.
  Lại đến mùa nước nổi
 
2/11/2014






Người viết: CA GIAO

 

Mỗi năm sông Cửu Long có một mùa nước lớn nên các tỉnh nằm trong lưu vực sông Mê kông chịu ảnh hưởng cứ đến hẹn lại lên, bắt đầu từ khoảng tháng 7 âm lịch thì nước lớn dần dần cao nhất là khoảng tháng 10, nước cùng khắp, nước lai láng tràn những cánh đồng, khắp nơi mênh mông là nước, không ào ạt, chẳng dử dằn nhưng sức tàn phá không phải là nhỏ. Trước đây kinh nghiệm dân gian đoán mức nước bằng quan sát hoạt động của côn trùng nhạy cảm như kiến như ong hay những loài chim chuyển vùng; tính con nước theo chu kỳ, các cụ già nói hồi đó chu kỳ cở 4 năm thì có nước lớn, còn gần đây thì không ai dám đoán trước được bởi hình như nó không theo qui luật nữa, các phương tiện khoa học theo dõi  để dự báo thời tiết thủy văn đó rất hiện đại, nhưng các dự báo thường phải kèm theo cụm từ: diễn biến bất thường để cảnh báo, và mặc nhiên được mọi người chấp nhận, bởi không thể có cách nào biết chính xác trước sự đỏng đảnh thất thường của thời tiết. Người ta đổ thừa oan cho Ông Trời, Bà Thủy, chẳng qua con người đang phải đối mặt với những hậu quả của chính họ, đâu có chỉ riêng tỉnh ta, nước ta, cả thế giới đang phải trả giá cho việc tàn phá môi trường thiên nhiên. Các công bố khoa học cảnh báo về thay đổi khí hậu tòan cầu, trời đất nóng lên, băng tan chảy… nhưng mà tài nguyên nước lại đang cạn kiệt,  đang được thế giới quan tâm. Chuyện đại sự của nhân loại nghe để biết, cảm giác như nó đang ở ngoài tầm với của mình, những buổi sáng ở công viên nhìn những chiếc ghe tải lớn lừng lững chạy trên sông Hậu, cảm thấy hình như nó đang cùng song song theo đường chạy bộ của mình, bởi đang vào mùa nước nổi.

Là thị xã đầu nguồn của sông Tiền sông Hậu đi qua, cuộc sống của cư dân trải qua mùa khô và mùa nước hàng năm ; hình thành nên tính cách và nếp văn hóa sông nước rất đặc thù.nhưng đồng thời cũng tạo cho người dân nơi đây cách sống thích nghi để tồn tại, và ngày nay đang được nâng cao hơn là sống an toàn và phát triển trong mùa nước nổi, tôi vẫn thích gọi đúng với tính cách của mùa nước ở đây như hồi xưa cô giáo tôi dạy rằng: vì mỗi năm mỗi có nước lớn, mực nước dâng lên từ từ và rút cũng từ từ hàng mấy tháng nên gọi là mùa nước nổi, năm nào nước cao, ngập sâu thì gọi là lụt, nếu có kèm theo gió lớn thì là bão lụt, nhưng ở đây ít khi có bão. Như vậy nước lớn ở đây không phải là lũ vì lũ thì ập đến bất ngờ nhanh và mạnh, mà  rút cũng mạnh cũng nhanh, sức tàn phá rất dữ dội, nếu thật là lũ mà phải chịu cả mùa thì còn gì là đất đai làng mạc phì nhiêu trù phú của vùng châu thổ vốn được ví là vựa lúa miền nam nữa. Nhưng bây giờ nghe riết từ lũ về  nên cũng quen tai, chỉ xin đừng vì gọi như thế mà ác cảm với mùa nước nổi quê tôi, rồi chống lại nó như  chống kẻ xấu, kẻ ác. Mà hình như cái tên gọi nó vận vào hay sao mà một thời gian khá dài mùa nước nổi bị coi như thủy họa, chứ thật ra từ hồi mở đất ông cha ta đã sống và phát triển trên vùng đất nửa năm khô nửa năm nước ngập, bằng bao nhiêu thủy lợi, Nếu có thể được, tôi mong chính ở xứ sở của mình, các phương tiện thông tin chủ động thôi không dùng từ mùa lũ mà gọi đúng tên là  mùa nước nổi cũng là cách để khẳng định, để thay đổi cách nhìn nhận, cách đánh giá đúng đắn hơn mặt tích cực vốn có của nguồn tài nguyên nước quí giá. Không biết đã có công trình nghiên cứu nào để tổng kết được mỗi mùa nước nổi đã chuyên chở được bao nhiêu thủy sản như: tôm, cá, rắn, rùa…; có bao nhiêu lượng phù sa làm tăng độ phì nhiêu của đất ở các vùng ngập nước; mà thường thấy trong các tổng kết người ta thường tập hợp số liệu thiệt hại, bởi có thể đo đếm được, còn nguồn lợi thì chưa được đề cập đúng tầm vóc của nó. Lại nữa tập quán sống ở nông thôn nhà cửa tạm bợ kiểu ở đâu quen đó ; ăn nhiều chứ ở bao nhiêu… đó tự biến họ thành nạn nhân tội nghiệp của mùa nước nổi. Chính vì mùa nước nổi kéo dài, cộng với mưa gió bất thường nên cần chính sách căn cơ nhằm thay đổi tập quán sống tạm bợ của người dân miền sông nước, là làm khu dân cư an toàn để dân ổn định chỗ ở, để lạc nghiệp; các cơ sở hạ tầng kỹ thuật bắt buộc phải đạt cao trình không ngập nước, còn sản xuất nông nghiệp thì có các chương trình nghiên cứu vật nuôi cây trồng, chuyển đổi cơ cấu nhằm tận dụng tích cực nhất lợi thế của đất và nước, của phù sa quí giá mà thiên nhiên dành cho vùng châu thổ nầy.

Quả là những thiệt hại về người và của trong mùa nước là thực tế không thể phủ nhận, những bất trắc gian nan trong cuộc mưu sinh mùa nước cũng thường xảy ra, nhưng nếu tìm hiểu cho đến ngọn nguồn thì những tai ương phần lớn do sự mất cảnh giác của chính chúng ta, phần thì quen thuộc nên ỷ lại, phần nước nổi lên từ từ hiền hòa nên không cảm thấy nguy hiểm của tai nạn thì đến chỉ trong gang tấc bởi sự xem thường mất cảnh giác, thiếu chủ động ứng phó tích cực của chúng ta, để bảo vệ sinh mạng nhất là trẻ nhỏ; tụi nhớ hồi nhỏ nhà ngập cao mọi thứ phải kê kích bằng gạch cao dần theo mực nước, khi mẹ bận bịu bếp núc công chuyện mẹ tụi cột chân tụi và em tụi bằng vải vào thanh giường; khi phải di chuyển bằng xuồng ghe mẹ lại buộc vào tay chị em tụi tôi các bình nhựa nho nhỏ, để làm phao cứu sinh mặc dù tụi tụi đều biết lội.

Tôi chịu nhất khái niệm sống an toàn với lũ hay nói đúng hơn là sống an toàn và sinh lợi trong mùa nước nổi mà nhiều người sống ở đầu nguồn sông nước đó làm, được kế thừa kinh nghiệm ông cha rất hiệu quả, ví như hình thức nuôi cá bè ở Châu Đốc, biết giữ lại những mầm sống theo bọt nước làm cỏi nụi cho nú cú được mụi trường thiờn nhiờn để sống lớn lên thành nguồn lợi độc đáo, từ đó  thành chuyện con cá ba sa tung tăng và được lừng danh thế giới khi trở thành đề tài cạnh tranh của các doanh nghiệp nuôi cá ở Mỹ; rồi đến ươm trồng tạo giống cá tra thành ngành công nghiệp tiên tiến cho cả khu vực, thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực tạo nguồn thu quan trọng của quốc gia, đó phải chăng là cả một qui trình từ khai thác, hòa hợp và đến làm chủ được thiên nhiên, bên cạnh với việc duy trì và phát triển ngành nghề thủ công, câu lưới, bố trí vụ mùa kết hợp chăn nuôi mùa nước, nuôi cá nuôi tôm đăng quần... chế biến thủy sản thành đặc sản độc đáo nổi tiếng như mắm, cá khô... và gần đây phát triển các dịch vụ mang tính thời vụ mùa nước, với cả một biển nước ngọt mênh mông tràn trên đường phố xe xuồng đông vui, các dịch vụ ở bải tắm...thức ăn mùa nước, trang phục mùa nước, chụp ảnh, câu cá, bơi xuồng...và gần đây một số doanh nghiệp lữ hành đã có tour Mêkông mùa nước nổi, khách được đi xuồng, câu cá rồi tự chế các thức ăn mùa nước như cá linh non, bông điên điển, bông súng mắm đồng...hoặc kết hợp tour du lịch với hoạt động từ thiện khá hấp dẫn và ý nghĩa. Và còn nữa những sinh hoạt văn hóa lễ hội mùa nước đặc trưng Nam bộ phong phú đua ghe, xuồng, thuyền hoa, đua bò, bắt vịt, đi cà khêu...

 Cho thấy nếu hiểu và có cách khai thác đúng thì mùa nước nổi có những lợi thế đặc thù  mà người dân đồng bằng châu thổ vốn  năng động cần cù đã sống, đã làm được!

  Không biết tụi có lạc điệu khi tôi luôn nhìn thấy những hình ảnh vừa tất bật vất vả lại vừa vui vẻ trong  mùa nước nổi, toát lên những biểu hiện lạc quan cuộc sống, một tính cách riêng có của ngưới dân quê tôi biểu hiện của một cuộc sống ung dung hơn trong cảnh khó, chấp nhận thích nghi để vượt qua sống an toàn phát triển trong mùa nước nổi từ bao đời nay người dân châu thổ đã thành nếp sống, thành tập quán tích cực vui cùng nước và khổ cùng với nước, ý thức chủ động cũng nông dân lờn để có thể tự tạo cho mình cuộc sống yên ổn và biết khai thác sinh lợi từ nước. Những sinh hoạt của nhân dân đều ẩn chứa ý chí thích nghi, bương chải mà không cam chịu, năng động mà không liều lĩnh, để khai thác kể cả sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

 Nhớ hoài cái thú làm người đi tắm sông trên những đoạn đường lộ ngập sâu mà tưởng chừng như đang trên một bải biển nước ngọt, cũng không phải ít những người cất công từ nơi xa đến để cùng chia xẻ thú vui nghịch nước của người thành thị, tôi cũng phát hiện trong họ có những người mới sáng nầy tham gia cứu trợ người nghèo, hồi nảy hì hục kê nhà. Nhớ gánh bún nước lèo đông khách ở góc phố, cô bán bún liền tay phục vụ đám đông những tô bún nước lèo bốc khói, thực khách ngâm chân trong nước, hay ngồi trên xuồng, trên  các chiếc phao bằng ruột xe, xì xụp thưởng thức... Bởi vì tôi vẫn nhớ cảm giác thích thú khi lội bì bỏm trên đường ngập nước, hòa vào dòng xe cộ lẫn xuồng chen nhau xuôi ngược trong phố chợ, để thấy cảnh mua bán cũng sầm uất ồn ào, ngưới bán như gắn bó nhau hơn vì phải cùng nhau bắt cầu cho khách đi tới tận gian hàng, cùng nhau kê kích theo mực nước dâng, người mua dường như cũng dễ tính hơn trong chọn lựa mặc cả. Bây giờ thì Thị xã của tôi đã là Thành phố, tất cả các công trình xây đều đã đạt cao trình vượt đỉnh lũ năm 2000 ( công văn gọi vậy) cho nên không còn chuyện nước ngập đường ở phố phường như trên đã thành hồi ức của người kẻ chợ, mà giả dụ nước có ngập đường bây giờ cũng không ai dám tắm như hồi xưa.

Cho hay, dù thiên nhiên có biến chuyển thế nào, khí hậu dù có khắc nghiệt ra sao thì khả năng thích ứng của con người cũng sẽ đối phó được; có điều mong rằng: làm sao mỗi người nhân lọai ngày càng hiểu biết hơn về môi trường sống và hành xử có trách nhiệm hơn với nhiên nhiên thì cũng chính là tự làm giảm tai ương cho mình./.

 


 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 640092 visitors (2133662 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free