Phần 8
KS Mong Phước Minh
Như đã từng đề cập,năm 1971,sinh viên khóa 1 CĐNNCT,được các Thầy T.Đ.H.,P.V.K.,N.V.N.,H.C.T.hướng dẫn đi du sát miền Trung,Đà Lạt là một trong những điểm dừng chân lý thú.Nơi được làm chỗ tạm trú cho sinh viên thời sống nhờ học bổng,tại Đà Lạt,chính là Lycée Yersin.Vì chỉ là một phòng học mà nhà trường hoan hỉ dành cho , không đủ điều kiện sưởi ấm nên mọi người đã được hưởng những đêm lạnh nhớ đời.Ôi thật là một kỷ niệm không quên đối với sinh viên khóa 1 chúng tôi.Sau này,sinh viên khóa 3,khóa của Ts D.M.,Ts Ng.t.K.N.(Đại học CT),Ks Ng.X.S.(nguyên Phó GĐ Sở NN Lâm Đồng),cũng đã tạm nghĩ tại đây,trong chuyến du sát năm 1973 mà tôi là một trong những người hướng dẫn.
Tôi nhắc lại để nhớ về một thời sinh viên tươi đẹp,nhắc lại để các bạn thấy thú vị khi không ngờ có thời mình đã ngủ “bụi” trong cái công trình kiến trúc mà sự nổi tiếng đã vượt khỏi cái không gian hạn hẹp của Đà Lạt ngàn hoa.
Bản phác họa ngôi trường, đầu tiên do KTS E.Hébard vẽ,nhưng được thiết kế và chỉ huy thi công là do KTS Moncet.
Lycee Yersin được khởi công từ 1927,sau 8 năm xây dựng,với hàng trăm thợ khéo ,công trình hoàn thành năm 1935.Ngày khai giảng khóa học đầu tiên,28 /6/1935, có sự hiện diện của Bác sĩ Alexandre Yersin.
Uốn cong một cách mềm mại theo thế đất để ôm lấy một khoảng sân rộng lớn bên trong,chính là lối kiến trúc “phá cách”táo bạo,làm nên một Lycée Yersin đồ sộ mà thật lãng mạn,khiến bao người phải bị “hút hồn” khi nhìn thấy.Màu gạch đỏ ấm áp giửa mênh mông lạnh lẽo của núi đồi,cùng với tháp chuông cao là dấu nhấn,Lycée Yersin nổi bậc trên dãy đồi phía bên kia mặt hồ tĩnh lặng.
Và,chúng ta rất hảnh diện khi Lycée Yersin được UIA (Hội Kiến trúc sư thế giới) công nhận là 1 trong 1000 công trình xây dựng độc đáo của thế kỷ XX.
Nhưng ,Đà lạt không chỉ có Lycée Yersin mà còn có hơn 1500 biệt thự được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ trước.Với hàng ngàn những kiểu dáng khác nhau mang phong cách các vùng,miền của nước Pháp vào thế kỷ XIX,”Biệt thự Đà Lạt” được xem như là “Bảo tàng kiến trúc độc đáo của Đông Nam Á”.
Tôi tiếp tục lang thang trên con Daehan,để đi tìm những kỷ niệm xưa cũ,mà giờ đây,chắc gì còn nhận ra .Và trước tiên ,tôi ngược lên dốc Đinh Tiên Hoàng.Con đường này vào năm 1977,tôi đã ở suốt 1 tháng tại “Trung tâm Sinh học Thực nghiệm,cơ sở II” thuộc Phân viện Khoa học Việt Nam,để bước đầu tiếp cận ngành “Công nghệ sinh học”.Người phụ trách lúc đó là Anh Tr.L.,sau này rất có công trong việc đưa “Công nghệ sinh học” ra thực tiển sản xuất. “Nhân giống vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô” đã đi từ phòng thí nghiệm ra đến nhà vườn,nương rẫy.Nó đã mở đầu cho một giai đoạn đột phá trong sản xuất nông nghiệp tại địa bàn Đà Lạt,làm một cuộc cách mạng nhỏ trong canh tác khoai tây:nhờ cấy mô,nông dân đã tiết kiệm một khối lượng lớn khoai giống khi bắt đầu trồng mới.Rồi sau này,ứng dụng nuôi cấy mô đã đi sang lãnh vực hoa,kiểng,…Phải thừa nhận rằng chính điều kiện lý tưởng về khi hậu,Đà Lạt đã như một nhà kính khổng lồ góp phần vào việc đưa công nghệ sinh học vào thực tiển sản xuất.Ngày nay, nhiều “nông dân” Đà lạt đã trực tiếp làm công việc này tại phòng thí nghiệm riêng của mình.
Chạy suốt con đường Đinh Tiên Hoàng tôi không còn nhận ra chốn cũ.Ôi đã 35 năm trôi qua,làm sao còn dấu tích.
Tôi tiếp tục chạy suốt con đường ,rồi qua Võ Trường Toản,chạy loanh quanh thế nào mà ra đường Nguyên tử lực,nơi có khu trưng bày mô hình cối xay gió để chuẩn bị cho lễ hội Hoa vào cuối năm.
Tuy nhiên,tôi không quan tâm lắm tới khu vực này.Chỉ có con đường là gợi nên một kỷ niệm,làm tôi nhớ lại mấy mươi năm trước,chúng tôi đã đi qua để đến thăm “lò nguyên tử” Đà Lạt,cái nôi của ngành hạt nhân Việt Nam.
Khi đó chúng tôi đã được vào tận nơi đặt lò phản ứng.Đứng từ trên cao nhìn xuống nơi mà các thanh Uranium chứa trong các ống được ngâm chìm trong một bồn nước đặc biệt,dù không hiểu gì,nhưng ban lảnh đạo lò khi đó cũng đã tổ chức một buổi thuyết trình chuyên đề thú vị.Lò được thiết kế theo mô hình của một nguyên tử hydro mà nhân là bộ phận trung tâm chứa lò,electron duy nhất là một phòng lớn(tôi không nhớ đó là hội trường hay là phòng thí nghiêm),một hành lang liên tục từ phòng này chạy vòng quanh nhân…
Đây là tác phảm của Kiến trúc sư tài ba, giải Khôi nguyên La Mã, Ngô Viết Thụ.
Buổi trưa,về khách sạn đón vợ ăn cơm rồi sau đó chở bả đi vòng vòng trong lúc chờ giờ học buổi chiều. Chúng tôi ghé lại vườn Bích Câu để chụp vài tấm ảnh dễ thương.
Sau khi đưa bà xã trở lại trường, tôi về ks nghĩ, đồng thời vạch phương án cho đoạn đường sắp tới