Tốt nghiệp từ hệ phổ thông, chuyên khoa Sử Địa, Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, nhưng có lẽ do duyên nghiệp đun đẩy, cả đời Thầy Châu Kim Lang đã gắn bó với nền giáo dục chuyên ngành Nông Lâm Súc và sau nầy, Thầy đã góp công rất lớn trong công việc đào tạo giáo chức cho nhu cầu của ngành.
Thiết nghĩ chúng ta, nhất là quý anh chị, một thời, đã được đào tạo và tham dự vào công việc giảng dạy ở các trường Trung Học NLS trên toàn miền Nam sẽ trân trọng và thật biết ơn cho công khó của Thầy đã sưu tầm, biên khảo về Trường Cao Đẳng Sư Phạm Nông Lâm Súc. Xin trân trọng giới thiệu cùng Quý Thầy Cô và các anh chị tài liệu quý giá sau đây. (Trang Nhà)
oOo
Từ năm học 1963-1964, năm đầu tiên của chương trình trung học NLS đến năm học 1973-1974, số trường trung học Nông Lâm Súc tăng từ 3 lên 12 trường đệ nhị cấp, 28 trường đệ nhất cấp, và 3 trung tâm canh mục sắc tộc. (Nha Học Vụ NLS tiếp nhận 12 TT canh mục sắc tộc, đến năm học 73-74, một số TT trở thành trường TH NLS đệ nhất cấp, chỉ còn 3 TT CMST).
Trong giai đoạn đầu, phần lớn giảng viên trường Nông Lâm Súc là những kỹ sư hoặc kiểm sự chưa được huấn luyện sư phạm tại các trường đào tạo giáo chức. [1]
Để cung cấp giáo sư chuyên nghiệp cho các trường trung học NLS, từ năm học 1966-1967 Nha Học Vụ Nông Lâm Súc hằng năm mở các khóa cấp tốc đào tạo giáo sư đệ nhất cấp, và từ năm học 1970-1971 mở các khóa cấp tốc đào tạo giáo sư đệ nhị cấp.
I. Đào tạo giáo sư trung học đệ nhất cấp Nông Lâm Súc
Khóa đầu tiên mở vào năm học 1966-1967, theo nghị định số 472 – GD/PC/NĐ ngày 22-3-1967 gồm các ban: canh nông, mục súc, thủy lâm, ngư nghiệp, công thôn, và sinh hoạt gia đình. Thí sinh dự thi phải có tú tài 2 Nông Lâm Súc hoặc văn bằng tốt nghiệp kiểm sự. Thời gian đào tạo là 12 tháng, gồm 9 tháng học lý thuyết và thực hành, 2 tháng tập sự tại các cơ sở chuyên môn, 1 tháng thực tập tại các trường trung học NLS và vùng nông thôn liên hệ.
Chương trình học gồm 2 phần:
- Các môn chung về sư phạm và quản trị cho tất cả các ban: 300 giờ lý thuyết và 200 giờ thực hành, chiếm 40% tổng số giờ học.
- Các môn chuyên môn riêng cho từng ban, chiếm 60% tổng số giờ học.
Từ năm học 66-67 đến năm học 71-72 đã mở được 6 khóa, đào tạo 553 giáo sư trung học đệ nhất cấp NLS. Kể từ năm học 72-73, theo nghị định số 33 VHGDTN/NLS/NĐ ngày 10-01-1974 thời gian đào tạo là 2 năm.
Điều kiện nhập học:
- Quốc tịch Việt Nam
- Nam phải hợp lệ tình trạng quân dịch
- Có văn bằng tú tài nông lâm súc
- Qua 2 kỳ thi: thi viết, thi khảo hạch
Quá trình đào tạo:
Giữa 2 năm học có kỳ thực tập hè. Tổng số giờ toàn khóa là 1.920 giờ gồm:
- Sư phạm: 540 giờ ( 330 giờ lý thuyết + 210 giờ thực hành), chiếm 28%
- Ngoại ngữ: 60 giờ
- Khoa học cơ bản: 420 giờ
- Chuyên môn: 900 giờ
Số giờ học lý thuyết và thực hành của các môn khoa học cơ bản và chuyên môn thay đổi tùy theo ban (theo chương trình đào tạo giáo sư trung học đệ nhất cấp Nông Lâm Súc):
BAN
|
Khoa học
|
Cơ bản
|
Chuyên
|
môn
|
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Canh nông
|
300 giờ
|
120 giờ
|
585 giờ
|
315 giờ
|
Mục súc
|
300 giờ
|
120 giờ
|
525 giờ
|
375 giờ
|
Công thôn
|
300 giờ
|
120 giờ
|
435 giờ
|
465 giờ
|
Sinh hoạt gia đình
|
270 giờ
|
150 giờ
|
360 giờ
|
540 giờ
|
Các lớp học được tổ chức ngay tại trụ sở Nha Học Vụ Nông Lâm Súc, gồm một số phòng học lý thuyết, không có phòng thí nghiệm. Các nhân viên giảng huấn và hành chính gồm những nhân sự tại Nha Học Vụ NLS và một số giảng viên thỉnh giảng. (Tiêu chuẩn sư phạm, chương 4, tr 9.) [1]
Điều kiện tốt nghiệp:
Trong 2 năm học, giáo sinh có điểm trung bình các môn học từ 12/20, soạn 12 đề tài diễn giảng, bốc thăm thi thực hành một đề tài. Điểm tốt nghiệp tính theo điểm trung bình cả hai năm học, điểm tập sự và điểm thi cuối khóa.
Học bổng:
Giáo sinh được hưởng nguyệt cấp 1.800đ. và theo chế độ ngoại trú.
Thống kê giáo sinh Ban Cao đẳng Sư phạm NLS:
Khóa học
|
Số tốt nghiệp
|
Ghi chú
|
1 (1966-67)
|
25
|
|
2 (1967-68)
|
75
|
|
3 (1968-69)
|
110
|
|
4 (1969-70)
|
114
|
|
5 (1970-71)
|
116
|
|
6 (1971-72)
|
115
|
|
7 (1972-74)
|
85
|
|
Năm 1974 đang học:
Khóa
|
CN
|
MS
|
CT
|
SHGĐ
|
Tổng cộng
|
7 (năm thứ 2)
|
29
|
27
|
14
|
15
|
85
|
8 (năm thứ 1)
|
33
|
32
|
15
|
15
|
95
|
Tổng cộng
|
62
|
59
|
29
|
30
|
180
|
(thống kê theo Danh sách giáo sinh trong Kỷ yếu Nông Lâm Súc 1974. trang 12-13) [2]
Số tốt nghiệp theo ban chuyên môn:
Năm
(tốt nghiệp)
|
GS TH ĐIC
CN TL MS NN CT KTGĐ
|
1967
1968
1969
1970
1971
|
9 11 3
30 8 29 8
33 15 25 19 17
34 27 19 14 20
30 29 17 19 21
|
|
136 23 121 66 50 41
|
Tổng cộng
|
437
|
Ghi chú:
GS TH ĐIC: Giáo sư trung học đệ nhất cấp
CN: Canh nông; TL: Thủy lâm, MS: Mục súc, NN: Ngư nghiệp, CT: Công thôn, KTGĐ: Kinh tế gia đình [3]
(Đối chiếu với số thống kê ở Kỷ Yếu NLS 1974, có sai lệch nhỏ)
Các Trưởng Ban Cao Đẳng Sư Phạm Nông Lâm Súc:
- 1966-68 : Ô. Trần Thiện Chu, giảng sư, Ms. in Animal Husbandry
- 1968-70 : Ô. Nguyễn Thanh Vân, kỹ sư Súc khoa
- 1970-72 : Ô. Phạm Phi Hoành, giảng nghiệm viên, Bs in Agr. Engineering
- 1972 : Ô. Đặng Hữu Thạt, kỹ sư Điện tử.
Ban giảng huấn:
1. Cơ hữu:
Ban Canh nông:
- Cô Võ Thị Thúy Lan, giảng nghiệm viên, kỹ sư nông khoa
- Ô. Nguyễn Hoàng Sơn, giảng sư, Master of Agriculture
- Ô. Nguyễn Hoài Đỉnh, giảng nghiệm viên, Bs in Agri. Education
- Ô. Vũ Quốc Dũng, Bs in Agri. Education
- Ô. Lê Châu Long, giảng nghiệm viên, Bs in Agri. Education
Ban Mục súc:
- Ô. Vương Quan Phước, bác sĩ Thú y
- Ô. Nguyễn Tuấn, bác sĩ Thú y
- Ô. Trần Hiệp Nam, giảng sư, Ms in Animal Husbandry
- Ô. Trần Thiện Chu, giảng sư, Ms in Animal Husbandry
- Ô. Nghiêm Xuân Thịnh, giảng sư, Ms in Animal Husbandry
- Ô. Huỳnh Kim Ngọc, giảng nghiệm viên, kỹ sư Súc khoa
- Ô. Vũ Đình Chính, bác sĩ Thú y
- Bà Dương Thị Tuấn Ngọc, kỹ sư Súc khoa
Ban Ngư nghiệp:
- Ô. Hứa Văn Túc, giảng nghiệm viên, kỹ sư Thủy lâm
Ban Công thôn:
- Ô. Đặng Hữu Thạt, kỹ sư Điện tử
- Ô. Vũ Hùng Chương, kỹ sư Điện
- Ô. Đặng Ngọc Sơn, kỹ sư Điện
- Ô. Phạm Phi Hoành, giảng nghiệm viên, Bs in Agri. Engineering
Ban Sinh họat gia đình:
- Bà Đỗ Ngọc Liên, Bs in Home Economic
Ban Khoa học cơ bản:
- Ô. Nguyễn Trọng Khôi, dược sĩ
- Ô. Lâm Quan Tườn, dược sĩ
- Ô. Đinh Quang Trọng, dược sĩ
2. Thỉnh giảng:
- Ô. Bùi Như Hùng, kỹ sư, giảng sư Nông học
- Ô. Châu Tâm Luân, PhD.
- Ô. Nguyễn Kim Môn, kỹ sư Khí tượng
- Ô. Đặng Quan Điện, bác sĩ Thú y
- Ô. Vũ Ngọc Tân, bác sĩ Thú y
- Ô. Hà Văn Mơí, kỹ sư Súc khoa
- Ô. Đinh Khang Hoạt, Bs Mech. Eng.
- Ô. Nguyễn Ngọc Châu, kỹ sư Nha Nông cụ
- Ô. Hoàng Đình Gia, kỹ sư Nông cụ
- Ô. Nguyễn Như Mộng, kỹ sư Nông cụ
- Ô. Nguyễn Văn Hồng, Kỹ sư Nông cụ
- Ô. Lý Thi Nghĩa, kỹ sư Thủy lâm
- Ô. Lê Văn Đằng, kỹ sư Thủy lâm
- Ô. Ngô Bá Thành, bác sĩ Thú y
- Ô. Trần Văn Trí, cử nhân Luật
- Ô. Huỳnh Trung Hạt, kỹ sư Súc khoa
- Bà Nguyễn Thị Nữ, giáo sư trung học
- Bà Phùng Thị Bách, giáo sư trung học
- Bà Nguyễn Ngọc Anh, kỹ sư Canh nông
- Bà Nguyễn Thị Tần, giáo sư trung học
- Cô Trần Huệ Dung, giáo sư trung học
- Ô. Nguyễn Sơn Hà, giảng nghiệm viên khoa học
- Cô Nguyễn Thị Thanh Xuân, giảng nghiệm viên khoa học
(Kỷ Yếu Nông Lâm Súc 1974, trang 10 – 13) [2]
II. Đào tạo giáo sư trung học đệ nhị cấp Nông Lâm Súc
Khóa cấp tốc mở vào năm học 1970-1971 tại Nha Học Vụ Nông Lâm Súc, đào tạo giáo sư trung học đệ nhị cấp NLS. Khóa 2 và khóa 3 mở tại Trường Đại Học Nông Nghiệp Sài Gòn gồm các ban: canh nông, mục súc, ngư nghiệp, công thôn, thủy lâm, lý hóa nhiên. Thí sinh dự thi phải có văn bằng kỹ sư (đối với các ban chuyên môn) hoặc cử nhân giáo khoa khoa học (đối với ban lý hoá nhiên). Thời gian học là 12 tháng gồm 10 tháng học lý thuyết và thực hành, 2 tháng tập sự tại các trường trung học NLS và vùng nông thôn liên hệ.
Chương trình học gồm 2 phần:
- Các môn chung về sư phạm và quản trị cho tất cả các ban, chiếm 70% tổng số giờ học.
- Giảng dạy bộ môn (riêng từng ban) chiếm 30% tổng số giờ học.
Nội dung
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Các môn sư phạm và quản trị
Giảng dạy bộ môn
|
420 giờ
200 giờ
|
290 giờ
100 giờ
|
(Tiêu chuẩn sư phạm, chương 4, tr 9, phần Phụ đính) [1]
Ngoài 3 khóa cấp tốc, từ năm học 1972-1973, chương trình đào tạo 4 năm bắt đầu thực hiện tại Trường Đại Học Nông Nghiệp. Thí sinh dự thi phải có tú tài 2 phổ thông hoặc nông lâm súc. Năm học 1974-1975 tuyển sinh vào năm thứ nhất tại trường Đại Học Giáo Dục, (sau năm 1975 đổi tên là Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật) thuộc Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tất cả giảng viên ban sư phạm nông lâm súc tập trung về Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thủ Đức, cùng với các giáo sinh sư phạm NLS của các lớp khóa 8 chưa tốt nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hội đồng phát triển giáo dục: Tiêu chuẩn sư phạm, quyển 2. Bộ Giáo Dục Saigon, 1973. Chương 4, tr 2.
[2] Nha Học Vụ Nông Lâm Súc: Kỷ yếu Nông Lâm Súc 1974.
[3] Trần Hiệp Nam: A Model for an Agricultural Education Program in South Viet Nam. A dissertation presented to the graduate Council of the University of Florida, in partial fulfillment of the requirement for the Degree of Doctor of Philosophy. University of Florida, 1974. (Table 6, p. 87 )
|