9/9/2013
Về Thăm Trường củ P18
KS Mong Phước Minh
Trở về từ Philippines vào những năm tháng còn trẻ trung, với nhiệt huyết tràn đầy cùng vốn kiến thức chuyên môn vững vàng được đào tạo từ một nền giáo dục nhân bản, thầy Xuân đã dễ dàng nhập cuộc tại trường Cao Đẳng Nông nghiệp Cần thơ.
Đồng bằng sông Cửu long, vựa lúa lớn nhất nước, là một trong những lý do khiến các trí thức, nhân sĩ… nỗ lực vận động thành lập một Viện Đại học cấp quốc gia. Đồng bằng miền Tây, sông xuôi nước chảy, ruộng đất phì nhiêu…cũng là lý do để một trung tâm đào tạo chuyên ngành canh nông cấp đại học hình thành. Trường Cao Đẳng Nông nghiệp Cần thơ vào thời điểm sơ khai đó, cũng “mầu mỡ” một không gian rộng lớn, khiến chàng “trẻ tuổi đẹp trai” Võ Tòng Xuân từ chối những cơ hội “ngon cơm” của Sài gòn hoa lệ!
Ôi, một thời trai trẻ!
Thầy Xuân và Tiến sĩ Tô Phúc Tường.
Đất lành thì chim đậu, nhưng nhìn thấy được đất lành vào những lúc còn “nhập nhòa” ánh sáng, không phải ai cũng làm được. Có lẽ đôi khi, lúc thảnh thơi ngắm nhìn một con Papilio polytes sặc sở bay vờn bên mấy khóm hoa nguyệt quới trắng nhỏ ngoài sân, Thầy chợt mĩm cười hài lòng với cái lựa chọn chính xác vào cái “thuở ban đầu lo lắng” ấy!
Thật tình mà nói, chắc Thầy Xuân chẳng cần phải lo lắng gì nhiều, bởi vì vốn kiến thức được đào tạo bài bản, cộng với kinh nghiệm làm việc tại IRRI, Thầy không mấy khó khăn khi đảm nhận chức Trưởng Ban Sinh Nông. Chẳng những thế, lại còn được công ty Thanh Sơn mời làm giám đốc kỷ thuật. Thầy là người thứ 2 sau Thầy Xáng, sở hửu một chiếc xe hơi “tư”, do Công ty Thanh sơn cấp. Và ngẫu nhiên, cũng là 1 chiếc La Dalat 2 ngựa, chỉ khác màu sơn!
Vào thời đó, được “ôm” con “đơ sơ vô” này cũng là oách lắm, ngồi lên nó cũng thấy hảnh diện theo. Tôi đã 1 lần hảnh diện được ngồi lên chiếc La Dalat này …vô nhà thương lúc nửa đêm, sau khi “nhậu” ở nhà Thầy Ikeda!
Bửa chiêu đải “ngẩu hứng” của Ông Thầy Nhựt bổn dễ thương Ikeda, ngày 30-5-1972. Ngay tối này tôi bị một cơn đau “bão thận” do sạn khiến Thầy Xuân phải lấy con La Dalat chở tôi vào bệnh viện cấp cứu, lúc nửa đêm. Sự cố này khiến tôi nhớ hoài chiếc xe “song mã” của Ciba Geigy cấp cho Thầy Xuân.
Chiếc La Dalat này cũng từng được Thầy Xuân chơi ngông, chở học trò từ Cần thơ đi Sóc Trăng ăn chè… rồi về!
Khi Trương Minh Trường cưới vợ, Thầy Xuân cũng đã chở mấy thằng K1 vừa ra trường, đi lên Kinh xáng Vịnh tre ăn đám, bằng con xe đó.
Minh&Chuông Trường&vợ Thầy Xuân&Nghiệp
Về sau, công ty Thanh Sơn làm ăn thuận lợi, đã nâng cấp cho Thầy Xuân bằng 1 con La Dalat thùng kín mới, dĩ nhiên “hiện đại” hơn nhưng kiểu dáng không thể sánh bằng. Tôi đã từng có giang Thầy đi Sài gòn bằng con xế này. Một lần khi Thầy về Sài gòn, có Lê văn An(K2) và một bà khách, ngang khu vực Điềm Hy, Cai Lậy lúc chạng vạng, bị “cắt bùm” bà khách lủng đít phải đưa vào bệnh viện Mỹ tho cấp cứu. Hôm trở lại Cần thơ Thầy chỉ cho tôi thấy một lỗ đạn cách sau đầu Thầy chừng 1 tấc. Ôi thời buổi súng đạn vô tình, hên-xuôi cách nhau chỉ 10 phân, nhờ phước đức ông bà cái hên nằm ngay sau ót! Thiệt là hú hồn!
Theo thông lệ, trường Nông nghiệp Cần thơ hàng năm đều cử nhân viên (thâm niên 2 năm công vụ) đi du học để nâng cao học vị, đào tạo lực lượng giảng dạy cơ hửu. Chương trình viện trợ Nhật ngoài cung cấp trang thiết bị cho trường, còn cử các giáo sư qua nghiên cứu, giảng dạy. Nhờ đó, Giáo sư Jun Inouye có dịp làm việc cùng Thầy Xuân và với những thành quả nghiên cứu xuất sắc, Thầy được đặc cách sang Nhật học lấy bằng Tiến sĩ Nông học tại Đại học Kyushu, năm 1974.
Tôi không để ý gì đến những danh hiệu đi kèm với cái tên Võ Tòng Xuân đã quá nổi tiếng. Theo tôi, những đóng góp hơi bị “đồ sộ” của Thầy Xuân cho Đồng bằng Cửu long, cho nông dân và ngành nông nghiệp cả nước, thừa đủ để các thế hệ mai sau nhắc tới.
Hình như, nếu lấy giai đoạn từ năm 1968 đến 2000, Khoa Nông Nghiệp Cần thơ, có thể chia làm 2 giai đoạn phát triển với mốc phân định là năm 1975, thì giai đoạn sau chắc chắn có phần đóng góp rất lớn của Thầy Võ Tòng Xuân!
Nghe nói, từ những năm 1980, trong lúc đất nước còn quá nhiều khó khăn, bằng tài năng và uy tín ngoại giao trong giới khoa học có được từ những năm tháng du học và làm việc tại IRRI, Thầy đã vận động được những nguồn tài trợ quí giá từ các Tổ chức quốc tế, những viện, trường …nước ngoài cho sự phát triển của Khoa Nông nghiệp Cần thơ. Đã một lần, tôi nghe bạn Dương Minh (K3) nói vui : Ông Thầy có chiếc đủa Thạch Sanh, gỏ ở đâu là ở đó “cho tiền”(gồm những dự án, học bỗng, thiết bị nghiên cứu…), thậm chí, chỉ với cùng một đề tài, “cốc” IRRI một cái thì mang về một gói tài trợ, qua Hà Lan, “khều”nhẹ một phát thì ẳm vài ba cái học bỗng …
Hồi nhỏ, chắc Thầy là một thằng bé tháo vát và có nhiều tài vặt, bây giờ tính tháo vát và “tài vặt” đó của Thầy đã mang lại nhiều lợi ích to lớn như ta đã biết.
Về Đại học An Giang, là mang thêm cái “nợ” mới, vận dụng mối quen biết rộng rãi đã có, Thầy lại bắt đầu gầy dựng một trường Đại học địa phương mang tầm vóc quốc gia bằng những khả năng tối đa có được, chiếc đủa Thạch Sanh lại bắt đầu được Thầy sử dụng. Giáo dục là một quá trình hoàn thiện nhân cách và kiến thức cho con người, liên tục và suốt đời. Để đạt được điều này ngoài sự dạy dỗ của Thầy Cô, sinh viên còn phải tham khảo trên sách vở và sau này trên kho dữ liệu đồ sộ online. Sớm tiếp cận với công nghệ thông tin, Thầy nhận ra khả năng tuyệt vời của các ứng dụng trên net. Từ đó cũng từng bước cố gắng đưa các ứng dụng này vào phục vụ nghiên cứu giảng dạy, từ Cần thơ tới An Giang.
Hồi những ngày đầu khi về An Giang, thỉnh thoảng tôi đến thăm Thầy vào buổi tối (vì biết ban ngày Thầy rất bận), những tưởng sẽ gặp nhau và nói chuyện “tầm phào” tại nhà, ai dè giờ nghĩ của Thầy cũng tại trường! Thôi thì Thầy trò đành trò chuyện offline tại văn phòng Hiệu trưởng, nơi có chiếc máy tính luôn ở chế độ online…
Như đã nói, Thầy Xuân thường xuyên tham dự các buổi họp mặt với học trò, hoặc cùng họ đi đâu đó.
Không phải Thầy quá rãnh rỗi, dư thì giờ nên đi chơi cho …khuây khỏa. Chẳng qua bởi cái tình Thầy-trò, có lẽ không thể nào thay đổi được, cho nên dù bận “trăm công ngàn việc”, khi có hội họp, cưới gã con cái của học trò, nếu điều kiện cho phép, Thầy đều sắp xếp đến dự…
…dự đám cưới con của MP.Minh(K1) và con của Tư Lê(K6), 2009.
Và đám cưới con Hà Triều Hiệp(K2), 2011.
…he he, em hổng có nói Thầy đâu,… em muốn nói đến cái nụ cười của thằng chủ hôn kìa…!
Ngược lại, lịch làm việc của Thầy suốt mấy chục năm qua, theo nhiều người xác nhận, phải nói là …kinh hoàng!
He he, “hết ngày dài rồi lại đêm thâu, Anh Ba Xuân đi khắp năm châu!”…(tôi mượn tạm một lời thoại trong 1 vở kịch phát trên truyền hình vào đầu những năm 1980
…và với Ông Guillaum Dees, Hà Lan…
…với dân làng IKPE, Akwa Ibiom, Nigeria, Phi châu.
Có những lúc Thầy bay liên tục đi các nơi trong và ngoài nước, thậm chí nhiều người nói vui: Thầy Xuân lúc này…gần trời, xa đất! Còn dân gian hay nói “đứng dưới đất mà nói chuyện trên trời” để chỉ những người ăn nói viễn vong, xa rời thực tế, theo ngôn ngữ hiện đại là “chém gió”; còn với Thầy Xuân, thì ngược lại, he..he…đi trên mây mà làm chuyện dưới đất! Thế mới ác liệt, ác liệt đến độ bây giờ nhìn lại các giải thưởng quốc tế mà Thầy được tặng thưởng, có lẽ ai cũng ngã mũ …chào thua!
Sinh năm 1940, nay đã 73 tuổi, vậy mà Thầy lại bắt đầu “khẩn hoang” một ngôi trường mới, Đại học Tân Tạo. Còn quá sớm để có một tổng kết chính xác về cuộc “chinh phục” này. Nhưng có lẽ niềm say mê khai phá, làm lợi cho những nơi mà Thầy đến, vẫn luôn cháy bỏng trong lòng, dù đó là ruộng vườn quốc nội hay đồng lúa Phi châu xa xôi…
Xét cho cùng, mỗi người chúng ta, trừ lúc ngủ, luôn có một quá trình biến đổi thông tin thành tri thức, tri thức ấy lại trở thành thông tin để tiếp tục biến thành tri thức mới hơn.
Tư duy sáng tạo chính là cái quá trình ấy, là phương tiện cần thiết của một người làm khoa học.Vận dụng uyển chuyển các phương pháp tư duy dựa trên kiến thức chuyên sâu để đưa ra những khái niệm khoa học vĩ đại thì cực hiếm trên đời. Nhưng tư duy để đưa ra những giải pháp cụ thể trong sản xuất nông nghiệp, trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy, thì Thầy Võ Tòng Xuân hẳn đã rất tự hào về cái “Algorithm” của mình!
Hôm nay, tuy Thầy không còn đẹp trai nửa, nhưng cái năng động, hăng hái thời trẻ tuổi vẫn chẳng khác ngày nào. Câu lạc bộ Chelsae có “người không phổi Frank Lampark” chạy không biết mệt trên sân bóng, nhưng nay đã thiếu hơi dù tuổi mới 33. Còn Thầy Xuân, đã 73 rồi, nhưng nếu hỏi xem lúc nào Thầy sẽ “nghĩ mệt”, chắc chắn các hảng cá cược lớn ở Ăng lê phải …chào thua!
Và còn điều này nửa, hình như cái tính “lí lắc” của Thầy cũng vẫn còn nguyên qua nụ cười, giọng nói. Hồi còn làm Trưởng ban sinh nông, tại dãy G khu 1, trên các kệ sách Thầy thường hay trưng bày các món quà lưu niệm, trong số đó có một cái thùng rượu đúng chất Philippines bằng gỗ. Đó là một cái thùng rất đặc biệt, nếu dở cái thùng lên thì “bậc lên” 1 điều ngạc nhiên đến tức cười hoặc …hoảng hồn!
Thùng rượu Philippines rổng, chứa một ông Phi "ổung…"
Vào một buổi trưa, có nhiều sinh viên nam lẫn nữ, đến gặp Thầy về việc làm luận trình, tôi không nhớ khóa mấy. Chợt nghe tiếng một cô : “A…a..á!”, mọi người nhìn về hướng tiếng la, cười rộ. Ông Thầy “lí lắc” nói tỉnh bơ: “ ai biểu tò mò chi”, hì hì!
He he, bây giờ “người tò mò” ấy là ai, xin lên tiếng xác minh giùm, già cả hết rồi có gì đâu mà mắc cở!
Hơn 3 năm nay, Thầy về Đại học Tân Tạo, gieo mầm một thế hệ mới, bận rộn với những dự án trồng người. Nhưng mối thâm tình nặng trĩu với nông dân, có lẽ vẫn chưa nguôi, trước tình hình bi đát của những người làm ra hạt lúa, Giáo sư Võ Tòng Xuân không còn cách nào khác, thay mặt họ, ngỏ lời kêu cứu thống thiết: … ’Hãy cứu nông nghiệp và nông dân thiệt thòi’
"Nhà nước giao tất cả quyền hành xuất khẩu gạo cho một Vinafood 2 lũng đoạn thị trường lúa gạo trong nước, chỉ lo cạnh tranh dìm giá lúa thấp nhất để hưởng lợi, mặc cho nông dân... đem lúa cho vịt ăn"....nhưng không biết trời cao có thấu?!