.
  Trường NLS Huế - VTN sưu tầm
 

22/1/2015

 

Lời nói đầu:

 Trong thập niên 1960, miền Nam VN ( VNCH) có 3 trường Trung Học Nông Lâm Súc lớn: Huế, Bão Lộc (Blao) và Cần Thơ. Nhưng trường NLS Huế ít ai biết đến. Nay được Thầy Lê Quang Liêm và anh Võ văn Dự TB.BĐH trang nhà NLS Huế đã cho phép phổ biến bài viết nầy đến quí đồng môn NLS biết thêm trường bạn một thời đồng hành cùng ngành giáo dục NLS.

Xin cám ơn .

Võ thanh Nghi-63-67 /NLS/CT “sưu tằm”



 

                                     -o-0-o-



 

Vài nét về trường Trung học Nông Lâm Súc Huế



Trường trung học Nông Lâm Súc Huế, tọa lạc bên cạnh Hồ Tịnh Tâm và kênh Ngọc Hà (một trong những thắng cảnh của Cố đô Huế), rộng 11ha có một lịch sử biến đổi rất nhiều theo thời gian các thời đại, cũng như qua biến đổi của lịch sử các thời kỳ quản lý khác nhau của các chế độ.


 

Đây! Cửa trường rộng mở, mời bạn cùng tôi dự cuộc thăm trường, nơi những khung cảnh xanh tươi, những tòa nhà cổ kính mang đậm dấu ấn của một thời trai trẻ ngày hai buổi đến trường còn nhiều kỷ niệm đang chờ đón bạn. Đi sâu vào sân trường, sau những hàng cây rợp bóng, những thảm cỏ xanh mướt, những lối đi vòng quanh dưới chân bạn hiện ra những lớp học, những phòng thí nghiệm trang nghiêm nằm im lìm dưới những vòm cây rợp bóng, bạn và tôi sẽ thấy trên tường những con số niên hiệu được xây dựng như 1919 (phòng thí nghiệm Hóa, bây giờ là Văn phòng Đoàn trường) và một số câu hỏi đến với chúng ta rằng: Có lẽ đây là một cơ sở gì của thời Pháp thuộc chăng? Thật vậy người Pháp qua đây với mộng xâm chiếm của họ, nên những cơ sở đã được xây cất tại đây:



 

Vào năm 1902, tại đây là cơ quan “Service delevaga et Angicultune dannam” (Nha Canh nông Trung Kỳ), vì hồi đó Chính phủ Bảo hộ Pháp muốn lập một trường Canh nông cốt để đào tạo những nhân viên ra làm việc cho Pháp, sinh viên theo học thời đó khá đông. Giảng sư là những vị Kỹ sư người Pháp, vị Giám đốc lúc đó là ông LaRie và ông Bùi Quang Chiêu là Phó Giám đốc, kế tiếp là những vị Giám đốc khác là ông Eber Hard; VerNard; BraMer; SautTom (trong đó ông EberHard là vị giáo sư riêng của vua Duy Tân), rồi đến năm 1912 thì ông PiDance làm Giám đốc, tiếp đến ông GilBert, Roule và đến năm cuối cùng 1933 là ông FronTon. Như vậy trong 32 năm từ 1902 đến 1933, Trường này do người Pháp làm giám đốc.



 

Đến Thế chiến thứ II năm 1945, vì tình hình chiến sự, cơ sở nầy phải dời vào Nam kỳ và năm 1949 thì Công an của Thủ hiến Trung Kỳ lại đến chiếm cứ khu đất này để xây dựng cơ sở giam cầm và trong giai đoạn này khu Canh Nông này rất vắng vẻ và đây chính là thời kỳ u ám nhất của ngôi trường.



 

Đến năm 1954, sau Hiệp định Geneve; Hiến binh tới thế chỗ và năm 1957, mật vụ của Ngô Đình Cẩn lại đến thay chủ và những năm dài trôi qua cho đến 1959, Chính phủ Ngô Đình Diệm thấy rõ sự quan trọng của Ngành Canh nông đối với miền Trung nên đã cho thành lập trường Canh Nông Thực Hành Huế tại nơi này, theo Nghị Định số 115/BCN, ngày 24/3/1959 với vị Hiệu trưởng đầu tiên là người Việt Nam ông Nguyễn Hữư Đính, kỹ sư Thủy lâm kiêm Trưởng khu Thủy lâm Huế. Khóa học đầu tiên vì thiếu phương tiện, nên trường chỉ thu nhận 50 học viên ngành Thủy lâm, qua một thời kỳ và học viên theo học 2 năm với chế độ nội trú. Sau khi tốt nghiệp, được cấp bằng Huấn Sự và được Bộ Canh Nông thời đó bổ nhiệm.



 

Năm 1963, trường Canh Nông Thực Hành Huế được cải tiến nhiều trên mọi lĩnh vực, được đổi tên thành trường Trung học Đệ Nhất cấp Nông Lâm Súc Huế (trực thuộc Bộ Văn hóa Giáo dục) theo Nghị định số 1186/NĐ-GD, ngày 24/8/1963. Học viên học 2 năm đệ ngũ, đệ tứ rồi cuối năm dự thi để lấy bằng Trung học Đệ Nhất cấp Kỹ thuật Nông Lâm Súc, học viên sau khi đã đỗ bằng trên, có thể theo học lớp Huấn Sự hay dự thi vào lớp Đệ tam (lớp Đệ tam mở đầu tiên vào niên khóa 1964 - 1965); vị Hiệu Trưởng thời bấy giờ  là ông Trần Lâm Tô - Kỹ sư Thủy lâm.



 

Đến năm 1966, trường được cải tổ thêm một lần nữa theo Nghị định số 1892/GD/NĐ, ngày 26/9/1966 đổi thành trường Trung học Đệ Nhị cấp Nông Lâm Súc Huế, với vị Hiệu trưởng lúc ấy là ông Nguyễn Văn Hạnh, Kỹ sư Canh Nông, học sinh có bằng Trung học Đệ Nhất cấp được tuyển vào, qua một kỳ thi và phải học 3 năm rồi dự thi để lấy bằng Tú Tài Nông Lâm Súc.



 

Vào niên khóa 1967-1968, trường có đào tạo thêm lớp Kiểm Sự, nhưng sau một thời gian hoạt động vì quá thiếu thốn nhiều phương tiện, nên phải đưa các sinh viên này vào học tại Bình Dương, Sài Gòn.



 

Năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, trường Trung học Đệ Nhị cấp Nông Lâm Súc Huế được tiếp quản bởi một Ban Giám hiệu mới, vị hiệu trưởng đầu tiên tiếp quản là ông Ưng Định và được đổi tên thành trường Trung học Nông Lâm Súc Huế, (trực thuộc Ty Nông Lâm Ngư Thừa thiên Huế), đến năm 1976 trường lại đổi tên thành trường Trung học Nông nghiệp Huế (trực thuộc UBND tỉnh Bình Trị Thiên), rồi đến năm 1977 đổi tên một lần nữa thành trường Trung học Nông nghiệp Huế (trực thuộc Bộ Nông nghiệp).

Đến năm 1978, trường nhận thêm nhiệm vụ, Bộ Nông nghiệp giao làm thí điểm đào tạo Kỹ sư Cao đẳng Nông nghiệp và đến ngày 17/12/1981 trường lại đổi tên thành trường Cao đẳng Nông nghiệp Huế.



 

Năm 1983, trường Cao đẳng Nông nghiệp Huế được nhập với trường Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc để đổi thành trường Đại học Nông nghiệp II Huế và đến bây giờ đổi thành trường Đại học Nông Lâm Huế (trực thuộc Đại học Huế).



 

Thầy Lê Quang Liêm

                                                  
VTN ( St)

Thống kế số học sinh  Trường trung học NLS Huế

 

Năm học

Lớp 8

Lớp 9

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

Tổng cộng

1963-64

1964-65

1965-66

1966-67

1967-68

1968-69

1969-70

1970-71

1971-72

1972-73

   45

   96

 102

 106

 115

 109

 219

 223

 226

 218

   48

   37

   95

 111

 104

 100

   93

 196

 193

 213 

 

    40

    76

  122

  163

  156

  224

  360

  360

  327

 

 

     40

     76

   119

   140

   158

   205

   344

   274

 

 

 

    37

    58

    97

  120

  159

  194

  268

    93  học sinh

   173       -

   313       -

   452       -

   559       -

   602       -

   814       -

 1143       -

 1317       -

 1300       -

 

Nguồn:

 

Châu Kim Lang: Vấn đề gia tăng sĩ số bậc trung học kỹ thật Nông Lâm Súc tại Việt Nam từ 1963 đến 1973. Ban Cao học giáo dục, Trường Đại học sư phạm, Saigon, 1973.

Mời xem vài hình ảnh sinh hoạt của Hội Cựu học viên NLS-HUẾ


 


 

Là tiền thân Trường Canh Nông Thực Hành Huế, đến 1963


 

 

 Là trường Trung học NLS Huế, 1967 là  Đại Học Nông Lâm Huế

Kỷ niệm Họp mặt năm 2014


 


Cựu học viên họp tại Đà Nẳng



Cựu Học Viên trở lại mái trường xưa sau 35 năm.


 

 

Khoa Lâm Nghiệp về thăm trường củ sau 35 năm ra trường.



 

 



 

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 641591 visitors (2135577 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free