31/10/2013
Đánh bắt hải sản và nuôi trồng thủy sinh tại Kiên Giang (P1)
GS Tôn thất Trình
Ve vẽ vè ve, bắt vè con cá.
No lòng phỉ dạ là con cá cơm,
Không ướp mà thơm là con cá ngát.
Hụt cẳng chết chìm là con cá đuối.
Lớn năm nhiều tuổi là cá bạc đầu.
Đủ chữ xứng câu là con cá đối.
Nở mai tàn tối là cá vá hoa.
Trắng nuốt beo da là cá úc thịt.
Dài lưng hẹp kích là cá lòng tong.
Ốm yếu hình dong là con cá nhái.
Thiệt như lời vái là con cá linh.
( Hát ru miền Nam “Vũ hội cá tôm” Trầm Hương trích dẫn – 2000 )
Ở Kiên Giang
Nhờ 198 km bờ biển và tài nguyên hải sản dồi dào, Kiên Giang là một vùng đánh cá biển quan trọng nước nhà và nuôi trồng thủy sản – aquaculture bờ biển quan trọng. Từ năm 2010, Kiên Giang sẽ cố gắng phát triễn nuôi trồng thủy sản công nghệ. Nhắc lại là cá nuôi thâm canh – intensive nước ngọt ở ĐBSCL cũng như ở Kiên Giang là nuôi lồng dưới bè – cages thời Đệ Nhất Cọng Hòa, đã khuếch trương khá mạnh mẽ ở Long Xuyên – Châu Đốc ; nuôi ao, hồ- ponds và rào đăng quầng- fences , tỉ trọng thả cá lớn. Nuôi cá da trơn, râu mèo- catfish Pangasius spp. trong ao tăng mau lẹ, và nuôi lồng bè giảm khá mạnh, còn nuôi rào cũng dần dần gia tăng, dù đây là một kỷ thuật mới mẽ cho vùng Châu thổ sông Cửu Long. Ở ĐBSCL, năng xuất nuôi lồng bè trung bình trên 100kg/m3/vụ , năng xuất ao là từ 183 đến 582 t/ha/vụ tùy tỉ trọng thả cá giống con ( theo Nguyễn TP và các đồng nghiệp 2004 và Lê 2004 ), năng xuất rào đăng có thể đạt 345 t/ha/vụ. Năng xuất nông trang lúa –cá rice -cum -fish biến thiên từ 482 – 808 kg/ha , trong khi năng xuất các trại gia súc, gia cầm – cá livestock –fish polyculture là 467- 1456 kg/ha tùy tỉ trọng thả giống ( cũng theo Nguyễn TP và đồng nghiệp -2005 ). Nuôi tôm càng xanh khổng lồ là một cách nuôi tương đối mới cho Việt Nam và phần lớn tập trung ở ĐBSCL ; nuôi trong ao, nhốt bải rào – pen và hội nhập hay luân canh- xen lẫn với sản xuất lúa hay nuôi luân phiên lúa với tôm, được xem là một ngành tiềm năng đáng phát triễn thêm tương lai. Năng xuất tôm ở các hệ thống này là 100- 887 kg/ha/một vụ cho các hệ thống hội nhập trồng lúa nuôi tôm và khỏang 384- 1681 kg/ha / vụ cho hệ thống luân phiên lúa – tôm (cũng theo Nguyễn TP – 2005 ) và chừng 140 – 160 kg/m2 /vụ ( theo Vũ và đồng nghiệp -2005). Nông trang nuôi tôm biển – marine shrimp thường thấy nhiều nhất, nhưng mức độ thâm canh – cường tính khác nhau. Theo bộ Thủy Sản, thì nông trang nuôi tôm năm 2003 là 3% bán thâm canh- semi intensive và thâm canh- intensive, 22 % quảng canh – extensive và 75 % là các hệ thống cải thiện quảng canh hay bán thâm canh . Sản xuất quảng canh cải thiện là 0.25 – 0.30 t/ha /vụ , bán thâm canh cải thiện là 2.5- 3.0/t/ha/vụ và thâm canh cải thiện 5.0- 7.0 t/ha /vụ. Nuôi cá biển đa vây- fin fish hay cá mú, cá sòng – groupers thấy nhiều ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An và Khánh Hòa. Lồng lớn nuôi bè cá côbia mới du nhập vài năm nay từ Na Uy- Norway , Norvège . Đa số lồng nuôi tôm hùm Panulirus là lồng nhỏ, thuộc các tỉnh miền Trung, tôm hùm giống thu lượm hoang dã.
( Tôm hùm) ảnh internet
Có lẽ cũng không nên quên các lòai bào ngư vành tai, bào ngư bầu dục , bào ngư dài ( trong số 4 loài bào ngư có giá trị ở Việt Nam , lòai bào ngư chín lỗ- cửu khổng chỉ sống ở các đảo miền Bắc theo Lê Đức Minh- 2000 ? ) ở một số ở các đảo nhỏ Hòn Mây, Hòn Rút , Hòn Thơm, Hòn Vang…. quanh đảo Phú Quốc và đảo Thổ Chu. Một điều đáng ghi nhớ thêm là vỏ bào ngư có tầng xà cừ màu sắc óng ánh được sử dụng làm đồ trang sức , khảm xà cừ trong công nghệ sơn mài và làm nguyên liệu nuôi cấy ngọc trai giá trị cao hơn ( Ân Độ, /78*Trung Quốc đã làm, còn Việt Nam ? ), ngòai thịt và vỏ ra Thái Lan còn xuất khẩu phủ tạng bào ngư sang Hàn Quốc để chế biến keo phẩu thuật y học . Kiên Giang còn là nơi sản lượng sò (huyết ? ) lớn nhất nước ( Hòang thị Bích Đào -2000 ), gồm lòai sò tròn – sò ổi Andara granosa và sò dài A. nodifera ….
Những năm vừa qua, chuyễn hướng từ nông nghiệp qua nuôi trồng thủy sản tỉnh nhà đã tỏ ra hửu hiệu, tạo nhiều công ăn việc làm cho dân tỉnh và tăng gia mức sống tiêu chuẩn dân gian ở vùng tái thiết . Nay Kiên Giang có 71 484 ha nuôi trồng thủy sản, trong khi năm 2002 chỉ 47 100 ha . Tỉnh nhà có 37 trại nuôi con giống hải sản, nhưng như vậy cũng chỉ mới thỏa mãn 30 % nhu cầu ngư dân – nông dân tỉnh. Trên phương diện đánh bắt cá ngòai khơi, Kiên Giang có 7 462 tàu đánh cá. Sáu tháng đầu năm 2013, Kiên Giang đã đóng thêm được 161 tàu đánh cá mới, tổng số cá đánh bắt được là 143 869 tấn nữa năm 2013, tăng gần gấp đôi so với các năm 1995 – 2002, từ 131 100 tấn năm 1995 đến 184 000 tấn năm 2002. Từ lâu Kiên Giang là tỉnh khai thác cá biển lớn nhất nước nhà , vượt xa tỉnh Cà Mau hạng nhì các tỉnh ĐBSCL( năm 2002 là 94000 tấn ), hơn hẳn tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu hạng nhất các tỉnh miền Đông Nam Bộ ( năm 2002 là 123 800 tấn ) hơn tỉnh Bình Định hạng nhất các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ ( 66 700 tấn ) và gấp 11 lần hơn TP Hải Phòng hạng nhất Đồng Bằng Sông Hồng ( 15 600 tấn ). Đáng nói là chương trình hửu hiệu hóa khai thác cua bơi biển xanh và đỏ- blue and red swimming crabs thiết lập năm 2012. Cố gắng thông tin hiểu biết tòan diện hơn cho các cộng đồng địa phương, tránh lạm thác nguồn tài nguyên tỉnh nhà hiếm có này và phổ cập các kỷ thuật đánh bắt cua bền vững hơn v.v… . Xuất khẩu cua biển xanh và đỏ tương đối còn nhỏ, nhưng đây là ngành đánh bắt có trị giá đứng hạng nhì hải sản xuất khẩu, chỉ sau cá ngừ – tuna . Khai thác được cua biển đỏ ở nhiều tỉnh trong nước, nhưng cua biển xanh – blue swimming crab Portracus pelagius chỉ khai thác được ở Kiên Giang mà thôi . Năm 2010 giá trị xuất khẩu cua biển xanh , đa số sang Nhật, trị giá là 110 triệu đô la Mỹ ! 20 000 ngư dân Kiên Giang sinh sống đánh bắt cua biển xanh.
Trung tâm thủy sản tỉnh đã tổ chức 112 lớp huấn luyện cho 4 348 người, bao gồm 18 kiểu mẩu sản xuất và nhiều lọai hải sản nuôi, kể cả tôm sú, ốc hương – sweet snail( ? ) và mytilus smaragdnus( ? ). Hai cảng đánh cá là Tắc Cậu và Dương Đông tổn phí chừng 6 triệu đô la Mỹ – gần 91 tỉ đồng VN đã xong, và đang xây dựng các cảng đánh cá Xảo Nhao, Ba Hòn , Tô Châu và Chợ Cá Lại Sơn, cùng hai dự án cảng tránh bảo tố là Hòn Tre và Cầu San, trụ cầu cắt sóng – cutwater Dương Đông và cảng cá Linh Huỳnh.
Sơ lược về khai thác vài đặc điểm tài nguyên thủy sản Việt Nam
Từ 60 000 tấn năm 1976, sản lượng thủy sản Việt Nam lên đến 5.7 triệu tấn năm 2012, nghĩa là gần 100 lần hơn và trị giá xuất khẩu chỉ là 11 triệu đô la Mỹ năm 1980, lên đến 6. 8 tỉ đô la năm 2012, nghĩa là cũng trên 60 lần hơn, nhờ đất nước thanh bình trở lại, khai thác được những vùng đất đai – sông nước- biển cả xa xôi… , áp dụng và phổ biến đựợc kỷ thuật khoa học cập nhật, cận đại của « Cách Mạng Xanh Dương – Blue Revolution » thế giới.
Đầu thập niên 1960 , ngành nuôi trồng thủy sản bắt đầu với những hệ thống nhỏ bé quảng canh tỉ như lúa – cá , gia súc –cá, và ao đất – earthen ponds . Ngành này tăng trưởng mạnh mẽ hai thập niên cuối này là một thành quả trực tiếp việc đa dạng nông trang và thích nghi sản xuất các lòai thủy sản xuất khẩu được, tăng gia nhiều mức độ cường tính thâm canh. Các hệ thống nuôi trồng khá đa dạng tùy theo các điều kiện địa lý khí hậu. Miền Bắc chủ trì nuôi cá nước ngọt trong ao, lúa – cá và nuôi cá biển trong lồng – marine cage culture. Miền Trung chuyên nghiệp hơn nuôi tôm sú lớn – giant tiger prawn và nuôi lồng tôm hùm, cá dạng vây – fin fish ở biển. Miền Nam nuôi thủy sản đa dạng nhất gồm ao hồ , hàng rào đăng quầng và lồng bè các lọai cá da trơn ( cà râu mèo- catfish đặc biệt nhóm Pangasius spp. ( cá ba sa P. boncourti, cá bông lau P. krempfii, cá tra P. hypophthalmus, cá hú P. conchophilus, cá vồ cờ P. sanitwongsei , cá vồ đốm ? P. larnaudii, cá dứa P. lolyuranodon, cá xác sọc P.macronema, cá xác bầu P. pleurotaena, cá tra dầu P. gigas …), nhiều mức độ cường tính nuôi tôm sú khổng lồ và các hệ thống hội nhập lúa – cá, lúa -tôm và nuôi trồng ở các rừng sát – mangrove – cum aquaculture.
Năm 1976 , cả nước Việt Nam chỉ nuôi trồng sản xuất 59 000 tấn và năm 1980 lên đến 180 000 tấn. Trị giá tổng số thủy sản đánh bắt lẫn nuôi trồng xuất cảng được năm 1980, chỉ trị gíá là 11.2 triệu đô la Mỹ . Đầu thập niên 1980, mới khởi sự nuôi tôm sú khổng lồ Panaeus monodon thương mãi để xuất khẩu. Năm 1990, nuôi trồng thủy sản mới đạt 213 700 tấn, nhưng năm 2000 đã đạt 418 000 tấn. Trị giá xuất cảng thủy sản Việt Nam , năm 1990 chỉ là 205 triệu đô la Mỹ; năm 20000 đã tăng 6 lần hơn, lên đến gần 1.5 tỉ ( ngàn triệu ) đô la Mỹ. Năm 2004, nuôi trồng thủy sản chiếm đến 902 000 ha, sản xuất 1. 150 triệu tấn , trị giá trên 1.44 tỉ đô la Mỹ $US ở tổng số trị giá xuất khẩu thủy sản là 2.397 tỉ đô la. Năm 2006 là năm diện tích nuôi trồng trên 1 triệu ha, là 1050 000 ha, trong khi năm 1995 chỉ mới chút ít trên nữa triệu ha, là 555 100 ha. Năm 2007, đánh dấu một cột mốc chuyễn tiếp đáng kể là mức sản xuất thủy sản nuôi trồng đạt 1 942 000 tấn cao hơn mức thũy sản đánh bắt – capture fisheries ( đa số ở biển ) chỉ đạt 1 876 000 tấn. Và các năm kế tiếp 2008 – 2010 , khuynh hướng này tiếp diễn ( 2008 nuôi trồng 2.435 triệu tấn, đánh bắt 1.937 triệu tấn ; năm 2009 là 2. 67 triệu tấn so với 2.068 triệu tấn và năm 2010 là 2. 823 triệu tấn so với 2.280 triệu tấn ). Năm 2012, tổng sản xuất thủy sản là 5. 7 triệu tấn , nuôi trồng là 3.15 triệu tấn và đánh bắt là 2.2 triệu tấn ; trị giá xuất khẩu thủy sản là 6.8 tỉ đô la Mỹ so với 6.15 tỉ năm 2011 và 5 .03 tỉ năm 2010 . Cao hơn hẳn xuất khẩu 7.5 triệu tấn gạo và trị giá 4.73 tỉ năm 2012, như đã kể trên. Danh xưng ĐBSCL ngày nay phải là « thúng lúa và vựa thủy sản » không chỉ là « một trong hai thúng lúa, hai đầu đòn gánh phía giữa là Miền Trung » !
Năm 2000, trong tổng số 4 triệu người họat động ở lảnh vực thủy sản, đã có 670 000 người lao động ở lảnh vực nuôi trồng tại 714 xã , xuyên qua 28 tỉnh và Thành Phố có bờ biển. Thập niên 2001- 2010, bộ Lao động ước lượng là ngành nuôi trồng thủy sản sẽ đào tạo được 64- 78 tiến sĩ , 240 – 308 thạc sĩ và 4300 – 4150 cử nhân tại các Viện và Trường đại học nước nhà cùng 5700- 7000 lao động trung cấp và 57 000 – 70 000 cán bộ cấp thấp. Khảo cứu những kỷ thuật phát triễn cận đại – cập nhật những năm qua, đã thực hiện trên các ngành nuôi trồng biển và nước lợ-brackish water có tầm kinh tế quan trọng như tôm sú khổng lồ, cua bùn lầy, cá mú đen chấm nâu ( đỏ cam ? ) Epinephelus coioides, cá cobia Rachycentrum canadum , barramundi hay cá chẻm biển- waigieu sea perch Psammoperca waigiensis , cua bơi- swimming crab Charybdis affinis , tômsú xanh – green tiger prawn Panaeus semisulcatus và sò hào- oyster Crassostrea sp. Cùng những kỷ thuật sản xuất con giống tốt cho sò huyết- blood cockle Anadara granosa và tôm sú xanh, các kỷ thuật trưởng thành giống đẻ – broodstock maturation techniques cho bào ngư tai lừa – donkey ‘s ear abalone Haliotis asinina. Các kỷ thuật sản xuất thức ăn cho nuôi trồng đã được hòan thiện thêm, gồm thực phẩm cho nuôi cá da trơn, cá mú chấm đỏ cam -orange spotted grouper Epinephelus coioides, cô bia, ôc busin ngà và cá rô phi – tilapia , cố sử dụng các vật liệu địa phuơng, trong nước, hầu giảm giá thành và phí tổn sản xuất. Khảo cứu căn bản đã đề cao nghiên cứu cải thiện môi trường nuôi trồng, chẳng hạn như nuôi hải sâm – sea cucumber và tôm sú khổng lồ trong ao đào, nuôi lẫn lộn cá mú cọp E. fuscoguttatus với bào ngư tai lừa, sò trai hai vỏ xanh Perna viridis , rong biển Kappaphycus alvarezii trong lồng thả ở biển và dùng các rau câu – rong biển làm sàng lọc sinh học – biofilter cho việc nuôi tôm. Nhiều phương pháp áp dụng phân tử sinh học - biomolecular methods cũng được áp dụng ở ngành nuôi trồng thủy sản, tỉ như RAPD (Random Amplified Pylymorphic DNA - Đa dạng Phóng đại Ngẫu nhiên DNA ) và RFLP ( Restriction Fragment Length Polymorphism – Đa dạng Hạn chế Chiều dài Mảnh ) …
Biết qua một số lòai thủy sản nuôi trồng ở nước nhà
( cá Hô nước ngọt sông Tiền )
Ở vùng nước ngọt là cá tra P. hypopthalmus và các ba sa P. bocourti, nơi sản xuất chánh là vùng ĐBSCL. Nhưng cũng còn nhiều lọai cá khác rất phổ biến là loại cá chép( gáy ) bạc – silver carp Hypophthalmychthys molithrix, cá chép cỏ- grass carp Cteopharyngodon idellus , cá chép thông thường- commun carp Cyprinus carpio , cá chép to đầu- bighead carp Arischthys nobilis, và các lòai cá chép Ấn Độ chép catla Catla catla , cá chẻm , cháy ( ? ) -rohu Labeo rohita và chép Mrigal Cirrhinus mrigala ( Theo Lê BN , Lê NT – 2003- 2004 . Gần đây hơn là cá rô điêu hồng đơn tính -monoxex tilapia Oreochromis niloticus, được du nhập nuôi trông vùng nội địa và vùng nước lợ . Thêm vào các lòai này, có lẽ không nên quên tôm càng xanh – giant river prawn Macrobrachium rosenbergii , cá vược leo – climbing perch Anabas testudineus và cá vồ Inđônexia – indonesian snakehead– Channa micropeltes, rất đượng ưa chuộng ở miền Nam Việt Nam. Nuôi trồng biển phổ thông nhất là nuôi các lòai tôm hùm – lobster Panulirus spp. , các lòai cá mú Epinephelus spp. và rau câu, rong biển – seaweed Gracillaria verrucosa , chủ trì ở vùng bờ biển miền Trung . Trong khi đó tôm sú Panaeus monodon, cua bùn lầy – mud crab Scylla spp. Sò- nghêu hai mảnh – bivalves Meretrix spp.và Anadara spp. là những lòai cao năng sản xuất nhiều ở các vùng nước lợ Miền Nam Việt Nam
Một số lòai nuôi trồng khác đang được khảo cứu và phát triễn có tiềm năng tốt đẹp là cobia Rachycentron canadum, bào ngư Haliothis spp., ốc busin ngà lốm đốm – maculated ivory whelk Babylonia areolata, sò ngọc trai -silverlip pearl oyster Pictada spp., tôm thẻ chân trắng – whiteleg shrimp Panaeus vannamei , cá chẻm( vược ) lớn biển , cá nhông ? – giant sea perch, barramundi Lates calcarifer …. ..