.
  Hà Tĩnh đính hiệu
 
30/10/2014

                                                           
 
 
Một tỉnh thường bị Nghệ An đồng hóa ( thành Nghệ Tĩnh ), nhưng có nhiều cá tính lảnh thổ, tài nguyên, văn hóa… khác biệt .Quê hương của Lý Bôn-Lý Nam Đế, Mai Thúc Loan- Mai Hắc Đế, Nguyễn Du tác giả truyên Kiều; Phát triễn du lịch các địa danh Hoành Sơn Nhất đái, Đèo Ngang , sông Gianh, các đỉnh núi nhọn gân tỉnh Bori Khamsay, 99 ngọn núi răng của chọc Trời Hồng Lĩnh – Ngàn Hống; cải thiện 9 cửa sông cửa biển Vũng Áng – Sơn Dương ,cũng cố công nghệ quặng sắt tốt Thạch Khê – Thạch Hà, khai thác quặng ti tan …
 
 
 
 
                                          GS Tôn Thất Trình
 
 
          Thuở các vua Hùng Vương dựng nước, vùng đất Hà Tĩnh tên là bộ Cửu Đức, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Năm Minh Mạng thứ 12 ( 1831 ), nhà Nguyễn cắt hai phủ Thọ Đức ( trước đó là Đức Quang ) và Hà Hoa của Nghệ An thành lập tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1975, Hà Tĩnh và Nghệ An  hợp nhất lại thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Năm 1991, tỉnh Hà Tĩnh được tái lập .
 
 
               Địa Hình
 
        Địa hình đồi núi chiếm 80 % diện tích tỉnh, chia cắt mạnh, hình thành nhiều vùng sinh thái khác nhau. Phía tây, đĩnh Rào Cỏ cao 2 235 m, là một kéo dài dãy Pu Lai Leng ( Nghệ An ). Sườn Đông Rào Cỏ, bao trùm diện tích khá khá rộng của Nghệ An và Hà Tĩnh kéo dài tới thung lũng Hương Khê. Địa thế hiểm trở của dãy núi này đã giúp Phan Đình Phùng xây dựng căn cứ chống giặc xâm lăng, suốt mười mấy năm trời. Vùng đồi núi Hương Khê chỉ cao 200 – 300m, nhưng được cấu tạo bởi nhiều lọai đá khác nhau, với sự hiện diện của các sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, quanh co uốn khúc. Đường xe lữa Bắc Nam chạy ngang qua đây, để tránh vùng duyên hải nhiều cát và hay bị lũ lụt. Một nhánh sông Gianh ( còn có những tên khác là Linh Giang, Rào hay Nguồn Nậy ) là Rào Tró hay Nguồn Tró, bắt nguồn ở huyện Cẩm Xuyên( Hà Tĩnh ), chảy qua huyện Kỳ Anh ( Hà Tĩnh ) rồi mới đổ vào Rào Nậy ở huyện Tuyên Hóa ( Quảng Bình ).
         Dãy núi Trường Sơn ở Hà Tĩnh chạy ra gần biển, nên các đồng bằng duyên hải Hà Tĩnh: Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh vừa nhỏ, vừa nghèo. Vài thung lũng rộng hơn ở phía trong, giáp Lào như thung lũng huyện Hương Khê( 17 500 ha ), thung lũng hai sông Hà Tĩnh là Ngàn Phố và Ngàn Sâu ( tổng cọng 21 000 ha ).
 
 
              Lịch sữ
 
         Hà Tĩnh có một qúa trình văn vật nhiều thiên niên kỷ, không ngừng sáng tạo ở các di chỉ khảo cỗ rú Dầu , rú Cơm, hệ thống cồn sò điệp Thạch Lạc , Thạch Lâm, đồ sắt Vân Chàng, Minh Lang, đồ đồng Đức Lâm, đồ mộc Thái Yên, lụa Hạ, vải Hồ…Công cuộc giữ nước đã để lại hàng chục thành quách, như bức lũy cổ ,đắp ghép từ thế kỷ thứ tư trên dãy Hòanh Sơn ( Đèo Ngang ). Lý Bí hay Lý Bôn, lúc đầu làm quan với nhà Lương, chức Giám quân Cửu Đức, Đức Châu ( huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh ngày nay ), nhưng sau đó bỏ quan về quê khởi nghĩa chống quân Lương. Tháng 5 năm 542, Lý Bí đánh tan cuộc phản công thứ nhất của địch, kiểm sóat tòan bộ đất nước, từ Châu Giao đến Châu Đức ( tòan bộ miền Bắc đến Đèo Ngang ). Tháng 2- 544, Lý Bí cử tướng Phạm Tu đem quân đánh Champa phá hại Châu Đức , khiến vua Champa phải chạy trốn về nước. Tháng 2 năm 544 , Lý Bí xưng đế đầu tiên nước Việt Nam , tức là Lý Nam Đế , nhà Tiền Lý, quốc hiệu là Vạn Xuân, ý mong xã tắc truyền đến muôn đời, theo Đại Việt sử ký tòan thư. Lý Nam Đế là người đầu tiên nhận ra Hà Nội là vị trí trung tâm miền Bắc, xứ Đàng Ngòai, nên đóng đô ở cửa sông Tô Lịch , xây cất chùa Phật giáo lớn ở phường Yên Hoa ( Yên Phụ ) là chùa Khai Quốc , tiền thân của chùa Trấn Quốc, Hồ Tây, Hà Nội. Một vị đế vương khác đế hiệu là Mai Hắc Đế, tên là Mai Thúc Loan quê ở Mai Phụ , Thạch Hà, Hà Tĩnh ,khởi nghĩa năm 722 chống giặc Đường, lập căn cứ ở Rú Đơn, Hùng Sơn, xây thành Vạn An theo qui mô một kinh thành, liên kết các châu miền núi và Champa , lên ngôi hòang đế, sau đó chỉ trong một trận ác chiến đã chiếm được phủ thành Tổng Bình ( Hà Nội ).
          Ngòai các anh hùng lỗi lạc, Hà Tĩnh còn cống hiến cho đất nước những nhà giáo dục , khoa học , ngoai giao , kinh tế , nhà thơ… như Sử Hy Nhan , Lê Hửu Trác , Phan Huy Ích , Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ v.v… Nguyễn Du tác giả truyện Kiều quê ở làng Tiên Điền , huyện Nghi Xuân, tuy gần Vinh, Bến Thủy hơn, nhưng thuộc tỉnh Hà Tĩnh, không phải thuộc Nghệ An .
 
 
             Hoành Sơn , Đèo Ngang , sông Gianh, có làm cản trở phát triễn địa đầu Đàng Ngòai không theo kịp phát triễn Đàng Trong chăng ?
 
         Các cố thi sĩ Xuân Diệu, Chế Lan Viên…, khi trở lại miền Nam sau 1975, đều công nhận phát triễn miền Nam hơn hẳn miền Bắc. Mới đây, một chức quyền chánh trị miền Bắc cũng đã than phiền phát triễn chậm trễ vùng Bắc Đèo Ngang, so với miền Nam Đèo Ngang. Ngay cả sau thời “ Đổi Mới “ tình trạng phát triễn Hà Tĩnh không có gì mới lạ trên phương diện nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, giao thông, thương mãi và hình như cả y tế, giáo dục, chưa rủ bớt bụi, còn nặng nề khuôn sao cũ. Chỉ là hình ảnh nối dài phát triễn Nghệ An, cũng chưa mấy gì nâng cao đời sống kinh tế dân gian cả.
 
 
             Quan niệm một nông nghiệp đồi núi kiểu Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, mô phỏng chế độ ăn uống Mỹ châu La tinh.
 
          Nông nghiệp Hà Tĩnh cũng như nông nghiệp Thanh Hóa, Nghệ An phải chuyễn hướng qua nông nghiệp đồi núi mạnh hơn nữa, thay quan niệm nông nghiệp đồng bằng lúa gạo vùng thấp đầm lầy, như các vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Tuy rằng năng xuất lúa nước còn có thể tăng gia thêm nữa, nếu áp dụng phân bón hóa học đúng hơn và phổ biến sâu rộng hơn các giống cao năng, siêu năng mới đã có trong nước, hội nhập với những lòai cây trồng hoa màu hàng niên cao năng ngắn hạn đầm lầy, nhất là hội nhập nuôi tôm, nuôi cá nước ngọt, nước lợ đầm lầy hay cá xứ mát ở thung lũng vùng núi, nay đã thuần dưỡng được ở nhiều thung lũng cao nguyên khác nước nhà. Lo sợ ma thiêng nước độc thâm căn cô đế vùng đồi núi, thật ra là các bệnh núi rừng nhiệt đới, như các lọai sốt rét rừng, nay đã được chế ngự được, nhờ áp dụng tốt hơn tiến bộ vượt bực y tế quốc tế chống sốt rét, tại nhiều tỉnh Tây Nguyên chẳng hạn, có tiếng là độc đia thời Pháp thuộc: Kon Tum, Pleiku - Gia Lai , Đắc Lắc, Đắc Nông- Gia Nghĩa.
 
         Về cây lương thực đồi núi, phải áp dụng triệt để cải thiện kỷ thuật tiến bộ mới mẽ thế giới về bắp ( ngô ), khoai lang, sắn ( khoai mì ) , khoai mỡ ( igname, yam ), khoai sọ, các lọai khoai môn . Đề cao lề lối biến chế, ẩm thực kiểu Mỹ Châu La tinh, ít chú trọng đến gao - nếp hơn, nhưng phải bổ sung bằng các thực vật nhiều protein, nhiều dinh dưỡng tốt, như các lọai đậu ( đổ , không phải chỉ biết lac – đậu phụng , đậu nành- đổ tương ) đặc biệt của những vùng nhiệt đới Trung Nam , châu Mỹ và những cây trái như các lọai chuối đất cao, chuối nấu ăn ( plantain – plantano ). Cùng cải thiện, tân tuyễn di truyền cây trái cỗ truyền mà Hà Tĩnh đã nổi tiếng thời Pháp thuộc như bưởi Phúc Trạch- Hương Khê, cam Hương Sơn, quýt ngọt Kỳ Anh, dâu tằm ăn trái lọai Trung Đông( không chỉ là dâu tằm lấy lá nuôi tằm lấy tơ ), vải nguồn gốc vải “Phi tử tiếu “ ,. Phi tử là danh xưng của Đường - Dương Quí Phi, chỉ cười khi ăn vải ( lệ chi ) Can Lộc - Hà Tĩnh v.v… Hà Tĩnh có rừng thông, nên cố phát triễn các lòai nấm ăn dưới bóng rừng thông, cũng như các hạng động đá vôi, nên cố nuôi trồng các lọai nấm mỡ ( Agraricus sp., lọai nấm Paris hay Portobello xứ Ý, đóng hộp hay ăn tươi )…. Chế độ ba bửa khoai lang vẫn giúp cả nhà “ ông đồ Nghệ “ thông minh thành công thi đổ cả nhà, từ ông đến cháu và ăn uống nhiều đổ ( đậu ), khoai mỡ, môn, sắn…, vẫn giúp các đảo Caribbean tao ra những lực sĩ cao lớn, mạnh mẽ ,cả lẫn nữ, chay đua mau lẹ nhất thế giới ở Thế Vận Hội Bắc Bình vừa qua .
 
           Hà Tĩnh nhiều mưa, sao lai để cho chè ( trà ) năng xuất kém cỏi so với trà Bảo Lộc- Lâm Đồng, nơi một số vườn trà lai cao năng và trà Assam, lại do chính dân Nghê Tỉnh ( Nghệ An và Hà Tỉnh tạo lập sau 1954 ) tạo ra ; hay các vườn trà Kenya, Tích Lan, Darjeeling- Ấn Độ ?. Và lẽ dĩ nhiên là phải mạnh dạn hơn nữa, phát triễn cà phê arabica và cao su vùng đồi núi, qua các tỉnh Lào Boly khamsai, Khăm Muộn… theo những mô hình tiểu điền Tây Ninh , Krong Buk Đắc – Lắc Việt Nam, thích hợp hơn là mô hình Vân Nam tập thể, Trung Quốc đang áp dụng ở Luang Nậm Thà , Phong Sa Ly và OudomSay, hay ở miền Bắc Cam Bốt. Cũng không nên quên thí nghiệm các lòai cây trái đồi núi xứ mát , bán nhiệt đới ít đòi hỏi nhu cầu lạnh ( cây bơ - avocado, dẽ bi -macadamia , ít nhất là làm cây che ánh nắng , nếu được, cho các vừờn cà phê chè tân tạo, kiwi , sung tây ngot- Ficus carica …) và tại sao không , các giống hột điều – cashew nut, tiêu, biên tế chịu lạnh, chịu mưa nhiều hơn,( có lẽ ở những thung lũng luôn cả ca cao, làm sô cô la ) như thể các giống cao su biên tế chịu lạnh Hải Nam, Ấn Độ, Thái Lan ?
 
 
              Nâng cấp , hòan tất mau lẹ hơn hệ thống giao thông đường bộ và cảng biễn Vũng Áng – Sơn Dương phát triễn cây công     nghệ, du lịch và công nghệ luyện kim, trích ti tan, giao thương quốc nội, quốc ngọai
 
          Nâng cấp quốc lộ 1 theo dự án xa lộ cao tốc, từ Vũng Áng – Sơn Dương đến tỉnh lỵ Hà Tĩnh và các thị trấn Hồng Lĩnh,Thạch Hà: đường quốc lộ số 8 Việt –Lào, dài 85 km ở lảnh thổ Việt, từ Bải Vọt đến đèo Kẹo Nưa, rồi nối đường số 13 Lào đến tỉnh lỵ Borikhamsay trên bờ sông Mê Kông là Pak San. Mà cũng không quên nối tỉnh lỵ Hà Tĩnh Bải Đức Thôn, Thanh Lảng, Yên Lảnh, đường số 12, đến cửa khẩu Mụ Giạ, ít nhất tương đương đường 19 Qui Nhơn- An Khê- Pleiku. Trong khi chờ đợi đầu tư Ngân Hàng Phát triễn Á Châu ( ? ) trợ cấp hay cho vay, thực hiện một đường ngang Đông Tây Xuyên Á từ Vũng Áng qua tỉnh Khăm Muộn ( Khamuoane ) đến Thà Khẹt, và thành phố Thái Lan lớn Nakhon Phanom, trên bờ sông Mê Kông bên kia Thà Khẹt.
         Không nâng cấp mau lẹ hai con đường huyết mạch này, ắt sẽ khó lòng mở rộng phát triễn chung sức Lào Việt cao su, cà phê chè arabica, các lòai cây ăn trái đặc sản Hà Tĩnh hay phát triễn du lịch đến hai tỉnh Lào kể trên, tổ chức thăm quan dãy núi hàng ngàn đỉnh núi nhọn- rock pinnacles ở Ban Nahin, Pouphamane tỉnh Borikhamsay, còn lớn hơn cả rặng núi 99 ngọn núi hình răng cưa chọc trời Hồng Lĩnh ( hay Ngàn Hống ), Hà Tĩnh. Rặng núi Lào này có thể đến tham quan dễ dàng từ thị trấn Lắc Xao, trên đường số 8. Phía Nam Lắc Xao là rừng nguyên sơ của lưu vực sông Nậm Thuần ( Thuen ) nhiều muông thú hoang dã được bảo vệ. Hy vọng đập Nam Thuen 2 Lào Việt, sẽ được Ủy Ban Mê Kông mau lẹ xây cất, như các đập Nam Ngum và các đập thủy điện Thái Lan, bên kia bờ sông Mê Kông, góp sức vào phát triễn công nghệ Hà Tĩnh - Nghệ An. Giữa tỉnh lỵ Paksan và thủ đô Viêng Chanh còn có chùa “ vết chân Đức Phật – footprint of Buddah “ Vat Phra Bat, một vị trí hành hương quan trọng dân Lào. Tỉnh lỵ Thakhet của tỉnh Khăm Muộn còn nhiều vết tích văn hóa , kiến trúc Pháp như Viêng Chanh và cách tỉnh lỵ 8km phía Nam là chùa tháp That Sikhotabong. Do vua Nanthasen xây cất vào thế kỷ thứ 9 hay thứ 10, trước cả tháp chùa Thiên Mụ ( ? ) và đã được trùng tu thập niên 1950. Đồi núi tỉnh Khăm Muộn không cao lắm, nghiêng về tây phía thung lũng sông Mê Kông, cũng như tỉnh Hủa Phăn, chứa nhiều hang động đẹp đẽ, như Tham Xiêng Lieup, Tham Nang An, Tham Pha Nạm, Tham Phayin .
        Hai công trình xây dựng cảng Hà Tĩnh là cảng Đông Tây Mũi Ròn, Vũng Áng phía tây và Sơn Dương phía đông, trong số 9 cảng sông,cửa lạch và cảng biễn ở Hà Tĩnh. Cảng Vũng Áng, khởi công xây dựng năm 1998, đến năm 2001 đã hòan tất giai đọan đầu , thuận lợi cho tàu trọng tải 15000 – 30 000 tấn và có thể lớn hơn đến 45 000 tấn, ở giai đọan 2. Cảng Sơn Dương cũng có điều kiện xây dựng các bến cảng cho tàu cở lớn đến 30 000 tấn. Công xuất hai cảng dự trù hòan tất năm 2010, sẽ khỏang 4.5 triệu tấn mỗi năm .
 
       Phát triễn cụm công nghệ, khu chế xuất hai cảng này sẽ làm đầu tàu phát triễn Xuyên vùng , Xuyên Á, thông qua hai cửa khẩu Cầu Treo, gần đèo Kẹo Nưa và cửa khẩu gần đèo Mụ Giạ. Cụm cơ khí Vũng Áng, Sơn Dương cần liên kết với việc khai thác quặng sắt Thạch Khê , huyện Thạch Hà, trử lượng trên 500 triệu tấn, hàm lượng sắt cao 62.15 %, nằm sâu dưới mặt đất chừng 40 – 100m , mỗi năm có thể khai thác10 triệu tấn quặng, nhiều hơn hẳn quặng sắt Trại Cau Thái Nguyên. Vũng Áng, Sơn Dương có thể trở thành Đà Nẳng, một đầu tàu phát triễn liên vùng của đường số 9 xuyên Á, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương mai đây chăng ? Có lẽ cũng nên xúc tiến gấp đầu tư liên doanh với công ty ngọai quốc khai thác quặng oxid titan, dọc bờ biển, trử lượng 2- 5 triệu tấn, như đang làm ở bờ biển Thừa Thiên …
 
                           (Irvine , Ca Li ngày 24 tháng 9 , năm 2008 . )
 
được đăng bởi The Gift lúc 13:01
 

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 630117 visitors (2115679 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free