13/10/2013
Lạm bàn về phát triễn một tỉnh Việt Nam hòan tòan ở Biển Tây , chứa nhiều đảo trong đó một đảo lớn nhất nước nhà:
Non non nước nước gẫm nên xinh,
Đông Hồ, Lộc Trĩ luôn dòng chảy
Nam Phố, Lư Khê một mạch xanh .
Tiêu Tự, Giang Thành, chuông trống ỏi,
Châu Nham, Kim Dự cá chim doanh .
Bình Sơn, Thạch Động là rường cột,
Đồ sộ muôn đời cũng để danh .
( Thơ của thi sĩ Đông Hồ tổng vịnh Hà Tiên Thập Cảnh, dịch bài thơ của MạcThiên Tích viết ra, gồm 320 bài thơ vịnh 10 cảnh, nhân dịp khánh thành văn đàn Chiêu Anh Các, năm 1736 .Chiếu theo Nguyễn Văn Sâm Dòng Việt số 22 – 2008 về Văn Học Triều Nguyễn Phước )
Pháp tiến chiếm Lục Tỉnh Nam Kỳ năm 1862
Nam Kỳ vừa thuở thanh nhàn,
Xã dân an nghiệp mở mang gia đình.
Thỏa thanh nông phố thời bình,
Kỷ Mùi ( 1862) xảy thấy thình lình Tây qua.
Trách vì nhà nước lương lư,
Mùi không hòa trước Quí Trư ( 1866 ) mới hòa.
Sự này vì bởi dần dà,
Mất luôn Biên, Định, Vĩnh, Gia bốn thành .
… Tài chi giáo mác các anh,
Thấy Tây trốn chạy phá tan xóm làng .
Cũng là ứng nghĩa lập đòan,
Trồng cây dây vấn bắt quàn cho mau.
Tây xem sự thể lau chau,
Hai đầu để nhọn trước sau khó gìn.
Tháng năm Đinh Mảo (1870 ?) khởi trình,
Tảo Thìn ( 1871 ) mười chín đăng thành Vĩnh Long.
Tàu liền chạy máy sông trong,
Ngày hai mươi mốt lấy xong An ( Giang ) , Hà( Tiên ).
… Ba thành chẳng thấy pháo rên,
Trời thanh biển lặng gió mềm qúa êm.
Tỉnh quan mắc cứng như nêm,
Bàn giao dân thổ luống đeo lấy sầu… ,
( Thơ vô danh, nhưng có lẽ của một người “thân Pháp “ , Michel Đức Chaigneau, Tây lai dòng dõi chúa Tàu Qui Chaigneau, giúp Chúa Nguyễn Ánh đánh nhau với quân đội Tây Sơn, trích in ở “Tập Thơ Nam Kỳ” , ông in ở Pháp năm 1876, cũng chiếu theo Nguyễn văn Sâm, Dòng Việt- 2009 )
Vị trí :
Kiên Giang là tỉnh cực Tây Nam nước nhà, diện tích là 6 299 km2( 2, 432 dặm Anh vuông, hay 629 900 ha ) ), có bờ Biễn Tây ( địa lý quốc tế lại gọi là Vịnh Thái Lan ) dài 200km và có 105 đảo lớn nhỏ , trong đó 43 đảo có người ở. “Đảo Phú Quốc” thật ra là một quần đảo gồm thêm 21 đảo nhỏ lân cận ( đặc biệt là quần đảo An Thới phía Nam Phú Quốc có Hòn Roi, Hòn Thơm, , Hòn Vang , Hòn Kim Quy, Hòn Mây Rút, Hòn Đông , Hòn Cái Bàn … và ở phía Tây Bắc Phú Quốc Eo Gánh Dầu cạnh đảo Cô Sét -Koh Sét – Căm Bốt là Hòn Thầy Bai và lẽ dĩ nhiên chứa đảo tên Phú Quốc lớn nhất Việt Nam); diện tích tổng cọng 22 đảo là 593 ,5 km2 ( 59350 ha ). Hai quần đảo biển Tây Kiên Giang quan trọng khác là Quần đảo Thổ Chu , quốc tế gọi là Poulo Panjang , ngòai đảo chánh là Thổ Chu còn có Hòn Cái Bàn, Hòn Khô, Hòn Nhạn… và Quần đảo Nam Du quốc tế gọi tên là Poulo Dama, ngoài hòn Nam Du lớn nhất còn có Hòn Trước, Hòn Sau, Hòn Mau … và gần bờ biển lục địa hơn, từ Bắc xuống Nam phải kể ra Hòn Độc, Hòn Một, Hòn Heo, Hòn Chồng , quần đảo Bà Lụa, Hòn Nghệ , Hòn Hải Tặc ( Hòn “Cánh Buồm Đen “) – Hòn Tre thật sự cũng là quần đảo có 14 hòn đảo nhỏ lớn ,6 hòn có người ở ( năm 2012 là 476 hộ, 1756 nhân khẩu ), tuy nhỏ nhưng lại là huyện lỵ huyện đảo Kiên Hải, Hòn Kiên Hải, Hòn Minh Hòa, Hòn Rái. … Nhắc lại quần đảo Côn Sơn, tên Pháp là Poulo Condor ở Biển Đông thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu , gồm 16 đảo lớn nhỏ diện tích tổng cọng là 76 km2( 7600 ha ), diện tích đảo lớn nhất còn tên là Côn Lôn , Côn Sơn -Phú Hải là 5100 ha, và Hòn Bà ( Côn Sơn nhỏ hay Côn Sơn –Phú Sơn) là 545 ha . Quần đảo Cát Bà có nhiều đảo nhất đếm ra đến 367 đảo, ở Vịnh Hạ Long, Biển Đông miền Bắc, diện tích tổng cọng là 354- 365 km2 ( 35400 – 36500 ha ); riêng đảo lớn Cát Bà diện tích là 14000 ha, cách Thành Phố Hải Phòng 50km về phía Đông. Tọa độ tỉnh là 9023’50’’ đến 10032’30” Vĩ tuyến Bắc, 104040’đến 1050 32’40” Kinh tuyến Đông. Nam giáp hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; Đông và Đông Nam giáp TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, Tây giáp Biển Tây –Vịnh Thái Lan và Bắc giáp Vuơng Quốc Căm Bốt; biên giới hai nước dài 56.8 km . Đáng nói thêm là Kiên Giang , ngòai diện tích lớn nhất trong số12 tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long là một điểm tựa địa lý và chánh trị thiết yếu của Việt Nam ở Vịnh Thái Lan, cách vùng phát triễn công nghệ và du lịch miền Đông Nam Thái Lan khỏang 500km, cách vùng phát triễn Đông Mã Lai Á 700 km và cách Singapore 1000 km, kế cận cổng vào – cửa khẩu Tây Nam nước Cam Bốt. Chỉ cần độ 2 tiếng đồng hồ máy bay là từ Kiên Giang đến được tất cả 10 quốc gia Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc!
Kiên Giang ngày nay chia ra làm 2 thị xã là Rạch Giá tỉnh lỵ, thị xã ( ? ) Hà Tiên và 13 huyện (có 10 thị trấn huyện ly năm 2002): An Biên (Thứ Ba ), An Minh ( thứ 11 ), Châu Thành( Minh Lương ), GiangThành , Giồng Riềng, Gò Quao , Hòn Đất, Kiên Hải , Kiên Luơng , Phú Quốc, Tân Hiệp , Vĩnh Thuận và U Minh Thuợng. Dân số năm 1995 là 1 382 000 người, năm 2000 là 1542 800, năm 2004 là 1 643 000, năm 2010 là 1703 500, năm 2012 có lẽ đã trên 1750 000 người . Năm 2009, dân số thị xã tỉnh lỵ Rạch Giá trên 220 000 người. Năm 2002 , thị trấn Hà Tiên có 39 957 người , nay chắc đã gần 50 000 . Thành phần các tộc dân Kiên Giang năm 2010 gồm 12. 19 % là Khmer, 2.20 % là Hoa và 85.43 là tộc dân Kinh ( Việt ). Thị xã Rạch Giá cách thị trấn Hà Tiên 92 km, cách TP Cần Thơ 116km và TP Sài Gòn - HCM 250 km .
Kiên Giang theo dòng lịch sử
Theo Nguyễn Hửu Phước ( Dòng Việt số 22- 2008 ), Người Minh Hương nói chung và dòng dõi họ Mạc nói riêng, đã góp phần quan trọng trong việc mở mang bờ cõi của Việt Nam. Riêng họ Mạc, ngòai việc góp sức vào trị an, đối ngọai và chống xâm lăng còn để lại một số văn hóa chữ Hán và chữ Nôm cho lịch sử văn học Việt Nam như các bài thơ của Mạc Thiên Tích ghi mở đầu bài phát triễn Kiên Giang. Từ Mạc Thiên Tích ( mẹ và vợ là người Việt ) về sau, con cháu họ Mạc đã là người Việt Nam, không còn là người Hoa nữa. Họ đã góp phần trong việc kiến quốc nước Việt Nam ở nhiều lảnh vực quân sự , chánh trị, văn hóa. Ví dụ điển hình các người Việt gốc Hoa danh tiếng khác có thể kể là Ngô Nhân Tịnh, Trịnh Hòai Đức, Phan Thanh Giản v.v… Sau khi người Mãn Châu chiếm và cai trị tòan lảnh thổ Trung Hoa, lập nên nhà Thanh ( 1644- 1911 ), một số cựu thần nhà Minh không chịu đầu hàng, một số thương gia không chịu hợp tác. Họ lập phong trào “ Bài Thanh Phục Minh”. Dương Ngạn Địch, cựu Trấn Thủ một số quận thuộc tỉnh Quảng Tây và Trần Thượng Xuyên ( còn có tên là Trần Thắng Tài ), cựu Trấn Thủ một số quận thuộc tỉnh Quảng Đông, dẫn 3000 quân lính gồm đa số là người Quảng Đông và Phúc Kiến và hơn 50 chiến thuyền đến Tư Dung và Đà Nẳng tạm trú và xin theo Chúa Nguyễn. Nhóm Trần Thượng Xuyên vào lập nghiệp ở vùng Cù Lao Phố ( Biên Hòa ngày nay ). Nhóm Dương Ngạn Địch và phó tướng là Huỳnh Thắng ngược cửa Tiền Giang và dừng lại lập nghiệp ở vùng Mỹ Tho (Tiền Giang ngày nay ).
Trong lúc đó, vào khỏang năm 1671, một thanh niên thương buôn tên Mạc Cửu người Quảng Đông, đến phía Đông Nam Chân Lạp với mấy trăm tùy tùng, được phép vua Chân Lạp cho khai thác vùng bờ biển vùng Phú Quốc. Sau đó Mạc Cửu đến vùng Hà Tiên ngày nay, chiêu mộ thêm nhiều người Trung Hoa, cả ngườiViệt Nam và người Cam Bốt, mở mang rất thành công vùng Hà Tiên, biến vùng này thành một khu tự trị phồn thịnh. Năm 1708, Mạc Cửu xin thần phục Chúa Nguyễn và được Chúa Minh Nguyễn Phước Chu ( trị vì từ 1691 đến 1725 ) phong chức Tổng Binh Trấn Hà Tiên, tước Cửu Ngọc Hầu. Như vậy, lảnh địa Hà Tiên trở thành một phần của Việt Nam từ năm đó. Giai thọai sử liệu cho biết chúa Minh đã thêm bộ “ ấp “ vào chữ Mạc để chỉ họ của người bầy tôi này, tuy cũng đọc là Mạc, nhưng viết theo chữ Hán khác với họ Mạc của một bầy tôi phản lọan của vua Lê mà chúa Nguyễn vẫn còn tuân phục trên danh nghĩa ( theo Nguyễn Ngọc Huy – 1998 ). Năm 1735, Mạc Cửu mất, Thiên Tích( hay Thiên Tứ ) thay cha, được Chúa Ninh Nguyễn Phước Trú ( trị vì 1725- 1738) phong chức Tổng Binh Đại Đô đốc, trấn Hà Tiên , tước Tông Đức Hầu. Ít lâu sau, Mạc Thiên Tích mở rộng thêm Hà Tiên của cha đến tận vùng Cà Mau và sau đó vua Chân Lạp còn nộp thêm cho chúa Nguyễn nhìều vùng đất nữa, dưới thời Mạc Thiên Tích. Có thể nói rằng ở thời điểm này, vùng Hà Tiên bao gồm cả Hậu Giang ngày nay. Năm 1756, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên thần phục chúa Trịnh , nên chúa Vỏ Nguyễn Phước Khóat ( trị vì 1738- 1765 ) cử Nguyễn Cư Trinh đem binh đánh phạt. Nặc Nguyên thua chạy đến vùng Hà Tiên xin Thiên Tích cho tạm cư . Thiên Tích thuyết phục Nặc Nguyên hàng phục Chúa Nguyễn. Nặc Nguyên vua Chân Lạp, dâng đất Tầm Bôn ( vùng Tân An ) và Lôi Lạp ( Vùng Gò Công) tạ ơn. Năm sau, Nặc Nguyên chết . Con là Nặc Tôn tranh dành ngôi vua, được Thiên Tích giúp đở với sự chấp thuận của Vỏ Vương. Nặc Tôn lên ngôi vua, dâng cho Vỏ Vương vùng Kom Pong Luong, phía Bắc Hà Tiên, tên Việt Nam là Tầm Phong Long, một vùng đất rộng rải trải dài từ Vĩnh Long-Sa Đéc đến khỏi Long Xuyên- Châu Đốc sang tận nhiều phần đất đai Căm Bốt ngày nay. Trương Phước Du, Nguyễn Cư Trinh dời dinh Long Hồ xuống xứ Tầm Bao, thôn Long Hồ tỉnh lỵ Vĩnh Long sau này, lập đạo ( khu vực quân sự và hành chánh có đồn binh ) Đông khẩu ở Sa Đéc, đạo Tân Châu ở Tiền Giang, đạo Châu Đốc ở Hậu Giang. Khi Nặc Tôn cắt dâng qua Thiên Tích thêm 5 phủ là Cần Bột ( Kampot ), Vũng Thơm ( Hương Úc, KompongSom ), Chân Rùm ( Nam bộ tỉnh Treang ), Sài Mạt ( Bentey Meas ) và Linh Quỳnh ( tên Căm Bốt ? ), Thiên Tích xin lập đạo Kiên Giang ở Rạch Giá, đạo Long Xuyên ở Cà Mau, chiêu tập dân đến, lập thành thôn ấp. Như vậy công đầu thiết lập Kiên Giang -Rạch Giá năm 1757 – 58 là Mạc Thiên Tích, sau công đầu của cha là Mặc Cửu xây dựng Hà Tiên năm 1708 đến 50 năm .
Nói đến Hà Tiên – Rạch Giá – Long Xuyên (khi đó là Cà Mau), Biển Tây không thể không kể đến bôn ba, kinh doanh của Chúa Nguyễn Phúc Ánh các năm 1777- 1801 ở Gia Định, trước khi thống nhất Việt Nam lên ngôi vua Gia Long ở Huế năm 1802. Năm 1775, Nặc Tôn nhường ngôi cho Nặc Vinh ( Ang Non II- 1775 – 79). Năm đó chúa Định Nguyễn Phước Thuần chạy trốn vào Gia Định, sau khi quân Trịnh chiếm Phú Xuân tháng giêng năm 1775. Khi thuyền chúa đến Gia Định, đóng ở Bến Nghé, Mạc Thiên Tích đem các con đến bái yết. Chúa gia thăng Thiên Tích làm Đố đốc quận công, cho con là Tử Hòang làm Chưởng Cơ, khiến về đạo Trấn Giang đóng giữ. Năm 1776, Nhạc cử Lữ làm Tiết Chế, sai đem tráng đinh phủ Qui Nhơn vượt biển đánh Gia Định. Chúa Định phải chạy đến dinh Trấn Biên. Được tin Lữ chiếm Sài Côn ( Chợ Lớn ngày nay ), Nhạc đúc ấn vàng, tự xưng là Tây Sơn Vương, phong Lữ làm Thiếu Phó và Huệ làm Phụ Chánh. Khi Nặc Vinh thân Tiêm La ( Thái Lan ngày nay ) và không ưa người Việt, biết rỏ nội bộ nhà Nguyễn chia ra làm hai phe, Tân Chính Vương ( nguyên là Đông Cung Dương) dựa vào Lý Tài, Thái Thượng Vương ( chúa Định ) và Nguyễn Phước Ánh đi với lực lượng Đông Sơn Đổ Thành Nhân, không chịu nạp cống nữa. Chúa Định sai Nguyễn Phước Ánh đem binh đánh. Nặc Vinh thua và bị bắt giết. Dò biết nội bộ Chúa Nguyễn chia rẽ, tháng 3 năm 1777, Phụ chánh Nguyễn văn Huệ, Thiếu phó Nguyễn văn Lữ chia lảnh thủy – bộ binh vào đánh Gia Định. Tháng tư, quân Tây Sơn đến đánh lấy Tài-Phụ- Giồng Tài thuộc Gia Định, nơi Thái Thượng Vương chúa Định, dựng cờ “ Đông sơn Đại tướng Quân”; sau đó đánh chiếm Tranh Giang cũng thuộc Gia Định, nơi Tân chính Vương ( Đông Cung Dương) trấn giữ, khiến Vương phải chạy về Ba Việt, thuộc tỉnh Vĩnh Long ngày nay. Tân Chính Vuơng ước với Tây Sơn là nếu họ bảo tòan tính mệnh cho quân dân trong đồn thì sẽ nạp mình; nhưng lại bị Tây Sơn giết cùng 18 quan tướng bị bắt với Vương. Còn Thiên Tích rước Thái Thượng Vương đi đường sông từ Cần Thơ - Trấn Giang về Kiên Giang, trú ngụ ở Cà Mau (Long Xuyên ngày đó). Tháng 9, quân Tây Sơn do Chưởng cơ Thành chỉ huy đánh Cà Mau, bắt được Thái Thượng Vương đem về giết chết ở Sài Côn, cùng Nguyễn Phước Đồng, anh ruột của Nguyễn Phúc Ánh, và nhiều tướng sĩ khác. Nguyễn Phước Ánh trốn thoát ra đảo Phú Quốc, rồi đảo Thổ Chu. Nguyễn Phước Ánh ở Thổ Chu, nghe tin tháng 10 Nguyễn Văn Huệ rút về Qui Nhơn, bèn cử binh ở Cà Mau - Long Xuyên rồi tiến chiếm Sa Đéc. Tháng 11, quân Nguyễn Phước Ánh đánh úp dinh Long Hồ và tháng 12 chiếm lại Sài Côn. Năm 1778, Đổ Thanh Nhân và các tướng tôn Nguyễn Phước Ánh, năm đó mới 17 tuổi, làm Đại Nguyên Súy Nhiếp Quốc Chính. Ở Qui Nhơn , Tây Sơn Vương lên ngôi Hòang Đế, niên hiệu là Thái Đức, phong Lữ làm Tiết Chế, phong Huệ làm Long Nhương tướng quân. Trong khi đó, Đại Nguyên Súy Ánh sai đóng chiến thuyền, đắp lũy phòng giữ Sài Côn, dựng nhà tông miếu, đặt công đường các dinh Trấn Biên ( Biên Hòa ) , Phiên Trấn( Gia Định và Định Tường ), Long Hồ ( An Giang và Vĩnh Long ). Năm 1780, Bồ Ông Giao, người Chân Lạp theo kế ly gián của Tây Sơn, gièm với Vua Tiêm là Gia Định gửi mật thư cho Mạc Thiên Tích và Nguyễn Phước Xuân đang ở Tiêm, khiến làm nội ứng mưu đánh kinh đô Tiêm. Vua Tiêm nghi, sai bắt 53 người, đánh chết cả gia quyến Thiên Tích và 3 con: Tử Hòang, Tử Thượng và Tử Duyên. Mạc Thiên Tích uất hận, tự tử , bấy giờ đã trên 70 tuổi. Năm 1784 , Nguyễn Vương sang Vọng Các, phong cho con Mạc thiên Tích là Tử Sanh còn sống sót làm Cai cơ. Năm 1787, Nguyễn Vương về Gia Định cho Tử Sanh làm Lưu Thủ Hà Tiên. Tử Sanh mất, vua Tiêm đưa Mạc công Bính, con của Tử Hòang về trấn giữ Hà Tiên, nhưng Nguyễn Vương chỉ cho Công Bính làm Cai Đội, Lưu Thủ đạo Long Xuyên. Năm 1791, Nguyễn Vương mới để Công Bính về trấn thủ Hà Tiên … (theo Phan Khoang – 1967 ). Về địa thế cũng như chiến lược, Hà Tiên đóng vai trò cửa ải án ngữ đường vào nội địa Xứ Đàng Trong. Quân Cao Miên hay Tiêm ( Xiêm ) La muốn quấy rối, Chúa Nguyễn không thể không dùng họ Mạc. Có thể nói vai trò của Mạc Cửu và Mạc Thiên Tích, cũng như vùng đất biên thùy dưới quyền họ, là làm “ làm phên che giậu chống” cho đất Chúa Nguyễn . Các vị chúa như Phước Chu, Phước Trú chỉ có thể yên ổn mặt Nam với sự trung thành và lòng tận tâm của họ Mạc. Nhận thức được vai trò quan trọng của mình, Mạc Thiên Tích luôn luôn ca tụng vùng đất thuộc quyền như một nơi hiểm yếu thiên nhiên tạo dựng, quân giặc không thể tấn công được. Thiên Tích mô tả niềm kiêu hảnh đó, đặc biệt ở hai bài thơ “ Kim dự lan đào – Đảo ngăn sóng lớn” và “Bình san điệp thúy – Núi dựng một màu xanh” ...( Nguyễn Văn Sâm – 2008 ).
Năm 1757, sau khi Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long, chúa Vỏ Nguyễn Phước Khóat đã cho thành lập Tân Châu Đạo, Châu Đốc Đạo và Đông Khẩu Đạo ở Sa Đéc . Ở vùng duyên hải , Nguyễn Cư Trinh, theo lệnh Vỏ Vương, thành lập Kiên Giang Đạo và Long Xuyên ( Cà Mau ) Đạo do Mạc Thiên Tích chỉ huy trực tiếp, nhưng về hành chánh vẫn thuộc dinh Long Hồ ( nay đã dời về tỉnh Vĩnh Long ngày nay, thay vì ở Mỹ Tho ). Năm 1804, vua Gia Long đổi Long Hồ thành trấn Vĩnh Thanh, chỉ bao gồm Vĩnh Long và An Giang, gồm phủ Định Viễn và 4 huyện Định Viễn . Còn các vùng Rạch Giá, Cà Mau thì sáp nhập vào trấn Hà Tiên . Thống nhất đất nước, vừa hết nội chiến, vua Gia Long phải lo ngăn ngừa giặc Cao Miên và nhất là giặc Xiêm, hung hăng muốn nuốt trọn Lào, Miên, nuôi tham vọng tiến chiếm luôn Mã Lai. Gia Long phải ra lệnh cho Trấn thủ Vĩnh Thanh Lưu Phước Tường, năm 1815, đem dân binh trấn hơn 3000 người, xây đồn Châu Đốc và năm 1817 ra lệnh cho Nguyễn Văn Thọai đào vét kinh Tam Khê, sau này gọi là kinh Thọai Hà , và vận quân đào tiếp kinh Vĩnh Tế, từ Hậu Giang ra vịnh Xiêm La ( Thái Lan ) dùng đến 80 000 lượt người, đào 5 năm mới xong. Thời Minh Mạng, năm 1832, Hà Tiên trở thành một trong 6 tỉnh ( trấn thời Gia Long nay đổi tên thành tỉnh)- Lục Tỉnh Miền Nam . Nhắc lại 6 tỉnh là Gia Định , Biên Hòa , Định Tường, Vĩnh Long , An Giang và Hà Tiên. Tháng 11 năm 1833, thừa dịp Lê văn Khôi nổi lọan, quân Xiêm chiếm Hà Tiên, thành Nam Vang, Châu Đốc …tiến xuống Tiền Giang. Trương Minh Giảng đánh giữ vất vã , đến cuối đời Minh Mạng, năm 1840, cũng chưa xong.
Năm 1859, Pháp bắt đầu đánh Việt Nam. Tháng 2 năm 1859 , Pháp chiếm thành Gia Định. Ngày 25 tháng 2 năm 1861 Pháp hạ đồn Kỳ Hòa do Tổng Đốc đại thần Nguyễn Tri Phương trấn thủ và điều động quân binh tòan cỏi Nam Kỳ. Ngày 14 tháng tư 1861, Định Tường mất. Ngày 17 tháng 12 năm 1861, Biên Hòa mất. Ngày 22 tháng 2 năm 1862, Vĩnh Long bị Pháp chiếm lần thứ nhất. Sau Hòa Ước ngày 5 tháng 6 năm 1862, Pháp trả lại Vĩnh Long. Ngày 20 tháng 6 năm 1867, Pháp lại tấn công Vĩnh Long lần thứ hai. Đô đốc De la Grandière chỉ huy một đòan 10 chiến hạm đến thả neo ở vị trí chiến đấu đối mặt thành Vĩnh Long, phái giáo sĩ Legrand de la Lirage – Cố Trường trao tối hậu thư cho kinh lược sứ Phan Thanh Giản, ra hạn trong 2 giờ phải trả lời hòa hay chiến. Phan Thanh Giản cùng Án Sát Võ Dõan Thanh xuống tàu thương nghị, bất đắc dĩ phải đầu hàng. Thực sự thì trước đó 4 tháng, La Grandière đã phát họa ranh giới hành chánh chia Nam Kỳ ra làm 21 tỉnh. Phan Thanh Giản dùng 17 ngày tuyệt thực trước khi chết để cầm chân địch, cho quan quân ta có thì giờ di tản người, võ khí, lương tiền ra căn cứ địa, theo Chiến Thuật Dân Chúng Tự Vệ. Quản Cơ Trần văn Thành rút về Láng Linh lập căn cứ Bảy Thưa. Quản cơ Lịch - Nguyễn Trung Trực rút về Phú Quốc … Phan Thanh Giản tử tiết, sau 17 ngày tuyệt thực. 2 ngày sau thành Hà Tiên và An Giang mất ( Vĩnh Long Địa Linh Nhân Kiệt- 2006 ) .
Năm 1876, miền Tây được Pháp chia ra thành 4 vùng đơn vị hành chánh lớn, mỗi vùng chia ra làm thành những quận nhỏ hơn. Hà Tiên được chia ra làm 2 quận là Hà Tiên và Rạch Giá . Tháng giêng năm 1900 , các quận Hà Tiên và Rạch Giá trở thành các tỉnh Hà Tiên và Rạch Giá. Thời đệ Nhất Cộng Hòa Hà Tiên và Rạch Giá nhập lại thành tỉnh Kiên Giang. Lúc đó Kiên Giang gồm 7 quận là Kiên Lương, Kiên An, Kiên Bình, Tân Kiên, Kiên Thành và Phú Quốc. Bắc Kiên Giang giáp Căm Bốt , Đông Bắc giáp Châu Đốc, Đông giáp An Giang, Đông Nam giáp Phong Dinh và Chương Thiện, Nam giáp An Xuyên . Nay tỉnh Chương Thiện phần lớn thuộc tỉnh Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ, Châu Đốc - Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang và tỉnh Minh Hải Cà Mau chia ra làm 3 tỉnh là : Sóc Trăng , Bạc Liêu và Cà Mau. Kiên Giang thành 13 huyện và một thị xã là Rạch Giá và một thị trấn là Hà Tiên như đã kể trên.
Địa lý, địa hình Biển Tây ( hai bờ biển Kiên Giang và Cà Mau)
Đã được trình bày ở bài Biển Tây viết tháng 10 – 2008; hình như cũng đã được đăng tòan bài ở blog Nam Kỳ Lục Tỉnh ( Lâm văn Bé – Canada ) . cho nên sau đây chỉ là phần bổ túc.
Các đảo ít khi đề cập ở Kiên Giang - Biển Tây ở Việt Nam
Đáng nói thêm nhất là Phú Quốc,Thổ Chu và Nam Du, ngòai một số đảo Biển Tây Kiên Giang đã nói đến ở phần dẫn nhập.
Phú Quốc
Phú Quốc như đã nói ở phần mở đầu là đảo lớn nhất nước, gồm 22 ( 26? ) đảo và tiểu đảo . Đảo nằm ở 100 N , BắcVĩ tuyến; cách đất liền thị trấn Hà Tiên , nay cũng thuộc tỉnh Kiên Giang 46km; cách thị xã Rạch Giá 120 km , đến được bằng đường biển và đường hàng không ( chừng 25 phút bay ), cách Sài Gòn -TP HCM chừng 500 km và đến được sau 60 phút bay. Dân Miền Nam biết rỏ Phú Quốc hơn là dân miền Bắc vì đảo có khí hậu nhiệt đới và địa lý núi non tương phản với đồng bằng gần như phẳng lì sông Cửu Long. Quốc tế không biết gì nhiều về Phú Quốc , ngoài 3 đặc điểm lâu đời là nước mắm- fish sauce Phú Quốc, tiêu - pepper Phú Quốc và chó ( đặc biệt loài lưng xù ) Phú Quốc, nổi tiếng là chó chiến đấu giỏi nhất thế giới và có thể nay mai là ngọc trai- pearls nữa. Đảo chính Phú Quốc rộng 59 305 ha ( 593.05 km2) là một dãy tràn cảnh quan đẹp đẻ từ các bải biển cát có khi trắng phau, đồi núi rừng xanh, đồng bằng sông và nhiều tiểu đảo lân cận và cũng là một trong ngư trường biển quan trọng nước nhà tích cực họat động, những rặng san hô đặc biệt ở phía Nam và Tây Bắc đảo. Bề dài đảo là 50 km. Núi cao nhất là núi Chùa 603 m trên mặt biển trong khi Hòn Khô thuộc quần đảo Thổ Chu khi triều dâng chỉ trồi lên khỏi mặt biển 0.5 m. Ngoài phi trường Dương Ô, ngọai ô huyện lỵ Dương Đông đang mở mang, Phú Quốc đã thiết lập nhiều hải cảng, tỉ như cảng An Thới và cảng Hòn Thơm, tàu lớn quốc tế và quốc nội cập bến được.
Dân số chỉ độ 1000 người cuối thế kỷ thứ 19, đầu thế kỷ 20. Cuối Thế Chiến Thứ Hai, dân số tăng lên đến 5000 người phần lớn tập trung ở huyện lỵ là thị trấn Dương Đông. Vào Thời Chiến Tranh Mỹ ở Đông Dương, dân số ước lượng chừng 12 000 đến 17 000. Đáng tiếc là một số tù binh kháng chiến ( chống Pháp rồi chống Mỹ -Việt Nam Cọng Hòa) bị bắt đày ra ở nhà tù Cây Dừa, thiết lập từ thời Pháp thuộc, còn lớn hơn dân số đảo. Sau năm 1975, có chừng 40 000 tù binh được trả về lại lục địa. Năm 2003, đảo Phú Quốc đã có 55 000 người; năm 2005 là 75 000; năm 2012, có lẽ trên 85 000. Khí hậu Phú Quốc có 2 mùa rỏ rệt : mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2879 mm, nhưng ở các vùng núi miền Bắc đảo, có khi lên đến 4000 mm. Hai tháng nóng nhất là tháng 4 và tháng 5, nhiệt độ có thể đạt 350C. Thăm viếng được Phú Quốc suốt năm, nhưng tốt nhất là vào mùa khô, trời luôn luôn nắng trong xanh. Phú Quốc có hàng trăm xưởng làm nước mắm, mức sản xuất mỗi năm khỏang 10 triệu lít ( năm 2008 chỉ ghi là 6 triệu lít ), mỗi xưởng chứa hàng tá lu- vại cồng kềnh sắp hàng chờ đợi đổ đầy cá tươi, lòai cá cơm( cá trống ? )– anchovy, hàm lượng protein cao. Du khách sẽ ngạc nhiên tham quan các vườn tiêu nhiều vô số kể, tổng diện tích là 500 ha, vườn nhỏ bé tí xíu, so với các lu – vại lớn làm nước mắm và có thể thèm muốn thử vài hột tiêu cay xanh non, pha trong một muổng đầy nước mắm mặn. Có lẽ cũng nên nhắc là vùng Phú Quốc –Hà Tiên – Kampot ( Cần Bột ? ) thời Pháp thuộc đứng nhất nước sản xuất tiêu , nhưng nay các vườn tiêu Bình Phước( 13 000 ha năm 2007 ), Đắc Lắc- Đắc Nông( 9000 ha ), Bà Rịa – Vũng Tàu ( 7600 ha ), Đồng Nai – Biên Hòa ( trên 5000 ha) … phát triễn mạnh hơn và từ năm 2005 đã đưa Việt Nam lên hàng đầu thế giới về xuẩt cảng tiêu, trên hẳn Ấn Độ và Nam Dương - Inđônêxia .
Lễ Hội Phú Quốc cũng như khắp nơi nước nhà đều tính theo âm lịch. Ngày 16 tháng 10 là lễ miếu Dinh Câu, ngày 26 tháng11 là Miếu Thủy Long Thánh Mẩu, ngày 15 tháng 7 là Miếu Cúng tế ngày 30 tháng 7 là miếu thờ phụng Chùa cũ Sùng Hưng nhớ công đức bà Chúa Hàm Ninh , ngày 7 và 8 là cúng Chùa Muôn, ngày 26- 26 tháng 9 là Chùa Suối Đa, ngày 26 – 27 tháng 9 là cúng chùa Gành Giờ, ngày 27 tháng 8 là đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực có căn cứ quân sự chống Pháp trên đảo thời Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ, ngày 27 tháng 7 là tưởng nhớ các liệt sĩ bị đày ra chết ở đảo, ngày 15 tháng giêng là kỵ vua Gia Long đã trú ngụ trốn Tây Sơn khá lâu ở đây ... Công viên Quốc gia – National Park Phú Quốc là một trong 3 công viên quốc gia thuộc khu Bảo Tồn Người và Sinh Cầu – Man and Biosphere ( MAB) Reserve tỉnh Kiên Giang, được UNESCO công nhận năm 2006. Hai công viên kia là Công viên Quốc Gia U Minh Thượng và Vùng Bờ Biển Kiên Lương - Hòn Chồng. Công viên Phú Quốc trải dài từ rừng núi đến các rặng san hô, bao gồm luôn các rừng gỗ dầu – dipterocarp cuối cùng còn sống sót ở nước nhà , các rừng tràm Melaleuca và rừng sát – mangrove forest, những bải cỏ rong biển – seagrass và rặng san hô- coral reefs quan trọng.
Thổ Chu
Thổ Chu ( hay Thổ Châu ) là đảo lớn nhất quần đảo Thổ Chu, nơi có xã Thổ Chu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang ngày nay. Tên ngọai quốc thường ghi ở bản đồ là Poulo Panjang . Được xem là địa đầu Tây Nam đất nước. Rộng 1395 ha ( 13.95 km2 hay 5, 386 dặm Anh ). Tọa độ là 9018’ N vĩ tuyến Bắc và 103019’ E kinh tuyến Đông. Nằm phía Tây Nam Phú Quốc và Rạch Giá và phía Tây Bắc Mũi Cà Mau, cách Phú Quốc 55 hải lý -102 km hay 63 dặm Anh , cách Rạch Giá 220km hay 140 dặm Anh và cách Cà Mau 85 hải lý - 157 km hay 98 dặm Anh. Đảo Thổ Chu có 4 bải biển là Bải Ngự (hay Bải Vua ), Bải Đông, Bải Mun và Bải Nhất. Môi trường biển Thổ Chu giàu rạng san hô. Đa số 99 lòai san hô nước nhà đều hiện diện ở đây thuộc hai tông Montipora và Acropora , họ Acroporidae. Thổ Chu cũng chứa nhiều rừng xa xưa, gồm 200 loài thực vật phần lớn thuộc họ Clusiaceae, họ Đậu Fabaceae và họ Xa bô chê Sapotaceae. Thổ Chu cũng chứa loài tắc kè đặc hửu – endemic gecko Cyrtodactylus thochuensis. Theo dòng lịch sử thì thời Đệ nhất Cọng Hòa, đảo Thổ Chu thuộc quyền tỉnh An Xuyên ( Cà Mau – Bạc Liêu ) quản trị. Tháng 10 năm 1975, Khmer Đỏ chiếm Thổ Chu, phá tan nhiều thôn xóm, giết chết nhiều người và bắt đi 515 dân đảo. Các ngày 24 -27 tháng 5 năm 1975, quân đội Việt Nam phản công tái chiếm Thổ Chu ( theo Hà Thành - 2009 ). Năm 1977, Khmer Đỏ lại đột kích đánh phá Thổ Chu, nhưng một lần nữa bị đánh bại. Ngày 27 tháng 4 năm 1992, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang đưa 30 người đến định cư ở Thổ Chu. Ngày 24 tháng 4 năm 1993, Chánh phủ Việt Nam quyết định thiết lập xã Thổ Chu có trách nhiệm cai quản mọi đảo quần đảo Thổ Chu. Đa số dân cư Thổ Chu là nhân viên Hải Quân và quân biên phòng – border guards đã định cư trên đảo từ các năm 1975-77. Đầu năm 2012, đếm được 513 căn hộ có 1700 dân, phần lớn sinh sống ở Bải Ngự và Bải Đông. Đời sống cư dân vất vã vì họ phải di chuyễn quanh đảo, 2 lần một năm, tránh bảo tố. Vào thời kỳ gió mùa Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 8, dân chúng phải di cư từ Bải Ngự đến Bải Đông và vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc thì di cư ngược lại từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Tình trạng khó khăn đến cuối năm 2012 vẫn chưa khắc phục. Đảo Thổ Chu hiện chỉ có một máy phát điện ở Bải Ngự. Đảo cũng không có mạng lưới cung cấp nước ngọt khiến quân dân đều phải đào giếng. Tháng giêng 2012. dịch vụ thông tin di động của Viettel, Mobiphone và Vinaphone đã đến đảo. Hải đăng Thổ Chu cũng đã được thiết lập ngày 25 tháng giêng năm 2000. Thấy đèn chiếu được khỏang 54 km ban ngày và 22 km ban đêm. Đảo cũng đã có một trường học, một trạm bưu điện và một đền miếu kỷ niệm những nạn nhân Khmer Đỏ. Phát triễn kinh tế đảo Thổ Chu cũng còn rất khó khăn. Cư dân đảo sinh sống bằng đánh cá biển, kể cả chuyên chở và buôn bán hải sản. Không rỏ Nghị định phát triễn Chánh phủ ký năm 2009 dự toán biến quần đảo thành một trung tâm dịch vụ hải sản lớn đã thực hiện đến đâu ?
Nam Du
Quần đảo Nam Du tiếng ngọai quốc là Poulo Dama. Cách thị xã Rạch Giá 90 km về phía Tây. Đảo Nam Du còn có tên là « Củ Tròn ? » là đảo lớn nhất của quần đảo Hòn Lớn gồm có 21 tiểu đảo, bao quanh đảo Hòn Lớn, theo vài người dấp dáng hình ảnh các đảo Vịnh Hạ Long nên đôi khi được gọi là Tiểu Vịnh Hạ Long. Chỉ có một chuyến tàu mỗi ngày, đi từ Rạch Giá đến Nam Du mất 5 tiếng đồng hồ. Một con đường trải nhựa dài 2.5 km trên Hòn Lớn chở du khách đến một đỉnh núi cao 300 m trên mặt biển, trên đỉnh nhìn xuống rất ngọan mục ; thấy được tòan thể quần đảo. Cũng từ đỉnh, có thể nhìn thấy thị trấn An Sơn chứa 300 nhà nhỏ dưới chân núi. Binh lính đóng hiện nay trên đỉnh núi Nam Du than phiền là hàng ngày phải leo vách đá thẳng đứng, xách nước ngọt từ chân núi.
Bầy cá heo - dolphin ở Quần đảo Bà Lụa
Quần đảo Bà Lụa thuộc quận đảo Kiên Hải, nằm giữa Hòn Độc và Hòn Rái, gần Hòn Chồng và Vịnh Cây Dương. Năm 2013 ( ? ), nhóm khoa học Viện Sinh Học Nhiệt đới - Institute of Tropical Biology đã phát hiện một bầy 20 con cá heo hiếm có – Irrawaddy dolphins ở khu Biển Bảo Tồn MAB. Đây là một cơ hội thêm đề tài mới cho du lịch Biển Tây chăng ?
Phần II : Lạm bàn phát triễn Kiên Giang
GDP Kiên Giang năm 2009 đạt 883 đô la Mỹ- $USD. Mức tăng trưởng GDP là 18 %. Nông lâm ngư chiếm 44.2% GDP. Dịch vụ chiếm 31 %. Công nghệ - xây cất chiếm 24% , có sác xuất tăng trưởng là12.4 %. Xuất khẩu năm đó trị giá là 510 triệu $US. Năm 2012, Chánh quyền cũng chủ trương là Kiên Giang vẫn còn phải chú tâm đến tiềm năng canh nông, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, tạo những phương thức mới mẽ động viên,và hút dẫn đầu tư vào hạ tầng cơ sở ( tưới tiêu, thoát thủy , rữa phèn, rữa mặn…), cải thiện giao thông ( về đường bộ tính đến giữa năm 2012 là các đường đang hoặc sẽ xây dựng là Hành Lang Nam Dọc Biển Tây ,đường Hồ Chí Minh , các đường nội địa Phú Quốc, xa lộ Cao Tốc Rạch Sỏi- Lò, Lộ Tẽ ( ? ) và nâng cấp đường quốc lộ số 61 …) cho phát triễn nông nghiệp mau lẹ hơn và tương lai bền vững hơn, đồng thời tiếp tục đề cao nông nghiệp và ngư nghiệp hội nhập chặc chẻ với công nghệ chế biến nông phẩm đặc biệt nhắm về xuất cảng, áp dụng khoa học- kỷ thuật cập nhật tân tiến ( Kiên Giang hiện có 5 trung tâm huấn nghệ là Đại học Cộng đồng, Đại học Sư Phạm, Đại học Kỷ thuật và Kinh tế, Đại học Y khoa và trường Dạy Nghề – Vocational School ) để tăng gia năng xuất, phẩm giá và mức cạnh tranh nông ngư phẩm tỉnh nhà trên thương trường quốc tế.
Lúa gạo Kiên Giang trong khuôn khổ các tỉnh miền Nam và cả nước
Trong số tổng diện tích thiên nhiên là 629 900 ha, Kiên Giang có 411 974 ha đất canh tác ( 66 % tổng diện tích ). Đất tư nhân để sản xuất lúa gạo chiếm 317 019 ha ( 77 % đất trồng trọt được ). Đất lâm nghiệp chiếm 120 027 ha và đất không sử dụng gần 50 000 ha. Năm 1995, diện tích trồng lúa cả năm Kiên Giang là 380 300 ha, năm đó còn thua Cần Thơ - Hậu Giang là 401 800ha và An Giang là 391 800 ha. Nhưng năm 2002 là 570 000 ha , trên hẳn An Giang 460 400 ha và Cần Thơ 456 600 ha. Sản lượng lúa cả năm cũng đã theo chiều hướng này. Năm 2002, Kiên Giang sản xuất 2 565 600 tấn, đứng hạng nhất trong số 5 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long- ĐBSCL có sản xuất trên 2 triệu tấn lúa một năm, trội hơn 100 000 tấn trên mức sản xuất tỉnh thứ nhì là An Giang chỉ là 2 452 100 tấn ; tỉnh hạng 3 là Đồng Tháp và thứ tư là Cần Thơ. Dù rằng năng xuất trung bình mới là 4.45 t /ha thua xa An Giang 5.33t/ha, Đồng Tháp, Cần Thơ và suýt sóat Sóc Trăng 4.6 t/ ha. Năng xuất vụ Đông Xuân cao nhất là 5. 3 t /ha, sau An Giang chiếm hạng nhất là 6.54 t/ ha. Năng xuất vụ Hè – Thu cũng còn thấp 3.89 t/ha, sau Sóc Trăng 4. 47 t / ha và Bạc Liêu 4.43 t /ha, An Giang 4.34 t /ha và Tiền Giang 4.16 t /ha. Năng xuất vụ lúa mùa còn kém hơn nữa, Kiên Giang chỉ đạt 2,56 tấn / ha thua kém hẳn vụ mùa Vĩnh Long 4.17 t/ ha, Bạc Liêu 3.98 t/ha, Trà Vinh 3.39 t/ha, chỉ hơn Long An 2.22 t/ ha và An Giang 2.00 t/ha. Tưởng cũng nên biết là năng xuất trung bình lúa ở Việt Nam đã cải tiến từ 0.5 t/ha vào đầu thế kỷ thứ19 , lên 1.2 t/ ha vào đầu thế kỷ thứ 20, 2 t/ha trong thập niên 1960 và 4. 8 t/ ha ( năm 2003- 2004 ) vào đầu thế kỷ thứ 21. Giữa thế kỷ thứ 19, diện tích lúa ở Việt Nam chỉ mới là 1 triệu ha, cuối năm 2003 đạt 7. 4 triệu ha. Năm 1995, 12 tỉnh ĐBSCL trồng cả năm là 3 190 600 ha lúa và năm 2002 trồng 3 813 800 ha. Năm 1995, mức sản xuất lúa các tỉnh ĐBSCL là 12. 83 triệu tấn lúa và năm 2002 là 17 .48 triệu tấn. Năm 2012, diện tích trồng lúa cả năm ( 3 vụ là lúa Mùa, lúa Đông Xuân và lúa Hè - Thu ) các tỉnh miền Nam là 4.7 triệu ha, sản xuất trên 26 triệu tấn lúa, Năng xuất trung bình là 5.7t /ha. Năm 2012, riêng 12 tỉnh ĐBSCL ( 13 tỉnh nếu tính cả TP Cần Thơ) chiếm 90. 4% hay 4 ,24 triệu ha tổng diện tích các tỉnh miền Nam và sản xuất 91.6% hay 23. 9 triệu tấn lúa, lớn hơn năm 2011 chỉ sản xuất 23. 18 triệu tấn.
Năm 2012, Việt Nam sản xuất 42- 43 triệu tấn lúa và xuất cảng 7.5 triệu tấn gạo ( tương đương gần 12 triệu tấn lúa ), trị giá 4.73 tỉ đô la Mỹ - $US. Năm 2013, dự trù giữ vững số lượng gạo xuất khẩu này và trong bảy tháng đầu năm 2013 đã xuất cảng 4.22 triệu tấn gạo, trị giá 1.88 tỉ $US. Năm tới 2014, VN cũng dự trù gieo trồng ở các tỉnh miền Nam 4. 7 triệu ha lúa, nhưng lại hy vọng đạt 27 triệu tấn, cao hơn năm 2013 khỏang 60 000 tấn,nhờ tăng thêm diện tích trồng lúa vụ Đông – Xuân, năng xuất khỏang 6,74t /ha, cao hơn năng xuất hai vụ lúa khác là Hè –Thu và lúa Mùa. Việt Nam hy vọng nới rộng những năm tới vụ lúa Đông – Xuân ở các tỉnh miền Nam , tăng thêm 800 – 850 000 ha nữa. Tưởng cũng nên nhắc lại là năm 2002, Việt Nam chỉ xuất cảng 3.13 triệu tấn gạo, đứng hạng tư thế giới, so với Thái Lan năm đó xuất cảng hơn 7. 25 triệu tấn, Ấn Độ hơn 6.64 triệu tấn , sau cả Hoa Kỳ xuất khẩu 3.81 triệu tấn. Theo hảng thông tấn Reuters, năm 2011 Thái Lan cũng còn giữ hạng đầu sổ ( từ năm 1983 ) nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới là 10. 64 triệu tấn, trên Việt Nam đứng hạng nhì xuất khẩu năm 2011 hơn 7 triệu tấn và Ấn Độ đứng hạng 3 là 4.34 triệu tấn. Nhưng năm 2012, Thái Lan trụt xuống hạng 3 ( chỉ còn 6.9 triệu tấn ), sau Ấn Độ ( gần 8.0 triệu tấn) và Việt Nam ( 7. 5 triệu tấn). Dự đóan là năm 2013, Ấn Độ vẫn giữ hạng nhất ( dự trù xuất khẩu 9.5 triệu tấn ) và Việt Nam hạng nhì ( 7.6 triệu tấn ).
Từ năm 2005, Việt Nam đã quyết định chấm dứt đói kém sau khi thiếu gạo ăn các thập niên 1980 và 1990 ( có khi phải ăn bo bo- sorgho thay cơm ) và đến năm 2010, vượt mức dinh dưỡng quốc tế về năng luợng hằng ngày cho mỗi công dân là 2600 – 2700 calôri. Dân số Việt Nam trước cuối thập niên này sẽ vào khỏang 95- 100 triệu người, thế cho nên không còn tí nào bí mật là nước nhà cần tăng gia hiệu năng sản xuất thực phẩm, đa dạng hóa nông nghiệp, phẩm giá hột các cây lương thực, hầu thõa mãn yêu cầu gia tăng. Lúa gạo là cây gieo trồng quan trọng nhất, cung cấp 70% năng lượng thực phẩm. Đồng thời cũng là nguồn lợi sinh sống cho 80 % dân số, và chiếm 82 % diện tích trồng trọt cả nước, chiếm đến 85 % sản xuất cây lương thực có hột ( hạt ). Vùng ĐBSCL được gọi là « thúng lúa gạo – rice basket » đất nước là vùng sản xuất lúa gạo chánh của Việt Nam, cung cấp trên 50 % tổng số sản xuất lúa gạo mỗi năm và 90% gạo xuất cảng. Đất đai trồng lúa biến thiên lớn, nhưng đa số thuộc lọai đất phù sa – alluvial, đất phèn nhiều ít – acid sulphate soils và đất mặn - saline soils .Từ năm 1964 đã phát động mạnh mẽ du nhập các giống lúa cao năng – siêu năng của « Cuộc Cách mạng Xanh – Green Revolution » mà nay đã tuyễn chọn, phổ biến được từ các Trung tâm Khảo cứu Lúa gạo trong nuớc, đặc biệt là Trung Tâm Khảo cứu Cửu Long ở Ô Môn, gần TP Cần Thơ. Các giống lúa tân tiến, cải thiện mới mẽ giúp tăng năng xuất thêm nhiều và giúp tăng thêm mùa vụ ( 2 hay 3 vụ mỗi năm thay vì một vụ) nhờ các giống mới không hay ít quang kỳ tính ( lúa trước đây kéo dài thời gian tăng trưởng vào các tháng ngày dài) và chịu đựng phèn, muối mặn v.v… Nhưng lại phải bón nhiều phân hóa học ( đặt biệt là phân đạm –N và phân lân – P) năng xuất mới cao . May thay nước nhà có nhiều mỏ phân lân ( lớn nhất là apatit Lào Cai) và nay đã dùng kỷ thuật cập nhật( ? ) khí dầu ( nay và trong tương lai tiềm năng sản xuất lớn nhất lại ở Vùng Biển Tây nước nhà ? ) ở các nhà máy tổng hợp phân đạm trong nước thay vì phải tốn ngọai tệ nhập cảng nhiều vào thập niên 1990- 2000. Đất phèn – acid sulphate soils ở Châu thổ sông Cửu Long, cũng như ở tỉnh Kiên Giang, chứa nhiều acid và chất độc hại làm hệ thống rễ cây lúa bị hư hại, cây lùn tủn, tăng trưởng và năng xuất kém hẳn đi. Đất bờ biển chiếm 20% tổng số diện tích châu thổ có nồng lượng muối biển rất cao, làm giảm mạnh năng xuất lúa, có khi ruộng lúa có thể hòan toàn hư hại.
Các năm 1997 và 1999 giải tỏa hai giống cao năng , phẩm giá cũng tốt hơn là TNDB -100 và THDB, áp dụng phóng xạ nguyên tử tuyễn chọn đột biến - mutation breeding cải thiện hai giống địa phương 5 năm trước. Chu kỳ sinh trưởng ( từ gieo trồng đến thu họach ) TNDB -100 chỉ còn 95 – 100 ngày thay vì 200 ngày , kháng sâu bọ -dịch bệnh lúa , rất thích hợp cho đất phèn , và cũng trồng được hai – ba vụ một năm với phẩm giá gạo xuất cảng cũng tốt. Cho nên phổ biến rộng rải và mau lẹ ở Kiên Giang và nhiều tỉnh đất phèn miền Nam. Dân nghèo rất thích giống này vì phí tổn hột giống thấp , nhưng năng xuất lại cao đạt – 6-8 t /ha và lại rất ngắn ngày. TNDB cũng có yêu cầu 10 -20 % phân đạm ít hơn các giống cải thiện khác. Diện tích trồng TNDB đã tăng từ 41 000 ha năm 1997 lên đến 112 000 ha năm 1998 và 203 000 ha năm 1999. TB DB- 100 đã chiếm 50 % tổng diện tích lúa ở Vĩnh Long, hơn 20 % tổng diện tích lúa vụ Hè- Thu Kiên Giang và 5- 10 % ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Trà Vinh. Còn giống THDB, lai tuyễn từ một giống nước sâu địa phương cũng có đặc điểm là cao năng đạt 6- 8 t/ha so với giống phổ biến trước đó chỉ đạt 2- 4 t /ha , ngắn ngày hơn, chu kỳ chỉ 130 ngày thay vì 210 ngày, kháng sâu – bệnh tốt hơn phẩm giá gạo cũng tốt hơn và lại chịu đựng tốt trên cả đất phèn lẫn đất mặn. Nông dân thích trồng giống THDB ở vùng bờ biển nước sâu, vì giống cũng rất thích nghi cho các hệ thống lúa – cá và lúa- tôm. Năm 1999 đã có 14 000ha lúa THDB ; các tỉnh trồng giống này nhiều nhất là Cà - Mau , Sóc Trăng, Kiên Giang và quanh Sài Gòn – TP HCM. Nay Trung Tâm Lúa Gạo Cửu Long – Ô Môn chắc đã phổ biến thêm nhiều giống cao năng-siêu năng hơn, chịu đựng phèn và mặn giỏi hơn, kháng sâu bệnh lúa tốt hơn nữa ?
Hệ thống tưới tiêu , thóat thủy , chống lũ lụt … Tứ giác - Quadrangle Long Xuyên
Muốn tăng gia vụ Đông – Xuân nhất là ở hai tỉnh Kiên Giang và An Giang, phải đề cập đến hòan thành hệ thống hạ tầng cơ sở xử dụng nguồn nước Tứ giác Long Xuyên, bao gồm đất đai sông Hậu, phần lớn thuộc hai tỉnh Kiên Giang và An Giang và một ít thuộc TP Cần Thơ. Các góc tứ giác này phía Bắc là thị trấn Châu Đốc, phía Tây là thị trấn Hà Tiên, phía Nam là phi trường Rạch Sỏi, kế cận thị xã Rạch Giá, phía Đông là nơi kinh Cái Sắn chảy vào sông Hậu giữa thị xã Long Xuyên và thị trấn Thốt Nốt ( xem hình kèm ). Diện tích tổng cọng Tứ giác Long Xuyên là 470 000 ha. Năm 1955 , Cộng Hòa miền Nam đào kênh Cái Sắn – Tân Hiệp – Thốt Nốt dưới sự tận tâm đốc thúc của quận trưởng địa phương người Nam, để định cư đồng bào di cư Miền Bắc, nhưng chương trình phát triễn Khu Bắc Kỳ- Casier tonkinois ( tên gọi vùng này từ thời Pháp thuộc, đất phèn và bị lũ lụt phía sau Hà Tiên và phía Đông thuộc phần Việt Nam dọc theo rạch Giang Thành- kinh Vĩnh Tế đến Nhà Bàng- Tịnh Biên) thời Cộng Hòa miền Nam, đã phải gián đọan vì cần tập trung lực lượng về phia Tây Nguyên hơn, chống đở quân đội miền Bắc xâm nhập Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung dưới vĩ tuyến 17. Trước khi kiện tòan hệ thống thủy nông khởi đầu năm 1988, mức sản xuất lúa kém cỏi, chỉ đạt 600 000 tấn, nhưng năm 2010 đã hơn 4, 28 triệu tấn. Năm 2012, hệ thống tưới tiêu tương đối tương đối đã gần hòan tất, gồm cả các hệ thống chống lũ – flood control, cống- culverts chống nước biển xâm nhập, các hệ thống kinh mương, đê điều và đường đắp cao- dyke system /embankments chắn sóng, các hệ thống bơm nước và tưới ruộng. Đến nay Tứ giác Long Xuyên đã thực hiện 64 kinh chánh dài 1056 km, 2 313 kênh thứ cấp và tam cấp dài 7 374 km, 38 cống cở lớn và cở trung bình, 1915 cống nhỏ , 319 trạm bơm nước bằng điện cở trung bình, 4485 km đường đắp cao và đê chống lũ lụt và 63 km đê ngăn sóng biển – sea dykes. Cụm hệ thống thóat nước lũ- cluster flood drainage system gồm đê dọc biển Rạch Giá- Ba Hòn, dài 75 km, rộng 3- 6 m, mặt đê cao + 2.0m trên mức lũ và hệ thống thóat thủy gồm 23 kinh thoát thủy dọc theo Bờ Biển Tây có một cổng lũ vào – flood gateway cùng 35 cầu xây dựng trên quốc lộ số 80. Hệ thống trị lũ dọc theo Kinh Vĩnh Tế gồm đê điều ngăn lũ từ biên giới Căm Bốt, có nghĩa là từ Châu Đốc đến Tịnh Biên và từ Ba Chúc đến Giang Hà; các đường đắp cao dọc theo kinh Vĩnh Tế , một đập ngừa lũ ở biên giới Việt- Miên nhờ xây dựng hai đập cao su – rubber dams ở Trà Sư , có đập lũ tràn – overflow weir rộng 90 m cao hơn mức nước lũ +1. 50m, cao hơn đỉnh lũ + 3.80m, và đập Thà Là ( ? ) rộng 72m trên mức lũ +1.50 m và trên đỉnh lũ +3.80m. Vét và nới rộng kinh Vĩnh Tế rộng 30 m, đáy kinh sâu – 3.0m bảo đảm lưu lượng tưới tiêu mùa khô là 37 m3/giây, nới rộng đường bờ tràn – spillway dọc theo kinh Vĩnh Tế có « máng nước chảy – discharge » chừng 1940 m3/giây, xây đắp một phối hợp đường và kinh thóat thủy ở cầu Bắc Xuân Tô, rộng 300m đáy cao +1.0m, đủ khả năng thóat nước lũ, lưu lượng chừng 1200 m3/giây. Đào vét 23 kinh thóat thủy mới từ kinh Rạch Giá- Hà Tiên đến Biễn Tây. Hệ thống kinh chánh và các kinh chủ yếu dọc ngang chằng chịt Tứ giác Long Xuyên chuyễn lũ và dẫn nước tưới tiêu, thóat thủy và di chuyễn đường sông. Đa số các kinh chánh và kinh chủ yếu thẳng góc với sông Hậu- Bassac và chuyễn động nước triều Biển Tây ; cho nên các điều kiện thủy động khá tốt cho máng nước chảy. Về hệ thống đê và đường đắp cao hệ thống Tứ giác Long Xuyên có hai lọai đê : các đê kiểm sóat lũ tổng quát và các đường đắp cao đặc biệt chống lũ tháng 8. Đa số các đê chống lũ phần lớn nằm trong vùng thích hợp cho sản xuất lúa, nơi lũ không quá lớn: tỉ như các vùng Thọai Sơn, Châu Thành, Châu Phú ( An Giang ) và một phần TP Cần Thơ. Tỉnh An Giang có 103 cơ cấu kiểm sóat lũ cả năm, bề dài đê đường là 1020 km , bảo vệ được 40 899 ha ,bảo đảm làm 3 vụ lúa một năm. Ở Thọai Sơn, Châu Thành và Châu Phú, vùng kiểm sóat lũ tốt cho suốt năm tăng gia đáng kể mỗi năm, đặc biệt về phía Bắc Mạc Cần Dung. Thêm vào đó phải kể đến vài vùng nuôi tôm như Tà Sang, Tầm Ba , Hà Tiên , nông dân cũng đắp đê bảo vệ ruộng lúa…
Công trình Tứ giác Long Xuyên đề cập khá nhiều chi tiết ở đây là vì đã biến một vùng đất hoang vu thời cha ông mở cõi đến thất bại định cư ở Khu Bắc Kỳ thời Pháp thuộc 1930 -40 ( lúc đó chưa biết rỏ đào vét kênh đê rữa phèn, chống lũ, chưa có giống chịu phèn năng xuất cao… ), từ 1955 – 57 trồng lúa nổi ngày dài và chỉ một vụ một năm năng xuất kém, mãi cho đến thập niên 1990 ( dù rằng chương trình đê đường, cống thóat thủy, chống lũ lụt, tưới tiêu mùa khô …khởi sự năm 1988 như đã nói trên ) mới khả quan. Đáng kể là nay đã áp dụng mọi kỷ thuật, khoa học trồng lúa cải thiện tuyễn chọn di truyền trong nước, tăng mức sản lúa hai tỉnh Kiên Giang và An Giang lên gần 8 lần năm 2010 so với thập niên 1960 và có thể đến hơn 10 lần vào năm 2020. Góp phần đưa xuất cảng lúa gạo Việt Nam lên hạng nhất thế giới , khỏang 10. 5 - 11 triệu tấn gạo một năm, đuổi kịp xuất cảng Ấn Độ năm nay 2013 và Thái Lan năm 2011. ( ? )
Đánh bắt hải sản và nuôi trồng thủy sinh Kiên Giang trong khuôn khổ Việt Nam
Ve vẽ vè ve, bắt vè con cá.
No lòng phỉ dạ là con cá cơm,
Không ướp mà thơm là con cá ngát.
Hụt cẳng chết chìm là con cá đuối.
Lớn năm nhiều tuổi là cá bạc đầu.
Đủ chữ xứng câu là con cá đối.
Nở mai tàn tối là cá vá hoa.
Trắng nuốt beo da là cá úc thịt.
Dài lưng hẹp kích là cá lòng tong.
Ốm yếu hình dong là con cá nhái.
Thiệt như lời vái là con cá linh.
( Hát ru miền Nam “Vũ hội cá tôm” Trầm Hương trích dẫn – 2000 )
Ở Kiên Giang
Nhờ 198 km bờ biển và tài nguyên hải sản dồi dào, Kiên Giang là một vùng đánh cá biển quan trọng nước nhà và nuôi trồng thủy sản – aquaculture bờ biển quan trọng. Từ năm 2010, Kiên Giang sẽ cố gắng phát triễn nuôi trồng thủy sản công nghệ. Nhắc lại là cá nuôi thâm canh - intensive nước ngọt ở ĐBSCL cũng như ở Kiên Giang là nuôi lồng dưới bè - cages thời Đệ Nhất Cọng Hòa, đã khuếch trương khá mạnh mẽ ở Long Xuyên – Châu Đốc ; nuôi ao, hồ- ponds và rào đăng quầng- fences , tỉ trọng thả cá lớn. Nuôi cá da trơn, râu mèo- catfish Pangasius spp. trong ao tăng mau lẹ, và nuôi lồng bè giảm khá mạnh, còn nuôi rào cũng dần dần gia tăng, dù đây là một kỷ thuật mới mẽ cho vùng Châu thổ sông Cửu Long. Ở ĐBSCL, năng xuất nuôi lồng bè trung bình trên 100kg/m3/vụ , năng xuất ao là từ 183 đến 582 t/ha/vụ tùy tỉ trọng thả cá giống con ( theo Nguyễn TP và các đồng nghiệp 2004 và Lê 2004 ), năng xuất rào đăng có thể đạt 345 t/ha/vụ. Năng xuất nông trang lúa –cá rice -cum -fish biến thiên từ 482 – 808 kg/ha , trong khi năng xuất các trại gia súc, gia cầm - cá livestock –fish polyculture là 467- 1456 kg/ha tùy tỉ trọng thả giống ( cũng theo Nguyễn TP và đồng nghiệp -2005 ). Nuôi tôm càng xanh khổng lồ là một cách nuôi tương đối mới cho Việt Nam và phần lớn tập trung ở ĐBSCL ; nuôi trong ao, nhốt bải rào – pen và hội nhập hay luân canh- xen lẫn với sản xuất lúa hay nuôi luân phiên lúa với tôm, được xem là một ngành tiềm năng đáng phát triễn thêm tương lai. Năng xuất tôm ở các hệ thống này là 100- 887 kg/ha/một vụ cho các hệ thống hội nhập trồng lúa nuôi tôm và khỏang 384- 1681 kg/ha / vụ cho hệ thống luân phiên lúa – tôm (cũng theo Nguyễn TP – 2005 ) và chừng 140 – 160 kg/m2 /vụ ( theo Vũ và đồng nghiệp -2005). Nông trang nuôi tôm biển – marine shrimp thường thấy nhiều nhất, nhưng mức độ thâm canh – cường tính khác nhau. Theo bộ Thủy Sản, thì nông trang nuôi tôm năm 2003 là 3% bán thâm canh- semi intensive và thâm canh- intensive, 22 % quảng canh – extensive và 75 % là các hệ thống cải thiện quảng canh hay bán thâm canh . Sản xuất quảng canh cải thiện là 0.25 – 0.30 t/ha /vụ , bán thâm canh cải thiện là 2.5- 3.0/t/ha/vụ và thâm canh cải thiện 5.0- 7.0 t/ha /vụ. Nuôi cá biển đa vây- fin fish hay cá mú, cá sòng - groupers thấy nhiều ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An và Khánh Hòa. Lồng lớn nuôi bè cá côbia mới du nhập vài năm nay từ Na Uy- Norway , Norvège . Đa số lồng nuôi tôm hùm Panulirus là lồng nhỏ, thuộc các tỉnh miền Trung, tôm hùm giống thu lượm hoang dã. Có lẽ cũng không nên quên các lòai bào ngư vành tai, bào ngư bầu dục , bào ngư dài ( trong số 4 loài bào ngư có giá trị ở Việt Nam , lòai bào ngư chín lỗ- cửu khổng chỉ sống ở các đảo miền Bắc theo Lê Đức Minh- 2000 ? ) ở một số ở các đảo nhỏ Hòn Mây, Hòn Rút , Hòn Thơm, Hòn Vang…. quanh đảo Phú Quốc và đảo Thổ Chu. Một điều đáng ghi nhớ thêm là vỏ bào ngư có tầng xà cừ màu sắc óng ánh được sử dụng làm đồ trang sức , khảm xà cừ trong công nghệ sơn mài và làm nguyên liệu nuôi cấy ngọc trai giá trị cao hơn ( Ân Độ, /78*Trung Quốc đã làm, còn Việt Nam ? ), ngòai thịt và vỏ ra Thái Lan còn xuất khẩu phủ tạng bào ngư sang Hàn Quốc để chế biến keo phẩu thuật y học . Kiên Giang còn là nơi sản lượng sò (huyết ? ) lớn nhất nước ( Hòang thị Bích Đào -2000 ), gồm lòai sò tròn – sò ổi Andara granosa và sò dài A. nodifera ….
Những năm vừa qua, chuyễn hướng từ nông nghiệp qua nuôi trồng thủy sản tỉnh nhà đã tỏ ra hửu hiệu, tạo nhiều công ăn việc làm cho dân tỉnh và tăng gia mức sống tiêu chuẩn dân gian ở vùng tái thiết . Nay Kiên Giang có 71 484 ha nuôi trồng thủy sản, trong khi năm 2002 chỉ 47 100 ha . Tỉnh nhà có 37 trại nuôi con giống hải sản, nhưng như vậy cũng chỉ mới thỏa mãn 30 % nhu cầu ngư dân – nông dân tỉnh. Trên phương diện đánh bắt cá ngòai khơi, Kiên Giang có 7 462 tàu đánh cá. Sáu tháng đầu năm 2013, Kiên Giang đã đóng thêm được 161 tàu đánh cá mới, tổng số cá đánh bắt được là 143 869 tấn nữa năm 2013, tăng gần gấp đôi so với các năm 1995 - 2002, từ 131 100 tấn năm 1995 đến 184 000 tấn năm 2002. Từ lâu Kiên Giang là tỉnh khai thác cá biển lớn nhất nước nhà , vượt xa tỉnh Cà Mau hạng nhì các tỉnh ĐBSCL( năm 2002 là 94000 tấn ), hơn hẳn tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu hạng nhất các tỉnh miền Đông Nam Bộ ( năm 2002 là 123 800 tấn ) hơn tỉnh Bình Định hạng nhất các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ ( 66 700 tấn ) và gấp 11 lần hơn TP Hải Phòng hạng nhất Đồng Bằng Sông Hồng ( 15 600 tấn ). Đáng nói là chương trình hửu hiệu hóa khai thác cua bơi biển xanh và đỏ- blue and red swimming crabs thiết lập năm 2012. Cố gắng thông tin hiểu biết tòan diện hơn cho các cộng đồng địa phương, tránh lạm thác nguồn tài nguyên tỉnh nhà hiếm có này và phổ cập các kỷ thuật đánh bắt cua bền vững hơn v.v… . Xuất khẩu cua biển xanh và đỏ tương đối còn nhỏ, nhưng đây là ngành đánh bắt có trị giá đứng hạng nhì hải sản xuất khẩu, chỉ sau cá ngừ - tuna . Khai thác được cua biển đỏ ở nhiều tỉnh trong nước, nhưng cua biển xanh – blue swimming crab Portracus pelagius chỉ khai thác được ở Kiên Giang mà thôi . Năm 2010 giá trị xuất khẩu cua biển xanh , đa số sang Nhật, trị giá là 110 triệu đô la Mỹ ! 20 000 ngư dân Kiên Giang sinh sống đánh bắt cua biển xanh.
Trung tâm thủy sản tỉnh đã tổ chức 112 lớp huấn luyện cho 4 348 người, bao gồm 18 kiểu mẩu sản xuất và nhiều lọai hải sản nuôi, kể cả tôm sú, ốc hương – sweet snail( ? ) và mytilus smaragdnus( ? ). Hai cảng đánh cá là Tắc Cậu và Dương Đông tổn phí chừng 6 triệu đô la Mỹ - gần 91 tỉ đồng VN đã xong, và đang xây dựng các cảng đánh cá Xảo Nhao, Ba Hòn , Tô Châu và Chợ Cá Lại Sơn, cùng hai dự án cảng tránh bảo tố là Hòn Tre và Cầu San, trụ cầu cắt sóng – cutwater Dương Đông và cảng cá Linh Huỳnh.
Sơ lược về khai thác vài đặc điểm tài nguyên thủy sản Việt Nam
Từ 60 000 tấn năm 1976, sản lượng thủy sản Việt Nam lên đến 5.7 triệu tấn năm 2012, nghĩa là gần 100 lần hơn và trị giá xuất khẩu chỉ là 11 triệu đô la Mỹ năm 1980, lên đến 6. 8 tỉ đô la năm 2012, nghĩa là cũng trên 60 lần hơn, nhờ đất nước thanh bình trở lại, khai thác được những vùng đất đai - sông nước- biển cả xa xôi… , áp dụng và phổ biến đựợc kỷ thuật khoa học cập nhật, cận đại của « Cách Mạng Xanh Dương – Blue Revolution » thế giới.
Đầu thập niên 1960 , ngành nuôi trồng thủy sản bắt đầu với những hệ thống nhỏ bé quảng canh tỉ như lúa – cá , gia súc –cá, và ao đất – earthen ponds . Ngành này tăng trưởng mạnh mẽ hai thập niên cuối này là một thành quả trực tiếp việc đa dạng nông trang và thích nghi sản xuất các lòai thủy sản xuất khẩu được, tăng gia nhiều mức độ cường tính thâm canh. Các hệ thống nuôi trồng khá đa dạng tùy theo các điều kiện địa lý khí hậu. Miền Bắc chủ trì nuôi cá nước ngọt trong ao, lúa – cá và nuôi cá biển trong lồng – marine cage culture. Miền Trung chuyên nghiệp hơn nuôi tôm sú lớn – giant tiger prawn và nuôi lồng tôm hùm, cá dạng vây – fin fish ở biển. Miền Nam nuôi thủy sản đa dạng nhất gồm ao hồ , hàng rào đăng quầng và lồng bè các lọai cá da trơn ( cà râu mèo- catfish đặc biệt nhóm Pangasius spp. ( cá ba sa P. boncourti, cá bông lau P. krempfii, cá tra P. hypophthalmus, cá hú P. conchophilus, cá vồ cờ P. sanitwongsei , cá vồ đốm ? P. larnaudii, cá dứa P. lolyuranodon, cá xác sọc P.macronema, cá xác bầu P. pleurotaena, cá tra dầu P. gigas …), nhiều mức độ cường tính nuôi tôm sú khổng lồ và các hệ thống hội nhập lúa – cá, lúa -tôm và nuôi trồng ở các rừng sát – mangrove – cum aquaculture.
Năm 1976 , cả nước Việt Nam chỉ nuôi trồng sản xuất 59 000 tấn và năm 1980 lên đến 180 000 tấn. Trị giá tổng số thủy sản đánh bắt lẫn nuôi trồng xuất cảng được năm 1980, chỉ trị gíá là 11.2 triệu đô la Mỹ . Đầu thập niên 1980, mới khởi sự nuôi tôm sú khổng lồ Panaeus monodon thương mãi để xuất khẩu. Năm 1990, nuôi trồng thủy sản mới đạt 213 700 tấn, nhưng năm 2000 đã đạt 418 000 tấn. Trị giá xuất cảng thủy sản Việt Nam , năm 1990 chỉ là 205 triệu đô la Mỹ; năm 20000 đã tăng 6 lần hơn, lên đến gần 1.5 tỉ ( ngàn triệu ) đô la Mỹ. Năm 2004, nuôi trồng thủy sản chiếm đến 902 000 ha, sản xuất 1. 150 triệu tấn , trị giá trên 1.44 tỉ đô la Mỹ $US ở tổng số trị giá xuất khẩu thủy sản là 2.397 tỉ đô la. Năm 2006 là năm diện tích nuôi trồng trên 1 triệu ha, là 1050 000 ha, trong khi năm 1995 chỉ mới chút ít trên nữa triệu ha, là 555 100 ha. Năm 2007, đánh dấu một cột mốc chuyễn tiếp đáng kể là mức sản xuất thủy sản nuôi trồng đạt 1 942 000 tấn cao hơn mức thũy sản đánh bắt - capture fisheries ( đa số ở biển ) chỉ đạt 1 876 000 tấn. Và các năm kế tiếp 2008 – 2010 , khuynh hướng này tiếp diễn ( 2008 nuôi trồng 2.435 triệu tấn, đánh bắt 1.937 triệu tấn ; năm 2009 là 2. 67 triệu tấn so với 2.068 triệu tấn và năm 2010 là 2. 823 triệu tấn so với 2.280 triệu tấn ). Năm 2012, tổng sản xuất thủy sản là 5. 7 triệu tấn , nuôi trồng là 3.15 triệu tấn và đánh bắt là 2.2 triệu tấn ; trị giá xuất khẩu thủy sản là 6.8 tỉ đô la Mỹ so với 6.15 tỉ năm 2011 và 5 .03 tỉ năm 2010 . Cao hơn hẳn xuất khẩu 7.5 triệu tấn gạo và trị giá 4.73 tỉ năm 2012, như đã kể trên. Danh xưng ĐBSCL ngày nay phải là « thúng lúa và vựa thủy sản » không chỉ là « một trong hai thúng lúa, hai đầu đòn gánh phía giữa là Miền Trung » !
Năm 2000, trong tổng số 4 triệu người họat động ở lảnh vực thủy sản, đã có 670 000 người lao động ở lảnh vực nuôi trồng tại 714 xã , xuyên qua 28 tỉnh và Thành Phố có bờ biển. Thập niên 2001- 2010, bộ Lao động ước lượng là ngành nuôi trồng thủy sản sẽ đào tạo được 64- 78 tiến sĩ , 240 – 308 thạc sĩ và 4300 – 4150 cử nhân tại các Viện và Trường đại học nước nhà cùng 5700- 7000 lao động trung cấp và 57 000 – 70 000 cán bộ cấp thấp. Khảo cứu những kỷ thuật phát triễn cận đại – cập nhật những năm qua, đã thực hiện trên các ngành nuôi trồng biển và nước lợ-brackish water có tầm kinh tế quan trọng như tôm sú khổng lồ, cua bùn lầy, cá mú đen chấm nâu ( đỏ cam ? ) Epinephelus coioides, cá cobia Rachycentrum canadum , barramundi hay cá chẻm biển- waigieu sea perch Psammoperca waigiensis , cua bơi- swimming crab Charybdis affinis , tômsú xanh – green tiger prawn Panaeus semisulcatus và sò hào- oyster Crassostrea sp. Cùng những kỷ thuật sản xuất con giống tốt cho sò huyết- blood cockle Anadara granosa và tôm sú xanh, các kỷ thuật trưởng thành giống đẻ - broodstock maturation techniques cho bào ngư tai lừa - donkey ‘s ear abalone Haliotis asinina. Các kỷ thuật sản xuất thức ăn cho nuôi trồng đã được hòan thiện thêm, gồm thực phẩm cho nuôi cá da trơn, cá mú chấm đỏ cam -orange spotted grouper Epinephelus coioides, cô bia, ôc busin ngà và cá rô phi - tilapia , cố sử dụng các vật liệu địa phuơng, trong nước, hầu giảm giá thành và phí tổn sản xuất. Khảo cứu căn bản đã đề cao nghiên cứu cải thiện môi trường nuôi trồng, chẳng hạn như nuôi hải sâm – sea cucumber và tôm sú khổng lồ trong ao đào, nuôi lẫn lộn cá mú cọp E. fuscoguttatus với bào ngư tai lừa, sò trai hai vỏ xanh Perna viridis , rong biển Kappaphycus alvarezii trong lồng thả ở biển và dùng các rau câu – rong biển làm sàng lọc sinh học – biofilter cho việc nuôi tôm. Nhiều phương pháp áp dụng phân tử sinh học - biomolecular methods cũng được áp dụng ở ngành nuôi trồng thủy sản, tỉ như RAPD (Random Amplified Pylymorphic DNA - Đa dạng Phóng đại Ngẫu nhiên DNA ) và RFLP ( Restriction Fragment Length Polymorphism - Đa dạng Hạn chế Chiều dài Mảnh ) …
Biết qua một số lòai thủy sản nuôi trồng ở nước nhà
Ở vùng nước ngọt là cá tra P. hypopthalmus và các ba sa P. bocourti, nơi sản xuất chánh là vùng ĐBSCL. Nhưng cũng còn nhiều lọai cá khác rất phổ biến là loại cá chép( gáy ) bạc – silver carp Hypophthalmychthys molithrix, cá chép cỏ- grass carp Cteopharyngodon idellus , cá chép thông thường- commun carp Cyprinus carpio , cá chép to đầu- bighead carp Arischthys nobilis, và các lòai cá chép Ấn Độ chép catla Catla catla , cá chẻm , cháy ( ? ) -rohu Labeo rohita và chép Mrigal Cirrhinus mrigala ( Theo Lê BN , Lê NT – 2003- 2004 . Gần đây hơn là cá rô điêu hồng đơn tính -monoxex tilapia Oreochromis niloticus, được du nhập nuôi trông vùng nội địa và vùng nước lợ . Thêm vào các lòai này, có lẽ không nên quên tôm càng xanh – giant river prawn Macrobrachium rosenbergii , cá vược leo – climbing perch Anabas testudineus và cá vồ Inđônexia – indonesian snakehead– Channa micropeltes, rất đượng ưa chuộng ở miền Nam Việt Nam. Nuôi trồng biển phổ thông nhất là nuôi các lòai tôm hùm – lobster Panulirus spp. , các lòai cá mú Epinephelus spp. và rau câu, rong biển - seaweed Gracillaria verrucosa , chủ trì ở vùng bờ biển miền Trung . Trong khi đó tôm sú Panaeus monodon, cua bùn lầy - mud crab Scylla spp. Sò- nghêu hai mảnh – bivalves Meretrix spp.và Anadara spp. là những lòai cao năng sản xuất nhiều ở các vùng nước lợ Miền Nam Việt Nam
Một số lòai nuôi trồng khác đang được khảo cứu và phát triễn có tiềm năng tốt đẹp là cobia Rachycentron canadum, bào ngư Haliothis spp., ốc busin ngà lốm đốm – maculated ivory whelk Babylonia areolata, sò ngọc trai -silverlip pearl oyster Pictada spp., tôm thẻ chân trắng – whiteleg shrimp Panaeus vannamei , cá chẻm( vược ) lớn biển , cá nhông ? – giant sea perch, barramundi Lates calcarifer . ..
Bảo vệ rừng và môi sinh trong tình trạng đổi thay khí hậu Kiên Giang
Pan nen – Panel Quốc Tế về Đổi thay Khí hậu- International Panel on Climate Change đã xác định Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất vì khí hậu đổi thay. Châu thổ Sông Hồng và Sông Cửu Long có mật độ dân số rất cao ( Sông Hồng 1108 người /km2 và sông Cửu Long 408 người ) ở những vùng thấp, đang bị đe dọa vì mực nước biển dâng cao thêm cùng với gia tăng tần xuất và cường độ các tai họa thiên nhiên như bảo, giông tố và lũ lụt. Kiên Giang là một tỉnh bờ biển Miền Tây ĐBSCL. Năm 2006 như đã nói trên, Kiên Giang được UNESCO công nhận là Dự trữ - Khu Bảo Tồn Sinh Cầu và Con Người – Man and Biosphere MAB Reserve. Các năm 2008- 2010, một dự án MAB giai đọan đầu, do Viện trợ Đức GTZ và viện trợ Úc AusAID tài trợ, tập trung nổ lực vào 3 vùng then chốt khu Bảo Tồn Sinh Cầu Kiên Giang là: Công viên Quốc gia U Minh Thượng , Công viên Quốc gia Phú Quốc và Vùng Bờ biển Kiên Lương Hòn Chồng .
Công viên U Minh Thượng hổ trợ một trong những vùng rừng đầm lầy than bùn – peat swamp cuối cùng ở nước nhà và đã được nhìn nhận là một trong 3 ưu tiên lớn nhất bảo tồn đất ẩm thấp -wetland ở ĐBSCL. Rừng tràm- Melaleuca forest là vùng cốt lõi của công viên này, đóng một vai trò quan trọng duy trì đất đai và phẩm giá nước ở vùng đệm ( độn ) – buffer zone. Cây rừng tràm ngăn ngừa đất mặt khỏi bị acid-hóa và nước trên mặt đất, sàng lọc nước ngầm và tồn trữ nước ngọt cho mùa khô. Công viên Quốc gia Phú Quốc , trải dài từ rừng vùng núi trên đảo đến các rạng san hô như đã nói, bao gồm luôn cả những khu rừng dầu – dipterocarps cuối cùng còn sống sót tại Việt Nam . Còn rừng Melaleuca và rừng sác , những bải cỏ rong biển – sea grass và rặng san hô tại vùng Kiên Lương Hòn Chồng, bao gồm 200 km bờ biển biển Tây và nhiều nơi chứa những rừng sác – mangroves forests rất phong phú . Đai rừng sác rất khẩn thiết, để giảm thiểu ảnh hưởng đổi thay khí hậu. Mục đích chánh là sử dụng các tài nguyên thiên nhiên tỉnh Kiên Giang một cách bền vững, xử lý vùng bảo vệ hửu hiệu hơn, trong cố gắng đưa vào những phương cách mới cải thiện dân gian địa phương, đồng thời cũng sẽ cải thiện môi trường nữa. Tỉ như đề xướng trồng dừa - coconut dọc bờ biển Biển Tây và du nhập cách xử lý hội nhập dịch bệnh các vườn dừa. Chặt đốn rừng Melaleuca trên đất phèn acid sulphate soils ở châu thổ Sông Cửu Long gây ra tăng gia kịch tính mức độ acid trong đất đai và các sông rạch tỉnh. Dự án nghiên cứu phương cách cải thiện sản xuất và gía trị gỗ tràm, hy vọng sẽ bảo tồn được những khu rừng hiện hửu. Dự án đang cùng chánh quyền địa phương họa kiểu ra những mô hình bảo vệ bờ biển ở huyện Hòn Đất. Mô hình sẽ duyệt xét những kỷ thuật mới mẽ trồng lại rừng sác và họa kiểu một lọai đê có khả năng chống cự nổi các dòng nước chảy mạnh trong vùng. Trước đó, các đê bị vỡ nhiều khúc mỗi năm và muối biển phá hại mùa màng cây trồng và sản xuất cá. Cây mộc sẽ được trồng theo những băng dãi rộng 20 m dọc theo bờ biển .
Xây dựng sức bật nổi – đàn hồi chống Đổi thay Khí hậu tại xã Bình Sơn huyện Hòn Đất
Kịch bản Đổi thay Khí hậu Kiên Giang liên hệ đến gió thổi mạnh, sóng cao hơn, mô hình lượng mưa thay đổi và một gia tăng tần số giông tố. Mực nước biển ở miền Nam Việt Nam ước lượng dâng cao thêm từ 3 đến 5.5 mm một năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm và số ngày mưa mỗi năm với nhiệt độ cao hơn 300C mỗi năm, có khuynh hướng gia tăng. Đổi thay khí hậu không đem tới tai họa tày trời, nhưng có cơ đưa tới những ảnh hưởng dần dà âm tính trên các tài nguyên biển và bờ biển ; đặc biệt một tăng gia nhiệt độ nước biển, thay đổi độ mặn, độ chua – acidity, độ khuấy đục –turbidity và mất nơi cư ngụ vì mức nước biển lên cao hơn. Nghĩa là ảnh hưởng đến đời sống dân gian. Thêm vào đó, những thừa tố không thuộc khí hậu cũng làm cho đời sống các cộng đồng dễ tổn thương hơn. Chẳng hạn, ô nhiễm canh nông do sử dụng lọan xạ các thuốc diệt trừ sâu bệnh và bơm nước lạm thác cho yêu cầu nông nghiệp cũng dẫn tới trích dùng quá đáng tầng nước ngầm dưới đất . Hiệu năng cá đã gia giảm những năm vừa qua do việc gia tăng đánh cá ngòai khơi
song song với các kỷ thuật đánh bắt và ngư cụ , gia cư bất an đặc biêt trên phần ruộng đất các đê điều xây cất xấu xa ,khả năng giới hạn địa phương chấp nhận những kỷ thuật nuôi trồng thủy sản và các chánh sách không thích nghi, ngay cả trên các vùng được hổ trợ tàì chánh và kỷ thuật. Làm giảm bớt tổn thương các cộng đồng Kiên Giang hiện tại, cần có một thành phần then chốt thích nghi với đổi thay khí hậu và phải tăng thêm sức bật nổi , đàn hồi – resilience . Các cộng đồng căn cứ trên bảo tồn, xử lý và phục hồi các hệ sinh thái thiên nhiên và đa dạng thêm đời sống dân sở tại thật là khẩn thiết, cực kỳ quan trọng ở tiến trình thích nghi này .
Bình Sơn là một xã huyện Hòn Đất, trải dài 7km dọc theo bờ biển . Bình Sơn thuộc vùng địa hình đất hết sức thấp, ở vùng thấp nhất Tứ Giác Long Xuyên . Một số lượng đáng kể nuớc lũ thóat thủy từ Châu thổ sông Cửu Long chảy vào nước bờ biển Bình Sơn , qua một kênh đào lớn họa kiểu ra để kiểm sóat lũ từ Đồng Tháp Mười-Plaine des Joncs, Plain of Reeds , phía trên Châu thổ sông Cửu Long phần Việt Nam. Diện tích tổng cọng là 183 000 ha rừng sác, bờ biển được một băng dãi mỏng thín rừng sác và đê điều xây cất yếu kém bảo vệ, cho nên thành quả là mỗi năm mất thêm rừng sác và xói mòn vở - lỡ đê. Dân gian Bình Sơn trông cậy vào nông nghiệp nuôi trồng thủy sản, đánh cá ngòai khơi, làm và vá lưới kiếm lợi tức , nuôi sống gia đình. Lúa chiếm 9500 ha là cây trồng chánh, gồm 2 vụ chánh là vụ Đông- Xuân và vụ Hè- Thu cũng như hệ thống hội nhập lúa- tôm. Rau đậu , mía và vườn cây ăn trái ( ăn qủa ) cũng quan trọng cho vùng bờ biển này . Đa số dân cư Bình Sơn thuộc hạng nghèo khổ, không ruộng đất và bán sức lao động làm thuê cho các chủ tàu đánh bắt cá xa bờ. Xã Bình Sơn đặc biệt có hai làng thôn - ấp là Vàm Rây và Thuận An phơi bày mạnh mẽ cho mực nước biển dâng cao thêm, triều cao, giông tố, xói mòn, nước mặn xâm nhập và lũ lụt. Những công tác dẫn đạo chống đổi thay khí hậu Bình Sơn gồm :
- Các bẩy bắt trầm tích tràm -melaleuca sediment traps . Dự án hổ trợ cộng đồng Vàm Rây bằng cách xây dựng những bẩy bắt trầm tích melaleuca , cố nhắm vào các trầm tích từ vùng bờ biển phía trên . Các bẩy bắt này sẽ giúp thiết lập một bải bùn – mudflat trồng các lọai cây rừng sác. Họat động nhắm vào cổ động dân địa phương tham gia xây cất các bẩy bắt và đề cao một qui họach xử lý căn bản cộng đồng cho các vùng rừng sác gần đê điều, nâng cao nhận thức vai trò quan trọng của rừng sác, cũng sẽ giúp tăng gia khả năng cộng đồng bờ biển thích nghi hơn với đổi thay khí hậu và các tai họa thiên nhiên.
- Liên kết cùng đại học huấn nghệ Kiên Giang, dự án nhắm cung cấp các kỷ thuật trồng trọt và huấn luyện nông dân thực thi dùng các giống mới hầu giúp đời sống họ thêm sức đàn hồi chống các đổi thay khí hậu. Dự án cũng tổ chức các lớp huấn luyện lề lối canh tác bền vững hơn, cố giảm thiểu ô nhiễm nông nghiệp và tăng gia khả năng nông dân giải đáp những ảnh hưởng thời tiết bất thường.
- Dự án cố làm dễ dàng hơn phát triễn nước sạch nông thôn và một chương trình vệ sinh bằng cách phát triễn những chương trình thu thập phế thải ở xã, cải thiện các tiện nghi vệ sinh và tồn trữ nước sạch, hổ trợ cộng đồng có nước ngọt sạch, cải thiện các nguồn nước ngọt sạch trên mặt đất, tăng thêm nhận thức địa phương về bảo vệ môi trường. Đặc biệt dự án giúp xây dựng 60 cầu tiêu – latrines , 60 hồ chứa nước mưa thu thập nước mùa mưa cho các gia cư nghèo và dụng cụ thu thập phế thải ở hai làng Vàm Rây và Thuận An.
- Hầu tăng gia nhận thức, dự án tổ chức các lớp huấn luyện cho nhân viên lõi cốt cấp xã, gồm Hiệp Hội Phụ nữ, Hiệp Hội Thanh niên, Hiệp Hội Nông dân, Ủy Ban Xử lý Rừng, các nhóm giảng viên và nhân viên huyện / xã đặc trách phòng lũ lụt và kiểm sóat tai họa thiên nhiên, thiết lập mạng lưới các nhân viên truyền đạt địa phương.
Tài nguyên dầu khí Biển Tây
Cách đây trên 2 năm ngày 2 tháng 7 năm 2011, chúng tôi đã bàn qua về tình trạng ngành dầu khí Việt Nam , trong đó có đề cập đến dầu khí Việt Nam ở Biển Tây – Vịnh Thái Lan, đặc biệt ở vùng chồng lấn Malay – Thổ Chu. Theo tin tức tháng 7 năm 2013, dự trử dầu khí ở độ sâu ít hơn 100 m dưới mặt biển của Việt Nam đang cạn dần, đặc biệt ở mỏ Bạch Hổ, bồn - basin Cửu Long. Vì vậy Việt Nam đang cố công giải quyết những thách thức khai thác các bồn dầu khí nước nhà biển sâu – deep water fields ở Nam Côn Sơn, Tu Chính – Vũng Mây ( đang bị Trung Quốc cản trở ), Phú Khánh , Sông Hồng. Ở Biển Tây là ngòai khơi đảo Phú Quốc và nhất là ở Vùng chồng lấn Malay – Thổ Chu. Có lẽ cũng nên nhắc lại là năm 2012, sản xuất dầu - khí thiên nhiên và dự trử dầu Việt Nam đứng hàng thứ tư ở Đông Nam Á sau Inđônêxia , Mã Lai Á – Malaysia và Brunei. Khỏang 100 vị trí hứa hẹn đã được thám hiểm ở chừng 50 giếng mỏ và 30 giếng mỏ dầu khí này đã được khai thác thương mãi. Trử lượng dầu lữa là chừng 643 triệu tấn dầu thô và 644 tỉ m3 –mét khối bcm khí dầu thiên nhiên ( một bộ khối cubic foot = 0. 028 mét khối, cubic meter ). Mức sản xuất dầu Việt Nam hiện nay là 15.2 triệu tấn dầu thô và 8.7 tỉ mét khối. Mức sản xuất dầu sẽ giữ nguyên được trong 5 năm tới, nhưng có thể giảm bớt vào các năm 2018 – 2020 , tùy thuộc việc khai thác có thành công không ở các giếng mỏ nước sâu, và các chánh sách đối ngọai có giải quyết nổi tranh chấp chủ quyền ở biển Đông ( Nam Hải Tàu ) có khi ngay trong lảnh hải kinh tế Việt Nam theo luật biển quốc tế , có được Trung Quốc tôn trọng hay không.
Từ một nước xuất khẩu hầu hết dầu thô, Việt Nam dự liệu là phải nhập khẩu dầu những năm tới, vì nhu cầu gia tăng, dù rằng nay Việt Nam đã sản xuất 25 000 thùng dầu /ngày ở các giếng dầu ngọai quốc Việt Nam đầu tư, hy vọng đạt 100 000 thùng / ngày ở ngọai quốc năm 2020 ( nay sản xuất trong nước là từ 450 000 – 500 000 thùng / ngày ). PêtroViêtNam- PVN năm 2011 đã khai trương nhà máy lọc dầu Dung Quất ở Quảng Ngãi sản xuất xăng, LPG – dầu khí lõng, kerosene, diesel, nhiên liệu jet, dầu nhiên liệu , và polypropylene; dung tích sẽ là 10 triệu tấn năm 2016. Một nhà máy lọc dầu khác đang xây dựng ở Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, liên doanh với các hảng KPI, Idemitsu Kosan và Mitsu Chemicals , nhưng không hy vọng khai trương được trước năm 2015. Cả hai nhà máy lọc dầu Dung Quất Và Nghi Sơn đều rất xa các giếng khai thác dầu nước nhà. Nhà máy thứ ba ở Phức tạp Hóa học Dầu lữa Long Sơn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu không mấy tiến triễn, vì thiếu nguồn tài trợ. Dự án thứ 4 trị giá 27 tỉ đô la Mỹ, thiết lập một nhà máy lọc dầu và một phức tạp công nghệ hóa chất dầu lữa, ở gần Qui Nhơn tỉnh Bình Định, dựa hòan tòan vào nhập khẩu dầu lữa, dù bị PVN chống đối, cũng đã được Thủ Tướng và Bộ Công Nghệ chấp thuận. Đa số khí dầu thiên nhiên ở Việt Nam dùng sản xuất điện. Hiện nay, khỏang 40 % điện Việt Nam do các nhà máy đốt khí dầu phát điện. Sản xuất khí dầu sẽ tăng gia đáng kể đến 12.2 tỉ mét khối- bcm vào năm 2016 .
Hai vùng Biển Tây Việt Nam có nhiều tiềm năng dầu lữa và khí dầu là bồn - lưu vực ( basin ) Phú Quốc và bồn Malay – Thổ Chu. Bồn Phú Quốc là một vòng đai rộng, trải dài 100 – 150 km từ trung tâm Vịnh Thái Lan cách Trung tâm Căm bốt 500 km về phía Bắc . Đây là một lưu vực thời kỳ Hậu – Late Jurassic đến thời kỳ Cretaceous , nhưng cũng là một lưu vực ít được thám hiểm nhất của Biển Tây và chưa có khoan giếng thám hiểm dầu và dầu khí, theo GEUS 2010 thuộc Cơ quan Nghiên cứu Địa chất Đan Mạch và Greenland. Cơ Quan Nghiên cứu này đã họat động ở Việt Nam từ năm 1995, để định giá tiềm năng địa chất và dầu lữa các bồn Việt Nam. Năm 2002, Cơ quan hợp tác cùng Khoa Địa Lý và Địa Chất, Viện đại học Copenhagen như là một thành phần của dự án ENRECA- Sinh cường Khả năng Khảo Cứu các Nước Chậm tiến, Enhancement of Research Capacity in Developing Countries. Giai đọan 2 của ENRICA, sau năm 2009 chú tâm chuyễn hướng nghiên cứu về hai vùng Biển Tây Việt Nam phía Nam – Tây Nam -SSW Vịnh Thái Lan ở bồn Malay - Thổ Chu và bồn Phú Quốc. Bồn Phú Quốc tiếp tục đến đất liền -lục địa về phía Bắc làm thành một vùng núi non giữa Việt Nam và Căm Bốt. Giai đọan thứ ba của ENRICA, khởi sự năm 2011 (?) vẫn tập trung vào bồn Phú Quốc, cùng một tái thám hiểm Bồn Sông Hồng ở Bắc Việt và trong đất liền Châu thổ sông Hồng. Các giếng ENRICA 2 trên đảo Phú Quốc, lõi hòan tòan khoan sâu đến 500 m, phối hợp với định giá tiến trào địa chất và tiềm năng chứa dầu của bồn cùng phân tích địa chấn vùng – regional seismic analyses . Các dữ liệu giếng khoan ENRICA 2 được dùng nghiên cứu phần đất trồi lên – outcrop của Phú Quốc và của Cam Bốt.
Bồn Malay – Thổ Chu là phần Đông Bắc Việt Nam của bồn Malay, hình thành giữa thời kỳ Trung và Hậu – Middle and Late Eocene. Bồn Malay – Thổ Chu nằm giữa trung tâm Vịnh Thái Lan và như vậy chồng lấn lên phần phía Nam nhất của bồn Phú Quốc. Thám hiểm dầu ở Bồn Malay – Thổ Chu khởi công từ đầu thập niên 1970, được khuyến khích sau các thành công thám hiểm ra dầu ở miền Nam Việt Nam. Khoan giếng mỏ đầu tiên ở đây năm 1994. Kể từ năm đó, khám phá ra hiện diện khí dầu, khí đặc – condensate và dầu ở nhiều giếng khoan, nhưng chỉ rất ít khám phá này được khai thác thương mãi. Cho nên phải tái xét những chiến lược khám phá hiện hửu để tối hảo và tụ điểm những thám hiểm tương lai. Làm kiểu mẩu 2-D chín mùi lịch sử tạo dầu – maturation history của bồn được thực thi, căn cứ trên duyệt xét građiăn nhiệt- revised thermal gradient , làm đồ bản chấn động chi tiết, thông tin các lỗ khoan và động lực học mới cho tạo ra dầu, động lực này qui định từ các nguồn mẩu đá hồ và đá bùn thu thập từ các giếng khoan đất đai ảnh hưởng ( Theo Petersen, Enrica - 2012 ). Không rỏ kỷ thuật mới hơn ( như dùng chấn động 3D… ) đã áp dụng thăm dò phát hiện dầu lữa và khí dầu ở biển Phú Quốc và Thổ Chu chưa ?
Vùng chồng lấn Bunga Kekwa gần Thổ Chu là một liên doanh Lundin, Petronas Carigali, PetroViêtNam khai thác. Mức sản xuất dầu đã từ 12 000 thùng/ ngày lên đến 15000 thùng/ngày, tháng 10 năm 2000. Nhờ khoan thêm hai giếng nữa từ năm 2001, nên mức sản xuất đạt 17 000 thùng/ngày. Giai đọan II của phát triễn vùng PM3- Bunga Kekwa Malaysia khởi công tháng chín 2003, đưa sản xuất khí dầu lên 250 triệu bộ khối cf/ngày và 40 000 thùng / ngày dầu lữa và khí đặc. Năm đó, một thỏa hiệp bán khí dầu đã được ký kết với bán đảo Mã Lai Á dù khá xa xôi và Việt Nam ở phía Đông Bắc, dù rằng hạ tầng cơ sở cập bến đất liền ở Việt Nam còn rất thiếu thốn. Gần đây hảng dầu Unocal công bố kết quả của chiến dịch khoan giếng ở các lô – blocks 48/ 95 A , 48/95 B và 52/0 97 ở vùng chồng lấn, một thành phần địa chất của « Đại – Greater » Vịnh Thái Lan. 4 giếng xác nhận khám phá ra khí dầu năm 1997 theo khuynh hướng mỏ Kim Long. Khuynh hướng mỏ Kim Long tuồng như chứa khí dầu, dài đến 21 dặm Anh ( 33.6 Km ) ở lô các lô B và 52/97. Mỏ khuynh hướng Kim Long trung bình khí lãi thực là 41m. Ba giếng đã được thử nghiệm: dòng khí B-Kl 1X là 53 triệu bộ khối cf/ một ngày từ 2 nơi; B- AQ-1X dòng khí là 39 triệu cf/ ngày từ 3 nơi, và 52/ 97 –AQ -3X dòng khí là 54 triệu cf/ ngày từ 5 nơi. Giếng 52/97 –CV-1X , đào từ mỏ Cá Voi, cách mỏ Kim Long 16km cũng có khí lãi thực là 32 mét. Unocal cho biết là chiến dịch này đã chứng minh chứa 1 ngàn tỉ tcf ( 28 tỉ mét khối ) khí dầu , tổng cọng tiềm năng là 2-8 ngàn tỉ tcf ( 56 - 224 tỉ mét khối) . Các hảng liên doanh với Unocal ở Lô A và Lô B là MOECO ( là Mitsu Chemicals Nhật ), PTT-EP ( hảng Thái Lan ) , PetroViệtNam. MOECO và PetroViêtNam cũng liên doanh với PTT-EP ở lô 52/97.
Phát triễn du lịch Kiên Giang
Xây dựng vế thứ ba là du lịch, biến Bờ biển và Biển Tây thành một quốc gia biển hùng mạnh theo chiến lược biển, như thời cha ông còn là văn minh Ốc Eo đã giao dịch với Đế quốc La Mã và mở mang bờ cõi thời các chúa, hai đời vua đầu tiên nhà Nguyễn Phước, để có một nền kinh tế biển khỏe, song song với duy trì lực lượng phòng thủ bảo vệ chủ quyền quốc gia tối thượng trên biển, trên các hải đảo lớn nhỏ, góp phần quan trọng cho công trình công nghệ hóa và cận đại hóa nước nhà cường thịnh vào năm 2020, trong đó nền kinh tế bờ biển và đại dương -Biển Tây và Biển Đông – sẽ đạt 50 -55 % tổng số GDP quốc gia.
Cảnh quan thiên nhiên đẹp đẽ đáng nêu ra đầu tiên là phong cảnh Hà Tiên : một hảng Pháp đóng phim đã lựa chọn nơi này làm phim « Người Tình – L’Amant , the Lover » năm 1995, tuy rằng tình sử cặp yêu đương Pháp- Việt ( gốc Hoa ) này lại xảy ra ở thị trấn Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Mạc Thiên Tích đã làm nhiều bài thơ văn đàn Chiêu Anh Các ca tụng vẽ đẹp của 10 thập cảnh Hà Tiên, nhưng đáng nhắc thêm là động đá Thạch Động, một khối đá xanh lục trồi lên từ mặt đất; Hòn Chồng; Hòn Phụ Tử những hòn đá Cha và Con cách bờ biển chừng 100m và Chùa Hang. Nơi có tàu thuyền đang chạy là các tiểu đảo Hải Tặc, 16 hòn đảo nhỏ chung quanh nước chỉ sâu có 4m. Hòn lớn nhất là Hòn Độc chứa một bải biển các trắng phau. Gần Hòn Chồng là Hang Tiên- Tiên Cave có hai cửa ra vào : cửa đông nhìn ra biển và cửa tây mỏ ra Bải Đuốc ( ? ). Trong hang có nhiều thạch nhủ hình dáng lạ lùng buông xuống nhiều người xem đó là ngôi vàng của vua Gia Long (? ). Bải biển Hòn Trẹm cát trắng phau nhất Hà Tiên, cách Bải Hòn Chồng chừng 1000 m. Chùa Hang cũng thích thú đến thưởng ngọan. Chùa xây 40m dưới đất, âm u và mù mịt, vọng lại tiếng chuông chùa trên các thạch nhủ.
Phú Quốc mệnh danh là Đảo Ngọc Xanh, Bích Ngọc - Emerald Island , nhờ có nhiều cảnh quan đẹp đẻ và nhiều di tích lịch sử đã kể: căn cứ quân sự của anh hùng Nguyễn Trung Trực, các kỷ vật của vua Gia Long để lại đảo khi chạy trốn Tây Sơn vây bắt và nhà tù Cây Dừa Phú Quốc. Ngòai khơi đảo Phú Quốc là một nhóm 105 đảo lớn nhỏ. Vài đảo rất đông dân cư như các đảo Hòn Tre và đảo Kiên Hải, cách Rạch Giá chừng 25 km. Du khách có thể dạo chơi trên bải biển, trong khi ngắm nhìn các động vật hoang dã. Ở Kiên Giang, du khách còn có thể viếng thăm mộ của Đô Đốc Tổng trấn Hà Tiên Mạc Cửu, đền thờ và mộ của anh hùng Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá. Đáng bỏ chút thì giờ thăm viếng khác là viện Bảo Tàng – Museum Rạch Giá ở đường Nguyễn văn Trỗi, Trung tâm Thương mãi ( Chợ ) Rạch Giá đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chợ Vĩnh Thanh Vân( ? ) là vùng chợ búa chánh của Rạch Giá ở phía đông đường Trần Phú, kéo dài qua các đường Bạch Đằng, Trịnh Hoài Đức và Thủ Khoa Nghĩa. Muốn đi đến TP HCM, các TP -thị trấn khác ở Châu thổ Sông Cửu Long như Cần Thơ, Hà Tiên, Long Xuyên theo đường bộ từ Rạch Giá thì đến 3 trạm xe búyt các đường Trần Phú và đường Trần Quốc Tuấn. Còn đi đến Phú Quốc thì đáp Chuyến Phà - Ferry Terminal ở đường Nguyễn Công Trứ . Phà đi Cà Mau, Châu Đốc, Long Xuyên và Tân Châu thì đáp ở đường Bạch Đằng. Dịch vụ phà có hằng ngày.
Đến cuối tháng 9 năm 2013, tỉnh Kiên Giang đã tăng gia đầu tư xây cất và nâng cấp nhiều hút dẫn du khách ở các thị xã Rạch Giá và Hà Tiên, các huyện Phú Quốc, Kiên Lương và An Minh. Đến nay, dự án Hòn Chẽm( ? ) – Chùa Hang đã xong được 50% , vùng du lịch Mũi Nai đã xong 75% . Hai bến tàu cảng Rạch Giá cũng đã hòan tất. Ba dự án hòan chỉnh Phú Quốc đã được chấp thuận, tổng phí lên đến trên 14 triệu đô la Mỹ cho một diện tích là 70.65 ha, ngòai 23 dự án khác hổ trợ du lịch diện tích 618. 8 ha, trong khi 58 dự án mới cho du lịch đang chờ đợi trung ương chuẩn y. Tỉnh nhà đã có 82 khách sạn và nhà khách, số phòng là 1552, năm 2012, chỉ mới có 30 khách sạn và nhà khách , chỉ được 627 phòng. Sáu tháng đầu năm 1013, Kiên Giang đã đón chào 123 000 du khách, trong số này 20814 là ngọai quốc. Tỉnh đã thu 3. 949 triệu đô la Mỹ, 1.5 lần hơn mức thu năm ngóai.
Phát triễn hạ tầng cơ sở
Tỉnh sẽ tập trung nổ lực xây cất nhiều hải cảng lớn như An Thới, Bảy Vọng, Bải Nô, Tắc Cậu. Các tàu biển cao tốc sẽ được họat động cho các đường du lịch TP HCM – Rạch Giá, TP HCM – Hà Tiên , Rạch Giá - Phú Quốc và Hà Tiên- Phú Quốc. Các phi trường Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc sẽ được nâng cấp; một phi trường mới sẽ được thiết lập ở Dương Tô ( Phú Quốc ). Quốc lộ số 80 sẽ nâng cấp theo tiêu chuẩn đường Xa lộ Xuyên Á – Trans-Asia Highway , phối hợp với Xa lộ quốc gia số 63 để trở thành Hành lang Đô thị Hà Tiên -Cà Mau. Một công trình xây dựng khác là đường chánh của tỉnh Kiên Giang, gồm đường Tân Hiệp – Giồng Riềng -Vị Thanh và đường dọc bờ biển.
Yêu cầu điện Kiên Giang, dự trù sẽ đạt 2 160 triệu kwgiờ ( kwh ), tổng cọng công xuất là 665 000 kw vào năm 2020. Kiên Giang nay đã có điện ở mọi huyện, thị trấn tỉnh, phần lớn do mạng lưới điện quốc gia cung cấp. Vài nơi nhà máy điện là của tư nhân: nhà máy điện công ty xi măng Sao Mai và công ty xi măng Hà Tiên 2. Không rỏ nhà máy nhiệt điện khí dầu (? ) dự trù năm 2012 ở huyện Kiên Lương để thỏa mãn nhu cầu nội địa và xuất khẩu điện qua Căm Bốt nay đã thực hiện chưa ? Tỉnh sẽ thiết lập thêm trạm- stations điện ở nhà máy điện Ô Môn và trạm điện Thốt Nốt. Ở đất đảo, tỉnh sẽ phát triễn các nguồn điện dùng các máy phát điện diesel. Tỉnh đang sửa sọan một dự án xây cất một phức tạp nhà máy phân đạm hóa học- và điện khí dầu – gas electricity . Trên phương diện truyền thông, tỉnh cố sức phát triễn các tiện nghi viễn thông làm sao cho 100 người có 6 – 8 máy điện thọai, vào năm 2020. Yêu cầu nước sạch vào năm 2020 ở đô thị tỉnh ước lượng sẽ là 126 000m3/một ngày và ở nông thôn là 119 000 m3/ngày . Kiên Giang sẽ nâng cấp và xây cất những hồ dự trữ và nhà máy nước Rạch Giá, Hà Tiên và Phú Quốc. Đồng thời tỉnh cũng sẽ tập trung đầu tư phát triễn tiện nghi nước sạch cho Hòn Tre, An Minh, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận, Gò Quao, Hòn Đất và Tắc Cậu. Mặt khác , tỉnh sẽ phát triễn các tiện nghi cung cấp nước di động, hầu bảo đảm cho dân gian địa phương có nước an tòan mùa lũ lụt.
Phát triễn các công viên công nghệ và các vùng kinh tế , không gian đô thị tỉnh
Qui họach phát triễn các công viên công nghệ - industrial parks và các vùng kinh tế -economic zones, đã tạo ra các quỉ đất đai, đồng bộ với cải thiện hệ thống giao thông, nâng cấp điện, nước sạch và hệ thống thóat thủy chống chất phể thải ô nhiễm…. mục đích bảo vệ môi trường, ngăn ngừa phát triễn mamh mún, tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống dân gian. Họat động các công viên công nghệ và vùng kinh tế hiện nay chú trọng khai thác tiềm năng dồi dào của lảnh vực nông – ngư- lâm tỉnh. Chánh quyền Kiên Giang đã thiết lập một Dự Án Chủ trì – Master Plan phát triễn các công viên công nghệ các vùng kinh tế cho đến năm 2015, hướng về viễn cảnh 2020 , ngòai Cửa Khẩu Quốc tế Hà Tiên. Chánh phủ đã chấp thuận cho thành lập 5 công viên công nghệ, tổng diện tích là 759 ha. Đó là công viên công nghệ ở xã Thanh Lộc, huyện Châu Thành, diện tích 250ha; công viên Thuận Yên 140.735 ha ở xã Thuận Yên, thị trấn Hà Tiên; công viên Tắc Cậu 68 ha ở xã Vĩnh Hòa Phú, huyện Châu Thành; công viên Xẻo Rô 200 ha ở xã Hưng Yên, huyện An Biên; công viên Kiên Kương ( ? )100 ha ở xã Bình An, huyện Kiên Lương. Trong qui họach sẽ có 4 khu cư xá, diện tích tổng cọng 148 hà và một trung tâm dịch vụ 69 ha. Nay hai công viên Thanh Lộc và Thuận Yên đã hút dẫn 6 nhà đầu tư khởi công làm 3 nhà máy biến chế hải sản và các xưởng máy đồ mộc – woodwork vào quí thứ hai năm 2013, sẽ thực hiện xong phần còn lại vào qúi đầu năm 2014. Chánh phủ cũng đã chấp thuận dự án chủ trì cho thị trấn tỉnh là Hà Tiên để dùng phát triễn, rộng 1600 ha .
Kiên Giang, đến tháng 9 năm 2013, đã có thêm 2 nhà máy chế biến hải sản, dung tích 800 tấn một năm và một nhà máy chà bóng gạo, dung tích 30 000 tấn một năm; một nhà máy khác đang nâng cấp và tăng gia dung tích hầu thõa mãn yêu cầu địa phương và xuất khẩu. Xuất khẩu sản phẩm chế biến nông nghiệp tính ra đạt 45.1 triệu đô la Mỹ, tăng 20.9 % và xuất khẩu hải sản tăng 31.8%. Sản xuất nước cốt- juice đặc thơm – khóm, đồ trái hộp, cá đóng hộp và hải sản đông lạnh, đã dần dần mở rộng thị trường nội địa. Vài doanh nghiệp tư nhân đã tăng sản xuất, tỉ như Công Ty Hai Phát Đạt cộng tác với một công ty Tàu đầu tư nâng mức sản xuất lên 3000 tấn / ngày và công ty Thanh Xuân đầu tư sản xuất phân vi tiểu hửu cơ – micro organic fertiliser Promix để nâng cấp các ao nuôi tôm và phát triễn nuôi trồng thủy sinh ở bán đảo Cà Mau. Kiên Giang cũng đã khai thác các tài nguyên khác tỉ như đá vôi và kim lọai, sản xuất xi măng và vật liệu xây cất. Hai nhà máy xi măng Hà Tiên 2- Sao Mai, Holcim và nhà máy Kiên Lương đã được thiết lập như đã nói trên; một đường dây máy nghiền xi măng dung tích 6 tấn/giờ vừa mới họat động. Công ty Xi Măng Holcim Việt Nam tăng sản lượng xi măng BOC 14.4 % và nay sản xuất 866 730 tấn xi măng …
Những năm qua, Kiên Giang đã đầu tư nhiều phát triễn hạ tầng cơ sở đô thị- urban. Tỉnh nay có 12 trung tâm đô thị. Năm 2004, Ủy Ban Nhân dân tỉnh đã chấp thuận một dự án chủ trì thiết lập các vùng đô thị địa phương và cư dân nông thôn. Tỉnh phát triễn các vùng đô thị theo hai cách, sát cánh công nghệ và dịch vụ. Theo đó, phức tạp đô thị Kiên Lương – Ba Hòn – Hòn Chông sẽ sản xuất lảnh vực đầu nảo là vật liệu xây cất và phức tạp Minh Lương – Tắc Cậu- Xẽo Nhao sẽ chuyên về chế biến hải sản. Như đã nói, tỉnh cũng phát triễn dịch vụ du lịch, thương mãi, theo hai trục đường chánh yếu du lịch là Rạch Giá – Kiên Lương- Hà Tiên – Phú Quốc và đường sinh thái – văn hóa Rạch Giá -U Minh Thượng. Đồng thời tỉnh cũng sẽ phát triễn các khu cư trú cho các nông dân dân trồng lúa và hải sản, hầu bảo đảm khai thác tài nguyên thủy lợi, bảo vệ các khu bảo tồn dự trữ rừng, trong đó cảng cá Tắc Cậu sẽ đóng vai trò trung tâm.
( Irvine, Nam Ca Li- Hoa Kỳ ngày 8 tháng 10 năm 2013 )