c Rời Long Xuyên rất sớm, 5 giờ sáng ngày 17/10/2014, đến Sài Gòn khoảng 10 giờ, 17 giờ ra sân bay Tân Sơn Nhất, làm thủ tục xuất cảnh xong khoảng 18 giờ 30, ngồi chờ lên máy bay mà lòng cứ nôn nao lạ, đây đâu phải lần đầu đi chơi xa, chắc do nóng lòng muốn tận mắt thấy những điều mới đây.
M Máy bay cất cánh lúc 19 giờ, ngồi xem màn hình hiển thị được đặt sau lưng ghế ngồi phía trước, tôi thấy khoảng cách đường bay đến sân bay Hồng kong khoảng 1900 km, máy bay bay ở độ cao khoảng 40.000 ft (12 km) với vận tốc 900 km/giờ. Đến 21 giò (22 giờ Hồng Kong) đáp xuống sân bay, chúng tôi tạm dừng ở sân bay hơn 2 tiếng. 0 giờ 30 ( 1g 30 Nhật Bản ) ngày 18/10 tiếp tục bay, khoảng cách đưởng bay từ Hồng Kong đến Nhật là 2990 km và 5 giờ 30 sáng tới sân bay Nanta của Tokyo.
T Thủ đô Tokyo và một vài tỉnh lân cận ( giống như Sài Gòn và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An…)là vùng đô thị lớn nhất thế giới, với khoảng 30 triệu người sinh sống, riêng biệt khu Tokyo là 8.483.050 người. Ăn sáng xong, đoàn đưa chúng tôi tham quan Cung Điện Hoàng Gia ( Cung điện đang do đương kiêm Thiên Hoàng Akihito, sinh ngày 23/12/1933, lên ngôi ngày 7/1/1989) và Hoàng tộc đang ở. Cung điện được thiết kế giống như Cung đình ở Huế, nghĩa là chung quanh có hào sâu chứa nước, chắc để phòng vệ khi bị bên ngoài tấn công, bên trong là những tòa nhà đẹp cổ kính.
Hoàng cung nằm ở trung tâm TOKYO trên khu đất rộng 3,4 km vuông, Hoàng cung là nơi cư trú chính của Hoàng gia Nhật Bản, các tòa nhà của Hoàng cung và khu vườn bên trong đều không mở cửa đón tiếp du khách. Tuy nhiên vào hai ngày trong năm (23/12 và 2/1) du khách có thể vào khu vườn bên trong Hoàng cung để ngắm nhìn Hoàng gia vẫy tay chào từ ban công.
P Phía Đông dinh thự, là khu vườn Phía Đông Hoàng Cung, mở cửa đón khách hằng ngày trừ thứ hai và thứ sáu. Khuôn viên nầy mang đến những không gian xanh và hồ nước thanh bình cùng một khu vườn Nhật Bản, với những cây to đường kính cả mét được cắt tỉa theo hình thức nghệ thuật bonsai trông rất đẹp mắt, đặc biệt lớp cỏ bên dưới khu vườn rất mịn và đẹp. Hướng dẫn đoàn đề nghị chúng tôi cởi giày đi chân trần trên thảm cỏ, tôi thì bụng hơi bị bự nên việc cởi giày hơi bị khó khăn, nhưng bù lại cảm giác êm đềm như đi trên thảm nhung, mát rượi dưới bàn chân đủ bù đấp cho nỗi nhọc nhằn khó khăn gặp phải.
Khu vườn được chia ra nhiều mảnh nhỏ, trong đó chú ý có một mảnh được dùng cho những người vô gia cư trú ngụ, từng tụm một, bịt đồ và chiếc chiếu được sắp xếp gọn gàng trật tự, có người thì ngồi, người thì nằm nhưng rất yên lặng không ồn ào, hoặc tụ năm tụ bảy trò chuyện, đây là hình ảnh tương phản với Hoàng Cung phía trước, người Nhật thật tình họ không muốn giấu diếm những việc chưa làm tốt trước cặp mắt của thế giới (du khách)
Rời Hoàng Cung chúng tôi đến tham quan Đền thờ Asakura Kannon ( Ngôi đền cổ nhát Tokyo). Đền có cổng chính treo một chiếc đèn lồng lớn màu đỏ, cao 4m, chu vi 3,4m nặng 670 kg, hai bên là bức tượng của hai vị thần: Thần Raijin (Thần sấm) và Thần Fujin (Thần gió), người Nhật tin rằng đây là nơi xuất hiện đầu tiên của Thần Sấm và Thần Gió.
C Chúng tôi rất may mắn khi viếng đền đúng ngày 18 hằng tháng vì ngày nầy có lễ Múa Rồng, lễ bắt đầu khi các cháu bé Nhật Bản xếp hàng dài, trong trang phục lễ hội đẹp mắt đứng chào khách viếng, sau đó các chức sắc, hóa trang vị thần xuất hiện, kèm theo một con rồng thật lớn và dài diễu hành qua lại ở sân đền.
Tr Trong sân đền có một vòi nước tinh khiết cho khách viếng uống hoặc rửa mặt, tưới lên đầu, và bát lư hương lớn đốt nhang, du khách có thể đến dùng tay phất vội khói nhang vào ngưới để xua đuổi tà ma, và mong được nhiều sức khỏe.
Buổi chiều chúng tôi đến tham quan Tầng 45 Tòa Thị Chánh Tokyo là biểu tượng cho sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản, tòa thị chính sừng sững tọa lạc ngay trung tâm thủ đô, nới vẻ đẹp hùng vĩ ấn tượng cùng tầm nhìn bao quát toàn cảnh thành phố khi đứng ở tầng 45. Đây là trụ sở chánh quyền địa phương, xử lý công việc của 23 phường , thị xã và vùng lân cận, xây dựng và hoàn thành năm 1991, bởi kiến trúc sư là một trong những người làm nên bộ mặt kiến trúc thế kỷ 20 (ông Tanga Kenzo).
Tòa tháp cao 243m với hai tòa tháp và hai đài quan sát ở tầng thứ 45, kinh phí xây dựng hơn 157 tỷ Yên ( 1 tỷ USD ). Tòa Đô chánh Tokyo theo thời gian không chỉ được xem là một trong những kiểu mẫu của công trình văn phòng thế kỷ 20, mà còn là biểu tượng của kiến trúc thời đại tin học, của sự phát triển thần kỳ mang tên Nhật Bản.
Rời tòa hành chánh chúng tôi đến chợ chợ điện tử Akihabara, đây là trung tâm mua sắm lớn nỗi tiếng với các mặt hàng điện tử gia dụng, và được xem là một trung tâm văn hóa Otaku, với các cửa hàng chuyên doanh đến thiết bị video game, máy vi tính, và rất nhiều quán cà phê hầu gái mở ra tại đây.
Sau đó chúng tôi về khách sạn, các khách sạn ở Nhật, phòng có diện tích vừa phải, nhưng nhiều tiện nghi, đặc biệt là toilet có trang bị bàn ngồi hiện đại, các bạn có thể nhấn nút để phát ra bản nhạc êm dịu, xóa đi tiếng động không được êm tai lắm khi chúng ta tiểu tiện. Nhưng tuyệt vời nhất là khi bấm nút rửa, một vòi nước ấm bắn ra với sức mạnh vừa phải, xịt đúng “ phao câu “, nếu gặp ngày táo bón, vòi nước sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng, vì công dụng rất hoàn hảo nên tạm đặt tên bàn ngồi nầy là “ kích cầu “(kích thích đi cầu).
Như vậy là xong ngày đầu tham quan Nhật Bản, nhìn chung các nơi đến cũng không gì đặc biệt, tuy nhiên có hai chuyện làm tôi “ Nhìn Người tủi Ta “ là:
· Tính cách phục vụ tại hai sân bay Việt Nam và Nhật Bản, sân bay Tân Sơn Nhất nhân viên an ninh và hải quan có gương mặt rất ngầu, hoàn toàn thiếu vắng nụ cười, hướng dẫn hành khách không đầy đủ, nhưng khi hành khách không làm đúng thì tỏ ra khó chịu và chu mỏ “Trư Bác Giới” ra huýt xéo (dù là nhân viên nữ, bề ngoài ăn mặc lịch sự). Trong khi đó ở sân bay Nanta Nhật Bản bố trí một nhân viên nam lớn tuổi, di chuyển liên tục để hướng dẫn du khách đến xếp hàng ở cửa còn ít người chờ đợi, còn các bộ phận chuyên môn nhiệt tình hướng dẫn đến nơi đến chốn, trên môi luôn nở nụ cười, nhờ vậy mặc dù việc kiểm tra an ninh rất gắt gao, như phải lăn tay và chụp ảnh nhưng mọi người rất vui vẻ thoải mái. Còn toilet thì số một, trang bị toàn bàn "kích cầu"
· Hoàng cung Nhật Bản có hai hình ảnh tương phản, một bên là Hoàng Cung rực rỡ cao sang, một bên là những con người vô gia cư nghèo đói, theo hướng dẫn viên của đoàn, có một vài ý kiến của người dân Nhật về ngân sách phục vụ cho Hoàng gia (một dòng họ cha truyền con nối) vẫn sống nhờ vào tiền thuế của người dân, mặc dù Hoàng Hậu và Hoàng tộc tự lo phục vụ chớ không thuê mướn người ngoài để tiết kiệm tiền chi ngân sách. Hai hình ảnh nầy hiện ra công khai trước mắt thế giới (du khách) thay vì phải che dấu để giử thể diện quốc gia. Theo tôi bức tranh tương phản nầy xin đặt tên “ Vàng son của quá khứ (Hoàng Cung) đang là gánh nặng của hiện tại và tương lai (người vô gia cư). Nếu chúng ta dũng cảm nhìn nhận và công khai hóa điều chưa tốt để khắc phục, thì mới có sự phát triễn thần kỳ cho mai sau