.
  Ký sự LX-SG p8
 
12/7/2013

 
 
 
 


*3/Giờ là lúc quay về chốn Sài Gòn 300 năm cũ,nghĩa là tôi sẽ đi tìm lại bến sông xưa.
Rời quán kem,tôi qua Nguyễn Huệ,chạy xuống bến Bạch Đằng,theo đường Võ văn Kiệt(Đại lộ Đông Tây),cặp theo sông Sài gòn,rồi qua bến Chương Dương,cặp theo rạch Bến Nghé.





Cái tên Bến Nghé đi liền với Sài Gòn.Và lịch sử Sài-gòn-300-năm cũng không phải là dài,nên những công trình kiến trúc trên dưới 100năm,những công trình mà “màu thời gian” đã làm nên cái giá trị nghệ thuật và lịch sử không thể đo lường bằng hiện vật;nhất là khi những công trình ấy vừa tập trung lại vừa mang tính đặc trưng của nền kinh tế đất nước,kinh tế nông nghiệp,mà trên cơ sở đó,Sài gòn đã hình thành,tồn tại và phát triển:đó là một thành-phố-thương-cảng.
Đúng thế,lịch sử hình thành của Sài Gòn đi đôi với sự phát triển thương mại,mà trong đó,khinh doanh lương thực(đặc thù của nền kinh tế nông nghiệp)là rất quan trọng;nhất là vào những năm đầu thế kỷ trước,khi mà một vùng đất mênh mông đầy tiềm năng ở hạ lưu sông Mekong đang trong thời kỳ đầu khai phá. 
Đồng bằng sông Cửu Long thật sự đã trở thành vựa lúa lớn nhất nước ta,cung cấp một số lượng gạo xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới.
Người Hoa giỏi nghề buôn bán,mở chành lúa ở khắp miền lục tỉnh để thu gom lúa gạo,rồi vận chuyển về Sài Gòn.Hệ thống sông rạch chằng chịt của miền Nam khiến việc vận tải bằng phương tiện thủy là kinh tế nhất.
Người Hoa,với bản chất thương mãi vốn có,cũng đã thấy ngay phương thức kiếm tiền này và nhiều ông “bang” đã trở thành chủ của những chiếc ghe chài 300,400 tấn chuyên vận chuyển lúa gạo.
Người Hoa lại sống tập trung tại vùng Chợ Lớn,nên bờ kinh Tàu Hủ trở thành điểm chọn tốt nhất để làm nơi tập kết hàng nông sản từ miền lục tỉnh đưa lên.Do đó,trên bến Bình Đông hình thành một khu phố với hệ thống kho hàng rộng lớn,làm nơi trung chuyển các loại nông sản,chủ yếu là lúa gạo.




Từ các kho hàng này,một phần nhỏ cung cấp cho nhu cầu lương thực vùng Sài gòn –Chợ Lớn hoặc ra các tỉnh miền Trung và Tây nguyên,phần còn lại được tiếp tục vận chuyển qua kho 5,Khánh Hội, để xuất khẩu ra nước ngoài,hoặc chở ra các tỉnh phía Bắc,bằng đường biển! 
Theo tác giả Ngũ Yên (Tạp chí Nhà Đẹp , số tháng 3 năm 2001) thì: “Sài Gòn là một thành phố bến sông,có đi dọc theo bến Chương Dương,bến Hàm Tử và Trần văn Kỉểu (trước đây là bến Le quang Liêm)mới thấy hết được cái hồn của đô thị này.Cái hồn của nó là một phép tính gộp của những ngọn gió từ sông lên,cảnh trên bến dưới thuyền,mùi hàng hóa đến rồi đi,mùi kho bãi,mùi cá tôm,mùi rác,nhất là mùi của những không gian cũ xưa…”.Thật sự tôi không biết Ông Ngũ Yên là ai,nhưng với tôi,khi đọcnhững dòng này thì cảm phục ông rất nhiều qua cách tả thật sống động như trên. 
Sài Gòn đúng là một thành-phố-bến-sông và trong quá khứ, theo tôi có lẽ Bình Đông là một bến sông quan trọng .



Bến Bình Đông,cùng với những kho nông sản,là một hệ thống nhà phố của các Ông chủ người Hoa với nét kiến trúc độc đáo,Đông Tây hòa quyện do các người thợ lành nghề từ Singapore mộ tới.Các căn phố này,bây giờ vẫn còn như nguyên vẹn nét trang trí của thời thuộc địa,đặc biệt với những ban công sắt uốn,duyên dáng,lãng mạn.





 




Theo Sơn Kim (Nhà Đẹp,tháng 2,2004) “Ở thành phố Sài Gòn hôm nay,ai còn yêu ban công,buổi chiều muộn,khi tan sở,hãy dành chút thời gian chạy về bến Mễ cốc,quận 6,để tận hưởng cảm giác ngất ngây trước những ban-cong đẹp.Trên một dãy phố dài,ngôi nhà cổ nào cũng có ban-công.Những chiếc ban-công không giống nhau sao lại hài hòa đến thế.Cũng là sắt thép , gạch đá đấy thôi ;nhưng từng chiếc ban-công xưa thẩm thấu hết cái duyên ,cái tình để cùng làm toát lên nét lãng mạn cho dãy phố bên sông.
Nhân đây xin trích vài mẩu văn thơ bình dân liên quan đến Sài gòn Chợ lớn ,trong đó phần nào thể hiện tính cách bến sông ấy :
“……Chợ Lớn giáp ranh Sài gòn,
Đường xe ngựa chạy thẳng bon nửa giờ.
……Rạch kinh ghe đậu kẹo lềnh,
Phố phường lầu cất ở trên chỉnh tề,
Nhà máy bảy sở bộn bề,
Tiệm kia tiệm nọ ê hề bán buôn
……….(theo Nguyễn thị Thanh Xuân,Nguyễn Khuê-Trần Khuê trong Sài gòn Gia Định qua thơ văn,NXB TpHCM , 1987)
……Kể từ Chợ Lớn xuống vườn
Đường đi nước bước chưa tường nên hư
Ruột ngựa xuống đến Ngã Tư 
Đường về Rạch Cát cũng như đường này,
Bình Đông , Xóm Củi là đây
Chèo qua xóm Quán không đầy một canh
Chỗ này nhiều đứa gian manh
Ngủ quên một chút có anh mất đồ. 
(Vè lưu thông đường ghe)”

(He he,hồi đó thì mất đồ,chứ bây giờ thì mất cả …mạng!)

(Chú thích:Các ảnh cũ trên đây Doigiaymoi mạn phép post mà không biết tác giả,vì lượm được trên net,vài ảnh có xuất xứ từ Tạp chí Nhà Đẹp,các số đã dẫn trong bài viết,mong quý tác giả niệm tình tha lỗi,đa tạ!)
 KS Mong phước Minh
 
 

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 630231 visitors (2116230 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free