19/7/2013
1- Nhìn thấy những gì tàng hình với nhãn quan “ Tia –T”
Sau đây là tần số các làn sóng: ( ở đường hình kèm, từ trái qua phải: Các tia Gamma ; Các tia -X, Cực Tím - Ultraviolet , Mắt nhìn thấy – Visible, Hồng Nội - Infrared , Terahertz, Vi Ba – Microwaves, Các Sóng Ra điô- Radio Waves .
Hãy gọi đó là ứng dụng nhản quan – “ Cái nhìn Tia –X vision” app . Trong nhiều năm tới, điện thọai thông minh – smartphones có thể được trang bị với một chip vi tiểu - microchip giúp người nhìn ngắm nhìn qua hộp, tường vách hay các vật thể khác. Tuy nhiên, thay vì những tia - X nguy hiểm, các chip tung ra những luồng sóng tần số không nguy hại terahertz, một phần ít khi dùng của quang phổ điện từ - electromagnetic spectrum nằm giữa các làn vi ba và hồng nội.
Các máy phát Terahertz trước đây rất cồng kềnh và đắt tiền . Nhưng nay các nhà khảo cứu hảng Caltech đã thành công tạo ra những chips silicon phát terahertz nhỏ hơn một đồng hào – cắc Mỹ, xử dụng một kỷ thuật chế tạo điện tử tiêu chuẩn , rẽ tiền. Các nhà khảo cứu thu họach một dàn trải các transistors họat động đồng thanh và họa kiểu tòan vẹn chip, hành động thiết yếu như thể là một ăng ten terahertz. Ali Hajimiri , đồng tác giả phát triễn ra chip này và là một kỷ sư điện ở Viện Caltech nói: “ Chúng tôi đã dùng phương thức chính thể luận – holistic cùng phát ra và phóng xạ phối hợp”. Các làn sóng Terahertz, đôi khi được gọi là các tia – T, có thể xuyên qua vải vóc, bảng cạc tông và da, nhưng không qua được dễ dàng những vật liệu cứng rắn, dày dặc hơn như kim lọai hay xương xẩu. Cho nên khi tia – T đụng nhằm những súng ống tay mua bán lậu, giấu trong một thùng, sẽ làm dội lại vào các chip vi tiểu, hoạt động như thể là máy phát đi và nhận về . “Mô hình chiếu ngược này - reflectance pattern” có thể làm thành cái nhìn được qua một phần mềm – software , giúp cho viên thanh tra – kiểm soát tay cầm một linh kiện “nhìn thấy” được bên trong hộp, khỏi cần mở hộp.
Ngòai các ứng dụng cho an ninh -và các lo ngại vi phạm riêng tư kỷ thuật này có thể gây ra - các đồ điện tử hàng ngày cũng có thể dùng các chips terahertz này làm ra mọi điều ma thuật quyến rũ kỷ thuật, tỉ như các bộ phận chụp hình, gia tốc - accelorometers và quay hồi chuyễn – gyroscope ở các máy điện thọai tế bào -cell phones ngày nay. Hajiiri nói tiếp: “ Nếu bạn gom theo máy này như thể một máy dò đổi thay – versatile sensor trên máy điện thọai thông minh của bạn, bạn có thể phát triễn nhiều ứng dụng-apps khác nhau. Các thí dụ gồm cách sàng lọc ung thư – cancer screening không xâm lấn, chuyễn truyền dữ liệu siêu nhanh – ultrafast và ở ngành trò chơi, cách dò cảm chuyễn động chọn lọc hơn và nhận diện cử chỉ - gesture recognition .
2 – Ý kiến lạ lùng : Cứu sống tây ngu – rhinoceros bằng cách bán sừng tây ngu. Lich lảm qui ước : vì tây ngu đang bị hiểm nguy tuyệt tích, thế cho nên mua bán sừng tây ngu phải bị cấm đóan. Quan điểm trái ngược là hợp pháp hóa thương mãi sừng tây ngu là phương cách hay nhất giúp cứu sống lòai vật này.
Sừng tây ngu cho là dùng chửa trị lành một lọat bệnh. Từ bệnh sởi đến động kinh cho nên được đông y Tàu ca tụng mua bán giá cao đã mấy ngàn năm nay. Vì bị săn lùng bắt cưa sừng, sĩ số tây ngu trắng ở Nam Phi ( Châu ) chỉ còn chừng 100 con năm 2010, trong khi đến 2410 con năm 1995. Tây ngu Phi Châu có 2 sừng . Còn tây ngu Việt Nam chỉ có một sừng. Không rỏ bầy tây ngu 7-8 con ( ? ) ở công viên Cát Tiên 3 tỉnh Đồng Nai – Lâm Đồng – Bình Phước nay còn không?. Ở Nam Phi và xứ Namibia, một đạo lý bảo tồn mạnh mẽ, song song những khích lệ tài chánh làm chủ nhân, xử lý và bảo vệ tây ngu cho du lịch và chiến lợi phẩm săn bắn hợp pháp, dần dần giúp giảm bớt săn bắn trộm và phục hồi sĩ số tây ngu. Thế nhưng ngày nay, tây ngu Phi Châu, một lần nữa lại bị nguy cơ tuyệt tích, dù năm 1777 Qui ước Thương mãi Quốc tế về các Lòai bị Hiểm nguy -Convention on International Trade in Endangered Species ( CITES) đã cấm bán các bộ phận tây ngu .
Khôi hài thay, hợp pháp hóa thương mãi điều hòa mạnh mẽ các sừng tây ngu lại có cơ chấm dứt công trình cứu sống các thú vật này. Theo Duan Biggs, một nhà sinh học bảo tồn Viện đại học Queensland – Úc Châu, biện cứ thôi cấm mua bán các bộ phân tây ngu đầu năm 2013, ở tạp chí Khoa Học – Science: cấm thương mãi này đã thất bại vì yêu cầu bền bỉ và tăng thêm dùng sừng tây ngu. Cấm đóan đã giới hạn nguồn cung cấp đối diện với tăng trưởng yêu cầu, làm cho giá cả sừng tăng vọt, thêm khích lệ bắn săn trộm. Các nhà buôn cung cấp đông y – thuốc men cỗ truyền, người viết quảng cáo trên Internet và những kẻ điều đình cổng hậu đã lợi dụng giàu có tăng thêm và văn hóa tiêu xài lộ liễu của dân Á Châu ngày nay tuyên bố những chửa trị mới mẽ sừng tây ngu như chửa lành ung thư và khó chịu sau các cơn say rượu hay say ma túy, nâng cao yêu cầu. Năm 2012, giá một kí sừng tây ngu ở chợ đen lên đến 65 000 đô la Mỹ , trong khi năm 1993 chỉ là 4 700 đô la . Sừng tây ngu đã cao hơn vàng ròng trong lượng tây ngu cân nặng. Tháng tư năm 2013, nhiều kẻ mang mặt nạ đã cướp trộm 5 đầu tây ngu trình bày tại viện bảo tàng quốc gia Ái Nhĩ Lan – Ireland. 8 sừng này trị gía hơn 650 000 đô la trên thị trường chợ đen.
Sừng tây ngu có thể cưa rời hay cạo lấy ra mà không làm tổn thương đến tây ngu và sừng sẽ mọc lại. Biggs biện cứ là cưa cụt 5000 sừng tây ngu trắng Nam Phi ở những khu bảo tồn tư nhân, song song với hàng đống sừng bị tịch thu ở chợ đen và thu thập từ các tây ngu chết tự nhiên, cũng có thể thỏa mãn yêu cầu hiện hửu, nếu được một tổ chức tập trung duy nhất kiểm sóat chặc chẻ. Mỗi một sừng hợp pháp phải đeo theo một máy phát đáp – transponder và có chữ ký DNA ghi chép, có thể giúp theo dõi tàu chuyên chở qúi hiếm từ Nam Phi đến Việt Nam và Trung Quốc, hai nước bán ra gần hầu hết sừng tây ngu thế giới.
Từ 5 năm qua, săn bắn trộm ở Nam Phi đã tăng gấp đôi mỗi năm. Các tay thiện xạ tài giỏi giết chết các con thú này với một phát sung nòng lớn. Hay họ bắn các mũi tên làm tê liệt tây ngu từ các trực thăng ( máy bay lên thẳng ) không gắn súng, rồi lấy sừng đi và để mặc kệ tây ngu sửng sốt chảy máu đến chết. Năm ngóai, 668 tây ngu bị giết ở Nam Phi . Trên một báo cáo năm 2012, các nhà khảo cứu tiên đóan là cả Hai lòai tây ngu Nam Phi sẽ tuyệt tích ở hoang dã hai chục năm tới, nếu như săn bắn trộm vẫn tiếp tục gia tốc. Kiểm sóat săn bắn trộm rất tốn kém và nguy hiểm, nhiều lính canh gác trò tiêu khiển đã bị thiệt mạng khi đụng độ và ngân khoản bị xài bớt không còn đủ bảo tồn các động vật khác. Một chiến thuật phổ thông khác là giáo dục cũng không làm giảm bớt yêu cầu Sừng tây ngu đơn giản chỉ là keratin, như móng tay chúng ta, và dù các nghiên cứu Tây phương đã cho thấy là sừng tây ngu không đem đến lợi ích gì cả . Thế nhưng điều này không can ngăn được các tay bán sừng.Theo nhà kinh tế bảo tồn Michael ‘t Sas – Rolfes , căn cứ ở thành phố Cape Town, Nam Phi : “ đây không phải là vấn đề giáo dục, mà là một thay đổi một hệ thống tư tưởng căn bản đã có mặt trước khi Thiên Chúa Giáo ra đời. Tăng gia cung cấp từ các buôn bán hợp pháp có cơ hạ bớt giá sừng, giảm khích lệ cho các tay săn bắn trộm tàn sát tây ngu. Biggs tin tưởng rằng buôn bán sẽ bảo vệ tây ngu, một phần lợi lộc sẽ hòan lại cho cho việc can ngăn săn bắn trộm và đnm lại công ăn việc làm cho các vùng xung quanh. Và nếu yêu cầu vẫn tiếp tục lên cao, các vùng còn giữ tây ngu trắng có thể nới rộng thêm, để cho sĩ số tây ngu tăng trưởng. Cuối cùng ra, một nền thương mãi được điều hòa chính chắn khắc khe, sẽ tốt đẹp hơn là cấm đóan nhiều .
3-Tạo dựng những thành phố bền vững: hai thành phố xanh nhất Bắc Mỹ là Nửu Ước – New York ở Hoa Kỳ và Vancouver ở Gia Nã Đại- Canada
Vancouver , một thiên đường cho người đi bộ
Vancouver tại bang British Colombia, nước Canada, hiển nhiên là lảnh đạo không chối cải về tăng trưởng thông minh và luôn luôn được xếp vào hàng các thành phố sinh sống dễ chịu nhất thế giới. Trong các thành phố Tây Bắc, đại phố Canada này chứa hơn 2.3 tiêu dân, và là tỉ trọng dân cư đông nhất, sác xuất đi xe đạp, đi bộ và dùng các phương tiện chuyễn vận công cọng cũng lớn nhất Bắc Mỹ Châu. Theo đầu người, Vancouver ít xe ô tô nhất, đời sống kéo dài lâu nhất, số vị thành niên sanh đẻ và sỉ số dân nghèo cũng thấp nhất. Vancouver cũng dẫn đầu thế giới về sử dụng thủy điện, chiếm đến 90% cung cấp năng lượng và thường xuyên sử dụng năng lượng gió và mặt trời. Đây cũng là thành phố thân thiện cho người đi bộ các khu phố đông người ( 14 000 người một dặm Anh vuông, khỏang 540 người 1km2) sống cụm nhau trên những cao ốc, khách sạn, tiệm tạp hóa, tiệm buôn bán khác và các công viên bỏ túi (nhỏ ). Có những lề đường rộng khuyến khích đi bộ và những khối nhà ngắn hầu làm chậm đi lại. Hệ thống chuyễn dịch khối lượng lớn làm giảm bớt kẹt giao thông, gồm các xe búyt diesel chở nhiều khách và xe điện- electrical trolley, một mạng đường rào vịn nhỏ- light rail và xe lữa trên cao gọi là Xe lữa trên Trời SkyTrain. Ngòai ra còn có hàng trăm dặm Anh đường mòn dành cho xe đạp. Nhờ những thừa tố này, Vancouver có phát thải carbon thấp nhất tính theo đầu người, so bất cứ thành phố lớn Bán Cầu Tây Phương nào. Trong tương lai, Vancouver muốn trở thành không chỉ là xanh nhất mà là một thành phố bền vững nhất thế giới. Qui họach họat động thành phố tụ điểm vào sử dụng năng lượng tái sinh nhiều hơn nữa, nâng cấp hệ thống chuyên chở hiện hửu xa hơn nữa, nới rộng thêm không gian xanh tuy đã to lớn rồi: gồm Công viên Stanley Park hạng thế giới, nghĩa là lớn hơn Central Park. Bản vỗ cũng khuyến khích nông nghiệp thị trấn, suy nghĩ lại hệ thống ống cống xử lý nước phế thải, giảm bớt phế thải khí tính theo đầu người cho đến mức thấp nhất thế giới, bằng cách đề xướng sinh sống tỉ trọng cao hơn với các nhà đa gia thất nhỏ bé hơn, đặc biệt dọc theo những hành lang chuyễn dịch công cọng ở khu buôn bán kinh doanh bán đảo.
Nửu Ước, thành phố của hàng triệu cây cối
Vào Ngày Trái Đất – Earth Day năm 2007, thị trưởng New York Michael Bloomberg tiết lộ đồ án PaNYC, một bản vỗ tòan diện 127 điểm hầu tạo dựng một thành phố bền vững. Đồ án liên hệ đến những sáng kiến phục sinh 580 dặm Anh ( trên 913km ) đường sông, giảm bớt phí tổn năng lượng, cắt bớt phát thải khí nhà kiếng 30% vào năm 2030 và nâng cấp hạ tầng cơ sở, ngăn ngừa các bờ biển đầm lầy ngập lụt và bảo tố dâng cao mực nước biển.
Sau trận bảo Superstorm Sandy, các dự án lâu dài để xây cất rào cản to
lớn chống nâng vọt mực nước biển đã được đưa lên hàng đầu, song song các bàn cải về nâng cao thêm các cổng vào các trạm tàu điện ngầm, vị trí các thiết bị cực trọng như bơm, các biến điện và các đường ống nước phế thải. Mưa tầm tả có thể tràn ngập các hệ thống cỗ lỗ xỉ thiết lập ở thế kỷ thứ 19, hàng dặm Anh đường ống, đường hầm nước phế thải và khi quá tải, sẽ chuyễn hàng tỉ ga lông nước cống nguyên si và nước chảy ô nhiễm thành phố đến sông, hồ , đại dương. Thành phố đã cam kết 1.5 tỉ đô la dựng lên hạ tầng cơ sở xanh – mái xanh , trồng cây ở các đường phố và lề đường, những vệ đuờng lũng lỗ - lọng bọng, các bể chứa nước, các thùng nước mưa - hầu kiểm sóat và hấp thu nước giông tố và ngăn chặn nước chảy tràn ô nhiễm chảy vào các đường nước bằng cách chặn bắt và sàng lọc chúng một cách thiên nhiên và xuyên qua đất.
Thành phố cũng đã tung ra nhiều chương trình xoay ngược lại máy điều nhiệt – thermostat khí hậu, tỉ như dự án Triệu Cây ( nay thành phố đã trồng được hơn nữa triệu cây rồi ) và sơn các mái phẳng bằng sơn trắng “mát dịu- cool ” phản chiếu năng lượng mặt trời. Hơn 2 triệu bộ vuông mái đã được phết sơn trắng kiểu này và dự trù hòan tất sơn chúng vào năm 2030. New York cũng được xem là dẫn đầu thế giới về những cố gắng tạo dựng một hệ thống thực phẩm bền vững. Một liên hiệp các nhà tích cực láng giềng căn bản rộng rải, công lý xã hội và các nhóm đề xướng thực phẩm, làm nối kết các nông dân vùng quê với các chợ thành phố, trồng trọt canh nông thị trấn, tạo các tiện nghi làm compost rác thanh phố đại trà và nới rộng hợp tác xã thực phẩm và các chương trình vươn xa tới các cư dân các vùng lợi tức thấp kém, đặc biệt xuyên qua các thực phẩm cho trường học và sau khi đã rời trường .
Các thành phố Việt Nam: Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẳng, Cần Thơ… nghĩ sao ?
( Chiếu theo Khám Phá - Discover , số các tháng 7- 8 năm 2013)
( Irvine , Nam Ca Li ngày 24 tháng 6 năm 2013 )