21/8/2014
LanChi
To LanChi
Today at 12:58 PM
Nguyệt san Bút Tre số tháng 8/2014
Với ca nhạc sĩ Phượng Vũ
LGT: kỳ này xin mời tiếp xúc với ca nhạc sĩ Phượng Vũ (California). Ông tên thật là Trần Gia Bửu, con một gia đình trung lưu, sinh tại quê ngoại làng Phượng Vũ, tỉnh Hà Đông. Từ nhỏ ông tự học nhạc hàm thụ tại trường École Universelle. ông trúng tuyển ca sĩ do Đài Phát thanh Sài Gòn tổ chức tại rạp Hưng Đạo. Hãng đĩa Dư Âm lập tức mời ông cộng tác với cả vai trò ca sĩ. ông mở lớp nhạc ở Sai Gon, Gò Công, Cần Thơ. Sau năm 1975 thì lớp nhạc bị rút giấy phép, ông tham gia hát trong đoàn Tiếng Ca Sông Hậu, Nghệ Thuật Hoàng Biếu, Trường Sơn, Ngọc Giao... Đến năm 1988, ông vượt biên sang Mỹ, được nhạc sĩ Nam Lộc và ca nhạc sĩ Khúc lan (cũng là em gái kế) bảo trợ về Little Saigon. Tại đây, Phượng Vũ vừa hát vừa sáng tác cho các trung tâm băng nhạc Phượng Hoàng, Giao Linh, Hải Lý, Mai Vy... Hiện nay ông là chủ một phòng thu và ban nhạc cùng tên.
Tác phẩm
CD
· Hương Bưởi Nhà Em (Giao Linh, Phượng Vũ)
· Thương Thầm Tà Áo Tím (Hương Lan, Phượng Vũ)
· Mẹ Là Ánh Tráng (Hương Lan, Bảo Trân, Phượng Vũ)
· Mùa Xuân Nguyễn Thị (Giao Linh, Hương Lan, Phượng Vũ)
* Ngày Buồn ( với Giao Linh )
* Kỷ Niệm Nào Buồn ( với Thiên Trang,Giao Linh,Sơn Tuyền )
* Về Mái Nhà Xưa
* Tango Kỷ Niệm ( với Lưu Hồng,Giao Linh,Hải Lý )
* Chuyện Ba Mùa Mưa (với Phuơng Hồng Quế,Sơn Ca,
* Em Di Chùa Hương
* Kỷ Niệm Buồn
* Mùa Đông Va Lữ Khách ( Thánh ca )
* Chuyện Tình Mầu Hoa Tím ( với Thanh Tuyền )
* Kinh Dâng Mẹ ( với Giáng Thu,Duy Quang,Son Tuyền,Kim Anh.Lê Uyên Phuong )
*Ta Thương Người ( với Khánh Ly,Lệ Thu,Mai Hương,Thái Hiền,Kim Tước,)
* Một Chút Hương( với Bảo Yến,Elvis Phương,Vũ Khanh,Tuấn Ngọc,Thiên Trang,Thanh Tuyền,Thanh Hà,Tuấn Vu ,Khanh Ly,Thái Hiền,Trinh Vinh Trinh )
* Ngày Con Về( với Duy Khánh,Giao Linh,Việt Dũng)
* Thiếu Phụ Ngây Thơ( với Hải Lý)
* Liên khúc Noel ( Luu Hồng,Giao Linh,Lê Thu )
* Mùa Xuân Của Mẹ ( với Trang Thanh lan,Quang Bình,Phuơng Hồng Quế..v..v... )
và rất nhiều CD,Karaoke khác...chưa nhớ ra...
Ca khúc: Đến nay ông sáng tác được hơn 80 ca khúc, nhiều ca khúc đã nổi tiếng từ trước 1975.
· Áo nhà binh
· Cánh thư mùa hạ (1970)
· Chiếc khăn màu tím (1970)
· Chuyện tình màu hoa tím
· Hương bưởi nhà em
· Cánh thư mùa hạ (1970)
· Cánh thư gửi mẹ
· Cánh thư mùa xuân
· Chiếc khăn màu tím (1970)
· Chuyện tình màu hoa tím
· Lời tự tình cho em
· Mái tóc quê hương
· Mẹ là bài ca dao
· Một mình trong xuân
· Mùa xuân cao nguyên (1975)
· Mùa xuân Nguyễn Thị
· Người em gai miền Nam
· Phượng buồn (Phượng Vũ & Thanh Sơn)
· Rừng ái ân (Phượng Vũ ) (1970)
· Tà áo xuân
· Thảo ca
· Thư xuân cho mẹ
· Thương về mẹ Huế
· Thương lắm Cà Mau
· Thương thầm tà áo tím
· Tìm một mùa xuân
· Tết này anh không về
· Tết trên rừng
· Trên ngọn tình sầu (Phượng Vũ & tho Hoàng Phương)
· Trường cũ xuân xưa
· Trường xưa lối về
· Vườn dâu lá mới
HLC: Xin chào Phượng Vũ. Nghe cái tên Phượng Vũ, tôi liên tưởng đến hai loài chim quý. Có phải khi chọn nghệ danh ấy, anh đã mơ ước giọng hát mình như oanh vũ?
PV: Đây là 1 sự tình cờ, ngẫu nhiên có sắp xếp của định mệnh và kết hợp với sự lựa chọn của mình. Thực ra, nghệ danh Phượng Vũ vừa là tên làng quê ngoại vừa là cung mệnh tử vi sao Vũ Khúc và sao Phượng Các của tôi ở cung Mệnh.
HLC: Xin anh cho một tóm tắt về đời ca hát của mình? Bắt đầu từ bao giờ và có bị gián đoạn gì không? Khi chọn, có những thuận lợi hay bất lợi gì từ gia đình?
PV: Rất nhiều gián đoạn có đến ba lần vì tình hình đất nước ảnh hưởng đến hoàn cảnh cá nhân, và có lẽ cũng vì số mệnh và cũng vì cá tính không muốn làm…Hàn Tín để thành công. Bắt đầu đi hát tại Đài Phát Thanh Cần Thơ. Là Trưởng Ban Văn Nghệ Trường Nông Lâm Súc Cần Thơ năm lớp 12. Bài “Chuyện tình Lan và Điệp” lúc đó thường được hát nhiều nhất với Trang HC, một cô bạn học. Vì thế hay bị bạn bè chọc ghẹo gán ghép. Hiện giờ Trang HC ở Thị nghè, Sài Gòn.
(Bửu ngồi, Tạo đứng trong lớp NLS/CT)
Ngoài nhạc phẩm trên, những bản nhạc thường hát là Nhớ Thành Đô, Hoa Biển, Tạ Từ Trong Đêm. Hồi tiểu học Vũng Tầu mới lớp năm đã hát bài Ba Chàng Đi Hỏi Vợ của Trần Văn Trạch. Tiếp tục hát ở trung học. Khi đi làm mới bị gián đoạn.
HLC: Xin kể về giai đoạn tại Cần Thơ với những lớp nhạc anh mở?
PV: Lớp nhạc PV ở số 54/5 Lý Thường Kiệt (hẻm nhà đèn) Gò Công, quê hương của hai vì sao sáng của tân nhạc là Ns Lê Dinh và ca sĩ Phương Dung. Lúc nạp đơn xin mở lớp nhạc, các ca sĩ và nhạc sĩ ở Gò Công đều nói “Chưa có ai mở lớp nhạc ở Gò Công từ hồi nào đến giờ” và khi chứng nhận lớp nhạc, phó tỉnh trưởng là ông Lê Văn Hợp phê trong đơn là: Không biết thủ tục cấp giấy phép ra sao vì từ xưa đến giờ chưa có ai mở lớp nhạc ở Gò Công. Sau đó đổi về Cần Thơ và mở lớp nhạc ở đó cho đến 1984, dạy nhạc ở các trường Trí Đức, La Salle...và hát cho đài truyền hình, phát thanh. Năm 1985 về SG đi hát và có 5 lớp nhạc ở SG trước khi ra khỏi nước năm 1988.
HLC: Cũng thật vui khi nghe anh kể Gò Công chưa từng có lớp nhạc nên Phó Tỉnh Trưởng không biết xét làm sao. Anh đã đào tạo ra được những giọng ca nào mà sau này cũng có tên tuổi trong nghiệp cầm ca?
PV: Giọng ca thì không nhớ được bao nhiêu em, nhưng về sáng tác thì là nhạc sĩ Hoàng Phương (nhạc Gò Công) và bài đầu tiên HP sáng tác năm 1973 là Hoa Sứ Nhà Nàng chứ không phải là năm 1968 như một số tài liệu đã nói về NS Hoàng Phương. Vì mình hướng dẫn sáng tác cho NS Hoàng Phuơng năm 1970-1972, và nhạc sĩ Mai Thương ( tiệm phở Xuân Thắng mà em này mê sáng tác đến nỗi mệt mỏi và ngủ quên làm cháy tiệm phở một lần) cũng ở Gò Công.
HLC: Số ca sĩ sáng tác nhạc nghĩa là kiêm cả nhạc sĩ không nhiều. Anh học nhạc ở ai và có ý nghĩ sáng tác từ bao giờ. Xin kể về nhạc phẩm đầu tay, nhạc phẩm cứ tạm cho là ưng ý nhất?
PV: Nhạc phẩm đầu tay Việt Nam mình viết năm 13 tuổi là bài Một Gia Từ và sau đó 3 năm mới dám...mang đến Bộ Thông Tin để kiểm duyệt và được giấy phép xuất bản ký tên bởi ông Vũ Khánh. Những lúc đó còn nhớ và không biết nhờ ai giúp đó xuất bản hay bán bản quyền phổ biến nên ngâm tôm đến giờ. Cũng không biết là bài nhạc nào ưng ý nhất vì con của mình sinh ra thì mỗi đứa một vẻ. Còn về học nhạc thì học hàm thụ tại Ecole Universalle.
HLC: Tổng số CD phát hành là bao nhiêu?
PV: Cũng không nhiều vì lười và chán ngán cho tình trạng băng đĩa hiện nay ở thị trường. Thí dụ như CD Chuyen Tình Màu Hoa Tím ( sáng tác mới và cũng là chủ đề của CD ) hát với Thanh Tuyền thực hiện xong từ 1999, đến bây giờ vẫn chưa phát hành.
HLC: Được biết anh có một chương trình giới thiệu toàn nhạc của Nguyễn Văn Đông. Xin cho biết đó là thời gian nào, ai tổ chức, thành phần tham gia và kết quả?
PV: Mình tự hoà âm, phối khí, thu âm và hát, tự tổ chức năm 1998 vì lòng mến mộ nhạc Nguyễn Văn Đông với những tác phẩm của ông mà mình đã hát từ những năm học lớp 6, xem đó như là một điều mình thích làm mà không nghĩ đến chuyện thương mại. CD Về Mái Nhà Xưa gồm 10 bài hát của NVD này ra mắt năm 1998 ở vụ trường Majestic, trên poster còn có hàng chữ: “Đêm vinh danh nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và những tình khúc lính- Nam California”.
Mình còn nhớ một nữ khán giả ở Arizona đã ký một check ủng hộ $2,000 USD cho buổi diễn trên tên là Ngân, xin gửi lời cảm ơn đến chị Ngân, dù là muộn màng. Và NS Huỳnh Anh, một thời gian sau khi mình ký tặng anh ấy CD trên, đã gọi phone muốn có thêm và đã cho một xe van chở bạn hữu từ San Jose đến tận nhà PV ở quận Cam để mua một lúc 20 CD trên. Sau khi ra mắt CD khoảng hai tuần, Xuân Phát về thăm VN và PV có gửi CD, poster cho nhạc sĩ NVĐ nhưng sau đó XP từ chối không đưa dùm. Sẵn đây PV xin cảm ơn các MC, ca sĩ đã vì tình thân hữu mà đến đó chung vui, chia sẻ và không nhận thù lao. Người giúp nhiều nhất là Việt Thảo. (Hello Việt Thảo, Phạm Long, PV còn nợ hai anh buổi tối đó vì quá lu bu nên quên lửng luôn).
HLC: khi chọn một chương trình toàn nhạc Nguyễn Văn Đông thì hẳn là anh phải rất ưa thích. Cho hỏi anh nghĩ gì về nhạc Nguyễn Văn Đông nói chung, nhạc lính nói riêng?
PV: Viết về lính thì nhiều NS đã làm, người lính của Trần Thiện Thanh thì đa tình, lãng mạn, thơ mộng, lính của Trúc Phương thì ray rứt, thực tế, đôi khi thực tế đến hơi phũ phàng (thiếu bóng đàn bà, đòi không dám tới đành viết cho tôi, nhạc tình sao lắm lời..). Lính của Duy Khánh thể hiện tình yêu và thân phận, quê hương, nhưng người lính trong nhạc Nguyễn Văn Đông rất thật, rất người, rất nhân bản, về thân phận và tâm sự, nỗi niềm dù rằng có một bài hát là bài Nhớ Người Viễn Xứ của ông có âm hưởng và hơi hướng của NS Lâm Tuyền, một chút trong bài Khúc Nhạc Ly Hương.
Bài hát đầu tiên viết chung với Lâm Tuyền nên có thể bị ảnh hưởng một chút nhưng lời của LT thì chung chung không được xuất sắc và có cái riêng như của NVĐ. Với tôi, đã hát nhạc NVD từ thuở trung học. PV thích nét nhạc của ABBA và Nguyễn Văn Đông. Mỗi khi nghe, PV có cảm tưởng như không phải nhạc của một người bình thường mà như của một thiên sứ. Trong Kinh Phật, PV nhớ kinh nói rằng những nghệ sĩ là những người từ trời đến để mang niềm vui cho nhân thế qua những tác phẩm như lời ca, tiếng hát của họ. Những người cho Vũ cái cảm giác như thiên sứ là những người coi nhạc như một nghiệp chứ không phải nghề. Chính cái nghiệp đó đã làm nét nhạc của họ có một vẻ gì đó như một thiên sứ mang niềm vui cho nhân thế. Còn với những nghệ sĩ coi đó là nghề thì xin miễn bàn.
HLC: Vậy Phạm Duy là gì? Nghề hay nghiệp?
PV: Phạm Duy là vừa nghề và nghiệp. PV cho rằng ông là người kết hợp cái nghiệp của mình thành nghề. Thực ra, ít ai thông cảm cho nghệ sĩ. Họ không lam nghề khac để sống. Nhiều người coi nhạc là nghề kiếm tiền nên sáng tác hoi hot theo thi hieu cuq quan chung, còn mot so it người thì coi là nghiệp vì họ có nghề kiếm tiền khác để sống.
Về buổi ra mắt CD nhạc NVĐ, thì chuẩn bị cũng tương tự CD khác nhưng có một điều đặc biệt: PV làm CD đó không vì mục đích thương mại mà chỉ vì PV đắm đuối, ấp ủ và yêu thương.
HLC (ngắt lời): Có ai ấp ủ mà không yêu đâu?
PV: Có chứ. Như TTKH đã ấp ủ nhưng không yêu thương. “Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi”.
Trở lại với Nguyễn Văn Đông, Phượng Vũ đã ấp ủ yêu thương những giòng nhạc đó từ thuở ban đầu của trung học tức thuở chỉ khoảng mươi, mười hai tuổi. Như đã nói ở trên, nhạc NVĐ cho PV cảm tưởng như nhạc trên thượng giới, nghĩa là khi hát PV thấy như mình thoát tục cho dù đó không phải là lời nhạc anh huong nhac của tôn giáo như ABBA. Melody mênh mông, bát ngát. Đêm trinh diễn đó của Phượng Vũ thì MC là Việt Thảo, Phạm Long, Quốc Thái. PV cũng chọn đồ lính để thể hiện.
Có một kỷ niệm vui là vầy, kể cho Hoàng Lan Chi nghe chơi: PV tự hòa âm và PV đã chọn điệp khúc của bài Quốc Ca truoc 1975 làm intro cho Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp. Hôm đó khi mới nghe một chút, thấy âm điệu quốc ca vang lên thì mọi người đứng dậy hết! Khi hết intro, thì PV bắt đầu vô “..Còn đây giây phút này..” mọi người ngồi xuống yên lặng nghe. Điều này cho thấy hơn 400 khán giả của mình lúc nào cũng nhớ và tôn trọng quốc ca VNCH.
CD Về Mái Nhà Xưa gồm 10 bài, PV hát một mình và không hát chung với ai cả. Còn các CD khác, thì có hát chung với Giao Linh, Hương Lan. Như đã nói, chỉ CD này, như đã nói, PV chỉ muốn ấp ủ cho riêng mình.
HLC: với sự thương mến như vậy, PV còn ấp ủ nữa không?
PV: Còn chứ. Vẫn ấp ủ. PV đang có ý định sẽ thực hiện một đêm giới thiệu những tác phẩm Nguyễn Văn Đông một lần nữa. Thông thường CD chỉ ra mắt một lần nhưng chỉ riêng với Nguyễn Văn Đông là PV còn muốn thực hiện thêm lần nữa.
HLC: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông còn có bút hiệu Phượng Linh cho một số nhạc phẩm. Anh nhận định gì về những nhạc phẩm đó?
PV: PV cho rằng những bài nào ký NVĐ là nghiệp, còn ký Phượng Linh là Nghề. Rất nhiều NS ký nhiều tên vì không muốn bút hiệu này làm ảnh hưởng loại nhạc khác coi như việt vị. nhiều lý do khác, cũng giống như TOYOTA lấy tên cho hiệu khác là LEXUS.
(Trần gia Bửu,PV bây giờ)
HLC: Xin cho vài nét khái quát về phòng thu âm hiện nay của anh?
PV: Vẫn làm việc bình thường tuy không bận rộn như trước đây vì các nghệ sỹ chuyên nghiệp không thu lại vốn liếng đã bỏ ra để đầu tư. Trung bình cho mỗi audio CD là $10,000 USD, mà tất cả đều bị post lên nét.
HLC: Xin cảm ơn anh. Hy vọng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sẽ thu xếp được để có thể hiện diện được trong đêm nhạc Nguyễn Văn Đông do anh tổ chức. Cũng xin chúc phòng thu âm của anh vẫn sống dù chỉ lai rai trong thời @ này.
Hoàng Lan Chi thực hiện 8/2014