13/02/2014
Một quốc gia nước ngưng đọng lại
chảy mạnh,tiến mau
Cái gì ở phát triễn Hàn Quốc nữa thế kỷ nay cũng thảy đều ngoạn mục cả. Cách đây 50 năm, quốc gia này còn nghèo hơn cả Bô Li Via - Nam Mỹ châu và Mozambique- Đông Phi Châu. Ngày nay Hàn Quốc giàu hơn Tân Tây Lan - New Zealand - Úc Châu và Tây Ban Nha - Âu Châu. Lợi tức mỗi đầu người gần 23 000 đô la Mỹ. Trong 50 năm qua, kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng trung bình 7% một năm và chỉ 2 năm ít hơn 7 % . Năm 1996, Hàn Quốc gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triễn kinh tế - OECD , câu lạc bộ các quốc gia công nghệ giàu có. Năm 2010, Hàn Quốc là nước Á Châu đầu tiên và cũng là nước đầu tiên không phải là hội viên G-7, đón mời một hội nghị thượng đỉnh 20 quốc gia giàu có thế giới G- 20.
Còn gọi Hàn Quốc là một thị trường đang trổi dậy thật rất lỗi thời rồi đó ! Hàn Quốc là một nước giàu, tiên tiến kỷ thuật, dân chủ trưởng thành với một kỷ lục đầy ấn tượng về sáng tạo, cải cách kinh tế và lảnh đạo khôn ngoan, nhiều kinh nghiệm. Giá trị xuất nhập khảu Hàn Quốc lên đến 1.25 ngàn tỉ - trillion đô la Mỹ một năm cao hơn tổng lợi tức quốc gia, khỏang 1.1 ngàn tỉ. Sự mở rộng này, song song cùng thiếu sót bảo vệ của một khối quốc gia như thể Hiêp hội Âu Châu - EU , khiến cho Hàn Quốc có thị trường không ổn định lớn hơn các quốc gia chánh đã công nghệ hóa, phô bày dưới nhiều thách thức nghiêm trọng. Lảnh vực tổ hợp tập trung cao độ, dân số già nua thêm và láng giềng chánh trị nguy hiễm, cũng đưa Hàn Quốc vào tình thế này. Hàn Quốc có thể nhiều động năng hơn vài nền kinh tế đã phát triễn, làm cho quốc gia hút dẫn đầu tư tốt đẹp hơn, nhưng cũng nhiều hiểm nguy hơn.
Coi nhẹ Hàn Quốc đã quá lâu .
Vì lẽ các thành công lạ lùng của Hàn Quốc, thật đáng cám dỗ cố gắng chiết trích những bí mật các thành công này, để vô chai đem sử dụng các nơi khác. Nhưng nhảy vọt đáng khâm phục của Hàn Quốc, từ nghèo khổ đến giàu có, là thành quả của một loạt độc nhất cơ hội lịch sử .
Sau khi bán đảo Triều Tiên phân chia năm 1945, Hàn Quốc đã có những khối xây dựng tại chỗ cho tăng trưởng: một dân số gíáo dục tốt, những quyền hạn tư hửu, cải cách điền địa sinh cường hiệu năng và những thể chế tư bản cận đại. Rồi Chiến tranh Triều Tiên xảy ra, phá nát quốc gia. Đầu tư không cất cánh, mãi cho đến khi quốc gia bắt đầu kiến thiết vào thập niên 1960, khi tổng thống độc đóan Phác Chúng Hy- Park Chung - hee, cha của bà tổng thống Phác Cận Huệ - Park Geun - hye hiện nay , bắt tay vào một lọat cải cách chánh sách, khuyến khích tiết kiệm trong nước và mở toang nền kinh tế cho thương mãi quốc tế.
Tăng trưởng thọat tiên mau lẹ của Hàn Quốc có đặc điểm là vừa độc đóan chánh trị , vừa là can thiệp sâu xa của quốc gia vào nền kinh tế . Trong các thập niên 1970 và 1980, Hàn Thành- Seoul đổ vào những khối lượng to tát tư bản, xuyên qua trợ cấp và cho vay lãi xuất hạ trên các tài phiệt - chaebol gia đình dẫn đạo hay tổ hợp lớn - corporations . Những
công ty ưu đãi này thụ hưởng các quý chuộng thương mãi và các độc quyền trong số các khoan dung chánh phủ ban phát . Những lề lối qúy chuộng này giúp cho các chaebol, gồm luôn cả Hyundai và Samsung, trở thành những đế quốc đồ sộ mà nay các nhãn hiệu đã được công nhận và thèm muốn khắp thế giới. Nhưng câu chuyện cũng có một khía cạnh đen tối: ngày nay, các chaebol chủ trì đang tiếp diễn làm ra những thách thức cho các nhà điều hòa tìm kiếm cách làm cho các thị trường Hàn Quốc cạnh tranh hơn. Và những mối liên hệ lịch sử của các tổ hợp với các nhà độc tài đầu tiên của Hàn Quốc, nuôi dưỡng lòng hờn giận của nhiều dân Hàn Quốc, thường xem các doanh vụ là đã ngự trị một cách không quang minh, công bằng.
Trong các thập niên mới đây, chánh trị Hàn Quốc đang đi vào một tiến trào cũng lạ thường như là kinh tế Hàn Quốc vậy đó. Sau 40 năm được liên tiếp các nhà chánh trị thiên về bạo lực cai trị , năm 1987, dân Hàn Quốc bầu tự do Roh Tae -woo làm tổng thống. Roh là một tướng lảnh các nhà quânsự tiền nhiệm lựa chọn kỷ càng , nhưng vẫn còn liên hệ với chế độ cũ . Hai tổng thống kế tiếp Kim Young -sam ( một nhà chính trị dân sự đứng giữa ) và Kim Dae- jung ( một nhà nguyên thuộc đối lập) chắc chắn là khác hẳn. Bầu lên hai tổng thống này là một di chúc một tự do hóa mau lẹ. Tuy nhiên, việc bầu lên tổng thống Phác Cân Huệ cho thấy là vọng dội quá khứ độc đóan quá khứ vẫn còn lảng vảng và các chia rẽ quá khứ đã tạo thành các đường nứt chánh ở Hàn Quốc cận đại.
Dù có mọi tiến bộ kể trên, những năm gần đây Hàn Quốc không thuần nhất dễ dàng đâu. Thế nhưng một trong những điều làm ra khác biệt của Hàn Quốc là khả năng nước này thích nghi và học hỏi từ các thất bại. Chẳng hạn, Hàn Quốc đã bị đốt cháy trầm trọng trong cơn khủng hỏang tài chánh Á Châu năm 1997- 98, bộc lộ một hệ thống tài chánh yếu kém và điều hòa xấu xa, các công ty đòn bẩy quá rộng, thỉnh thỏang các thủ tục quản trị tổ hợp tham nhũng . Nhưng chánh phủ dưới thời Kim Đại Trọng -Kim Dae - jung giải đáp bằng những cải cách đáng kể. Chánh phủ đã đóng cửa các ngân hàng tệ hại, bó buộc giải tán các công ty phá sản và trên hết, cũng cố điều hòa tài chánh trước đó đã rất ngớ ngẫn.
Những thay đổi này đã thật là hửu ích. Theo nhiều phong vũ biểu quốc tế, gồm cả Chỉ số Dễ dàng làm Doanh vụ của Ngân Hàng Thế Giới, và Chỉ số Diễn đàn Kinh tế Thế giới, các thể chế tài chánh và thủ tục doanh vụ Hàn Quốc, có khi đã làm giảm xuống các mức lợi tức dã vưng chắc lại theo các tiêu chuẩn toàn cầu. Cái gọi tên là giảm gía - discount Hàn Quốc, trên đó các cổ phần không lãi cố định - equities bị đánh giá thấp vì lo ngại quốc tế về quản trị mờ mịt tổ hợp, đã biến mất .
Những cải cách cuối thập niên 1990 cũng đã giúp Hàn Quốc thoát khỏi khủng hỏang tài chánh tòan cầu. Dù cho dòng chảy tư bản ngừng bất thình lình và tiền tệ rơi xuống dốc thẳng đứng năm 2008, Hàn Quốc đủ khả năng tránh khỏi một khủng hỏang lớn hơn và một sản xuất thấp đi lạ thường. Phục hồi lại rất mau: Quỉ Tiền Tệ Quốc tiên đóan kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng 3.7 5 năm 2014 và 3.0 - 3.5 % một năm trong dài hạn .
Duy trì hiệu năng này sẽ không dễ dàng . Hàn Quốc phải đối diện một rặng dài thách thức, từ dân số già nua hơn và các căng thẳng hàng ngũ kẻ nghĩ hưu phồng to sẽ khiến cho ngân sách chánh phủ đến hiệu xuất chạy chậm lẽo đẽo ở lảnh vực dịch vụ , bất bình đẳng nội địa và trở thành một vùng bất ổn. Doanh nghiệp Hàn quốc có thể tiến tới tòan cầu, nhưng quốc gia vẫn còn phải len lõi giữa hai khổng lồ kinh tế và chánh trị là Trung Quốc và Nhật Bổn, hai nước này còn duy trì sức mạnh đáng sợ những năm tới, ngay cả khi Trung Quốc đang chậm dần và Nhật Bổn phục hồi ngắn ngủi.
Một sa sút ở Trung Quốc có cơ giúp cho vài chế tạo bán kỷ- midtech tỉ như làm thép và đóng tàu thủy, dễ thở hơn đôi chút. Nhưng điều này cũng có thể đe dọa thặng dư thương mãi Hàn Quốc với láng giềng này. Các xưởng Trung Quốc dựa vào máy móc Hàn Quốc để họat động, cho nên chậm xuống có thể là một ảnh hưởng xấu cho các nhà chế tạo trang bị tư bản Hàn Quốc và các sản phẩm công nghệ trung gian. Hàn Quốc than phiền gay gắt về chánh sách dễ dàng định lượng mua cổ phiếu theo một số lượng lớn, hầu kéo xuống lãi xuất dài hạn mà họ xem đó là một dạng ăn mày cho hạ giá tiền tệ láng giềng. Nhưng mọi “ bóp nhọn-tapering” của việc mua này ở Nhật hay ở Hoa Kỳ có thể đụng chạm mạnh mẽ đến các gia đình mắc nợ và các công ty Hàn Quốc. Rồi thì, lẽ dĩ nhiên, còn có anh em sinh đôi cằn cỗi của Hàn Quốc. Ngay cả khi Bắc Hàn xủ lý tránh được khởi sự chiến tranh hay sụp đổ, đe dọa bất ổn định và điểm cần thiết bất ngờ cho Hàn Quốc hấp thu 25 triệu dân Bắc Hàn sẽ còn là một hiểm nguy thật sự cả hai điểm cho Hàn Quốc và cho ngoại quốc cố tìm làm doanh vụ ở Hàn Quốc .
Kỷ thuật chống lại nhân khẩu học
Các nhà kinh tế học thường gán cho tăng trưởng cách sử dụng được các nhập sản căn bản - lao động và tư bản - cũng như sự gia tăng hiệu năng. Từ 1963 đến 1997, khi Hàn Quốc tiến mau nhất, Hàn Quốc đã thụ hưởng không những từ sự mở toang tổng quát nền kinh tế thế giới mà còn thêm sự nới rộng mau lẹ lực lượng lao động mình, kèm theo một số con cái tùy thuộc ít ỏi cho mỗi lao động, phối hợp với một tăng gia chánh về mức giáo dục lực lượng lao động này. Nhưng nhân khẩu học thuận lợi nay đang đảo ngược lại. Năm 2010 ‘‘ lõi hiệu năng cua dân số - core productive population” , nghĩa là công dân từ 25 đén 49 tuổi ở Hàn Quốc lần đầu tiên rớt xuống. Nếu khuynh hướng hiện tại tiếp diễn, tỉ xuất con cái tùy thuộc này sẽ bắt đầu dâng lên trong thập niên tới và đến năm 2030, dân số sẽ bắt đầu giảm, rớt xuống dưới các mức hiện hửu vào năm 2050.
Nếu những tiên đóan này đúng sự thật, chúng sẽ làm ra một gánh nặng thêm cho các hệ thống săn sóc y tế và hưu bổng Hàn Quốc, bó buộc chánh phủ phải xét đến những biện pháp như kéo dài thêm tuổi nghĩ hưu , cải thiện hiệu quả của phân phối các dịch vụ săn sóc y tế và nghĩ hưu và sử dụng nữ lao động tốt đẹp hơn, đặc biệt các đàn bà có giáo dục giỏi . Hàn Quốc cũng có thể xét lại chánh sách di cư, hiện nay là hạn chế nhất thế giới.
Hàn quốc cũng cần phải vắt ép hiệu xuất nhiều nhất ra khỏi lao động và tư bản, đặc biệt la cạnh tranh quốc gia phải đối đầu từ các láng giềng Trung Quốc lương bổng thấp và Nhât Bổn cao kỷ. Hàn Quốc có thể bị lôi cuốn vào cố tâm thực hiện lễ hội này bằng cách nhấn mạnh thêm kỷ thuật trên hết mọi chuyện. Nói cho cùng, như các cạnh tranh từ Apple tới Toyota sẽ chứng thực, tiến bộ quốc gia ở lảnh vự này, đặc biệt về kỷ thuật thông tin và chế tạo đã thật là phi thường.
Nhưng tăng hiệu xuất đòi hỏi không chỉ là sáng tạo kỷ thuật mà thôi. . Nó cũng phải khuyến khích sáng tạo trên những lảnh vực đang trổi dậy trong khi phải chấm dứt các các thủ tục vô hiệu năng suốt khắp nền kinh tế . Ở trường hợp Hàn Quốc, lảnh c vực cần giúp đở nhất là lảnh vực dịch vụ điều hòa qua ư nặng nề . Nếu chánh phủ muốn hạ thấp các rào cản nhập vào, phát triễn hiện thời của lảnh vục tài chánh xứ sở có thể giúp tái lập cơ cấu lảnh vực dịch vụ bằng cách làm cho các tư bản khả dụng hơn , hầu bảo hiểm sáng tạo và khích lệ đầu tư.
Hàn Quốc cũng phải cần hội nhập hơn nữa giữa các tổ hợp và các đối giá ngọai quốc . Hàn Thành đã bải bỏ phần lớn các rào cản dài hạn cho cả đầu tư ngọai quốc trực tiếp trong và ở chủ nhân ông các cổ phần không lãi cố định các công ty Hàn Quố . Những thăng bằng hội nhập này với mong muốn Hàn Quốc duy trì tự trị các tổ hợp mình, sẽ rất khó khăn , đặc biệt là vì công luận đôi khi vẫn còn bài ngọai và tính chất sô vanh - chauvinistic, quốc gia cực đoan , một biểu hiện của sự óan giận lâu dài theo cách ngôn “ tôm tép giữa cá voi”.
Tuy nhiên vì chưng Hàn Quốc theo dấu ghi chép là một nền kinh tế tinh túy cởi mở và các liên hệ thương mãi chánh với Trung Quốc, Hiệp Hội Âu Châu, Nhật Bổn và Hoa Kỳ. Hán Thành sẽ vượt qua những khó khăn này . Hàn Quốc là một kẻ điều đình nhiệt thành cho các thỏa hiệp thương mãi tự do, gồm luôn cả Hiệp hội Âu Châu và Hoa Kỳ và đang xem xét thỏa hiệp với Nhật Bổn và Trung Quốc. Năm 1997, Hàn Quốc ký kết Thỏa Hiệp Thế giới Tổ chức Thưong mãi Thế Giới -WTO về Mua sắm - Mãi dịch Chánh phủ - Governement Procurement, đem tới trong sáng hơn cho mãi dịch chánh phủ và tạo cơ hội mới cho các hảng ngọai quốc. Thương mãi ở ngành chế tạo và lảnh vực dịch vụ ở Hàn Quốc đã mở rộng toang ; chỉ có nông nghiệp vẫn được bảo vệ . Lảnh vực ô tô vẫn còn là mối tranh cải. Nhiều chánh sách trong quá khứ làm sợ hải ngọai quốc vào thị trường nay đã tháo gỡ, nhưng các công ty xe hơi vẫn còn phải phấn đấu để đặt vững chân , chống lại Hyundai và Kia cùng các mạng lưới bán và phân phối thành lập đã lâu ngày.
Hàn Quốc cần phải điều chỉnh lại thị trường lao động trong đó vài nhân công có lợi nhuận cao và công ăn việc làm bảo đảm , trong khi các nhân công khác lkhông được bảo vệ gì cả . Hàn Quốc cũng cònphải lọai bỏ các điều hòa hạn chế nhiều về thuê mướn và sa thải. Cùng lúc, quốc gia nàyphải thông qua luật lê, bảo vê, quyền lợi các nhân công không thường xuyên và khuyến khích dàn trải lao động nhẹ nhàng hơn đến các sử dụng hiệu năng cao nhất bằng cách làm cho lương bổng ít tùy thuộc vào chiếm dụng hay thâm niên và làm cho hưu bổng, lợi lộc di động hơn.
Hàn Thành cũng phải thực thi nhữg cải cách nhỏ hơn hầu khuyến khích sáng tạo . Nếu Hàn Quốc có thể giảm bớt hiểm nguy là các công ty mình sẽ bắt chước và sáng chế ra ở ngọai quốc theo kỷ thuật công nghệ ngược - reverse- engineer technology , các công ty ngọai quốc sẽ ít ngần ngại hơn đễ chuyễn truyền các kỷ thuật qua các bạn chung sức Hàn Quốc. Trong thời gian này , các viện đại học và các thể chế công cọng khác phải hội nhập nhưng khảo cứu và phát triễn của mình với lảnh vực tư nhân, và các nhà khảo cứu Hàn Quốc phải tìm kiếm mạnh mẽ hơn các bạn chung sức ngọai quốc .
Một thách thức cuồi cùng Hàn Quốc phải đối- nhưng xứ sở này không đi lẽ loi trên phươong diện này - là bất bhình đẳng gia tăng về lợi tức và mức giàu có . Do liên hệ cọng sinh lịch sử giữa doanh nghiệp và quốc gia , chánh phủ đã tập trung đời sống kinh tế, chánh trị và văn hóa ở Hán Thành, một trong thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Như thể London - Luân Đôn ở Vương quốc Anh, sức kéo của thành phố thủ đô đã thêm than vào lò cho bất bình đẳng các nơi khác ở nước nhà. Hầu chống trả lại điều này, chánh phủ đã cố tâm kích thích phát triễn các vùng địa phương bằng cách thiết lập “những vùng kinh tế đặc thù - special ecomomic zones” và tái chuyễn nhiều cơ quan chánh phủ đến các tỉnh . Nhưng di chuyễn này của các bộ sẽ chỉ làm cho đời sống của các dân Hàn Quốc và ngọai quốc hiện sinh sống với chánh phủ ỏ Hàn Thành, phiền phức thêm.
Tuy nhiên giải quyết lỗ hổng mức giàu rộng thêm thật là cực trọng, nếu Hàn Quốc hy vọng tránh khỏi lọai dồn ngược chánh trị có cơ tai hại cho tăng trưởng kinh tế. Phác Cận - huệ , một nhà bảo thủ, đã thắng chiếm địa vị tổng thống năm 2012, một phần nhờ các cử tri lớn tuổi ủng hộ mạnh mẽ vì họ thích kỷ niệm về cha bà, một nhà cai trị ưa đàn áp nhưng rất hửu hiệu. Ít dân trẻ Hàn Quốc chia sẽ các cảm tình này. Hàn Quốc có một lịch sử luân chuyễn giũa các lảnh tụ trung - tả ( center- left ) và trung hửu (center - right ) cứ mỗi thập niên ( nhiệm kỳ tổng thống là 5 năm mà thôi ). Theo lịch sử này, cũng như khuynh hướng lảnh tụ đổi thay nhau và lỗ hổng giàu có rộng thêm , phái trung tả - như nhấn mạnh hơn đến phân phối lại cái mà dân gian Hàn Quốc gọi là “ dân chủ kinh tế - economic democracy” , rất có thể trở lại nắm chánh quyền năm 2017. Một cuộc đổi thay như thế sẽ tai hại cho tiến bộ Hàn Quốc , nếu trung tả trở thành dân túy - populist, phá vỡ ngân sách theo các biện pháp chánh trị yêu chuộng tỉ như giáo dục đại học miễn phí, thuế tài sản cao hơn trên người giàu có, và trừng phạt trên những ca hợp pháp đáng nghi ngờ, chống lại các công ty nổi tiếng.
Phần khó khăn nhất khi phá vỡ
Lẽ dĩ nhiên, nhiều quốc gia chia sẽ những nguy hiểm chánh trị tương tự. Cái gì làm Hàn Quốc độc đáo là đe đọa bên kia vĩ tuyến thứ 38. Đa số dân Hàn Quốc cho rằng gặp mặt kinh tế với Bắc Hàn sẽ làm cho Bình Nhưõng- Pyongyang ít đàn áp nội địa hơn và ít hiếu chiến hơn trên các liên hệ ngọai giao . Ngay cả khi chủ tịch nước mới là Kim Jong Un - Kim Đại Nhất là nhà lảnh tụ thế hệ thứ ba truyền kiếp , có khuynh hướng khiêu khích nguyên tử, nhiều ngườì vẫn luôn luôn có hy vọng là ông ta sẽ trở thành một nhà cải cách . Trong khi đó , Hàn Quốc lại ngần ngại làm kế họach hóa thống nhất . Các dự án Liên Hàn, tỉ như Phức tạp Công nghệ Kaesong ( đầu năm đóng cửa và mới mở lại ) và việc khánh thành đường xe lữa bờ biển miền Đông và miền Tây, nối Hàn Quốc với Nga và Tàu , rất được dân chúng ưa thích . Các ống dẫn khí dầu từ Nga, xuyên qua Bắc Hàn và Hàn Quốc ( có thể đến cả Nhật) sẽ tiếp theo .
Dù những cố gắng này, không có gì bảo đảm là chuyễn tiếp ở Bắc Hàn sẽ phẳng lặng . Một sụp đổ nay mai có cơ xảy ra. Một kịch bản như vậy sẽ có hai hậu quả: cả hai đều đen tối: chuyễn tiền khối lượng từ Nam lên Bắc hay hay di tản dân Bắc xuống Nam. Ước tính có thể đúng là tiền Nam sẽ cần để nâng cao lợi tức dân Bắc cho đến một mức Nam nào đó và như thế sẽ lọai trừ di cư đông đảo, có thể trên 1000 tỉ đô la Mỹ! bằng lợi tức một năm của Hàn Quốc.
Di cư đông đảo từ Bắc Hàn cũng có thể gây nên một số chia tách chánh trị ở Hàn Quốc , đặc biệt trên phương diện tư bản và lao động. Giải phóng Bắc Hàn cũng làm tệ hại thêm cho phân chia giữa lao động cao cấp và hạ cấp Hàn Quốc, và dòng chảy tư bản ngoại quốc xô vào làm hạ giá đồng won, giữa các lảnh vực xuất khẩu sẽ bị tổn thương và ngành xây cất sẽ phồn thịnh thêm .
Tuy nhiên trong ngắn hạn, hiểm nguy thật sự miền Bắc gây ra, sẽ không giống cuộc thống nhất đột ngột kiểu Đức , hơn là một lật ngược thành công lớn Hàn Quốc, khi điều hòa các liên quan doanh nghiệp - chánh phủ, hiện vẫn còn quá thỏai mái , mù mờ và tham nhũng . Ở miền Bắc, lẽ dĩ nhiên là không có mấy khác biệt giữa quốc gia và nền kinh tế . Bất cứ hội nhập nào giữa hai nước Bắc - Nam theo tính chất sẽ là chánh trị và việc nới rộng vai trò chánh phủ ở nền kinh tế Hàn Quốc sẽ phá hại ngầm nghiêm trọng những cải cách mới đây .
Trên quan điểm một nhà đầu tư, Bắc Hàn biểu hiện vừa là một đe dọa, vừa là một cơ hội . Các hiểm nguy thật là rỏ rệt. Còn về phía lợi lộc tiềm thế , mở rộng Bắc Hàn sẽ cống hiến cho các công ty Hàn Quốc một nguồn nhân công rẽ mới . Và Bắc Hàn có các kim lọai dưới đất, kể luôn cả các đất hiếm, trị giá có thể hàng ngàn tỉ đô la .
Hàn Quốc đối với các nhà đầu tư là một mối nợ, điều hòa tốt đẹp, sâu xa và là thị trường cổ phần không lãi xuất cố định của một nước đã phát triễn như Nhật Bổn chẳng hạn, nhưng cũng là một nền kinh tế có tăng trưởng cao và động năng lớn hơn. Hàn Quốc trong sáng hơn nước khổng lồ láng giềng Trung Quốc, có nhiều bảo vệ hơn cho các nhà đầu tư, kể cả quyền hạn luật lệ . Các nhà chế tạo quốc gia này rất là cạnh tranh tòan cầu, lảnh vực dịch vụ là một cơ hội trỗi dậy.
Cách đây 60 năm , chánh phủ Hoa Kỳ cố làm cho đồng minh nghèo túng này vĩnh viễn thành một điều khỏan thông thường ở ngân sách ngọai viện Hoa Kỳ. Nhiều dân Hoa Kỳ chờ đợi Hán Thành trở nên một nước nhận viện trợ vĩnh viễn của Hoa Thịnh Đốn. Hàn Quốc, lẽ dĩ nhiên, đã kiêu hảnh chứng minh điều này sai lầm và tuồng như cũng sẽ thách đố những kẻ hòai nghi mình nhiều năm tới .
( Irvine, Nam Ca Li - Hoa Kỳ ngày trừ tịch ta, 30 tháng giêng 2014 )