.
  Phát triển Bình Định P2
 
27/2/2014




  Phần 2

 Tổng quát về tỉnh Bình Định


   Vị trí.



Tọa độ tỉnh Bình Định là 140 10 ‘ Vĩ tuyến Bắc và 1090 kinh ruyến Đông . Diện tích thiên nhiên là 6 025 km2 . Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi,  Nam giáp tỉnh Phú Yên,Tây giáp tỉnh Gia Lai , Đông là biển Đông .  Phía Bắc cách Hà Nội 1065 km  và TP Đà Nẳng 300km cũng phía Bắc tỉnh nhà, cách Sài Gòn-  TP HCM 686 km về phía Nam,  cách  của khẩu Quốc tế Lào - V iệt Bờ Y - tỉnh Kon tum 300 km về phía Tây tỉnh Bình Định là một trong 5 tỉnh  chánh của Vùng Kinh tế Then chốt miền Trung Việt Nam  ( các tỉnh khác là Thừa Thiên - Huế , Đà  Nẳng , Quảng Nam và Quảng Ngãi) . Vùng kinh tế này khác với phân chia năm 2002 về hành chánh  là Bình Định thuộc  Duyên Hải Nam Trung Bộ và Thừa Thiên- Huế lại thuộc Bắc Trung Bộ. Bình Định nằm chính giữa  đường  Nam - Bắc( Quốc lộ 1A và đường xe lữa Xuyên Việt ) là một cổng  thuận lợi nhất ra Biển Đông  cho Tây Nguyên ( Cao Nguyên Trung Phần thời Cộng Hòa ) , miền Nam Lào , Đông Bắc Căm Bốt  và Thái Lan ( xuyên qua  Quốc l ộ 19  và  hải cảng quốc tế  Qui Nhơn ) . Nhờ có phi trường Phù Cát  chỉ cần một giờ máy bay là đi từ Bình Định đến Hà Nội hay từ Bình Định đến Sài Gòn.  Trong tương lai  khi hải cảng  Nhơn Hội  ở vùng kinh tế then chốt làm xong , Bình Định sẽ có ưu thế rỏ rệt  về giao thông mĩền địa phương và quốc tế. Qui Nhơn là thị xã tỉnh lỵ và Bình Định còn có thêm 10 huyện là An Lão, An Nhơn , Hòai Ân , Hòai Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ , Tuy Phước, Tây Sơn , Vân Canh và Vĩnh Thạnh.


     Phân phối  dân số , thành phần dân đô thị còn qúa thấp ,tuy Bình Định là tỉnh đông dân, thành phần các tộc dân và phân chia hành chánh hiện nay
 
    Dân số Bình Định năm  1990  là 1 302 500 người. Năm  2000 là 1 481 000 .  Mức tăng dân số  khá chậm từ năm 2000 đến 2007, chỉ trung bình  0 92 % một năm . Tỉ  lệ tăng  trung bình của Việt Nam  là  từ 1.65 % năm 1995,  xuống chỉ còn 1.36% năm 2000. Năm 2009 , Bình Định ghi là 1488 000.  Nhưng có lẽ đã  đã trên 1, 5 triệu rồi, vì thống kê  năm 2002 cho biết năm 2002 dân số Bình Định đã  1513 100.  Năm đó, dân số Bình Định đã vượt dân số  tỉnh Quảng Nam (1 420 000 năm 2002 ),  thành tỉnh đông dân nhất  Duyên Hải Nam Trung Bộ. Hơn 40 % dân số Bình Định tập trung  ở Thị xã Qui Nhơn ( dân số  năm 2009 là 280 900 ) và hai huyện phụ đô thị  là An Nhơn và Tuy Phước. Dân số cũng khá đông đúc  ở phía Bắc huyện Hòai Nhơn, năm 2009 đã là 206 700 và mật độ dân số là 499/km2.  Trái   lại mật độ dân số chỉ  30-40 người/ km2 ở các huyện Vân Canh, An Lão  và Vĩnh Thạnh.  Mật độ Thị xã Qui Nhơn là  982. Tính đến năm 2009, thành phần dân đô thị Bình Định chỉ đến  27.8 %, tuy đã tăng  lên thêm so với năm 1995 chỉ  là 19% và năm 2000 là 24.6 %.Như vậy, khó lòng đạt mức 40 % chánh quyền dự  định cho tòan cỏi Việt Nam là 40% vào các năm 2015- 2020 .
         Các đất thấp phía Đông tỉnh và ở huyện Tây Sơn khá thuần nhất  trên phương tiện các tộc dân, đa số là dân Kinh. Tộc dân ít người Ba Nà ( Bahnar ) rải rác  tại 3 huyện là An Lão, Vĩnh Thạnh và Vân Canh.  Vài người  tộc dân H’re  sinh sống ở An Lão và vài người Chàm ở Vân Canh.  Dân cư Huyện Hòai Ân phần lớn là Kinh -Việt, nhưng tại vài xã  xa xôi hẻo lánh  chủ tri là người các tộc dân Ba Nà và H’re .     
  
        Lịch sử hình thành tỉnh Bình Định


     Bình Định là một nơi tộc dân Chàm lần đâu tiên đến Việt Nam. Từ cuối thế kỷ thứ III trước Công Nguyên, giống người Malaya- Polynesien  từ các hải đảo tràn  đến ở các đồng bằng Trung Việt, từ Khánh Hòa đến núi Hải Vân tỉnh Quảng Nam. Khi người Chàm bước vào lịch sử năm 192 cuối đời Đông Hán,  con của công tào huyện Tượng Lâm tên là Khu Liên giết quan huyện lệnh, tự lập làm vua. Theo Maspéro,  đời nhà Tần - Trung Quốc,  có một thành phố tên là Lâm Ấp hay Tượng Lâm  ở vùng Trà Kiệu tỉnh Quảng Nam ngày nay, biên giới phía Nam Tượng Quận vào đến Mũi Diều ( Cap Varella ). Nhắc lại là Tượng Lâm  là huyện cực Nam  của quận Nhật Nam, một trong 3 quận vua Hán võ Đế năm  111, chia đất Tượng Quân  của nhà Tần ra làm các quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.  Nhân vật Khu Liên có thể là Xri Mara, tự xưng là Chàm hay Chiêm Bà - Champa.  Sử Tàu gọi  vương quốc Khu Liên lập ra là Lâm Ấp , lấy đất Qủang Nam ngày nay làm  trung tâm điểm, dựng đô ởTrà Kiệu. Thật sự nước Lâm Ấp - Chiêm Thành lúc đo chia ra  làm 3 khu vực ( có khi là 4 ) lớn: Bắc là Amarâvâti,  ở đó có Indrapura là Đồng Dương, có thành phố Sinharpura trên sông Thu Bồn,  ởTrà Kiệu. Cả hai đã  là quốc đô của người Chàm . Phía giữa là Vijaya, tức là vùng Bình Định ngày nay. Phía Nam là Pandarunga- Phan Rang. Thành phố Khánh Hòa Yanpunagara có khi là thủ  phủ khu vực thứ tư.
     Năm  1069, Vua Lý Thánh Tông  thân chinh, đầu tháng 3 đến cửa Thị Nại. Vua Chiêm Chế Củ  bỏ thành Trà Bàn- Đồ Bàn- Thành Vijaya  trốn chạy về Nam . Vua sai Lý Thường Kiệt đuổi theo, bắt được Chế Củ ở  biên giới Chân Lap ( Phan Rang - Phan Thiết ), cầm tù 5 vạn quân Chiêm . Chế Củ dâng 3 châu Bố chính, Địa lý, Ma linh và được tha về . Từ đó mãi  đến năm 1471, trên hơn 400 năm,  chiến tranh biên giới Chiêm Việt  tranh dành đất đai xảy ra liên miên,  có lúc vua Chiêm anh hùng là Chế Bồng Nga  ba lần ( ? ) đánh Thăng Long, thu hồi lại những đất đai Chế Củ dâng chuộc tội .
    Năm 1470 , vua Chiêm  Trà  Tòan đem hơn 10 vạn quân thủy bộ đánh chiếm Hóa  Châu.  Kinh lược sứ Thuận Hóa cự không nổi, phi báo về triều đinh. Vua Lê Thánh Tông quyết định thân chinh. Tháng giêng năm  1471, vua làm bài “ Bình Chiêm Sách”  , sai dịch ra quốc ngữ để hiểu dụ quân sĩ, đem 1000 chiến thuyền và 70 vạn  tinh bình tiến đánh Chiêm Thành, đánh tan quân Chiêm do em Trà Toàn chỉ huy ở Sa Kỳ-  tỉnh Qủang Ngãi (  ? ), tiến binh chiếm Trà Bàn, chém đầu hơn 4 vạn quân Chiêm, bắt Trà Toàn và hơn 3 vạn người. Sau khi chiếm Trà Bàn, một tướng Chiêm là Bố trì trì, chạy vào Phan Rang , xưng vương, nhưng chỉ giữ được hơn 1/5  đất đai cũ của Chiêm . Bố trì trì xin xưng thần và nạp cống.  Nhân cơ hội,  Vua Thánh Tông chia đất còn lại của Chiêm Thành  ra làm 3 cho yếu thế đi : nước Chiêm Thành từ núi Thạch Bi trở về Nam, Nam Bàn từ núi này trở về Tây và Hoa Anh một nước mòn mỏi, suy yếu, ít ai khảo cứu .Trong các đất đai vua lấy miền Vijaya, đặt  ra phủ Hòai Nhơn,tức là tỉnh  Bình Định ngày nay. hủ Hòai Nhơn  thuộc đạo Thừa tuyên Quảng Nam, một trong 13 đạo Thừa tuyên nước nhà lúc đó .    
        Khi chúa Tiên Nguyễn Hòang  làm trấn thủ hai xứ  Thuận Hóa và Quảng Nam,  năm 1604 chúa cải đặt  tên hai xứ này . Xứ Quảng Nam vào đến phủ Hòai Nhơn và biên giới cực Nam là huyện Tuy Viễn, nay là huyện Tuy Phước. Bên kia Tuy Viễn vẫn là đất Chiêm Thành. Năm 1611, Chúa sai Văn Phong đi đánh, lấy đất Phú Yên ngày nay, đặt làm một phủ mới  là phủ Phú Yên chia ra làm 2 huyện là Đồng Xuân và Tuy Hòa. Năm 1651, Chúa Hiền  Nguyễn Phước Tần, đổi tên  phủ Hòai Nhơn thành phủ Qui Ninhnăm 1653 lại đổi tên phủ Qui Ninh thành phủ Qui Nhơn .Tháng 3 năm 1779, chúa Nguyễn Phước Ánh  đem quân đánh Qui Nhơn, có Đông Cung Cảnh hiện  trấn giữ Diên Khánh đi theo. Tháng 6,  Đại Tổng Quản  Tây Sơn Lê văn Thanh,  giữ thành , hết lương, nạp thành đầu hàng. Nguyễn Vương đổi tên thành Qui Nhơn thành Bình Định.


                 Địa hình                            


     Đa số đất đai tỉnh Bình Định  được đồi núi non bao phủ . Độ cao từ zerô  ở biển lên đến 1200m trên mặt biển  ở huyện An Lão phía Tây Bắc tỉnh.  Trong khi phần lớn núi non  cũng như các đỉnh cao nhất  nằm ở phía Tây như Núi Ba 1146m  thuộc huyện Vân Canh ,cũng có  nhiều núi khắp tỉnh như núi Chóp Chài 653m  phía Nam huyện Hòai Nhơn ( Bồng Sơn ),  Núi  Hòn Riêng 847 m phía Bắc huyện Phù Mỹ, núi Bà 892m ở huyện Phù Cát, Núi Nong Bong  945m ở huyện Vĩnh Thạnh.; Ngay cả sát bờ biển  núi cũng khá cao như  núi cao 361m ở bán đảo Phước Mai, và núi cao 316m  gần Mũi Én bên kia Qui Nhơn.  Núi cao nhất ở huiyện Tây Sơn ( Phú Phong ) chỉ cao  491m và đèo Cù Mông ở cao độ 245m. Phần lớn các huyện Bình Định có địa hình là một pha trộn giữa đồi núi và đồng bằng thấp. Các huyện An Lão ở Tây Bắc tỉnh,  huyện  Vĩnh Thạnh ở phía Tây, huyện Vân Canh phía Tây Nam phần lớn  núi non. Đồng bằng Bình Định là những đồng bằng nhỏ  tổng diện tích 1550 km2 ( 15 5000 ha ) : Tam Quan , Bồng Sơn , Phù Mỹ , Phù  Cát. Đồng bằng lớn nhất  ở phía Nam tỉnh dọc theo hạ lưu sông Côn, bao gồm phần lớn đất đai thị xã Qui Nhơn, các huyện Tuy Phước, An Nhơn,  phần phía Tây huyện  Phù Cát và phần phía Đông huyện Tây Sơn.  Riêng đồng bằng Qui Nhơn diện tích là 500 km2 ( 50 000 ha ) .  Đây là nơi đa số dân Bình Định sinh sống và các họat động kinh tế tập trung. Núi là ranh giới thiên nhiên với các tiỉnh lân cận .  Đèo Cù Mông  là ranh giới  với tỉnh Phú Yên, nơi quốc lộ 1A chạy ngang qua, tuy rằng cũng có quốc lộ 1D dọc theo bờ biển. Ranh giới với tỉnh Gia Lai cũng  núi non nhiều, có con đường duy nhất  qua đèo An Khê,  giữa các thị trấn Phú Phong huyện Tây Sơn  và An khê   tỉnh Gia Lai . Ranh giới với tỉnh Quảng Ngãi cũng rất nhiều núi  non,  có quốc lộ 1A và  đường xe lữa Nam - Bắc chạy ngang qua  đèo Bình Đê, gần Tam Quan.


          Thủy lợi.


                                                               Nuớc Lại Giang mênh mang mùa nắng,
                                                               Dòng sông Côn lai láng mùa mưa
                                                               Đã cam tháng đợi năm chờ
                                                               Duyên em đục chịu, trong nhờ quản bao      
( Sông Côn là sông lớn nhất Bình Định, sông Lại Giang hợp với sông An Lão gần thị trấn huyện lỵ huyện Hòai Nhơn, trước khi đổ ra biển)


        Sông Côn là sông lớn và dài nhất tỉnh , phát nguyên từ núi Ngọc Rô ở huyện KonPlong tỉnh Kon tum . Thượng lưu là sông Dak Cron Bung chảy qua huyện Vĩnh Thạnh. Trung lưu có tên là Hà Giao  chảy qua huyện Tây Sơn. Hạ lưu có nhiều chi lưu  đổ ra Vịnh Qui Nhơn, làm thành một châu thổ phía Bắc Qui Nhơn. Sông Côn là một phương tiện thuận lợi chuyên chở đường sông nội địa tỉnh. Có lẽ đây là lý do  tại sao  trung tâm quyền lực  chánh  Chiêm Thành trổi dậy từ sông Côn này . Các  sông khác là sông Lại Giang ở trung tâm đồng bằng Hòai Nhơn  và Hoài Ân phía  Bắc tỉnh . Sông Mỹ Cát nằm chính giữa tỉnh   và sông Hà Thanh  chảy  dọc theo thung lũng  huyện Vân Canh phía Nam tỉnh. Hồ lớn nhất  là Hồ Bình Định, một hồ nhân tạo  dùng tưới tiêu  ruộng nương các cao nguyên phía tây Bình Định. Phía tây tỉnh còn có hồ  của thác Vĩnh Sơn,  nay là hồ chứa đập Thủy điện Vĩnh Sơn gần huyện Tây Sơn.  Hai hồ chánh khác là Hồ Núi Một ,  phía Tây Nam tỉnh và Hồ  Hội Sơn  ở trung tâm tỉnh.   


           Tài nguyên khóang chất


      Đá  thạch cương- granit  và một loat đá khác (  granit đỏ và vàng  chỉ tìm thấy ở Bình Định )  ,dùng làm vật liệu  xây cất cao phẩm  tập trung ở các đường chánh, trữ lượng lên đến 700 triệu m3. Ilmenit (titanium ) nhiều nhất ở 3 quận Phù Mỹ, Phù Cát và An Nhơn, trữ lượng tổng cọng chừng  2.5 triệu tấn.  Ước lượng bô xít ở Vĩnh Thạnh  là 150 triệu tấn. Cát và cát quartz  phân bố   dọc theo bờ biển, ở các thung lũng và các đất bồi các sông cạn, trữ lượng là 14 triệu m. Bình Định có 5 suối nước nóng ở 2 huyện Phù Cát , Vĩnh Thạnh và Thị xã Qui Nhơn.  Suối nước nóng Long Mỹ gần Qui Nhơn nhất,  đã sản xuất ra nước khóang kim loại  tốt ( đạt tiêu chuẩn quốc tế),   sản lượng chừng 50 triệu lít một năm. Cao lanh tìm thấy ở  huyện Phù Cát và Thị xã Qui Nhơn, trữ lượng khỏang 25 triệu tấn. Sét làm gạch ngói  ở các huyện Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước và Hòai Nhơn, trữ lượng 13.5 triệu m3.  Vàng  tìm thấy ở các huyện Hòai Ân ,Vĩnh Thạnh và Tây Sơn, ước lượngchừng  22 tấn .
 

 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693732 visitors (2231838 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free