.
  Nghịch lý ở Vương quốc..
 
21/12/2014


Đây là điều hết sức nghịch lý, và không hiểu tại sao ở Saudi Arabia, khi một người lái chiếc xe BMW chạy từ phi trường Jeddah về thành phố, chỉ bằng tiền đỗ đầy bình xăng có $8 US . Vì giá xăng ở Vương Quốc nầy chỉ có 16 cent US một lít. Nhưng giá một lít nước lạnh đến $1.32 USD…
Một điều không ai cho rằng tồn trử nhiên liệu là một nghịch lý cho Vương Quốc nầy. Đi vòng quanh trên quốc gia nầy, từ bờ nầy sang bờ kia trong một tuần lễ, vẫn ở trong 3 thành phố lớn, bạn sẽ không bao giờ thấy bóng dáng của chiếc xe gắng máy 2 bánh, hay ngay cả xe sạc điện. Chỉ toàn là những chiếc xe thật to hiệu Toyota Hilux, vỉ đại như chiếc xe Mỹ hiệu Ford F series. Mọi người đều lái xe, ngoại trừ phụ nữ, họ từ chối cái quyền lợi chính đáng nầy, không ai chiệu đi bộ. Di chuyển trong quốc gia nầy, thiên hạ chỉ nhảy lên xe từ nhà ở, đấy là đời sống trong phương tiện di chuyển duy nhất.
Không ai có thể nghĩ rằng vương quốc Á rập nầy, quốc gia là Ngân Hàng trung tâm tích trử lượng dầu Hoả lớn nhất thế giới của khối OPEC, họ là quốc gia nặng cân nhất về sản xuất và xuất cảng, lại phải đương đầu với cuộc khủng hoảng năng lượng trong vòng 2 thập niên qua, khi họ phải bị khó khăn trong việc xuất cảng dầu thô. Lượng nguyên liệu tiêu thụ nội địa, là một đòi hỏi lớn và leo thang chóng mặt. Nhóm Citigroup tuyên đoán, họ sẽ phải nhập cảng dầu cho quốc gia vào khoảng năm 2130.

Lắp biển cất nhà…
Ngay khi vấn đề có vẽ như thái quá, thế nhưng có thể khắc phục được. Vì lẽ có sức kinh tế rất mạnh và dân số tăng điều. Khoản 2/3 dân số dưới 30 tuổi, đó là lý do chỉ số dầu cần thiết phải tăng ít nhất 5% mỗi năm. Mội xu hướng sinh hoạt xã hội hiện tại khiến quốc gia nầy như là một họp kín, bằng cát, chưá đầy những xe cộ không phải là lý do duy nhất để khiếu nại. Phân nữa nhu cầu tiêu thụ điện lực của quốc gia, hiện đang dâng cao. Khi thời tiết quá nóng, có nghĩa là thiên hạ cần phải có máy điều hoà không khí. Nhà máy biến nước biển thành nước ngọt, và nguồn điện cần thiết cho mùa hè chính là địa ngục trần gian, phải cần đến 800 ngàn thùng dầu mỗi ngày, để chỉ có đủ nguồn điện cung ứng cho nhà máy điện.

Thi…Hoa Hậu Á…Rập
Cắt giảm nguồn dầu xuất cảng để cứu vản kinh tế quốc nội chỉ là sự tự sát cho xứ Á rập nầy. Thế mà nguồn thu từ thương mại nội địa có tính cách giá nâng đở, ngay lúc dầu giá $100 US một thùng trong hai năm qua. Quốc gia đã thu ít đi từ 5 đến $15 US một thùng trong nội địa, thế nhưng có lẽ nay đã giảm hơn trước. Thế mà giá tượng trưng đó đã bị phá sản. Kinh tế của quốc gia nầy chỉ dựa vào nguồn dầu hoả duy nhất để xuất cảng, công ty Saudi Armco là một công ty vĩ đại nhất của quốc gia, đã dùng mọi biện pháp để phục hồi khả năng xuất cảng dầu thô như trước đây.

Sự giàu có của Á Rập Saudi
Thế nhưng báo cáo của Citigroup bị bác bỏ như là một ảo giác đối với quốc gia nầy, có lẽ đó là một khuynh hướng chính đáng trước kia. Vì rất khó mà tưởng tượng rằng khả năng xuất cảng dầu thô của Saudi gia tăng từ 7,7 triệu thùng mỗi ngày, thế mà khi phải cân bằng kinh tế nội địa khiến quốc gia nầy có khuynh hướng “khát dầu” hơn bao giờ hết. Sự cai trị của vương quốc nầy có vấn đề rồi, vì khả xuất cảng dầu ồ ạt thế kia chỉ để chi phí cho sự cân bằng đời sống xã hội quá to tát, bằng cớ rằng chánh quyền đã miễn hoàn toàn cho học phí đại học, phụ cấp cho lương của lao động. Ngần sách tăng vọt, vì hoàng gia đẩy mạnh trợ cấp an sinh xã hội, khi mà cách mạng mùa Xuân Á Rập kích hoạt những cuộc xuống đường ở những quốc gia như: Tunisia, Lybia, và Ai Cập. Một số chính giới Saudi cho biết rằng sự hấp lực của dân chủ khó mang muà Xuân Á Rập đến vương quốc nầy. Vì lẽ tiêu chuẩn đời sống quá cao và ưu đãi từ chánh quyền, thế nên khiến đời sống xã hội ổn định, mùa xuân Á Rập khó xẫy ra.
Một cách chánh thức, nhà cầm quyền vương quốc quyết định tái tạo kế hoạch chi tiêu nội địa để khỏi phải khủng hoảng về tình trạng “khát dầu” trong nước. Hoặc ít ra làm chậm lại tiến trình leo thang như hiện tại. Nhóm Aramco đã có chủ trương soạn thảo phương án táo bạo đi tìm nguồn khí đốt thiên nhiên, ngỏ hầu thay thế đòi hỏi nầy từ nhà máy điện. Ngay cả khi nhà máy chuyển đổi qua khí đốt, cuộc vận động khiến cho nguồn khí khả dĩ đáp ứng nhu cầu cần thiết. Năng lượng nguyên tử sẽ là sự chọn lựa để đầu tư khai thác quang điện và năng lượng mặt trời. Nếu hàng hoá tiêu dung trở nên phong phú ngoài nguồn dầu hoả ra, thì mặt trời sẽ mọc trở lại vương quốc Á Rập thịnh vượng nầy.
Thế nhưng khi bạn đứng trên mãnh đất quốc gia nầy, bạn khó mà nghĩ rằng sự bền vững của xã hội bất khả đão nghịch nầy dù có truyền thống an sinh xã hội vững chắc tự bao giờ. Nó chính là sự ám ảnh cho việc bền vững, chỉ vì nguyên nhân của quốc gia thủ đô dầu hoả đang trên đà đe doạ.
Mãi đến hiện tại, chúng ta vẫn chưa thấy một hình dáng của nguồn năng lượng mặt trời được thay thế trên mãnh đất nầy. Phương tiện chuyên chỡ công cộng chưa được thích ứng với đà phát triển dân số thành phố, mặc dù xe điện cao tốc được chuyển vận nối liền ba thành phố Jeddah đến Medina và Mecca. Chủ quyền xe hơi riêng tăng vọt khủng khiếp. Chỉ trong tháng 8 năm 2014, số xe bán ra thị trường tăng 11% trong cùng thời kỳ năm ngoái.
 

Xe của Cảnh Sát trị giá $250 ngàn USD
Nguồn năng lượng dầu hoả lệ thuộc hình như gia tăng. Trong một thí điểm King Abdullah Economic City (KAEC) thành phố kinh tế, đó là một trong 4 thành phố kinh tế kiểu mẫu được xây dựng, toạ lạc ở miền hồng-hải, cách Jeddah 100 km về phiá bắc. Chi phí cho ngân sách nầy lên đến 100 tỉ đô la, đây là nguồn tài trợ tư nhân, có khả năng định cư cho hơn 2 triệu người, thành phố nầy nằm bên cạnh bờ biển sâu nổi tiếng nhất thế giới (đã và đang hoạt động). Ngoài ra có khu dành riêng cho kỹ nghệ và thương mại cao cấp. Một phần mười của thành phố đã hoàn tất, thế mà nhìn chung, bạn sẽ thấy rằng thành phố nầy hoàn toàn chỉ dành cho người đi xe, không có đường đi bộ (nếu qua đây bán cà rem hoặc vé số thì khó kiếm ăn được). Mật độ dân số rất thưa, có lẽ bằng khoảng rộng của thành phố Washington DC, (hay Long Xuyên…). Khu thương mại thành phố cách nơi gia cư khoảng 16 km.
Trớ trêu thay, thành phố KAEC được thành lập mà không dựa vào bất cứ một nguồn lợi nhuận nào của nền kỹ nghệ và thương mại từ dầu hoả, mà chính thành phố nầy phải nhờ vào nguồn năng lượng dầu hoả mà tồn tại. Cái thất bại của vương quốc Á Rập chính là nguồn tái tạo năng lượng. Thế rồi đưa đến sự khủng hoảng cho toàn cầu. Có nghĩa là tiêu dùng năng lượng cho “nhà mình” nhiều quá, thì còn đâu nữa mà bán cho láng giềng trên toàn cầu.
Chuyện riêng tư của vương quốc dầu hoả không ngừng lại ở đó, chính vì Mỹ đã có nguồn năng lượng dồi dào. Do đó Mỹ không còn o bế xóm nhà lá giàu tài nguyên Vương Quốc dầu hoả nầy nữa. Sau khi đã tự tìm ra nguồn dầu qua kỹ thuật cao cấp từ trong mõ cát ngầm. Từ đó, nguồn dầu hoả của Mỹ với kho dự trử và kỷ thuật tiến bộ, Mỹ đã thay đổi bộ mặt năng lượng của thế giới, và sau cuộc chiến miền đông Ukrain, cả thế giới “lảnh đạn” với giá dầu thô tụt giá kỷ lục như hiện tại. (chỉ có dân chạy xe nhà như tui là vui, vì giá xăng Canada nay chỉ còn $1.07 một lít, cứ thế mà hạ giá cho mút muà nghe ông làng. Dù chánh quyền Ottawa đang kêu trời vì dầu sụt giá). Còn Ông chủ điện Cẫm Linh bối rối với giá dầu thô rơi rụng như lá “muà đông”. Vì “phe ta” chỉ sống nhờ nguồn dầu duy nhất xuất cảng và khí đốt bán qua Âu Châu. Đồng tiền Rúp không biết có bị …đổi qua đêm hay không, thế mà ngân hàng trung ương đã “thuê bao”, nhưng giá trị Rúp chỉ còn nửa giá. (Không biết muà đông nầy “phe ta” có còn bánh mì để gặm cho hết tết con Dê hay không?) Khi mà Mỹ và cả Liên Âu tính sổ với ông thần nước mặn nầy về cái tội coi Ukrain như sân sau nhà mình.
(Chờ xem cuộc chiến dầu hoả đi đến đâu, khi giá dầu vẫn sụt mà chưa tới đáy. Các chuyên gia kinh tế khó mà tưởng tượng được khi các cường quốc giàu mạnh còn có khả năng thắt lưng buột bụng, nhưng phe mình thì tiền đong gạo đếm, con cái đầy nhà, không biết “chiện” gì sẽ xẫy ra vào năm con Dê?)
(Nguồn từ báo Globe and Mail Canada)
(Nguyễn Hoàng Tân) St.
 

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 641028 visitors (2134945 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free