Photo Tour Theo dấu người tình, Phần 2.
Từ Milan đến Tokyo
(Hình ảnh tham khảo cho cuộc thi ảnh hành trình Theo dấu người tình)
Tư liệu được cung cấp bởi BTC cuộc thi
Dưới đây là những bức hình ghi lai hành trình của Roberto Patrignani trên chiếc Vespa từ Milan đến Tokyo vào năm 1964. Roberto Patrignani (1935 - 2008) đã sử dụng chiếc Vespa 150 cho chuyến du ngoạn khám phá từ Tây sang Đông của mình. Những hình ảnh của chuyến đi lịch sử này sẽ gọi phần nào cảm hứng sáng tạo cho các bạn trên hành trình sắp tới của chúng ta : Khám phá lại Đồng bằng sông Cửu Long theo dấu Người tình.
Chùm ảnh Vespa trên đường thiên lý chụp tại Iran:
He he,năm 1964 này tui chỉ mới học lớp Đệ Ngũ thôi, còn đến trường bằng chiếc xe đạp còi! Bây giờ, trên 60 tuổi mới "quởn" đi rong với "Người Tình" mấy chục năm, nhiều đọan đường vắng, xuyên rừng chỉ có 2 người, thật lạnh cẳng! Nhìn quý vị này đi có bầy đoàn, vừa vui vừa an toàn; nhưng chắc chắc không "cảm giác" lắm! Thật ra tụi tui đi cũng giống như ...điếc không sợ súng!
Trích:
"L’amant (Người tình): một trong những bộ phim Pháp ăn khách nhất tại thị trường thế giới, và cũng là bộ phim phương Tây đầu tiên đến quay tại Việt Nam. Đây chỉ là một câu chuyện tình, dựa trên bối cảnh gợi nhớ Đông Dương thời thuộc địa những năm đầu thế kỷ 20, nhưng được thực hiện hoành tráng mang tầm vóc sử thi.
Từ tác phẩm best - seller đến kịch bản điện ảnh
Bộ phim Người tình dựa theo cuốn tiểu thuyết tự truyện cùng tên của nữ văn sĩ Marguerite Duras, đoạt giải văn chương Goncourt năm 1984, được dịch ra 43 thứ tiếng và là tác phẩm bán chạy nhất tại Pháp của Duras (2,4 triệu bản). Tiểu thuyết kể về tình yêu cuồng nhiệt và sự đam mê thể xác của chính mình, khi mới 15 tuổi rưỡi, với một thanh niên người Hoa giàu có, lớn hơn bà 12 tuổi. Câu chuyện xảy ra vào cuối những năm 1920 tại Sài Gòn, Đông Dương.
Đạo diễn kiêm nhà sản xuất danh tiếng Claude Berri đã nhanh chóng mua bản quyền cuốn sách để dựng thành phim nhưng không làm đạo diễn mà giao lại cho Jean-Jacques Annaud – một đạo diễn đang được thế giới điện ảnh chú ý với những bộ phim hết sức ấn tượng như: Cuộc chiến giành lửa, Con Gấu, Tên của hoa hồng. Annaud đọc cuốn tiểu thuyết và phản ứng đầu tiên của ông là từ chối. Như ông tâm sự: “Tôi rất thích ngôn ngữ của Duras, đó là một ngôn ngữ rất phù hợp với điện ảnh. Những lời văn có thể chuyển thành lời thoại một cách rất nhẹ nhàng. Nhưng bà ta là một tên tuổi quá nổi tiếng, tôi không muốn làm việc với một tác giả mà thừa biết rằng, rất khó có thể cùng cộng tác làm việc”. May sao, “cuối cùng, tôi nhận lời, bởi vì L’amant là câu chuyện rất đặc biệt. Một câu chuyện nhỏ về một tình yêu lớn, nó giúp tôi được hòa mình vào bản sonate lãng mạn trên nền bản giao hưởng – Đông Dương thời thuộc địa”.
Để hoàn thiện kịch bản, Annaud nhờ cậy nhà biên kịch Gérard Brach – người mà theo lời Annaud – một nhà biên kịch hiếm hoi trên thế giới, có thể viết lời cho hình ảnh một cách tuyệt vời, có khả năng hình dung được những gì sẽ được thấy trên phim và kịch bản do ông viết gần như một bộ phim hoàn chỉnh. Brach cố gắng giữ lại cấu trúc và giọng điệu văn chương nguyên thủy của nguyên tác tiểu thuyết. Không ai trong số các nhân vật chính có tên, họ chỉ được gọi là “Cô gái” và “Người đàn ông” trong danh sách giới thiệu nhân vật. " (Nguồn : tác giả Bá Vũ, phuot.vn)
Tôi đã may mắn đi ngang Bò Ót, Thốt Nốt, khi đó là tỉnh Hậu Giang, thấy đoàn làm phim với hàng chục chiếc xe ca, xe tải chuyên dùng, đang "đóng quân" trên khoảng đất trống cạnh chợ, phía tay trái hướng từ Long Xuyên xuống. Tôi cũng may mắn nhìn thấy Jane March, che dù trắng đang đi bộ vượt cầu Bò Ót, có lẽ cô vừa đóng xong 1 cảnh quay, rồi trở về đoàn. Xin nhắc lại, Nhà văn Sơn Nam được mời làm cố vấn cho những cảnh quay ở Việt Nam, trong đó Ông đã chọn bến sông phía trước nhà thờ Bò Ót, làm cảnh quay bến phà Mỹ Thuận(trong chuyện không nói rõ tên bến phà). Người ta đã đổ hàng tấn đất đỏ lên con đưởng nhỏ dẫn xuống bến sông. Tôi thấy chiếc xe khách Renault cũ kỷ với mấy bội gà lóc nhóc trên mui...rất ư là thời thuộc địa! (Xin xem thêm "Ký sự bến phà" của Doigiaymoi)
Nhà thờ Bò Ót không lớn và đẹp như các nhà thờ xưa nằm trên đường xuống Trà Vinh, nhưng cái vẻ cổ xưa cùng cái nét thôn dã chung quanh đã không thóat khỏi cặp mắt nhạy bén của Ông Già Nam Bộ! Rất tiếc,nhà thờ nay đã sửa lại hoàn toàn, hiện đại, to lớn và...dĩ nhiên mất rồi cái hồn của quá khứ, mà tiền không mua lại dược!
Vàm Cống là quê tôi, nên Phà Vàm Cống quá quen thuộc với tôi. Tôi xin góp ý về cái vụ bến phà trong Phim, như sau:
1/Mẹ của tác giả là hiệu trưởng một trường tiểu học ở Sa Đéc, nên khi đi Sài Gòn, tác giả phải qua Bắc Mỹ Thuận. (Rất tiếc,khi viết lại quyển Người Tình, tác giả nói đi ngang “phà giửa Sa Đéc và Vĩnh Long” nhiều người ngộ nhận là phà nối liền Sa Đéc và Vĩnh Long, có thể tác giả quên, nên không nói rõ đó là Phà Mỹ Thuận, điều này có thể hiểu, vì là lâu quá, tác giả không nhớ, khi viết cũng không ngờ tác phẩm lại quá nổi tiếng và đưa tới việc chiếm giải thưởng lớn).
2/Nhà văn Sơn Nam được mời làm Cố vấn trong phim, Ông đã chọn Nhà thờ Bò Ót làm bối cảnh bến phà, nơi đó Jane March, mua miếng chuối chiên, ăn trước khi xuống phà. Còn cảnh chiếc phà băng ngang sông với khói đen cuộn ra sau thì tôi không biết quay ở đâu, (sau này theo Bá Vũ thì Ông Sơn Nam chọn phà Cát Lái). Tôi may mắn có đi ngang qua Bò Ót khi đoàn phim đang thực hiện các cảnh quay. (Xin xem bài Ký sự bến phà trên mục nói chuyện bằng hình ảnh,phuot.vn)Xin lưu ý các bạn, nhiều khi trên phim, một cảnh chỉ xuât hiện khoảng 1 phút thôi, nhưng các phim "lớn" thường mất rất nhiều ngày để thực hiện, vì thế mà các phim này thường tốn rất nhiều chi phí. Nhà văn Sơn Nam cũng đở khổ (Theo lời Ông tâm sự), khi làm cố vấn cho phim này.
Ngày 08-5-2013, tôi có mặt ở số 374 Nguyễn thị Thập, Quận 7, để dự một buổi off line, nhận máy ảnh và nắm thông tin liên quan chuyến đi.
LỊCH TRÌNH CHƯƠNG TRÌNH FOTO TOUR
THEO DẤU NGƯỜI TÌNH
NGÀY 9-12/5/2013
Ngày Thời gian Nội dung Ghi chú
9/5/2013
06h00 – 06h30 Tập trung tại điểm tập kết khu vực Q1 hoặc Q3. Chi tiết thông báo sau
06h30 – 09h00 TP. HCM – Mỹ Tho Ăn sáng tại Mỹ Tho (70km)
09h00 – 11h30 Mỹ Tho – Phà Đình Khao – Cù lao An Bình (50km)
11h30 – 14h00 Ăn trưa, nghỉ trưa tại Cù lao An Bình
14h00 – 15h30 Cù lao An Bình – Phà An Bình – Vĩnh Long – Chùa Phước Kiển – Sa Đéc (30km)
15h30 – 18h00 Chụp ảnh lò gạch tại Sa Đéc, hoàng hôn trên sông
18h00 – 20h00 Di chuyển về khách sạn, ăn tối
Buổi tối Tự do tham quan thị xã Sa Đéc, giao lưu, nghỉ ngơi
10/5/2013
07h30 – 07h30 Ăn sáng tại khách sạn
07h30 – 10h30 Tham quan chụp ảnh tại chợ Sa Đéc, nhà cổ Huỳnh Thủy Lệ, chùa Minh Hương, chùa Kim Huê, làng hoa kiểng
10h30 – 14h00 Ăn trưa, nghỉ trưa, trả phòng khách sạn
14h00 – 17h00 Sa Đéc – Cần Thơ, chụp ảnh trên đường đi, ghé vườn cò Bằng Lăng (60km)
17h00 – 18h00 Chụp ảnh hoàng hôn bến Ninh Kiều hoặc cầu Cần Thơ
18h00 – 20h00 Nhận phòng khách sạn Cần Thơ, ăn tối (hoặc sang Cồn Ấu ăn bánh xèo Mười Xiềm nghe đờn ca tài tử)
Buổi tối Tự do tham quan, giao lưu, nghỉ ngơi
11/5/2013
05h30 – 07h00 Tham quan chụp ảnh chợ nổi Cái Răng
07h00 – 08h00 Ăn sáng tại khách sạn, trả phòng
08h00 – 11h30 Cần Thơ – Trà Ôn – Ao Bà Om – Trà Vinh Chụp ảnh các chùa Khơme (80km)
11h30 – 14h00 Ăn trưa, nhận phòng khách sạn Thanh Trà, nghỉ trưa
14h00 – 17h00 Chụp ảnh tặng người dân tại Trà Vinh (khu vực Ao Bà Om – chùa Angkorajaborey)
17h00 – 19h00 Ăn tối tại Trà Vinh
Buổi tối Tự do tham quan Trà Vinh, giao lưu, nghỉ ngơi
12/5/2013
07h00 – 08h00 Ăn sáng tại khách sạn
08h00 – 11h00 Trà Vinh – Phà Cổ Chiên – Giồng Trôm – Bến Tre (60km)
11h00 – 14h00 Ăn trưa tại Bến Tre, nghỉ trưa tại cù lao Thới Sơn (10km)
14h00 – 15h00 Cù lao Thới Sơn – Mỹ Tho, chụp ảnh cầu Rạch Miễu, chùa Vĩnh Tràng
15h00 – 17h00 Mỹ Tho – TP.HCM, kết thúc chuyến đi (70km)
|