.
  31 ngày P166-167
 
05/2/2015




Phần P 166-167

Xe chạy ngang qua 1 điểm cho thuê xe đạp, xe điện…




Đây là phương tiện tốt nhất để dân phượt bụi có thể …lang thang ngày này qua ngày khác, đi cho hết 2.000 đền tháp Bagan! 
Sang hơn 1 chút thì chơi thứ này cho dở mõi giò!





He he, vậy thì mình hãy tiếp tục …đi xem đền tháp nữa!


























B.21. 4. Đền Gu Byauk Gyi và Chùa Mya Zedi.

Sau khi nghĩ trưa, chúng tôi được anh bạn Zaw Minn hướng dẫn đi thăm thêm 1 số đền tháp quan trọng khác, dĩ nhiên chúng tôi lại tiếp tục bỏ qua rất nhiều phế tích mà nếu không được tới đây chứng kiến, thì dù có mơ cũng chẳng thấy được!
Thật ra, Bagan có diện tích đến 42km2, khu đền tháp rộng lớn này lại cũng là nơi có người dân sinh sống, cho nên trên đường, ngoài đền tháp thỉnh thoảng chúng tôi cũng nhìn thấy nhiều hình ảnh thú vị của đời thường.







Trong khi hầu hết các nhà hàng, khách sạn được thiết kế theo phong cách cổ cho phù hợp với cố đô Bagan, thì the library restaurant lại thiết kế hoàn toàn theo phong cách hiện đại, tạo nên một khác biệt hiếm có nơi đây, giống như 1 thư viện!









Dù Miến Điện, 1 sản phẩm mỹ nghệ truyền thống, rất đặc trưng. Bà Aung San Suu Kyi, 1 lãnh tụ chính trị đang được yêu mến tại Myanmar luôn xuất hiện với chiếc dù truyền thống này tại các nơi bà đến.



Ngồi xe ngựa rong chơi trong khu đền tháp có lẽ cũng là 1 trãi nghiệm thú vị cho du khách đến với Bagan...


...và biết đâu, nay mai sẽ có những chiếc xe bò đậm chất dân gian này tham gia đưa những du khách thích tìm cuộc sống chậm tại vùng đất cố đô đầy ắp không gian quá khứ!




...dù cho xe ngựa vẫn đang thịnh hành, tại đây.









Các bạn thân mến, xin phép được nhắc lại: nếu không đến đây chứng kiến một Bagan cổ với những đền tháp ngàn năm tuổi, thì dù có mơ cũng không thấy được, đó là sự thật. Và phải thú nhận rằng: ngôi đền nào, cái tháp nào, kể cả đống gạch vụn, cũng có thể trở thành đối tượng đẹp để bạn chiêm ngưỡng, trở thành “nhân chứng” cho sự hiện diện của bạn nơi đây, bởi vì đó không chỉ đơn thuần là đền tháp và gạch vụn, mà đó còn là cái hồn phách ngàn năm đang lặng lẽ quanh đây. Cái nào cũng đáng để ta ngồi bên cạnh thật lâu, để ta dựa lưng vào, hoặc ngã mình trên những thềm gạch đỏ, dưới bóng nghiêng của tòa tháp trên cao, rồi thả hồn trôi về với cố đô của 1.000 nămtrước.




















14h30’, chúng tôi tới nơi thăm viếng đầu tiên trong buổi chiều ngày 06-11-2013,
đền Gu Byauk Gyi và chùa Mya Zedi nằm sát cạnh nhau, nên chỉ cần dừng xe 1 lần chúng tôi cũng viếng được 2 điểm này. 














a/Trước tiên là đền Gu Byauk Gyi: 
Đây là ngôi đền thuộc dạng “cave temple”, từ Gu vốn có nghĩa là hang, do vua Kyanzittha xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 12. Kiến trúc của đền chịu ảnh hưởng Ấn Độ, đặc biệt giống với 1 ngôi đền nổi tiếng khác ở Bagan, đó là đền Mahabodhi, cả 2 đều dựa trên mẫu đền Bodh Gaya ở Ấn Độ, nơi Đức Phật đắc đạo hồi 2.500 năm trước. Sau 1.000 năm tồn tại, ngôi đền vẫn còn nguyên vẹn, ngoại trừ những mảng vữa có chạm khắc các hoa văn tinh xảo bị tróc, vỡ bởi thời gian, tuy vậy, đó lại là những dấu vết âm thầm làm nên cái hồn phách khiến mọi du khách khi đến thăm đều cảm thấy một nỗi niềm hoài cổ khó tả nên lời!
Ngoài ra, đền còn nổi tiếng bởi những bức bích họa cổ trên tường, miêu tả các sự kiện liên quan tới Đức Phật, các câu chuyện về tiền kiếp Đức Thích Ca. Bích họa đền Gu Byauk Gyi thuộc về những bức bích họa quí hiếm nằm trong quần thể cố đô này, cố đô của nền văn minh Bagan, còn để lại cho đời sau. 

















Ngày nay, các họa sĩ dân gian đang kiếm sống bằng cách thể hiện nghệ thuật truyền thống trên các bức họa đang bày bán quanh sân chùa.

















b/Chùa Mya Zedi, do Hoàng tử Raja Kumar, con Vua Kyansitthar xây dựng, hiện nay tọa lạc tại vị trí nằm giữa làng Myinkaba và Bagan. 









Quầy bán hàng lưu niệm.



Quầy bán tranh.











Mya Zedi Pagoda cũng như nhiều chùa nổi tiếng khác ở đất nước này, có 1 tháp lớn được phủ vàng còn gọi là Jade Stupa, hay Emerald Stupa, tháp ngọc lục bảo, có lẽ tháp cũng có 1 viên đá quí như Shwedagon chăng? Không, có 1 thứ còn quí hơn nữa, cũng là đá và có thể gọi là ngọc, được các nhà khảo cổ khám phá tại đây, đó là trụ đá 4 mặt, trên có văn bản được khắc vào năm 1.113.
Đây là bia đá cổ nhất của Miến Điện được ghi lại trên 4 mặt của cột đá, mỗi mặt là 1 ngôn ngữ: tiếng Miến cổ, tiếng Pyu, tiếng Mon và tiếng Pali. Nội dung của bia là viết về Phật giáo thời kỳ đế chế Bagan, cùng những chuyện về Hoàng tử Rajakumar và Vua Kyansitthar, nhất là ghi lại cảm nghĩ của Rajakumar về Vua cha Kyansitthar, cũng như cách chọn người thừa kế ngai vàng. Bảng khắc Mya Zedi đôi khi cũng được gọi là văn bản Rajakumar quan trọng ở chỗ nó là cơ sở để các nhà khảo cổ và ngôn ngữ học giải mã được tiếng Pyu, một ngôn ngữ cổ có tầm quan trọng trong văn hóa tiền Bagan. Dựa trên nội dung giống nhau của 3 ngôn ngữ đã biết(Miến cổ, Mon và Pali), bằng phương pháp so sánh, người ta đã khôi phục lại các mẫu tự Pyu, giống như cái cách mà nhà khảo cổ học Pháp Jean-France Champollion , đã thực hiện để khám phá 1 phần ngôn ngữ Ai cập cổ đại. 
Có lẽ vì quí hiếm như vậy, nên cũng giống như tượng Phật cẩm thạch ở chùa Shwedagon, viên đá “bị” xích trong 1 chiếc cũi tại 1 công trình phụ bên cạnh chùa tháp Mya Zedi.
Còn có 1 bản khắc tương tự do Tiến sĩ Emil Forchammar, người Đức khám phá năm 1887, được lưu trử tại Bảo tàng khảo cổ Bagan .
Chúng tôi không được may mắn vào xem cột bia đá, nên tôi đành phải tìm trên internet để minh họa.



Cột đá bia bị “xích” trong “cũi” có song sắt. (Ảnh sưu tầm trên internet).
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 630172 visitors (2115957 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free