I. CHUỒNG TRẠI
1. Nguyên tắc chung trong xây dựng chuồng trại
Tạo cho bò được an toàn, thoải mái, dẽ chịu khi ăn uống, nghỉ ngơi, di chuyển.
Tạo sự an toàn và thuận tiện cho người chăn nuôi trong việc quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng.
Tạo được tiểu khí hậu tốt, hạn chế những tác động xấu của thời tiết.
Đảm bảo thuận lợi cho công tác thú y và vệ sinh, giảm thiểu các chi phí vận hành sản xuất, thời gian sử dụng lâu dài và ổn định.
2. Yêu cầu kỹ thuật về chuồng trại
2.1 Vị trí xây dựng chuồng trại cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Có đủ nguồn nước chất lượng tốt phục vụ chăn nuôi bò và vệ sinh chuồng trại.
- Nền đất phải cao ráo, chắc chắn, mực nước ngầm phải thấp hơn chỗ thấp nhất của nền chuồng.
- Hướng chuồng và bố trí chuồng nuôi sao cho thông tháng tự nhiên.
- Phải có đủ diện tích đất để mở rộng quy mô chăn nuôi nếu cần.
2.2 Hướng chuồng :
Do Việt Nam có điều kiện khí hậu nóng ẩm nên tốt nhất làm chuồng bò theo hướng Nam hoặc Đông Nam là tốt nhất, ở hướng này mùa hè oi bức có thể hứng gió Nam mát mẻ và khi có gió mùa Đông Bắc rét buốt thì lại tiện che chắn. Tuy nhiên, cần dựa theo vùng cụ thể mà xác định hướng chuồng cho thích hợp để hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố bất lợi của thời tiết tác động xấu đến bò.
2.3 Ánh sáng :
Kết cấu tường và mái kết hợp với hướng chuồng đảm bảo được sự thông thoáng và đủ ánh sáng tự nhiên trong chuồng nhưng không được để ánh sáng chiếu thẳng vào chuồng và trực tiếp lên gia súc.
Khoảng cách giữa chuồng với dãy chuồng bên phải bằng 1,5 – 2 lần chiều cao của chuồng.
2.4 Thông gió:
Đảm bảo hệ thống thông gió tốt đảm bảo: loại trừ bụi, khí độc và mùi hôi thối khỏi chuồng; cung cấp đủ không khí chuồng nuôi.
2.5 Mái chuồng :
Mái chuồng cao vừa phải để tránh gió lùa, nhưng phải đảm bảo độ dốc để thoát nước và chìa ra khỏi tường để vách khỏi bị ẩm ước, hư hỏng. mái có thể lợp ngói, tranh, lá, fibro-xi măng, tấm tôn mạ kẽm. Dàn đỡ mái có thể làm bằng tre, gỗ hoặc cạnh sắt.
2.6 Tường :
Tường có đủ độ dày để chống mưa gió, rét lạnh. Cần có cửa sổ hướng Đông hoặc Nam, còn hướng Bắc thì nên làm tường kín hoặc che bằng phên liếp.
2.7 Cửa:
Cửa ra vào đảm bảo đủ rộng để bò đi lại dễ dàng tránh cọ sát vào cửa. Cửa cần được cố định vững chắc và dễ thao tác. Trụ chống cửa phải đặt theo hướng thẳng đứng.
Cửa ra vào nên có 2 cánh và mở ra phía ngoài. Thông thường 25 con cần có 1 cửa lớn rộng lớn 2 – 2,2m, cao 2 – 2,2m.
2.8 Hệ thống làm mát:
+ Ngăn bức xạ mặt trời trực tiếp lên cơ thể bò thông qua việc làm mát hoặc lán che mát ngoài khu vực chuồng nuôi. Trồng cây bóng mát dọc theo các lối đi, xung quanh chuồng nuôi và sân chơi.
+ Làm mát trực tiếp : bằng hệ thống thông gió hoặc hệ thống thông nước. Quạt làm tăng không khí lưu thông xung quanh. Phun nước làm tăng bốc hơi nước từ bề mặt cơ thể. Tốt nhất là hệ thống phun nước dạng sương mù kết hợp với quạt thông gió đặt dọc theo lối cấp thức ăn vào mùa hè.
+ Làm mát gián tiếp: Phun nước áp suất cao tạo sương mù trong chuồng. 2.9 Máng ăn:
Trong chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ cần có máng ăn để đảm bảo vệ sinh. Máng ăn có thể xây bằng gạch láng xi măng, các góc phải lượn tròn và trơn nhẵn, đáy máng phải dóc và có lỗ thoát nước ở cuối để thuận tiện cho việc vệ sinh, thành máng phía trong phải thấp hơn thành máng phía ngoài để thức ăn không rơi vãi ra lối đi, không xây máng quá sâu.
Trong điều kiện chăn nuôi quy mô lớn có thể không cần làm máng ăn như tren.Thức ăn được cung cấp dọc theo lối đi phía trước mỗi dãy chuồng trên phần nền cao hơn nền mặt chuồng ( thường trên băng thảm nhựa ).
Chiều dài chỗ ăn cho mỗi bò bằng chiều rộng của chỗ nằm, trừ cửa ra vào. Chiều rộng chỗ ăn của bò: bê khối lượng 250kg: 48 – 55cm, bò tơ lỡ: 55 – 65cm, bò trưởng thành : 65 – 75cm.
2.10 Máng uống:
Máng uống nên cố định ở độ cao 0,8m và giữ chúng có cùng mực nước với bể chứa ( theo kiểu bình thông nhau).
2.11 Nền chuồng:
Mặt nền phải cao hơn mặt đất bên ngoài để nước mưa không tràn vào chuồng. Nền chuồng có độ dốc thoai thoải để nước tiểu dễ thoát về một phía.
Nền chuồng có thể lát bằng gạch hoặc láng bê tông đảm bảo không ghồ ghề hoặc trơn trượt, có độ dốc hợp lý (2 – 3 %) xuôi về rãnh thoát nước để đảm bảo thoát nước dễ dàng khi rội rửa.
2.12 Rãnh thoát nước :
Rãnh làm theo chiều dài của chuồng ở tiếp theo chỗ bò đứng ( nhất là chuồng có cột buộc bò). Lòng rãnh cạn và xây lượn tròn, có chiều rộng của rãnh vừa đủ lọt xẻng to.
2.13 Sân chơi và đường đi :
Sân chơi có hàng rào để bò có thể vận động tự do trong đó. Sân có thể lát bằng gạch hoặc đổ bê tông với diện tích khoảng 15 – 20m2/ con.
Đường đi cho ăn được bố trí tùy thuộc vào điều kiện chuồng trại ( vị trí, kiểu chuồng…), phương thức chăn nuôi, phương tiện vận chuyển thức ăn, chất thải và đi lại theo dõi quản lý chung. Dọc hai bên đường đi ngoài chuồng cần có cây bóng mát.
2.14 Hệ thống chế biến thức ăn và kho chứa:
Nếu quy mô chăn nuôi lớn cần xây dựng khu chế biến thức ăn, kho chứa thức ăn tinh, cỏ khô, bể ủ thức ăn xanh.
Kho chứa phải thoáng mát, tránh ánh nắng.
2.15 Hệ thống can thiệp thú y:
Chuồng thú y: ở khu đất riêng biệt, thấp hơn chuồng nuôi, xa khu vực chăn nuôi và cuối hướng gió. Trong chuồng thú y phải có kho thuốc và dụng cụ thú y, có ô chuồng để nuôi cách ly gia súc ốm với đầy đủ phương tiện cung cấp thức ăn, nước uống, vệ sinh, làm mát; hệ thống thoát nước và xử lý tiêu độc nước bẩn. Ngoài ra, cần có hệ thống gióng can thiệp thú y để sử lý gia súc khi bị thiến, cắt móng, điều trị bệnh và can thiệp sản khoa.
Yêu cầu về diện tích chuồng nuôi
Loại bò
|
Chiều dài chỗ đứng (m)
|
Chiều rộng chỗ đứng (m)
|
Diện tích ở (m2)
|
Diện tích xây dựng (m2)
|
Bò đực giống
|
2
|
1,8
|
3,6
|
6,0
|
Bò cái
|
1,6
|
1,0
|
1,6
|
3,0
|
Bê sơ sinh 6 tháng
|
1,0
|
0,9
|
0,9
|
1,5
|
Bò đẻ
|
2,0
|
1,5
|
3,0
|
5,0
|
Bê cái đực 7- 18 tháng tuổi
|
1,2
|
1,0
|
1,2
|
2,0
|
Bò đực trên 18 tháng tuổi
|
1,5
|
1,0
|
1,5
|
2,4
|
Bò vỗ béo
|
1,6
|
1,1
|
1,7
|
2,4
|
Kích thước chỗ nằm cho bò đảm bảo khi con vật đứng dậy thì chân sau sát rãnh phân và nước tiểu rơi thẳng xuống rãnh không làm bẩn chỗ nằm.
2.16 Gióng ngăn:
Gióng để phân chia vị trí và giới hạn phạm vi đi lại của mỗi con bò. Gióng có thể làm bằng sắt, gỗ hay tre. Chiều cao của gióng giữa 2 ô bình thường khoảng 80 – 100cm, chiều dài bằng 2/3 chỗ nằm.
Gióng ngăn phía trước ngang tầm vai để bò không bước vào máng ăn hay máng uống.
Các gióng chuồng phải tròn cạnh để tránh cho con vật bị xây xát.
3. Một số kiểu chuồng nuôi bò thịt
3.1 Chuồng hai dãy
Chuồng hai dãy đối đầu: đường đi cho ăn ở giữa máng ăn ở kề bên đường đi.
Chuồng hai dãy nối đuôi: tương tự như kiểu chuồng hai dãy nối đầu nhưng đường đi ở giữa lại dành cho người làm vệ sinh và vắt sữa, còn lại máng ăn ở lề đường đi phụ 2 bên.
3.2 Chuồng một dãy
Thích hợp cho quy mô trung bình và nhỏ ở nông hộ. Nó có ưu điểm là có thể tận dụng, tiết kiệm được nguyên vật liệu, dễ đặt vị trí (thậm chí có thể tận dụng chuồng heo cũ, cải tạo thành chuồng nuôi bò thịt). Nhược điểm của kiểu chuồng này là tốn nhiều diện tích xây dựng và nguyên vật liệu.
Kiểu chuồng này có thể có lối đi phía trước dành cho người và phương tiện vận chuyển. Máng ăn và máng uống bố trí dọc theo lối đi này.
Kiểu chuồng này có lối đi phía trước máng ăn.
3.3 Kiểu chuồng nhiệt đới
Kiểu chuồng này thích hợp với miền trung du nơi có đồng cỏ rộng ở dưới chân núi, thích hợp với chăn nuôi quy mô lớn.
Kiểu chuồng này chỉ có mái che mưa nắng, có máng ăn và máng uống trong chuồng. Chuồng làm bên cạnh đồng cỏ chăn dắt luân phiên.
3.4 Chuồng cho bò đực giống
Vị trí xây dựng chuồng phải đảm bảo các quy định chung về vệ sinh phòng dịch, chuồng nuôi phải đặt xa các khu dân cư, các khu công nghiệp …nhằm đảm bảo các yếu tố cách ly, hạn chế lan truyền dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.
Chuồng đực giống nên được xây ở đầu hướng gió, gần cửa chuồng bò cái, tơ lỡ và cái sinh sản để kích thích quá trình động dục ở con cái.
Gióng chuồng phải được làm bằng các vật liệu chắc chắn. Có thể sử dụng các loại ống bằng hợp kim hoặc gỗ chắc.
Chuồng phải đảm bảo thông thóang, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
Yêu cầu về kích thước và diện tích chuồng nuôi: Mỗi đực giống được nhốt ở 1 ô chuồng riêng, thông thường các ô chuồng được thiết kế đảm bảo diện tích cho 1 đực giống trưởng thành khoảng 10 -12 m2/con, cùng với diện tích sân chơi khoảng 18 – 20m2/con. Đặc biệt rào, ngăn cách giữa các ô chuồng phải đảm bảo độ cao từ 2 – 2,2m. Đối với bê đực dưới 12 tháng tuổi có thể nuôi nhốt chung 2 -4 con/ô chuồng với diện tích như trên.
Nền chuồng phải chắc chắn, khô ráo, không trơn trượt, có độ dốc vừa phải, không động nước.
II. XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
1.Nguyên lý xử lý chất thải chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi bao gồm các chất bài tiết của gia súc cùng với chất độn chuồng và thức ăn thừa. Khối lượng phân và nước tiểu của bò bài tiết 10 – 15 kg/con/ngày.
Chất thải chăn nuôi luôn bị tác động bởi vi sinh vật, cho nên thành phần và tính chất không ổn định.
* Nguyên lý xử lý chất thải chăn nuôi
Sử dụng các biện pháp hóa học, vi sinh học hoặc hóa lý để có thể tái sử dụng chất thải chăn nuôi hiệu quả và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tùy từng trường hợp cụ thể có thể kết hợp phương pháp xử lý bằng vi sinh học với hóa học hoặc hóa lý để đạt được hiệu quả cao hơn trong việc xử lý chất thải chăn nuôi.
1. Một số phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi
2.1 Phương pháp vi sinh vật
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp vi sinh vật dựa trên cơ sở sử dụng các loại vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản, các hợp chất đơn giản này có thể sử dụng làm phân bón cho cây trồng. Nhóm vi sinh vật có khả năng phân giải chất thải chăn nuôi bao gồm: vi sinh vật phân hủy xenlulo, protein, lignin, các hợp chất béo … Một số hợp phương pháp vi sinh thường được sử dụng như sau:
- Phương pháp ủ nóng : Là quá trình ủ để nhiệt độ lên thật cao, quá trình phân giải thật mạnh. Muốn được như vậy, phải ủ xốp để cho đóng phân được thoáng khí và tưới đủ ẩm (60 -70% ). Phương pháp này làm cho phân chóng hoai, diệt được cỏ dại và các mầm bệnh khác, nhưng mất nhiều nitơ. Vì vậy, thường áp dụng phương pháp này áp dụng trong trường hợp dùng để diệt cỏ và chống bệnh truyền nhiễm.
- Phương pháp ủ nóng trước, ủ nguội sau: Ủ nóng trong 5 -7 ngày để nhiệt độ lên 50 - 60 độ C, rồi nén chặt, ủ lớp khác lên trên. Phương pháp này vừa diệt được cỏ dại và mầm bệnh, vừa mất ít nitơ hơn.
- Phương pháp ủ nguội : Là phương pháp nén chặt và tạo thành đống to để chất thải chăn nuôi chặt xuống trên vùng đất cao ráo và trát bùn kỹ đống ủ.
Trong quá trình ủ, dưới tác động của vi sinh vật: các chất hữu cơ được chuyển thành amino axit, NH3, CO2, axit hữu cơ, các chất hydratcacbon chuyển thành axit hữu cơ, cacbonic…
2.2 Phương pháp hóa học
Thành phần của anolit trung tính gồm các hoạt chất oxy hóa. Các tế bào của cơ thể người và động vật có hệ thống cấu tạo bảo vệ chống oxy hóa nhờ sự có mặt của các lipoprotein 3 lớp có chứa các cấu trúc nối đôi. Các vi khuẩn, vi rút không có hệ thống bảo vệ để chống oxy hóa nên dung dịch anolit trung tính là chất cực độc đối với chúng. Hơn nữa, mức độ khoáng hóa thấp của anolit và khả năng hydrat hóa cao của nó làm tăng mức độ thẩm thấu của màng tế bào vi khuẩn đối với các chất oxy hóa. Các vi bọt khí mang điện được tạo ra trong vùng tiếp xúc với polyme sinh học cũng góp phần làm chuyển dịch mạnh mẽ các chất oxy hóa vào trong tế bào vi khuẩn. Vì thế anolit có tác dụng diệt khuẩn mạnh nhưng lại ít gây hại tế bào cơ thể người và động vật.
Anolit trở thành nước muối loãng sau vài ngày kể từ khi được điều chế nên không để lại dư lượng hóa chất sau khi sử dụng. Có thể sử dụng anolit để phun trực tiếp vào chuồng ngay cả khi có mặt vật nuôi mà không hề gây ra tác dụng có hại đối với chúng.
* Chuẩn bị dung dịch khử trùng: Dung dịch anolit có nồng độ clo hoạt tính nhỏ hơn 250 mg/l được trộn với cồn theo tỷ lệ 100:1 ta được dung dịch khử trùng A. Chú ý : Dung dịch Anolit chỉ có hiệu quả sát khuẩn mạnh trong vòng 48 giờ sau khi sản xuất.
* Khử trùng môi trường trước khi bắt gia cầm : Trước khi bắt gia cầm trong trại nuôi cần khử trùng môi trường trong trại để giảm thiểu khả năng nhiễm virut sang người.
Phun dung dịch A trong trại nuôi (tốt nhất là dùng máyphun sương), kể cả vật nuôi, tường nhà và không khí với liều lượng 2-3 lít cho 10m3 không khí.
* Khử trùng sau khi chôn lấp: Trước khi chôn lấp đất gia cầm, phun dung dịch A lên hố chôn với liều lượng 1 lít/m2. và môi trường chung quanh ở liều lượng 200 lít/m2. Sau đó lấp đất như đã được hướng dẫn.
2.3 Công trình khí sinh học (Biogas)
Công trình khí sinh học được dùng để sử lý chất thải chăn nuôi và tạo ra khí gas phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Đây là một mô hình mới vừa để xử lý ô nhiễm môi trường do nguồn chất thải chăn nuôi tạo ra vừa đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực đặc biệt cho những hộ chăn nuôi gia súc tận dụng được nguồn chất thải gia súc và triệt tiêu mùi hôi hám khó chịu.
Khí sinh học là sản phẩm của quá trình lên men trong môi trường yếm khí từ các chất hữu cơ và phế liệu nông nghiệp cùng với nước trong hầm khí : là hỗn hợp của khí mê tan, cácbonic và một phần rất nhỏ hydro, oxy, ni tơ.
Theo các chuên gia khi sử dụng hầm Biogas thì lượng vi khuẩn gây hại trong phân và chất thải chăn nuôi bị phân hủy thành khí gas và nước, năng suất gas đạt từ 0.5 -0.6m3/m3 dịch phân hủy /ngày đêm. Khí gas từ hầm Biogas là hoàn toàn bình thường và không hề ảnh hưởng gì tới sức khỏe con người. Nước thải của hệ thống đã diệt được 99% trứng giun sán, tận dụng làm phân vi sinh hoặc tưới sau sạch, mang lại nguồn phân bón an toàn cho canh tác, hạn chế côn trùng phát triển qua đó giúp giảm dịch hại từ 70-80%, bảo vệ sức khỏe người nông dân. Hiện nay hầm Biogas đã được triển khai xây dựng rộng rải ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Theo ước tính của chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn hiện có khoảng 7% chuồng trại chăn nuôi có xử lý chất thải. Tuy nhiên để hầm Biogas hoạt động hiệu quả nhất và bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật người dân khi xây dựng cần phải được hướng dẫn cụ thể hoặc thuê đội ngũ xây dựng chuyên nghiệp trong lĩnh vực này.
Nguyên lý chung quá trình phân giải yếm khí
Quá trình phân hủy phân và nước thải xảy ra tại hầm trong điều kiện không có không khí, nhờ sự sinh trưởng và phát triển của các vi sinh vật yếm khí sống trong đó. Người ta thấy trong tất cả các bể sinh khí metan đều có một số loài sinh vật hoạt động, những loài sinh vật này được chia thành hai nhóm như sau:
+ Nhóm vi khuẩn biến dưỡng ( Non – methane producing) thuộc các họ khác nhau: Clotridium, Caduceus, Endosponus, Terminosporus… Sản phẩm phân giải của các nhóm này trong điều kiện yếm khí thường là các hợp chất trung gian của sự phân hủy chất xơ, chất đạm, chất béo và một ít CO2, H2, NH3, Nhóm vi khuẩn này tạo môi trường dinh dưỡng cho nhóm vi khuẩn sinh khí metan hoạt động.
+ Nhóm vi khuẩn sinh khí metan
Nhóm vi khuẩn này hoạt động rất chuyên biệt và sản phẩm phân giải của nhóm vi khuẩn này là khí methane (CH4), CO2, H2O.
Quá trình lên men có thể chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Phân hữu cơ được ủ trong các bể hở (hoặc để thành đống) có không khí lẫn vào. Ở giai đoạn này do có hiện tượng thủy phân nên các phân tử hữu cơ lớn được chuyển hóa thành các phân tử hữu cơ nhỏ như axit béo, axit amin.
- Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn của quá trình yếm khí. Do tác động của các vi khuẩn lên men ở trong chất hữu cơ phân tử nhỏ trong môi trường có nước, lúc này chất hữu cơ phân tử nhỏ được phân giải thành các axit béo, nhẹ và chuyển hóa thành khí sinh học gồm CH4 và CO2 . Giai đoạn này xảy ra trong hầm kín gọi là hầm khí sinh học.
Các bộ phận chính của hầm khí sinh học
+ Vật liệu xây dựng : có thể xây hầm bằng gạch cùng với xi măng, cát hoặc các tấm bê tông đúc sẵn sau đó ghép lại với nhau thành một hầm hoàn chỉnh. Các ống dẫn nạp nguyên liệu và chất thải cặn bã bằng sành hoặc bê tông, nhựa cứng.
Hầm khí sinh học gồm 3 phần cơ bản:
- Phần nạp nguyên liệu gồm : bể trộn và ống nạp nguyên liệu.
- Hầm ủ lên men và lưu giữ khí sinh học, ở trên có nắp và ống dẫn khí đến nơi tiêu dùng.
- Hố thu bã và nước thải, hố chứa nước tràn và cửa thoát bã.
Vận hành hầm khí sinh học
Phân hữu cơ và nước được trộn với nhau thành hỗn hợp nhão tại bể trộn sau đó được đưa vào hầm qua ống dẫn. Nguyên liệu đưa vào hầm ủ chiếm 90-95% thể tích của hầm. Tại hầm ủ sẽ xảy ra hóa trình lên men phân giải các chất hữu cơ thành khí sinh học nhưng sản lượng ít. Sau 7 ngày sẽ có khí để sử dụng nhưng với lượng ít. Khi sử dụng áp suất khí sinh học giảm nên nước từ hố thu thông ngược trở lại vào hầm ủ để tạo sự cân bằng áp lực. Do hầm vận hành liên tục nên hàng ngày cần bổ sung thêm phân và nước để vi sinh vật hoạt động liên tục.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản sinh khí sinh học
- Môi trường kỵ khí
Quá trình lên men khí sinh học có sự tham gia của nhiều vi khuẩn, trong đó các vi khuẩn sinh metan là những vi khuẩn quan trọng nhất, chúng là những vi khuẩn kỵ khí băt buộc. Sự có mặt của oxy sẽ kìm hãm hoặc tiêu diệt các vi khuẩn này, vì vậy cần đảm bảo điều kiện yếm khí tuyệt đối của môi trường lên men.
Nhiệt độ :Hoạt động của vi sinh vật trong hầm Biogas chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ. Nhiệt độ lý tưởng đề vận hành hầm đơn giản là 35%.
Độ pH: Độ pH tối ưu với các hoạt động của vi khuẩn 6,8-7,5 tương ứng với môi trường hơi kiềm.
Đặc tính nguyên liệu :
Hàm lượng chất khô thích hợp cho hóa trình lên men là 7-9 %. Tuy nhiên, chất thải chăn nuôi ban đầu thường có lượng chất khô cao hơn nên cần phải pha thêm nước, tỷ lệ pha thích hợp là 1-3 lít nước cho 1kg phân tươi.
Tỷ lệ cacbon và ni tơ của nguyên liệu
Vi khuẩn kỵ khí tiêu thụ các bon nhiều hơn ni tơ khoảng 30 lần. Tỷ lệ C/N quá cao (lớn hơn 30/1) thì quá trình phân hủy bị chậm, tỷ lệ này quá thấp thì phân hủy bị ngừng trệ.
Thời gian lưu:
Trong thực tế quá trình phân hủy của nguyên liệu trong một thời gian nhất định. Trong điều kiện Việt Nam thời gian lưu phù hợp trong mùa đông là từ 40-60 ngày.
Sử dụng khí sinh học:
Khí sinh học cung cấp năng lượng phục vụ sinh hoạt cho con người : đun nấu, thắp sáng, sưởi ấm.