Danh lam thắng cảnh, khai thác các tài nguyên Đồng Tháp , phát triễn thương mãi , du lịch dịch vụ ngày nay và tương lai
Nhờ thanh bình trở lại, ít nhất là sau năm 1979, tỉnh Đồng Tháp đã có thể thực thi các dự án phát triễn trên cả ba lảnh vực nông nghiệp, du lịch – dịch vụ – thương mãi, công nghệ -xây cất, những thời trước thường bị gián đọan vì nội chiến hay chiến tranh biên giới. Tỉ như chương trình khẩn hoang lập ấp đào kinh ( như kinh Đồng Tiến ) rửa phèn, chống lũ Đồng Tháp Mừời .., tại Hồng Ngự – Kiến Phong… dự trù năm 1957 , nới rộng thêm chương trình định cư Cái ( Cai ) Sắn phía biên giới ngập lũ Miên Việt Đồng Tháp Mười, đã bị gián đọan 3 năm sau. Đáng kể trước hết ngày nay là phát triễn ngành du lịch sinh thái, tham quan các địa điểm lịch sử văn hóa – văn minh, nhân sinh kim cổ (Ốc Eo, các chúa- vua nhà Nguyễn Phước khai khẩn vùng “đồng chua nước mặn” chế ngự “nữa mùa nắng cháy, nữa mùa nước ( lũ ) dâng”… ) Đồng Tháp , một số ghi ra sau đây :
* Gáo Giồng là một Đồng Tháp Mười thu nhỏ, một vùng du lịch sinh thái thiết lập tháng 3 năm 2003, ở thôn 6 xã Gào Giồng , huyện Cao Lảnh tỉnh Đồng Tháp, cách trung tâm thị xã Cao Lãnh 20km. Đây là một phong cảnh đẹp đẻ, yêu kiều. Từ Cao Lãnh, du khách đến đây theo con đường quốc lộ 30 là quốc lộ nối với quốc lộ 1, dọc theo sông Tiền vượt Hồng Ngự qua biên giới Cam Bốt rồi đến quốc lộ 1 Căm Bốt gần thị trấn Banam để đi đến Phnom Penh hay rẽ đường lên phía Bắc đến thị trấn Pray Veng. Vùng ốc đảo xanh này chia ra làm 4 khu có 70 km kinh và 20 km đê bao ngạn. Khu rừng sát – mangrove forest Gào Giồng chiếm 1700 ha, gồm luôn cả 250 ha rừng nguyên sinh – primitive forest hoang dã. Đứng trên đài quan sát giữa vùng sinh thái, du khách sẽ nhìn thấy theo tầm mắt chim bay một viễn cảnh trũng Đồng Tháp Mười rộng lớn, đã được phản ảnh ở phim Việt nổi tiếng “ Cánh Đồng Hoang” nghệ sĩ Hồng Sến đạo diễn và nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết kịch bản. Trên xuồng ba lá nhỏ, các nữ du kích cũ, mặc áo bà ba khi chèo, khi chống sào nơi nước cạn, giữa các kinh mương chằng chịt qua lại rừng tràm, du khách sẽ đến một khu vườn bảo vệ chim muông ai cũng phải buộc ngừng xuồng trông nhìn. Thăm viếng vườn bảo vệ chim, từ sáng sớm tinh sương hay lúc hòang hôn, du khách sẽ ngạc nhiên về những đàn hàng ngàn chim chóc sống động và nhộn nhịp inh ỏi, bay lượn quanh một góc rừng. Nay vườn đã kiểm kê được 200 lòai ( trong số 900 lòai khắp nước ) và rất nhiều lòai đã ghi danh ở Sổ Đỏ Việt Nam và Thế giới. Tỉ như Ô Tắc họ Otitidae, Nhạn điểm và Giáng Sen Mycteria leucocephala. Vườn cũng là nơi sinh sống cho vài tá Trích Mồng đỏ, vịt huýt- whistling duck, vịt trời- wild duck và hàng ngàn cò trắng – white egret . Cho nên vùng đã được xem là sinh thái cò trắng lớn nhất Đồng Tháp Mười. Gáo Giồng cũng nổi danh là nơi tràn đầy thủy sản đáng kể là cá tra – cà vồ snakehead , cá rô đồng Anabas, cá thát lát họ Notopridae và nhất là cá Rohu ? hồ cạn miền Tây Cam Bốt. Đặc biệt xinh đẹp như một bức tranh vào mùa nước lũ, Gào Giồng là một cánh đồng hoang ngũ sắc, ít thấy trên thế giới: hoa vàng vàng cây điên điển Sesbania sesban, hoa bông súng đỏ water lily, hoa tím cây tử vi , bách nhật hồng crape myrtle, màu hồng hoa sen lotus Đồng Tháp và màu xanh cây rừng tràm, rừng sát.
*Căn cứ Kháng chiến Xẻo Quýt nay đã phục hồi 20 ha rừng tràm, làm thành một địa điểm du lịch sinh thái và nhân sinh miền Nam. Xẻo Quýt nguyên là một rừng tràm mênh mông thuộc Đồng Tháp Mười và vùng U Minh. Dù đã bị tàn phá nặng nề, năm 1975 vẫn còn hơn 100 000 ha rừng ngập nước ở các tỉnh Long An, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Như đã nói trên, rừng tràm là một nơi hấp thu, dự trữ nước ngọt chống lại nước mặn thủy triều cường xâm nhập và phèn trồi lên mặt đất, điều hòa ẩm độ vào mùa khô. Kinh mương chằng chịt, phần lớn thiết lập từ đầu thế kỷ thứ 20, đã trở thành những đường chuyên chở giúp dân gian địa phương khẩn hoang, trồng lại rừng và chống lữa cháy rừng. Lúc đó, khai thác phát triễn văn hóa, xã hội kinh tế rừng tràm đựợc khuyến khích, liên kết đến lịch sử quốc gia khai khẩn đất phèn hoang vu và bảo vệ đất nước. Tên khoa học của tràm, trước gọi là Melaleuca leucadendron, nhưng G S Phạm Hòang Hộ cho biết là lòai M . leucadendron không có ở Việt Nam, chỉ có ở Úc, Tân Ghi Nê và Molucca, đổi tên là M. cajuputi( tên Anh là cajeput tree, paper bark tree, Niaouli, tên Pháp là cajeputier, essence de Niaouli) . Nay có người gọi tên là Melaleuca quinquenervia hay giữ tên củ là M. leucadendron . Đây là một đại mộc cao 8- 12m, bề ngang tán khỏang 7m, lá luôn luôn xanh hình thuẩn dài 5- 10cm và tàn cây khá rậm rạp. Hoa trắng vàng vàng, mọc thành cụm dài 2- 10 cm , nở hoa vào tháng 6 tháng 8 , trái là một nang quả – capsule, hột nâu cứng. Năm đầu khi mới trồng cần 4 tháng có đủ nước, năm thứ 2 hai 3 tháng và năm thứ ba chỉ 2 tháng. Ít cần săn sóc, chỉ cần xen tĩa cắt cành đôi chút hàng năm. Chịu đựng khô hạn, thóat thủy kém, mọc trên bất cứ lọai đất nào, chịu gió thổi mạnh hay gió lạnh, khói mù sương …. Thích sống dưới ánh nắng mặt trời. Ít nhạy cảm môi trường hơn là các loài Melaleuca khác, nhưng khi mới trồng bầu cây con vẫn cần săn sóc, nhất là tránh làm bể bầu. Đặc biệt kháng bệnh cây, sâu bọ và hút dẫn nhiều chim muông. Lá tràm rất thơm và chưng cất cho tinh dầu màu lục. Hình như ngày nay ở đất phèn nặng và điều kiện phong thỏ khác khó khăn: ngập nước , thoát thủy kém… đã phổ biến các giống lòai khuynh diệp đỏ Eucalyptus camaludensis, tên Anh là Murray red gum, River red gum… , một đại mộc cùng họ Myrtaceae với lòai Tràm, nguồn gốc Úc Châu, nhưng mọc cao hơn đến 45m, thân ngay, to đến 1.5 m, vỏ già xám nâu, dễ tróc vỏ, nhánh non vuông, lá mốc mốc dài đến 12- 30cm… Rừng tràm khi ngập nước đỏ nâu là một nơi sinh sống lý tưởng cho nhiều lòai chim, và thú rừng hoang dã, đặc biệt của rừng nhiệt đới. Gỗ tràm vừa có thễ dễ uốn cong,vừa kháng được hư thối, thường được dùng xây cất và làm cọc cho tầng hầm, nền móng: cho nên hay bị khai thác bừa bải ở nền kinh tế thị trường ngày nay. Hơn nữa, vào mùa khô, cây tràm dễ cháy. Vụ lữa cháy rừng tràm, năm 1984, đã tiêu hủy hàng nghìn ha rừng tràm, làm tai hại sinh thái địa phương.
* Vườn Chim (công viên ) Tam Nông ở huyện Tam Nông, diện tích 8000 ha và 53 km lối mòn tham quan. Còn gọi là Công viên Quốc Gia Tràm Chim- Tràm Chim National Park . Từ tháng 8 đến tháng 11, vào những ngày triều cường nhất -highest tide du khách có thể dùng thuyền máy – motorboat đi xuyên qua rừng hoa lá và các cây tràm xanh dương lục , Tràm Chim được mệnh danh là Ốc Đảo Xanh – Green Island, một thắng cảnh vùng ngập lũ thiên nhiên điển hình Đồng Tháp Mười. Tràm Chim là nơi cư trú nhiều lòai thực vật cây cỏ đất nước và gần 200 lòai chim nước, thủy điểu – water birds , tính ra chiếm đến khỏang ¼ các lòai chim đã kiểm kê, định danh ở Việt Nam. Đáng kể nhất là các sếu đầu đỏ – red head cranes, một trong 15 lòai sếu thế giới bị nguy hiểm tuyệt tích. Được biết là có đến 60% sếu đầu đỏ Việt Nam cư ngụ ở Công viên Quốc gia Tràm Chim. Sếu đầu đỏ là lòai chim cao nhất thế giới, rất nhiều con cao, gần 2m. Lông xám mềm mại, cẳng dài và cổ dài. Chúng cất bước chầm chậm và mở rộng đôi cánh khi bay cao. Tiếng sếu kêu rất to, mạnh mẽ và nghe được cách đó 2- 3 km, nhờ sếu có một khí quản – windpipe tạo ra tiếng vọng dội như là một ống kèn thổi vậy đó. Các nhà khoa học cho biết sếu đầu đỏ xuất hiện trên thế giới đã 60 triệu năm nay, thời các khủng long ? bò sát khổng lồ- giagantic reptile và sống khắp 5 châu. Tràm Chim cũng chứa nhiều lòai chim đặc biệt khác, tỉ như vịt trời cánh trắng và bồ nông – pelicans. Từ cuối tháng chạp đến đầu tháng năm, những đàn sếu trở về lại Tràm Chim sinh sống, sau khi di cư tránh mùa nước lũ. Chúng bay lượn trên các ngọn cây tràm, tạo ra một cảnh ngọan mục. Tham quan công viên Tràm Chim lúc đó, giúp cho du khách hưởng thi vị một cảnh trời xanh đẹp đẻ, sông kinh mương và rừng tràm. Hàng trăm lòai chim khác như cò- storks, le le ( mòng két ) – teals, chim lặn – grebes, diệc – herons và vịt trời đậu trên cành cây tìm ăn. Tràm Chim cũng được xác nhận là một nơi có cây cỏ thiên nhiên vùng trũng Đồng Tháp Mười, rừng tràm mới tái tạo tuổi 10 – 18 năm, nhiều lòai hoa sen ( trắng , hồng, nữa trắng nữa hồng), hoa cây súng, lúa ma và hoa bìm bìm nước – water morning glory. Đầu năm 1999, chánh quyền chánh thức công nhận Công viên Quốc gia Tràm Chim. Tháng 5 năm 2012, Công Viên Tràm Chim được ghi vào danh sách một vị trí Ramsar ( Tổ chức Quốc tế Đất Ẩm ướt – Wetland , giúp đở 2000 vị trí đất ẩm ướt thế giới) thứ tư của Việt Nam, sau Xuân Thủy ( tỉnh Nam Định ), Bầu Sâu ( Cát Tiên tỉnh Đồng Nai) và Ba Bể ( tỉnh Bắc Kạn). Những vị trí Ramsar nước nhà kế tiếp có thể là Mũi Cà Mau, Láng Sen và U Minh Thượng.
*Gò Tháp là một vùng cổ tích, ở xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, cách huyện lỵ 11 km và cách thị xã Cao Lảnh 43 km về hướng Tây Nam. Muốn đến Tháp Mười phải đi từ Mỹ Tho về phía Tây trên quốc lộ 1A, chừng 11km đến ngã ba đường rẽ nhỏ hướng Bắc dẫn tới làng Mỹ Cảnh. Một đường nhỏ khác cách Mỹ Tho chừng 20 km cũng dẫn tới làng Mỹ Cảnh. Nơi đây có một con đường khác đưa đến Tháp Mười cách Mỹ Cảnh khỏang 18km về hướng Tây. Cổ Tích Gò Tháp biết rỏ nhất là Mộ Đốc Binh Kiều, Tháp Cổ Tự, Miếu Minh Sử, Điện thờ Bà Chúa Xứ và Gò Tháp Mười. Các nơi này biểu hiện giá trị lớn văn hóa, lịch sử miền Nam Việt Nam. Tháp Cổ Tự cách gò Tháp Mười 100 m về phía Bắc. Tháp Cổ Tự được vua Thiệu Trị sai xây dựng năm 1841- 1842, nguyên là nơi có một đền thờ Chân Lạp ( ? ). Cách đây 2000 năm Gò Tháp là môt khu cư ngụ đông đúc; các nhà khảo cổ ( 1984, 1993) tìm thấy ở Gò Tháp nhiều di vật thời văn minh Ốc Eo. Năm 1932, nhà khảo cổ trứ danh Pháp Parmentier, đọc chữ Phạn khắc trên mấy bia đá nứt nẽ, tan tác ngổn ngang … cho biết đây là cái tháp thứ 10 trong số mười cái tháp vua chúa Thủy Chân Lạp dựng lên. Tháp Mười làm tòan bằng đá xanh trên một gò cát. Trước Tháp Mười là một tượng đá sư tử và trụ đá lớn cự thạch hình dạng Linga ( Dương vật ) , tượng trưng thần Siva- Bhadresvara ở tôn giáo Ấn Độ và cũng tượng trung cho sự sinh thành, sinh tồn, truyền giống. Còn Linga và Yoni ( Âm vật ) ở Bảo tàng viện Quốc gia Sài Gòn hợp lại là để tượng trưng sự sinh thành của vũ trụ; không rỏ có tìm thấy Yoni ở Gò Tháp không ? Gò Tháp đã được phép Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch xây cất một khu du lịch sinh thái với nhiều cơ sơ tiêu khiển, một tháp 10 tầng hình hoa sen- lotus culinary tower , trình bày cách nấu ăn đặc thù Đồng Tháp : cá tra nướng chấm nước mắm gừng, Ốc bưu hấp hương vị Đồng Tháp, canh chua nấu bông điên điển, cơm gạo lúa trời trên mặt trải những nữa hột sen đã lấy tim, bọc lá sen v.v.. Đáng khuyến khích thêm là Lễ hội- Festival Gò Tháp mỗi tháng 3 và tháng 11 âm lịch hàng năm trình diễn ca kịch, nhảy múa điển hình văn hóa, nghệ thuật Đồng Tháp…
* Làng hoa Tân Quí Đông – Flower Gardens cách Sa Đéc chừng 3 km là một trong những làng trồng hoa lớn nhất nước, rộng gần 300 ha, mỗi năm sản xuất hơn 12 triệu lọai hoa cây kiểng đủ lọai bán khắp nước và xuất khẩu, góp phần không nhỏ vào lợi tức GDP tỉnh nhà, đặc biệt là cúc, vạn thọ, thược dược, huệ hương, mồng gà, ớt kiểng, hoa hồng xứ nóng nổi tiếng trong nước, ngay cả nhiều lọai hoa lay yơn … nay thêm sản xuất và xuất khẩu các lọai lan nhiệt đới. Trước đây hoa Tân Qúi Đông chỉ để bán hoa kiểng ở các buổi chợ Tết TP HCM , nay cung cấp hoa cho làng mai Thủ Đức, làng hoa Gò Vấp bị sức ép đô thị hóa , giá đất cao không đủ làm nông nghiệp , nguồn nước bị ô nhiễm tưới cây không tốt, dùng nước máy không có phù sa cho hoa phát triễn mạnh mẽ, lành hoa Sa Đéc nay áp dụng kỷ thuật lai giống di truyền sinh học tiên tiến, cung cấp hàng ngày hoa kiểng cho các điểm bán hoa kiểng khu chợ hoa đường Thành Thái, làng mai Thủ Đức, làng hoa Gò Vấp có khi còn canh tranh thắng lợi bán ra cây kiểng làng Cái Mơn ở thị trường bonsai kiểng thú, kiểng nai: sung, si, khế, bùm sụm, tắc, cau, mai … cung cấp đủ lọai cây xanh cho thư phòng, cho các quán cà phê cây xanh, công viên hoa viên tư nhân , những nhà vòm cây xanh trang trí… hay sẽ thiết lập tương lai các nhà kiếng điều hòa không khí, trồng kiểu thủy sinh – hydroponics sản xuất thêm hoa hồng xứ lạnh cho các tiệm các tỉnh khác, cho Sài Gòn hay ngọai quốc và tiến mạnh hơn nữa về sản xuất các cây cỏ làm thuốc Nam , thuốc Bắc, như ở Trung tâm Khảo Cứu Thuốc Nam của ông “Ba Đất Phèn” nơi thử nghiệm 19 giống tràm cajeput, một số chỉ có ở đây : tràm gió , tràm trà ? v.v… Cũng như không quên ngừng lại xem các vườn cây trái đặc hửu tỉnh nhà: vườn xòai Cao Lảnh, vườn quýt Lai Vung, vườn nhãn Châu Thành , vườn bưởi Phong Hòa ra trái quanh năm;nay diện tích tổng cọng là 30 000 ha và mức sản xuất trên 150 000 tấn một năm.
Hướng phát triễn thương mãi, du lịch dịch vụ tương lai cho đến 2020 – 2030, mau hay chậm tùy thuộc cải thiện giao thông như nâng cấp hay xây dựng đường bộ đến tiêu chuẩn cấp II đổ bê tông và trải nhựa ; như các quốc lộ số 30 , 54, 80 và xa lộ HCM , đường N1 ( con đường di chuyễn các thời kháng chiến ?, phải đợi mùa khô năm mới dụng binh được để trả đủa Khmer Đỏ tấn công các tỉnh ĐBSCL ) , xa lộ Cần Thơ -TP HCM , tiến tới đường Cao Lãnh – An Hửu , các quốc lộ 30B và 80B . Đáng mừng là năm 2010, Chánh phủ Úc thời bà Julia Gillard làm thủ tướng, đã cung cấp ngân khoản( có ,sự đóng góp thêm của Hàn Quốc – Nam Hàn – Ngân hàng phát triễn Á Châu -ADB xây dựng hai cầu cáp treo cao ở Cao Lảnh và Vàm Cống , dài 5000 m, có 25 km đi vào và các đường nối giữa hai cầu , trị giá 160 triệu đô la Úc , 10 năm sau khi Úc đã làm xong cầu Mỹ Thuận. Hai cầu này thực hiện xong năm 2015? , sẽ cải tiến giao thông có 170 000 đi hàng ngày , tăng cường tỉ lệ tăng trưởng kinh tế , thương mãi và giảm nghèo cho 5 triệu dân Đồng Tháp , An Giang và Cần Thơ. Về phần tỉnh lộ nâng cấp để đạt tiêu chuẩn cấp III rộng 9m và trải nhựa . Trong thời gian 2011 – 2015 nâng cấp các tỉnh lộ DT 842, DT 853 và vào thời gian 2016- 2020 nâng cấp DT 841, DT 844 và1 DT 854 . Về đường sông , vét và đào sâu thêm 5 đường chánh nối với các tỉnh Châu thổ sông Cửu Long, đặc biệt ở hai sông Tiền và sông Hậu thiết lập các cảng tàu trọng tải 5000 tấn có thể cập bến và các nơi khác, các tàu ghe thuyền trọng tải 200 – 600 tấn cập bến được .
Thiết lập khu kinh tế rộng lớn hơn ở biên giới Miên Việt , diện tích là 31 836 ha năm 2013 ở 3 huyện chỏ tỉnh Hồng Ngự , hai huyện Hồng Ngư và Tân Hồng , chắc chắn sẽ bổ sung phát triễn thương mãi- du lịch – dịch vụ ngòai phát triễn kinh tế , công nghệ xây cất và nông nghiệp thị trấn. Nay ở các vùng kinh phat triễn kinh tế đã có hai cửa khẩu quốc tế là Thượng Phước ( huyện Hồng Ngự ) và Đình Ba (huyện Tân Hồng ( ngòai 5 của khẩu thứ yếu ( Bình Phú , Binh và Đồn Á châu – Asia Đon …). Đường đến các cửa khẩu cả đường bộ lẫn đường sông rất thuận tiện và chỉ cách TP HCM 180 km, Nam Vang – Pnom Penh 100km. Cầu Đình Ba bắt ngang qua hai bờ Sông Tiền cũng rất thuận lợi cho thương mãi và chuyễn vận hàng hóa giữa hai quốc gia.
Mức phát triễn GDP trong các năm 2010- 13 đã đạt 13 % một năm, nông nghiệp tăng 6% một năm , công nghệ xây cất 19.5 % một năm và thương mãi dịch vụ 15 % . Hy vọng vào năm 2015 thành phần nông nghiệp là 37% GDP, công nghệ – xây cất là 30% và thương mãi dịch vụ là 33 % . Năm 2020, dự tính nông nghiệp chỉ còn 28.5 % , công nghệ xây cất lên 36 .5 % và thương mãi – dịch vụ 35 % . Hy vọng đạt GDP mỗi đầu người năm 2015 là 1500 đô la Mỹ – USD và năm 2020 là 2900 USD . Xuất tỉnh sẽ lên đến trị giá 650 triệu đô la năm 2015 và 1350 triệu đô la năm 2020.
Nông nghiệp
Đồng Tháp là tỉnh đứng thứ 3 về mức sản xuất lúa gạo, sau Kiên Giang và An Giang . Diện tích trồng lúa là 462 042 ha từ năm 2002, tăng thêm trên 60 000 ha so với diện tích trồng lúa cả năm là 361 000 ha năm 1995 . Mức sản xuất xuất lúa cả năm đã trên 2, 800 000 tấn năm 2012, tăng hơn 600 000 tấn so với năm 2002 chỉ mới đạt 2 159 000 tấn. Đồng Tháp chỉ trồng 2 vụ lúa một năm vụ hè – thu ( tháng 4 – tháng và vụ đông xuân ( sạ tháng 11- 12 và thu họach tháng 2- 3 ) . Vụ lúa mùa mưa, trước đây là lúa nổi – floating rice ở Đồng Tháp rất nổi tiếng vào thời Pháp thuộc ( sạ tháng tư , thu họach từ tháng 10 -11 đến tháng 1- 2 năm sau ) đặc biệt ở vùng Hồng Ngự đã hòan tòan bị bải bỏ ( thống kê còn ghi 31000 ha lúa mùa – lúa nổi năm 1995 ở tỉnh nhà và không còn ghi nữa các năm sau ), thay bằng các vụ lúa sớm mới năng xuất cao lúa hè – thu và thu- đông, kiểu lúa Thần Nông sớm hơn giống IR 8 cũ của cuộc Cách Mạng Xanh phát động các năm 1967- 78 ở ĐBSCL năng xuất 4- 5/ha thay vì 1-1. 5 tấn /ha. Sản lượng lúa gạo Đồng Tháp còn có thể tăng thêm những năm tới nếu thay đổi phương cách lịch trình canh tác lúa hiện hửu, sạ lúa Đông -Xuân sớm hơn để thu họach lúa Hè-Thu hòan tất trước khi lũ đến. Lúa Đông Xuân cũng có năng xuất cao hơn , 6-8 tấn /ha ( tuơng lai có thể 9- 10 t/ha hay hơn nữa, với giống lai tân tuyễn, chu kỳ C4 như bắp và tàn – kiểu lá mọc có tỉ số hấp thu ánh sáng lớn hơn nữa v.v… ) vì là lúa tưới tiêu mùa nắng số giờ nhật chiếu nhiều hơn. Những cải thiện này lẽ dĩ nhiên tùy thuộc hệ thống sông rạch kinh mương , đê điều vùng dưới – down stream ( châu thổ sông Cửu Long ) khi lũ cao đến, đê điều vùng trên – upstream ( của hạ lưu sông Cửu Long ở Thái Lan , Lào , Tây Nguyên, Bắc Căm Bốt … ) có thể tăng thêm mực nước vùng thấp và tăng tốc độ dòng chảy các sông rạch kinh, gây xói mòn lỡ bờ…
Một thành công khác, ngòai lúa gạo, ở tỉnh Đồng Tháp là phát triễn thủy sản nước ngọt, đặc biệt là nuôi cá tra sọc( cá swai, sutchi ) Pangasianodon hypophthalmus một lọai cá trê( mèo ) da trơn – catfish và tôm càng xanh blue –legged prawns Macrobrachium rosenbergii. Diện tích nuôi thủy sản ở tỉnh nhà nay đã đến 5 285 ha, nông dân nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa vào mùa nước lũ và cá tra da trơn trong lồng lưới trên nhà dọc sông Tiền và sông Hậu. Nuôi cá tra sọc swai, cá bông lau Pangasius boncourti chỉ mới khởi sự từ cuối thập niên 1960 ở ĐBSCL, nhưng năm 2005, tỉnh Đồng Tháp đã sản xuất được 60 000 tấn cá tra, cá bông lau, đứng hàng thứ ba đất nước sau An Giang 119 000 tấn và Cần Thơ- Hậu Giang 90 000 tấn . Năm 2012, Đồng Tháp cung cấp trên 290 000 tấn cá trong đó cá Pangasius chiếm 256 400 tấn và gần một ngàn tấn tôm càng xanh. Hai lọai có thể phát triễn thêm ở Đồng Tháp là cá rô phi điêu hồng – red tilapia ( đáng lưu ý là nay có giống vi – fins to, thay thế vi cá mập ? ) giống tôm thẻ chân trẳng ? Điểm đáng nêu lên là kỷ thuật nuôi cá tra, basa … Việt Nam hay Đồng Tháp rất ưu việt , năng xuất rất cao 300 một mùa một ao ( hay 500- 600 t một năm ) vào năm 2010 . Năm 2010, mức sản xuất Pangasius đã là 1 .140 triệu tấn cá ( 2 .5 tỉ cân Anh ) và năm 2012 là 1. 255 500 triệu tấn, trên tổng số diện tích cá da trơn là 5910 ha. Năm 2010 ,Việt Nam đã xuất khẩu 659 000 tấn cá Pangasius trị giá 1.43 tỉ đô la Mỹ . Nuôi cá Pangasius là một ngành tiểu nông, ngư trang nhỏ bé, thường nhỏ hơn 1 ha. Chỉ có một hai ngư trang Pangasius trên 40 ha. Theo tài liệu bộ Nông Nghiệp, năm 2010 Đồng Tháp có chừng 70 000 ha mặt nước có thể nuôi cá,nuôi tôm v.v… Chia ra làm 3 vùng : vùng 1 ở Lai Vung, Lấp Vò, Sa Đéc, Châu Thành có thể nuôi tốt tôm càng xanh; vùng 2 đất phù sa phía Bắc Sông Tiền nuôi tốt cá tra, cá basa và vùng 3 là vùng trũng Đồng Tháp Mười nuôi tốt nhiều lọai cá. Những khó khăn cho ngành nuôi cá, nuôi tôm ở Đồng Tháp, một số đã được giải quyết phần nào, là: ô nhiễm nước, sử dụng thuốc kháng sinh nhiều lọai bị cấm trên thế giới, thị trường chưa mở rộng được thêm nữa cho nên cung cấp cá có thể quá thừa thải ( nhất là khi vài nước như Hoa Kỳ đánh thuế trên cá da trơn để bảo vệ cá da trơn Mỹ, năm 2011?), nông dân thiếu tài sản để thế chấp vay tiền ngân hàng- nông tín , các nhà máy chế biến cá xuất khẩu hòan tiền mua cá chậm trễ …
Xây cất đô thị – thị trấn hóa phát triễn mạnh mẽ ở tỉnh Đồng Tháp sau chiến tranh .
Như đã nêu trên, Đồng Tháp dự trù đạt tỉ xuất 13 % mỗi năm mọi ngành cho thời gian 2011- 2015. Ngành công nghệ – xây cất cố đạt 19,5% trung bình mỗi năm các năm 2011- 2015 và 15.2% vào thời gian 2016- 2020. Hy vọng này không có gì làm quá đáng, GDP mỗi dân Đồng Tháp đạt 1500 USD năm 2015 và 2900 USD năm 2020 . Năm 2020, tỉnh Đồng tháp sẽ có 7 khu công nghệ tập trung và 32 cụm công nghệ, tổng diện tích là 4 626 ha, kể cả khu kinh tế cửa khẩu biên giới .Trong cơ cấu kinh tế năm 2015, công nghệ- xây cất sẽ chiếm 30 % , nông nghiệp 37 % ( thay vì hơn 75 % thập niên 1950 – 1960). Năm 2020, cố đạt tỉ xuất 36,5% so với nông nghiệp rút xuống chỉ còn 28.5%. Tình trạng này xem ra có cơ hòan tất vì năm 2010, họat động Đồng Tháp đã xếp hạng ba “ Mức Cạnh tranh Phát triễn Các tỉnh – Provincial Competition Index PCI” trong các tỉnh nước nhà, thay vì lẹt đẹt đứng hạng 21 những năm trước. Đặc biệt là tiến triễn mức đô thị – thị trấn hóa tỉnh nhà. Năm 1990 còn ở tỉ xuất 19.5% đô thị hóa . Năm 2009 đã đến 30 % dâ n số và mong đạt 32.5 % năm 2015 và 38% năm 2020. Theo ba chiều hướng: a- Phát triễn vùng Đồng Tháp Mười , tụ điểm vào nông nghiệp, những quần cư nông thôn mới tạo nền tảng ổn định cho phát triễn bền vững kinh tế xã hội và tăng gia mức hửu hiêu ; b- Phát triễn vùng dọc hai sông tiền và sông Hậu và vùng dọc sông Sa Đéc – Kinh Xáng Lấp Vò, thuộc Hành lang Kinh tế Đông Tây của Châu thổ Mê Kông ) đặt nền tảng thu thêm lợi tức cho ngân sách quốc gia, cũng như tạo thêm công ăn việc làm, hút dẫn lực lượng lao động không là nông dân, và góp phần đề xướng đổi thay cơ cấu lao động địa phương.; c- Phát triễn kinh tế ngoại vi – biên giới theo phương cách làm dễ dàng khai thác và dàn trải tiềm năng, sức mạnh của lảnh thổ biên giới , cố chờ và đuổi bắt kịp các cơ hội đầu tư chánh phủ cống hiến cho phát triễn địa phương, thuộc hành lang kinh tế biên giới Châu thổ Mê Kông. Đến năm 2020, tỉnh phải có 1 đô thị hạng II tiêu chuẩn mới ( năm 2009 ?) là Cao Lãnh, một đô thị có thể là hạng II, ít nhất là hạng III là Sa Đéc, 4 thị trấn hạng IV ( Hồng Ngự , Lấp Vò, Mỹ An và Mỹ Thọ, trong số này Hồng Ngự cố đạt đô thị hạng III) và vài thị trấn hạng V . Cao Lãnh sẽ là một thị xã kiểu mới; Sa Đéc là thị trấn chuyên về công nghệ, dịch vụ, du lịch và cảng sông; Hồng Ngự là thị trấn biên giới. ( nhắc lại thị trấn hạng II phải có trên 300 000 dân, ngòai các tiện nghi đầy đủ thích nghi cho hạng này về hành chánh, lý học, kinh tế , nhân khẩu học , an sinh y tế, giáo dục, điện, nước sạch, cống thóat chất thải, mạng lưới thông tin cận đại, cơ sở nghệ thuật … ; hạng III phải có trên 150 000 dân ; hạng IV trên 50 000 dân và hạng V trên 4000 dân … ) .
( Irvine , Nam California 2013)