.
  Lúa giống An Giang
 
16/11/2014


AN GIANG: Nhà nước hỗ trợ cho việc Xã hội hóa công tác sản xuất cung ứng lúa giống cho nông dân.

 

 

Ông Huỳnh Hiệp Thành, Giám đốc TT KNKN tỉnh An Giang cùng tác giả tại Diễn đàn KN@NN lần 5 được tổ chức tại tỉnh An Giang.

 

          Bài phỏng vấn Ông Huỳnh Hiệp Thành, Giám đốc TT KN tỉnh An Giang, do Phóng viên Ngọc Huệ thực hiện tại Diễn đàn KN@NN An giang ngày 12/07/2011.

          An Giang là tỉnh tổ chức công tác xã hội hóa giống lúa thành công nhất so với các tỉnh khác vùng Đồng bằng sông cửu long (ĐBSCL). Từ năm 2008, có hơn 200 tổ, đội, hợp tác xã nhân giống trong tỉnh, với diện tích tăng dần mỗi năm, mức độ thỏa mãn nhu cầu hạt giống lúa cấp xác nhận trong tỉnh là: 50% (2006); 70% (2007) (Sở NN&PTNT An giang 2008). So với yêu cầu, số lượng giống tốt còn thiếu dẫn đến việc canh tác giống lúa kém chất lượng vẫn còn diễn ra phổ biến và chiếm tỉ lệ diện tích khá cao ở một số vùng.

          PV: Chất lượng giống lúa góp phần gia tăng giá trị hạt gạo trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, gia tăng thu nhập cho nông dân. Nhưng hiện nay các giống lúa không đúng chất lượng vẫn được nông dân dùng làm lúa giống để sản xuất xin ông vui lòng cho biết những nguy hại của việc sản xuất giống lúa không đúng chất lượng thế nào?

 - Trong sản xuất lúa khâu chọn giống và bố trí thời vụ quyết định sự thành công rất lớn, nếu dùng lúa giống không tốt trước mắt làm sản lượng lúa không ổn định trong từng vụ, từng năm. Thu nhập bị tụt giảm, không khuyến khích phát triển các hình thức cung ứng giống vào sản xuất. Quan trọng hơn nữa là việc chỉ đạo cơ cấu giống lúa sản xuất phù hợp với tình hình biến động của dịch hại, thị trường tiêu thụ và biến đổi khí hậu sẽ gặp nhiều trở ngại ở từng địa phương và trong toàn vùng.

          PV: Trong vai trò của nhà nước TTKN tỉnh An Giang làm gì để giải quyết vấn đề trên?

 - Trước đây, tỉnh đã tham gia vào dự án CBDC (Đa dạng hóa sinh học) của Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL thuộc Trường Đại học Cần thơ, đào tạo cán bộ kỹ thuật tỉnh An giang về kỹ năng chọn tạo giống lúa; Và Dự án xã hội hóa công tác giống tỉnh An Giang, dự án này tập huấn cho bà con nông dân kỹ năng chọn tạo giống. Sử dụng nguồn kinh phí Sự nghiệp hàng năm của TTKN và kinh phí dự án xã hội hóa công tác giống tỉnh An Giang.. Hiện nay bà con tạo ra được các giống như: Hồng ngọc óc eo, CM (chợ mới), NV (Núi voi), TC (Tân châu)…

          PV: Bằng những hướng dẫn cụ thể nào để người nông dân làm theo các văn bản quy phạm pháp luật về giống cây trồng của Nhà nước?

 - Lồng vào những lớp kỹ năng chọn tạo giống, thì người học được phổ biến về những văn bản quy phạm pháp luật về giống cây trồng tương đối đầy đủ từ Pháp lệnh giống cây trồng đến các Nghị định, Quyết định, Thông tư, Quy định…để khi họ tiến tới thương mại hóa công tác giống thì họ biết mà chấp hành theo.

PV: Sản xuất giống là việc làm đòi hỏi kỹ năng và cơ sở vật chất, ngoài những lớp tập huấn TTKN tỉnh An Giang trong thời gian qua đã giúp nông dân những gì? Và định hướng sắp tới?

- Nhà nước hỗ trợ cho bà con nông dân được: 6 máy phân ly hạt; 22 máy sấy; 50 máy đo ẩm độ; hỗ trợ 50% giống siêu nguyên chủng cho các tổ đội sản xuất giống. Trong thời gian tới, TTKN tỉnh dự kiến: - Giúp bà con nông dân được kiểm định, kiểm nghiệm giống thực hiện kiểm định theo qui định của Bộ NN&PTNT; - Đào tạo lại tổ đội nào yếu và phát triển thêm những tổ đội mới cho những vùng nào chưa có; - Tiến tới thương mại hóa về giống như: hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập công ty, tạo được thương hiệu…; - Đề nghị cấp trên tiếp tục hỗ trợ cho bà con thêm những trang thiết bị sản xuất giống cũng như nguồn giống siêu nguyên chủng.

Để phát huy những thành tựu trong thời gian qua, ngành nông nghiệp cũng đã xây dựng định hướng cho công tác xã hội hoá giống đến năm 2015: Tiếp tục duy trì và củng cố mạng lưới nhân giống lúa để đảm bảo lượng giống xác nhận (cộng đồng) mỗi năm phục vụ được 90% diện tích sản xuất.

          PV: Xin cảm ơn ông.

 

              

BOX

Để nông hộ sản xuất lúa giống có chất lượng rất cần sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương về mặt chính sách. Theo qui định hiện nay, kết luận kiểm định của đơn vị có chức năng là cơ sở pháp lý để lô hạt giống đó được phép đưa vào kinh doanh hay không. Cấp hạt xác nhận phải đảm bảo 5 tiêu chuẩn sau: 1/ Độ sạch tối thiểu: 99,0%; 2/ Hạt giống khác có thể phân biệt: < 0,25%; 3/ Hạt cỏ tối đa 10 hạt/kg; 4/ Tỷ lệ nảy mầm tối thiểu: 85%; 5/ Độ ẩm tối đa: 13,0%. Thực hiện kiểm định theo qui định của Bộ NN&PTNT, gồm 2 bước: a/ Kiểm định đồng ruộng 3 lần (-Sau xuống giống 10-12 ngày; - Khi lúa trổ 50%; - và trước thu hoạch 5-7 ngày). b/ Kiểm nghiệm trong phòng: Lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu: Độ sạch, hạt giống khác, hạt cỏ, tỷ lệ nảy mầm, ẩm độ theo TCVN 1776-2004. (Theo kỷ yếu DĐ KN@NN lần 5 – 2011.)

 

 NGỌC HUỆ THỰC HIỆN

 

 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693390 visitors (2230783 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free