con nhà giàu, chức quyền. Giờ xã hội thay đổi, thấy chạnh lòng vì Nữ bị đối xử phân biệt, tâm trạng của“Bầu ơi, thương lấy bí cùng…”tôi tìm đến thăm với tình cãm bạn bè chia sẻ.

  Nữ sống với bà cô ruột, tuổi trên 40, còn độc thân trong căn nhà ở mặt tiền con đường tại thị xã. Tôi phân tích lập luận, nói như một cán bộ, cán bộ chính trị: “ Đây là giai đoạn nhất thời khi đất nước mới được giải phóng, còn nhiều thế lực thù địch chống đối từ bên trong, bên ngoài nên chính quyền phải ngăn ngừa đề phòng. Phải bảo vệ cái thành quả to lớn mà biết bao hy sinh xương máu đổ ra mới dành được. Có chế độ nào tinh tưởng giao công việc cho kẻ ở trong thành phần từng chóng phá mình, dù là ở ngành giáo dục…”Tôi khuyên Nữ hảy tin tưởng, quá khứ sẽ lui dần, mọi việc sẽ qua đi và chính quyền có cái nhìn thoáng hơn…

  Qua đôi lần trò chuyện, Nữ có cãm tình với tôi, không phải từ những lời an ủi ấy mà vì sự quan tâm thành thật của tôi. Còn tôi bị thu hút bởi ánh mắt buồn buồn, nhận ra Nữ sống nhiều về nội tâm, thiên hướng u sầu. Một đồng điệu tâm hồn nên dể lây cãm. Tôi cũng bị quyến rũ từ vẻ đẹp liêu trai nơi Nữ: Khuôn mặt nhỏ, da trắng mịn, mái tóc đen xỏa dài. Dần dà tình cãm cả hai hướng mấp mé đến bờ tình yêu và rơi vào thung lũng hoa hồng. Cũng có những điều dường như Nữ muốn che dấu, chẳng hạn hỏi về thời niên thiếu hay về người mẹ. Có hỏi thì Nữ lãng tránh hoặc khóc! Tôi thắc mắc chẳng rỏ cha mẹ nàng thôi nhau hay bà đã mất? Nhìn khắp gian phòng không thấy có bàn thờ, ảnh treo cha mẹ nàng.

  Ngôi trường tôi dạy nằm ven con lộ đá lởm chởm nối liền với thị trấn huyện, trước mặt là những thửa ruộng liên tiếp chạy dài tới tận chân trời. Vào mùa lũ cả vùng biến thành biển cả mênh mông. Tôi ở nơi chái lá nhỏ cất nối với một dãy phòng học. Bên trong kê chiếc giường cá nhân, một bàn viết và một chiếc ghế. Các giáo viên từ địa phương khác đến dạy đều ở trọ nhà các phụ huynh.

  Thời gian đầu về đây, cứ mổi trưa thứ bảy tôi ra con lộ trước cổng trường đón chiếc xe đò về nhà ở thị trấn, cách 30 cây số. Mùa lũ, con lộ bị ngập, nhiều đoạn sâu hơn mét và lúc đó chỉ có xuồng, đò máy là phương tiện đi lại. Tôi về thì thấy các Thầy Cô ở xa đều nôn nóng ngày cuối tuần và nghĩ mình cũng có cha mẹ, có một người tình để ghé thăm. Đó là cái cớ, cái cớ rất hợp tình. Nếu chẳng còn một ràng buộc thân yêu, một nổi nhớ mong hy vọng thì thật bất hạnh. Thật sự về nhà tôi chẳng biết làm gì, chẳng giúp đỡ được gì. Mỗi tháng lãnh 13 ký gạo, mấy chục đồng lương( đổi tiền lần đầu) và vài món vật dụng xà phòng, bột ngọt…Ngay bản thân tôi sống còn thiếu hụt. Ba má tôi đã già, tất cả sống nhờ vào việc buôn bán của Lan. Ở nhà tôi loay hoay lui tới nằm ngồi hay tới rủ thằng bạn cũ còn lại đi cà phê. Đến chiều chủ nhựt, xách túi nói một câu: Con về trường nha ba má!.

  Hai ba tuần, tôi xuống tỉnh ghé nhà Nữ. Buồn cười, đi gặp mặt, nhưng cả hai vẫn trao nhau lá thư đã viết sẳn. Bao nhiêu nổi nhớ, cả những cãm nghĩ vụn vặt đều được viết kể trong thư. Bày tỏ tâm trạng qua thư viết dễ dàng hơn đối thoại trực diện, vì thế chúng tôi yêu nhau qua ánh mắt, bờ môi nhiều hơn lời nói.

  Rồi qua thư, Nữ cho tôi biết sự thật về mẹ: Trước kia bà là thiếu nữ trẻ đẹp, nhỏ hơn cha đến 12 tuổi. Cuộc hôn nhân chẳng bởi tình yêu mà do sự ép thúc của gia đình, là kết hợp giửa hai ham muốn qua lại. Như vợ của một số tướng tá thời ấy, bà đua đòi ăn diện, làm giàu bằng buôn lậu nhờ thế lực của chồng. Bà chẳng quan tâm chăm lo gì đến Nữ. Suốt thời gian thơ ấu Nữ gần gũi bà cô, được cô ẫm bồng nuôi dạy nên nàng yêu thương quyến luyến cô hơn cả mẹ mình. Cũng như tôi, Nữ khiếm khuyết hụt hẳng tình mẫu tử. Rồi khi cha nàng đi cải tạo thì người mẹ phản trắc thay lòng, dang díu với một thương gia giàu có, đã từng hùng hạp áp phe trước đây và cả hai vượt biên. Từ đó, không còn một tin tức nào về bà…

  Chung một niềm đau, mặc cãm về mẹ, tôi với Nữ càng hiểu và càng thương nhau hơn. Theo năm tháng, tình yêu thấm đậm nồng nàn, cùng mơ nghĩ đến ngày chung sống bên nhau. Bàn đến việc nầy, Nữ bảo cố đợi khi cha nàng về. Tôi thật lòng nghĩ đến tương lai, đến mái ấm riêng tư, một chốn đi về trong tình yêu trách nhiệm. Đây cũng là điều ba tôi mong mỏi, tôi là đứa con trai duy nhất trong nhà. Ba nói: “ Con cũng lớn rồi, liệu lo lập gia đình cho yên phận đời người. Sự yên phận của mình cũng là cách làm vui lòng người thân”. Vâng, chuyện cưới vợ của tôi sẽ làm vui lòng ba má và sẽ là sự thay đổi tốt đẹp cho cuộc sống của tôi.

  Được tin cha Nữ đã về, ông đi cải tạo sáu năm, cũng là độ dài thời gian tôi và Nữ yêu nhau. Tôi xuống thăm. Đó là người đàn ông tuổi độ 60, mái tóc bạc trắng, có vẽ cay đắng thế sự tình đời. Ông trò chuyện thăm hỏi cuộc sống của tôi cách xã giao thông thường, chẳng nhiệt tình lắm. Có phải mặc cãm kẻ bại trận cùng nổi đau từ người vợ phản trắc, dù có hơn 20 năm chung sống đã lấy mất niềm tin và lòng thủy chung vào hôn nhân bền chặt? Hay ông đã định đặt một tương lai khác cho mình, cho con?.

  Hè năm ấy, anh Trọng hiệu trưởng cho tôi biết có hai giáo viên mới về trường và tôi muốn chuyễn đi thì làm đơn gởi về phòng. Tôi được ưu tiên thâm niên. Việc nhắc của Trọng cho tôi quyết định, xin về thị xã và sẽ tổ chức cưới Nữ. Tôi không muốn về căn nhà ở thị trấn, nay là của Lan. Từ những năm buôn bán nhỏ, Lan dành dụm sang được một quầy bán quần áo may sẳn. Khá phát đạt, Lan mua lại căn nhà củ mục đã thuê quá lâu, cho dở bỏ tất cả, xây cất căn nhà tường. Và hiện tại chỉ mình Lan nuôi dưỡng ba má tôi.

  Nộp đơn cho Trọng xong, lòng đầy khắp khởi, tôi xuống Nữ, cũng muốn gặp trực tiếp người cha. Tưởng tượng là Nữ sẽ vui mừng đón nhận điều nầy, điều mà cả hai mong đợi đã lâu. Cha nàng đi vắng. Nhưng tôi sửng sờ kinh ngạc, Nữ im lặng khi tôi mở lời chuyện bước đến hôn nhân. Gặng hỏi thì Nữ bậc khóc nghẹn ngào. Tôi nhớ khi hỏi về người mẹ, chạm đến nổi đau, Nữ cũng khóc mà không nói được. Có những người có thể kể lể suốt buổi về uẩn khúc của mình, còn Nữ bị ức chế không diễn đạt đươc. Biết vậy, tôi vẫn hụt hẳng nặng nề, thấy nhiệt tình của mình không được đáp ứng như mong nghĩ. Quá thất vọng, tự ái bị xúc phạm, tôi đứng dậy ra về.

  Suốt những ngày sau, tôi sống với tâm trạng dằn vật, nghi vấn. Bao câu hỏi đặt ra. Khổ tâm, nhưng tôi cố dằn lòng, đợi đến hai tuần mới trở xuống. Phải gặp Nữ, dù một lần cuối. Nhà kép kín cửa, tôi gỏ hồi lâu, bà cô ra mở. Nét mặt buồn rầu, bà đưa cho tôi lá thư của Nữ và nói: “Nữ cùng cha lên sống ở Sài gòn chờ ngày xuất cảnh sang Mỹ. Hai người đã nhận xong hộ chiếu”. Tôi hỏi địa chỉ hiện giờ của Nữ thì bà báo không rỏ. Bà cô muốn dấu, còn người cha thì muốn Nữ có thời gian chịu đựng trước khi đoạn tuyệt mối tình? Bà khóc: “ Cô cũng không ngờ, có sự ra đi nhanh chóng đến thế nầy. Phải xa lìa Nữ là nổi khổ của cô. Nó là niềm vui an ủi, từ nhỏ cô ẫm bồng, thương yêu chăm sóc nó như chính con đẻ của mình. Đời nó bất hạnh, có mẹ nhưng chẳng ra gì. Thôi cháu hảy cố quên đi, chuyện đời có đó, mất đó, không ai biết được điều gì xảy đến trong tương lai…” Trong nhiều lần tôi ghé, bà cô không phản đối mối tình của chúng tôi, còn có ý muốn tác hợp nữa. Nhưng giờ thì bà thấy trở ngại khó vượt quá. Lúc ấy, những kẻ ra đi chẳng ai nghĩ rằng sẽ có ngày trở về. Có biết bao bi kịch xảy ra khi thời thế đổi thay. Còn gì nữa, mọi sự đã an bài! Tôi ra về, cánh cửa khép lại, nghe tiếng rít cửa nghiến nhói tim mình. Đi về đâu? Hạnh phúc như giấc mơ, khu vườn ảo diệu đóng chặt từ đây…

 Về trường, tôi mở đọc, lá thư tờ thư lem nhòa nước mắt: “Thanh ơi! Em gọi tên anh mà cỏi lòng xé nát. Hảy tha thứ và hảy cố quên đi!Em rất yêu anh, mong muốn cùng được bên nhau suốt đời. Em đã tìm gặp một nửa của mình, tưởng sẽ bước vào khu vườn hoa mộng. Nhưng vị thần giử vườn vung gươm xua đuổi. Phải chăng là số phận hai ta?

  Hồ sơ xuất cảnh diện H.O của cha có em(cha nghĩ đó là điều đương nhiên) và điều kiện em phải còn độc thân. Tình cha con đương nhiên ấy đã khống chế trái tim em, vì làm sao em có thể lìa xa cha, bỏ ông một mình trên xứ lạ. Em đâu còn sự lựa chọn nào khác hơn khi tình máu mủ lên tiếng quyết định.

  Mai nầy, nơi phương trời xa lạ, cuộc đời em sẽ ra sao? Em không màng nghĩ đến, nhưng nổi đau buồn sẽ vương mang suốt cả tháng năm còn lại. Mong rằng sự huyền diệu của tình yêu giúp anh thăng bằng trong cuộc sống. Anh hảy coi đây là những dòng chữ cuối cùng của em. Chúc anh đủ nghị lực để quên em! Vĩnh biệt”.

  Đến gặp Troọng, tôi nói: “ Tôi ở lại đây, không đổi đi đâu cả”. Trọng rất ngạc nhiên: “ Có chuyện gì thế? Ở Phòng đã đồng ý và chuyễn đơn về Sở để ra quyết định”. “ Anh giúp tôi rút đơn lại”. Trọng thắc mắc: “Trừ giáo viên địa phương, còn thầy cô ở nơi khác ai cũng mau được đổi đi”. “ Tôi khác họ”. “ Bộ muốn bám rể ở cái trường xa xôi, hiu hắt nầy”. Tôi trơ trọi một mình, chẳng có nhánh rễ gì cả”.

 L.T.N

( mời xem tiếp phần 4)

 

 

 

 

 


 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 633178 visitors (2120617 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free