27/3/2014
Chỉ cần chờ thêm hai tháng Hoàn sẽ đến tuổi về hưu. Mấy ngày qua, trong lúc vợ chồng của hai con đến nhà tìm thăm thì chúng cũng đã bắt đầu lên tiếng nhắc nhở:
- Sau khi ba nghỉ hưu, ba với mẹ cũng nên sắp xếp cho mình một chuyến đi nghỉ mát dài hạn nơi xa.
Tuy thuộc vào lớp người nằm giữa hai thế kỷ, Liên không những biết đến hãng xưởng tìm việc làm để phụgiúp trong sinh hoạt của gia đình; về đến nhà lạicòn biết trổ tài nội trợ, chăm lo cơm nước cho chồng con.Liên đã chứng tỏ mình cũng là người đàn bà đảm đang, đúng như bao nhiêu người vợ, người mẹ Việt trong gia đình thuộc thế hệ trước.
Những lúc được đi nghỉ mát cùngvới mọi người trong gia đình, Liên chỉ biết chìu chuộng chồng con, nên thường thì không chonhiều ý kiến. Sau khi hai con đã lớn khôn.Chúng tạo lập mái ấm gia đình riêng, thì chẳng có mấy lúc, vợ chồng củaLiên còn được dịp tháp tùng cùngcon trẻ đi đó đây như ngày nào. Những chuyến đi chơi xa gần, dài hay ngắn hạn trước đây, thường thì do Hoàn tự tay sắp xếp lấy. Việc chọn lựa địa điểm đi nghỉ mát ở nơi nào, sắp xếp thời gian ra sao…miễn hợp với việc làm của Hoàn là được rồi. Còn phần của Liên thìchuẩn bị hành lý với những thứ cần thiết cho cả nhà, vào những ngày trước đó thế là xong.
Cái đêm gần đây, khi nghe hai con nhắc lại chuyện đi nghỉ mát dài hạn của ba mẹsau ngày về hưu, đột nhiên Hoàn lại giao cho Liên chọn lựa địa điểm du lịch mà mình mơ ước. Đâu đã có nơi nào chuẩn bị trước trong đầu, nên ngẩm nghĩ chốc lát để rồi Liên cũng chỉ ngần ngừ gợi ý:
-“Hay là năm nay… mình đi Việt Nam một chuyến có được không?”
Hoàn còn đang ngẩn người chưa buông tiếng trảlời, thế mà trong khi đó thì hai con lại nhiệt tình góp ý ủng hộ. Liên đưa mắt nhìn đứa cháu ngoại đang nằm yên trong lòng của mẹnó mà nhớ lại chuyện xưa. Ngày đấy, đứa con gái lớn của mình, Helen cũng chưa tròn hai tuổi. Nó cũng đang nằm ngủ yên trong lòngcủa mẹtrong đêm theo cha xuống thuyền ra biển. Cái tên gọi là con bé Hai của nó khi ấy giờ ắt cũng đã quên, có chắc chi nay nó còn nhớ được những gì…thế mà Helen vẫn mạnh miệng phát biểu:
-“Phải đó mẹ. Đã lâu rồi ba mẹ cũng chưa từng đến nơi đó thăm lại. Chuyến nầy thì cũng nên đi nhìn lại nơi con đã được sinh ra đời.”
Còn Peter, đứa con trai kế của hai người, ra đời sau nầy ở nơi đây. Nó có biết được những chuyện gì nơi đó đâu, nhưng cũng nói:
-“Đúng rồi đó mẹ. Con nghe nói nơi đó có nhiều phong cảnh đẹp; còn người dân ở nơi đó thì hiền hòa và chất phác lắm. Trong tương lai, thế nào thì vợ chồng con cũng sẽ đi đến đó một lần cho biết.”
Ngày đóthấy hai con nhiệt tình vàhăng hái,Hoàn cũng phải gật đầu đồng ý. Thế mà sau đó, khi đêm về, lòng của Liên lại cứ mãi nôn nao khiến không yên được giấc. Đã chôn kín từ bao năm qua hai chữ ‘Quê Hương’ trong lòng, nay bổng dưng nó chợt bừng lên sống dậy.
Những dấu vết đầy đau thương của quê hương đã bị chiến tranh tàn phá như thế nào, Liên không còn nhớ được nhiều, hay đúng ra là không muốn nhớ. Thế nhưng những hình ảnh đẹp của quê hương ngày đó, những phong cảnh hữu tình của thôn làng thời ấy mà đời mình đã trãi qua trước đây, cả một đêm dài trôi qua, trong đầu của Liên vẫn không ngừng liên tưởng.
Nhớ đến hình ảnh của quê hương ngày đó, Liên trông thấy được những lũy tre xanh đang lượn quanh khắp thôn làng, cùng những đàn cò trắng cũng đang thẳng cánh bay trên những đồng lúa xanh bao la bát ngát. Liên nghe được những tiếng hát hò vọng cổ ngọt ngào đang phát ra từ trên những chiếc võng treo, đong đưa theo gió dưới bóng cây vào những buổi trưa hè. Và đâu đây còn văng vẳng bên tai, Liên nghe được cả tiếng chuông chùa, tiếng mõ đều đặn hòa cùng lời kinhcầu ngân nga trong buổi chiều thanh tịnh…
Ngày đó, qua những lá thư tình của người yêu viết từ nơi chiến trường xa xôi gởi về, Liên biết quê hương của mình hãy còn những nơi, tuy chưa từng được tới, nhưng trong lòng cũng đã có nhiều ấn tượng đẹp. Tháng ngày đó, trên những bước chân hành quân qua các vùng chiến thuật, Hoàn đã từng diễn đạt về cho người tình nơi hậu phương biết thế nào là nét dịu dàng nên thơ của sông Hương núi Ngự. Thế nào là sự hùng vĩ của những thác suối gập ghềnh của vùng tây nguyên đất đỏ. Tưởng tượng đến những ngọn đồi tình ái mộng mơ nơi cao nguyên chưa từng đến, Liên đã lắng người trong giấc ngủ muộn.
Ngày thứ hai, lại thêm một đêm không chợp được mắt, Liên cứ mãi trằn trọc trong giấc ngủ chập chờn của mình. Trong đầu vẫn còn nặng nề với cuộc điện đàm ban sáng cùng người bạn học cũ đang cư ngụ ở một nơi xa. Tiếng của người bạn ấy vẫn còn văng vẳng nghe được bên tai:
“Trời ơi! Bộ Liên định liều mạng của mình hay sao? Đi đâu chơi lại không đi. Tại sao lại chọn đi qua bên đó làm chỗ nghỉ mát? Mình cũng mới từ nơi đó về đến đây chưa được bao lâu. Giờ ngồi nhớ tới mấy chuyện ở bên đó thấy còn nổi da gà. Để mình kể lại cho Liên nghe nè.
Liên có còn nhớ Thúy hay không? Người bạn ngồi cùng chung bàn học với tụi mình hồi đó. Thúy vẫn còn ở bên đó; gia đình của Thúy hiện giờ làm ăn cũng khá giã. Mình qua tới có gọi điện thoại hỏi thăm, rồi hẹn vợ chồng của Thúy đến khách sạn tìm. Thoạt đầu mình đâu có nhìn ra Thúy. Lúc đó, thì trông Thúy giống như một bà quê mùa, tay xách theo cái túi ny-lon đen ngòm, trông giống túi đựng chút quà đi thăm bà con ở thành phố. Còn chồng của Thúy thì mặc cái áo vải dầy, xậm màu, rộng thùng thình, trong khi bên ngoài trời thì nắng như lửa đốt. Họ đi tới cổng khách sạn suýt bị nhân viên ngăn cản không cho vô, may là mình ra nhìn được Thúy. Đang rối rít thăm hỏi chuyện với nhau thì có tiếng chuông điện thoại reo, Thúy mới moi từ trong túi ny-lon đen ngòm đó ra cái I-phone để trả lời.
Có lẻ nhìn ra bộ mặt ngẩn ngơ khôi hài của mình vào lúc đó, nên chồng của Thúy mới lên tiếng giãi thích:
-“Phải cẩn thận như vậy mới được. Lúc nầy nạn cướp giựt ngoài đường ngày càng nhiều, càng trắng trợn, cho nên tụi nầy phải cải trang như vậy để tránh bị dòm ngó mỗi khi ra đường.”
Mình nghe anh ấy nói như vậy thì cũng đã ngạc nhiên rồi, nhưng không ngờ sau đó còn biết thêm nhiều chuyện khác do chính Thúy kể lại. Chẳng hạn như chuyện của những người đứng đổ xăng giữa chốn đông người, tiền để trong cóp xe cũng bị giựt nhanh như điện. Chuyện của những cô gái đi xe gắn máy loại sang bị côn đồ chặt luôn cả cánh tay để cướp xe…khiến cho mình phải nổi da gà là như thế.”
Liên không cho là hai bạn cố tình nói xấu đến một xã hội mà họ đang sinh sống nơi đó. Liên cũng không nghĩ rằng họ cố ý phê phán đến một quê hương mà ngày nào mình đã lớn lên. Chưa rõ những tệ trạng đó thật sự có trầm trọng như lời người kể hay không, nhưng trong lòng Liên cũng đang xuất hiện nhiều nổi xót xa. Phải chăng nơi kia đang có những hạt bụi bẩn làm xốn mắt du khách đi đường, làm xấu đi hình ảnh của một quê hương tốt đẹp mà Liên biết nơi đó đã từng có những người dân hiền hòa, chất phác.
Đêm nay, những chuyện trong đầu đâu hẳn dừng lại nơi đây. Liên còn nhớ, đã từng được nghe những câu chuyện trớ trêu khác, kể lại từ chính miệng của những người đồng hương đang sinh sống quanh đây, sau những chuyến đi liều mình của họ về nơi quê xưa thăm chốn cũ:
-“Trên chiếc biểu ngữ to chỉ ghi rõ hàng chữ Việt, cấm hối lộ, ngay tại cửa nhập cảnh của phi trường quốc tế trong nội địa. Nhìn những người du khách khác màu da từ khắp nơi trên thế giới, đã tháp tùng cùng chuyến bay cũng đang hiện diện quanh đấy. Họ ngẫn ngơ đứng nhìn hàng chữ Việt đó mà không hiểu ý, khiến lòng mình cũng phải cảm thấy hổ thẹn quá. Cấm hối lộ chỉ ghi bằng tiếng mẹ đẻ. Có phải chỉ dành riêng cho những người vốn đã được sinh ra trên cùng một quê hương, nên bây giờ phải mang cùng một thứ bệnh như thế này hay sao???
Biết rằng việc hối lộ là quốc cấm, nhưng rồi thì mình cũng đành phải cắn răng, ngậm miệng mà nạp tiền thưởng cho hải quan, sau khi nhân viên nơi đó đã đánh được vần, đọc được tên Việt Nam của mình một cách chậm rãi…
Mình phải làm như thế thì mới mua được sự dễ dàng trong thủ tục giấy tờ xuất nhập cảnh. Mình phải làm như thế để nhân viên hải quan khỏi phải mạnh tay kiểm soát hành trang mang về làm quà cho quê hương xứ sở.”
Chuyện của một vài người bạn sở đã từng làm chung việc với Liên ở nơi đây khi trước. Những người nầy cũng rất thích đi du lịch đến những địa điểm có phong cảnh đẹp trên thế giới. Qua hình ảnh trên các trang mạng quảng cáo, họ đã tìm đến thăm đất nước Việt Namtrong những dịp nghỉ phép. Trở về lại nơi đây, thì cũng không ít người phải than phiền với Liên về những tệ trạng đang xẫy ra ở bên đó. Nạn taxi lừa, nạn taxi dù, nạn chặt chém du khách trong các cửa hàng ăn uống… Những lúc ấy, tuy có chút hổ thẹn trong lòng nhưng vẫn phải chăm chú lắng nghe, để rồi Liên cũng chỉ biết an ủi họ, là do ngôn ngữ bất đồng. Có phải là do ngôn ngữ bất đồng hay không? Hay là do xã hội đổi thay?
Nghe được những câu chuyện mĩa mai như thế thì dạ càng thêm chua chát, nên đã bao năm trôi qua Liên vẫn chưa lần nhắc đến việc đi thăm lại quê hương ngày nào. Những lúc khi đó nếu có buồn trong lòng, Liên cũng chỉ biết tự hỏi với mình, phải chăng nơi đó đang có những con sâu làm sầu nồi canh? Họ có biết rằng họ đang làm xấu hổ cho cả một dân tộc tính của quốc gia mình hay không? Tổ quốc, danh dự và trách nhiệm của họ đã đánh mất ở nơi nào?
Nằm yên trên giường mà đôi mắt vẫn cố nhắm chặt, Liên lại lăn người trở hướng. Nhớ đến những chuyến nghỉ mát cùng gia đình trước đây, Liên cũng đã từng đi tới những nơi được biết nhưng chưa từng đến. Quê hương của người ta nơi đó cũng có nhiều phong cảnh đẹp. Còn người dân ở nơi đấy thì cũng thật sự hiền hòa, hiếu khách.
Tại cổng phi trường quốc tế của một quốc gia láng giềng nhỏ bé Á Châu, với dân số chỉ mới hơn năm triệu. Lúc nào nơi đó cũng rất bận rộn tiếp đón một lượng lớn người từ khắp nơi trên thế giới ghé đến du lịch. Trong những lúc hối hả như thế, thường vẫn có những du khách để quên những vật dụng của mình lại nơi nầy. Có thể là một chiếc máy hình với nhiều ảnh kỹ niệm đã chụp được trong đấy; có thể là một cái ví chứa tiền, kèm theo là những giấy tờ tùy thân quan trọng khác...Một thời gian dài sau đó, du khách mới phát hiện ra vật đánh mất của mình. Nhưng khổ chủ cũng dễ dàng tìm lại nó nơi chỗ cũ mà mình để quên, hoặc đã đánh rơi.
Đi đến một xứ sở khác cũng có những phong cảnh đã từng được xem là một trong những nơi đẹp nhất trên thế giới. Đất nước nổi tiếng khi mùa hoa anh đào nở. Tuy là quốc gia nầy cũng có nhiều thiên tai như động đất hay sóng thần, nhưng dân tình trong nước thi rất đáng cho mọi người trên trái đất nầy ngưỡng mộ. Du khách muốn tìm một địa điểm nào mà phải dò hỏi tin tức từ một người dân địa phương đang đi đường. Cho dù khi đó ngưòi ấy có đang bận việc của mình như thế nào, họ cũng thật lòng giúp cho du khách tìm được đến nơi chốn, nếu họ rõ. Hoặc họ cũng sẳn lòng tìm cho ra được một người dân bản xứ khác có thể thay thế họ chỉ đúng đường, dẫn đúng lối cho du khách.
( ảnh đăng trên Báo Tin Mới 22/3/2014)
Những người dân nơi đó có lòng tự hào về quê hương vàđất nước của mình, nên họ cótinh thần dân tộccao khiến những du khách nước ngoài phải gật đầu ngưỡng mộ. Thế nhưng lại mĩa mai thay cho những ngườidu khách khác khi đọc phải tấm biển cảnh giác “Không Được Trộm Cắp Hàng”trong những thương xá của người nước ngoài in bằng chữ Việt, duy nhất.
(ảnh đăng trên Báo Tin Mới ngày 22/3/2014)
Liên lặng lẽ thở dài trong khi đó Hoàn thì lại xoay người đổi hướng. Biết là người bạn đời của mình chưa thật sự ngủ ngon giấc, Liên khẻ lên tiếng thủ thỉ:
-“Mình chưa ngủ phải không?”
Hoàn vẫn nhắm đôi mắt trả lời:
-“Chưa. Nhưng…mình có chuyện gì vậy?”
Liên không dám nói thật những gì đang xãy ra trong lòng:
-“Hay là năm nay…mình hãy khoan nghỉ đến việc đi qua bên đó được không?”
Hoàn khẻ mở mắt nhìn sang Liên rồi nói:
-“Liên quyết định như thế nào cũng được. Hai vợ chồng mình sẽ đi đến nơi nào mà trong lòng phải thật sự vui thích. Còn chuyện đi về bên đó thăm lại nơi chốn cũ, vợ chồng mình có thể chờ đến một dịp khác cũng không sao. Bây giờ thì hãy thanh thãn với giấc ngủ của mình”.
Như trút được một gánh nặng ngàn cân trong lòng, Liên nắm nhẹ tay chồng như thầm nói tiếng cám ơn. Nhắm chặt lại đôi mắt, văng vẳng bên tai Liên nghe được tiếng mẹ ru em ngày nào:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng.
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Liên khẻ mĩm cười trong giấc ngủ vừa tìm lại.
Viết tại Cali, ngày 18 tháng 3 năm 2014,
TL