Phần II
(Vịnh Cam Ranh)
Lịch sử Phát triễn Cam Ranh
Cam Ranh là một vịnh nước sâu ở tỉnh Khánh Hòa .Vị trí là một đảo Biển Đông Việt Nam ( tuy quốc tế thường gọi lầm là Nam Hải – South China Sea ) ở bờ biển Đông Nam nước nhà, giữa hai các đô thị Nha Trang và Phan Rang, cách phía Đông Bắc Sài Gòn- TP HCM khỏang 290 km ( 180 dặm Anh ). Cam Ranh được xem là vùng trú ẩn nước sâu tốt đẹp nhất Đông Nam Á . Thềm lục Đông Nam Á tương đối hẹp ở Vịnh Cam Ranh , đưa nước sâu vào tới gần đất liền .
Tổng quát về Cam Ranh
Theo dòng lịch sử, Vịnh Cam Ranh rất đáng lưu ý trên phương diện quân sự. Pháp đã dùng Cam Ranh làm môt căn cứ Hải Quân cho các lực luợng Đông Pháp. Thời Nga Hòang, đây là nơi dừng chân của hạm đội Đế quốc Nga do đô đốc Zinovy Rozhestvensky, trước trận Hải Chiến Nga – Nhật ở eo biển Đối Mã – Battle of Tsushima, năm1905. Hải quân Hòang gia Đế Quốc Nhật cũng sử dụng Cam Ranh sửa sọan xâm chiếm Mã Lai Á năm 1942. Năm 1944, Lực lượng Đặc Nhiệm Hải Quân Hoa Kỳ – US Naval Task Force số 82 , phá tan tành hấu hết các cơ sở quân sự Nhật, nên Cam Ranh bị bỏ trống.
Năm 1964, hạm đội số 7 gửi máy bay biển không thám Currituck ( AV -7 ) và các đơn vị Dò Mìn -Mine Flotilla units, làm nghiên cứu các bải biển, thủy văn học và thám hiểm các vị trí làm cơ sở được trên đất bờ biển. Họat động sửa sọan này bất ngờ bắt gặp một tàu lưới vét ( lưới giả cào )- trawler Bắc Việt đang đổ bộ khí giới và đạn dược ở vịnh Vũng Rô kế cận, vào tháng 2 năm 1965. Sự cố này đưa tới việc Hoa Kỳ phát triễn Cam Ranh thành một căn cứ quân sự chánh yếu cho Chiến Tranh Việt Nam . Không lực Hoa Kỳ họat động ở một cơ sở chở hàng hóa và không vận – cargo/ airlift to lớn gọi là Căn Cứ Không Quân Cam Ranh- Cam Ranh Air Base và cũng dùng làm một căn cứ phi cơ chiến đấu chiến thuật. Cam Ranh là nơi quân nhân Hoa Kỳ đến và đi ra khỏi Việt Nam, sau thời gian phục vụ 12 tháng. Hải quân Hoa Kỳ cũng dùng Cam Ranh như thể là một cảng quân sự quan trọng. Hải quân Hoa Kỳ xử dụng nhiều lọai phi cơ từ Cam Ranh và nhiều căn cứ khác, để kiểm soát không gian các bờ biển Nam Việt Nam.
Hải Quân Hoa Kỳ sử dụng Vịnh Cam Ranh
Vịnh Cam Ranh trở thành trung tâm các họat động kiểm sóat không gian bờ biển tháng tư năm 1967, khi Hoa Kỳ thiết lập Căn cứ Máy bay Hải quân ở đây để làm nơi đậu các phi cơ tuần tra P-2 Neptune và P- 3 Orion. Mùa hè năm 1967, bộ chỉ huy và tham mưu Kiểm sóat Bờ Biển chuyễn từ Sài Gòn đến Vịnh Cam Ranh, thiết lập vị trí chỉ huy hành quân hầu kiểm sóat cố gắng Hành Quân Thời giờ Thị Trường – Market Time Operation. Phối hợp tòan cõi Việt Nam cũng tăng cường thêm, nhờ thành hình Trạm Truyền Thông Hải Quân – Naval Communications Station .
Thoạt tiên các tiện nghi trên bờ ở vịnh Cam Ranh rất giới hạn, đòi hỏi nhiều biện pháp tạm thời để hổ trợ lực lượng chiến đấu Hải Quân Hoa Kỳ. Các kho của Lục quân, cung cấp các vật dụng thường thức, trong khi các tàu nhỏ chở hàng hóa hạm đội thứ 7 là Mark ( AKL -12 ) và Brule ( AKL – 28 ) chở các vật dụng hải quân đặc biệt từ Subic Bay ở Phi Luật Tân. Mãi đến giữa năm 1966, khi các tiện nghi trên bờ đang sửa sọan làm nhiệm vụ mới, ăn uống và cư trú nhân viên do APL – 55 đóng ở cảng đảm trách. Một bến cầu được thiết lập để sửa chửa các tàu tuần tra duyên hải. Dần dần Họat Động Hổ trợ Hải quân Sài Gòn, Phân đội Cam Ranh cải thiện duy trì và sửa chữa, tài chánh, truyền thông, chuyên chở, bưu chánh, tiêu khiển và hổ trợ an ninh.
Trong lúc tập trung bản doanh và lực lựợng của Thời giờ Thị Trường Vịnh Cam Ranh – Cam Ranh Bay of MarketTime mùa hè năm 1967, yêu cầu hổ trợ căn cứ trở nên lạ thường. Chiếu theo đó, Họat động Hổ trợ Hải Quân Sài Gòn, Phân đội Vịnh Cam Ranh tái họa thành Tiện Nghi Hổ trợ Hải Quân cho Vịnh Cam Ranh, một tình trạng tự chủ và tự túc hơn, một phân phối tài nguyên và lực lượng cho các thiết lập trên bờ đã giúp thêm khả năng cộng tác cùng các đơn vị chiến đấu đang xây đắp . Đồng thời, Tiện nghi Vịnh Cam Ranh hòan tất nhiệm vụ sửa chửa chánh các tàu và phân phối thêm nhiều vật dụng đa lọai hơn cho lực lượng đặc nhiệm chống xâm nhập. Thêm vào đó, Tóan hải quân của Sở Chung Kho Vũ Khí cung cấp vũ khí cho các lực lượng tuần tra bờ biển, kiểm sóat Sông Rạch và di động trên sông cũng như cho súng ống các khu trục hạm và tàu đổ bộ của Hạm Đội thứ 7. Đơn vị 302 Duy Trì Ong Biển- SeaBee Maintenance cung cấp giúp đở công chánh cho các Phân đội phân tán của Họat Động Hổ Trợ Hải Quân. Như thể một phức tạp hậu cần khẩn thiết. Vịnh Cam Ranh tiếp tục họat động khá lâu, sau khi các lực lượng chiến đấu rút khỏi miền Nam Việt Nam như thể là một phần Việt Nam Hóa Chiến tranh. Tuy nhiên, giữa tháng giêng và tháng tư năm 1972, Tiện Nghi không lực Hải Quân và Trạm Truyền thông Hải Quân được trao lại cho Hải Quân Miền Nam và ngưng họat động.
Vịnh Cam Ranh bị chiếm cứ
Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam Việt Nam năm 1973, Không Quân miền Nam Việt Nam đã sử dụng phi trường Vịnh Cam Ranh như thể là kho chứa các máy bay cánh quạt còn bay đượcA –IE , T- 28 . Máy bay lọai này được cất giữ ở kho, trong khi rất nhiều phản lực F-5s và A-37 được sử dụng vào các cuộc hành quân chống lại quân đội miền Bắc. Đầu xuân năm 1975, Bắc Việt nhận định đúng là lúc hòan thành nhiệm vụ Thống nhất Việt Nam duới thể chế Cọng sản, tung ra một lọat tấn công trên bộ nho nhỏ để dò xét phản ứng Hoa Kỳ. Khi Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc miền Trung thất thủ, hổn sợ xảy ra. Đến ngày 30 tháng 3 năm 1975 , trật tự tại Thành phố Đà Nẳng và ở cảng Đà Nẳng hòan tòan tan vỡ. Các lính đào ngũ Quân đội Miền Nam bắn vào dân gian và bắn lẫn nhau. Tiền quân Bắc Việt bắn vào các tàu Mỹ ở cảng Đà Nẳng và đưa các tóan phá họai đến trước, phá hủy các tiện nghi các cảng và các dân tị nạn cố tìm cách leo lên bất cứ tàu bè nào còn chạy được. Thoạt tiên Vịnh Cam Ranh được lựa chọn là nơi an tòan cho quân đội và dân sự Miền Nam, chở tàu di tản từ Đà Nẳng đến. Nhưng rồi ngay sau đó, Vịnh Cam Ranh cũng trở thành nguy hiểm. Giữa 1 và 3 tháng tư năm 1975, rất nhiều dân tị nạn vừa lên bộ thì đã trở lui, lên lại tàu đi về miền Nam và miền Tây đến đảo Phú Quốc ở Biển Tây -Vịnh Thái Lan và lực luợng ARVN rút khỏi căn cứ Cam Ranh. Ngày 3 tháng tư năm 1975, lực lượng Bắc Việt chiếm Vịnh Cam Ranh và mọi cơ sở quân sự Vịnh này.
Căn cứ Hải Quân Sô Viết và Nga
Bốn năm sau thất thủ Sài Gòn và Thống Nhất Nam Bắc, Vịnh Cam Ranh trở thành một căn cứ hải quân quan trọng của Hạm Đội Sô Viết Thái Bình Dương thời chiến tranh lạnh. Năm 1979, Chánh phủ Sô Viết ký một thỏa hiệp với Việt Nam thuê căn cứ 25 năm. Vịnh Cam Ranh là căn cứ hải quân lớn nhất của Nga Sô Viết, giúp cho Nga Sô dự tính tăng cường sức mạnh ở Biển Đông. Năm 1987, Nga Sô đã nới rộng căn cứ lên 4 lần hơn kích thước cũ và làm những tấn công chế giễu hướng về Phi Luật Tân, theo tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Các nhà phân tích gợi ý rằng phía Việt Nam cũng xem hiện diện Sô Viết là một đòn cân chống trả lại mọi đe dọa tiềm thế từ phía Trung Quốc. Cả Nga Sô lẫn Việt Nam đều chối bỏ mọi hiện diện này . Tuy nhiên, năm 1988, bộ trưởng Ngọai giao Nga Sô là Eduard Shevardnadze đã bàn cải một cơ hội rút khỏi Vịnh Cam Ranh và các giảm bớt hải quân, thật sự đã thực thi năm 1990. Chánh phủ Nga tiếp tục dàn xếp 25 năm ở thỏa hiệp năm 1993, cho phép tiếp tục dùng căn cứ làm nơi thu lượm dấu hiệu tình báo, đặc biệt các Truyền thông Trung Quốc tại Biển Đông. Năm đó, phần lớn nhân viên và tàu bè hải quân Nga đã được rút đi, chỉ còn lưu lại hổ trợ kỷ thuật cho trạm nghe ngóng. Khi thuê mướn 25 năm sắp hết hạn, Việt Nam đòi tiền thuê lên đến 200 triệu đô la Mỹ một năm để căn cứ tiếp tục họat động. Nga không đồng ý và quyết định rút hết nhân viên. Ngày 2 tháng 5 năm 2002, cờ Nga hạ đi mất tiêu lần cuối cùng. Năm đó, các chức quyền Việt Nam dự trù biến căn cứ thành một cơ sở tiện nghi dân sự, như Chánh phủ Phi Luật Tân dự trù cho căn cứ Mỹ tại Subic Bay.
Cam Ranh quân cảng ( và không cảng ? ) bảo vệ hải phận, không phận Biển Đông- Trường Sa
Sau khi Nga rút đi, Hoa Kỳ thảo luận cùng Việt Nam mở lại Cam Ranh cho các tàu chiến ngọai quốc như đã làm với cảng Hải Phòng ở Bắc Việt và cảng TP HCM ở miền Nam. Ở một chuyễn động được xem như là một hành động an ninh chống lại Trung Quốc xây dựng lực lượng Hải Quân ở Biển Đông – Nam Hải Tàu, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố ngày 31 tháng 10 năm 2010 là vịnh Cam Ranh sẽ mở lại cho các hạm đội ngọai quốc, theo một dự án 3 năm nâng cấp các cơ sở cảng. Việt Nam đã thuê các cố vấn Nga chỉ huy xây dựng các tiện nghi mới sửa chửa tàu và hy vọng sẽ mở cho tàu trên mặt nước và tàu ngầm đến vào năm 2014. Xây dựng lại quân cảng Cam Ranh là điều kiện thiết yếu để giữ gìn và phát triễn hải phận biển Đông nước nhà hơn cả các cảng Phủ Quốc cho hải phận biển Tây nữa. Vì bành trướng Trung Quốc ở Biển Đông hùng mạnh hơn, đã cưỡng chiếm Hòang Sa – Paracel Việt Nam từ 1974 và nhiều đảo Trường Sa Việt Nam mà Việt Nam chỉ mới chiếm lại được 28 đảo lớn nhỏ ( trong số trên 1000 đảo ?) Trường Sa, sau những trận hải chiến thập niên 1980 ( ? ). Vấn đề càng nghiêm trọng thêm, khi Trung Quốc lại có thể bắt đầu thiết lập nới rộng vùng bảo vệ không lưu quốc phòng -new air defense zones xâm phạm vùng không lưu Nam Hàn và Nhật ở vùng các đảo Điếu Ngư – Senkaku, Hòang Hải, như đã nới rộng “ bất hợp pháp” vùng hải phận “Lưỡi Bò” Trường Sa, Trung Quốc gọi là Nam Sa. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Leon Panetta đã đến Vịnh Cam Ranh tháng 6 năm 2012 , thăm viếng lần đầu tiên của một cấp bộ trưởng nội các Hoa Kỳ, kể từ thời Chiến Tranh Việt Nam. Cuối cùng cũng vào năm 2012, Việt Nam cố công thiết lập một căn cứ hải quân Nga tại Vịnh Cam Ranh , sẽ hòan thành năm 2014 như đã kể trên, nhưng không rỏ khi nào thì các tàu ngầm mới, các hỏa tiễn mới, các phi cơ tàng hình hay không mới …, Việt Nam mua của Nga hay nhờ Ấn Độ giúp đở chế tạo, có đủ sức tự vệ ở hải phận và không phận biển Đông nước nhà, trước các bành trướng xâm lăng của các lực lượng Trung Quốc, mỗi ngày một tân tiến và hùng mạnh thêm ?
Phi trường Quốc tế Cam Ranh trườngquốc tế Cam Ranh
Phi trường Quốc tế Cam Ranh
Phi trường quốc tế Cam Ranh đã mở cửa đón chào chuyến bay thương mãi đầu tiên đến từ Hà Nội , ngày19 tháng 5 năm 2004. Năm nay 2013 , phi trường đã hòan tòan thay thế phi trường Nha Trang trong nhiệm vụ này.
Cảng Ba Ngòi
Cảng Ba Ngòi là cảng thương mãi quốc tế nằm ngay bên trong Vịnh Cam Ranh, có đủ mọi điều kiện thiên nhiên và tiềm năng thuận lợi, phát triễn các dịch vụ của một hải cảng lớn, như: bề sâu vùng thả neo, một vịnh kín gió bảo tố và rộng rải, rất gần khỏang chừng 10 km, Đường Giao Thông Biển Quốc tế- International Marine Route, cách phi trường Cam Ranh 25 km, cách quốc lộ 1A 1.5km và đường xe lữa Nam Bắc 3km. Cho nên từ lâu đã là một Trung tâm Giao thông Biển cho vùng kinh tế Nam Khánh Hòa và các tỉnh lân cận .
Chậm trễ, thất bại Phát triễn Vịnh Văn Phong
Ngược lại, phía Bắc Nha Trang, vịnh nhỏ rất đẹp là bải biển Đại Lãnh và nhất là Vịnh Văn Phong lại thất bại phát triễn. Dù Văn Phong cũng là một cảnh trí thiên nhiên, khí hậu ôn hòa, một bải biển phần lớn là cát trắng mịn, có đồi núi và rừng nhiệt đới bao quanh, những rạng san hô rực rở đủ màu sắc, nhiều dấu tích rừng ngập nước mặn, một môi trưòng lý tưởng cho sinh vật biển đặc thù giá trị cao nước nhà. Bề sâu vịnh là 22- 27m và vịnh được bán đảo Hòn Gốm- Đầm Môn bảo vệ. Cảng Dốc Lệch ?, một bải biển vịnh Văn Phong có đường đi đến thị trấn Ninh Hòa và trung tâm huấn luyện Dục Mỹ, đã được sử dụng đóng tàu thủy và làm căn cứ hậu cần . Cảng Chính Văn Phong khởi công xây cất giai đọan 1 tháng 9 năm 2009, hai bến tàu dự trù cho các tàu công ten nơ dài 16.5 m, trọng tải 9 000 TEU cập bến, và tăng lên sau đó đến 15 000 TEU. Nhưng nhiều trở ngại ( họa kiểu sai lầm, động đất di chuyễn… ) khiến mọi xây cất ngưng vào tháng 5 năm 2011, chỉ mới thực hiện 6 % xây cất bến tàu dự liệu.Vậy chớ các tổ hợp đâu tư Nhật do Sumitomo lảnh đạo, đầu tư 15 tỉ đô la Mỹ xây cất cảng sâu cho tàu 100 000 tấn cập bến được, dự tính chất tải lên xuống 100 triệu tấn hàng hóa một năm, rút lui năm nào ? Phát triễn Vùng Kinh tế Văn Phong gần Ninh Hòa rộng 150 000 ha cũng ngưng trệ, vì xây dựng hạ tầng cơ sở không được chánh quyền trung ương chấp thuận và giải ngân hổ trợ. Ba sự cố tai hại nhất là chánh quyền đã rút đi năm 2011 môn bài của hảng chuyên chở tàu thủy Vinalines Shipping, vì công ty này không đủ khả năng tài chánh; sau đó Petro Việt Nam cũng rút hết mọi đầu tư khỏi Văn Phong và Công Ty Nam Hàn STX Group cũng bị đóng cửa vì thiếu tài chánh ? Tóm lại 125 dự án phát triễn Văn Phong chỉ là những công ty giấy - project papers?
Phát triễn nông nghiệp
Khánh Hòa là một tỉnh ngư nghiệp lớn hơn canh nông. Nhờ tỉnh nhà có nhiều ngư trang nuôi thủy sản, sản lượng chiếm đên 2/3 tổng thủy hải sản tòan tỉnh. Khu vực Canh nông Khánh Hòa tương đối nhỏ bé. Lúa gạo Khánh Hòa nhỏ nhất các tỉnh Nam duyên Nam Miền Trung. Năm 2007 đạt 188 500 tấn lúa, nghĩa là 120 – 130 Kg cho mỗi đầu người , tương đương một phần tư mức đảm bảo tự túc là 500 Kg/ người. Nhưng nhờ dịch vụ du lịch , cán cân thương mãi Khánh Hòa những năm gần đây rất thuận lợi : năm 2007 tỉnh xuất khẩu trên 503 triệu đô la Mỹ và chỉ nhập khẩu 222 .5 triệu , thừa sức mua nông phẩm bổ túc cần thiết .
Nông sản đáng kể Khánh Hòa là mía ( năm 2007 sản xuất 740 000 tấn , hơn 4 .2 % tổng số mía quốc gia ) và hột điều- đào lộn hột ( năm 1975 chưa có bao nhiêu, nhưng năm 2007 đã là 5238 tấn ) . Hai đặc sản Khánh Hòa khác là thanh long (Khánh Hòa là nơi trồng thanh long đầu tiên nước nhà ? , nhưng nay đã bị Ninh Thuận -Bình Thuận bỏ xa ), thuốc lá thơm- tabac blond ở vài thôn đèo Rù Rì, phía Bắc Nha Trang thập niên 1960, nhưng nay không thấy ai đề cập tới nữa . Đất nông nghiệp chỉ đạt 87 100 ha hay 16 .7 % đất đai tỉnh nhà. Rừng chiếm đến hơn 1/2 diện tích tòan tỉnh. Đặc biệt là Vùng núi Hòn Bà cách Nha Trang 30 Km có một vùng đỉnh khí hậu tương đương tự Đà Lạt và SaPa; mưa gần như suốt năm trung bình 252 ngày mưa một năm, trong khi vùng chân núi và vùng thấp lân cận như Diên Khánh và Cam Ranh lại có khí hậu khô khan thể thức Phan Rang. Hòn Bà (theo Trần Đăng Hồng 2012 : Việt Nam Văn Hóa và Môi Trường Thái Công Tụng và Lê Hửu Mục chủ biên ) là nơi ông Năm Yersin thiết lập năm 1914 (cách đây 100 năm ) một la bô sinh học đầu tiên nước nhà , một trạm khí tượng và một vườn thí nghiệm cây ký ninh – Cinchona ledgeriana trị sốt rét. Phải cố gắng tái tạo rừng vùng đỉnh Hòn Bà rừng bị tàn phá bằng các cây ăn trái ôn đới - bán nhiệt đới như hai vùng mát này. Hòn Bà còn giữ được một khu rừng nguyên sinh – primary forest , gồm nhiều cây tùng bách Pê mu – fokienia hodginsii, một đại mộc cao 20m vùng Phú Khánh , gỗ làm hòm, đồ mỹ nghệ rất tốt . Hòn Bà còn là vùng đặc hửu cho nhiều lòai trà mi – Camellia sp. Việt Nam, hàng trăm lòai hoa lan, chim chóc cùng nhiều lọai bướm đặc hửu nước nhà. Hòn Bà là nơi duy nhất tìm thấy các loai chim hiếm có, thuộc lòai phụ chim họa mi, chim hét ( ? )- robisoni subspecies ; sáo hót – laughing thrushes mào đen black hooded , má trắng – white cheeks, vẹt đầu xám – grey headed parrotbill, chim hót cao cẳng đuôi ngắn mã tấu – short tail scimitar babblers…. Tháng 6 năm 2005, các nhà khoa học Nga đã nhận diện một lòai rắn mối – lizard mới .
Tại sao không thử nghiệm ở chân núi nóng nực hơn với các giống cây bàng biển thuộc họ Trâm – Chưn Bầu Combretaceae chứa cả chục loài Terminalia sp. ở Việt Namcó tên là Chiêu Liêu, Bàng tán vuông , của các đảo Trường Sa , Khánh Hòa quản trị hay quần đảo Hòang Sa Trung Quốc cưỡng chiếm sau 1974, hiện thuộc huyện đảo “ tỏi” Lý Sơn – Quảng Ngãi . Bàng tán vuông là cây bàng cho bóng mát , trước khi rụng lá xanh thành màu đỏ , do đó có tên là cây phong chăng ? , lại mọc tốt chịu đựng gió bảo biển Đông nên được gọi thêm là cây phong ba?, mọc tốt ở đất cát , đá cằn cổi ở Trường Sa , Hòang Sa. Bàng biển, phong ba tán vuông, tên khoa học là Terminalia catappa , tên Anh là sea almond – hạnh nhân biển, hạnh nhân Ấn Độ- Indian almond, tên Pháp là badamier. Nhân hột bàng ngon nhưng nhỏ bé ; trái T. catapppa thu lượm chế biến vùng Vũng Tàu -Bà Rịa ? thành kẹo hột bàng. Đây là một cây ăn trái đáng cho Việt Nam du nhập thêm giống mới từ Ấn độ ? , lai giống tuyễn chọn giống cho nhân cao năng hơn , làm thành một hạnh nhân nhiệt đới đặc thù vùng cát biển , đất khô cằn nước nhà, như đã thành công với hột điều, đào lộn hột- cashew nut ngày nay.
Hai sản phẩm đặc sản khác không thể quên là cây gỗ trầm hương – kỳ nam và tổ yến sào . Các chi tiết về trầm hương đã được trình bày cách đây 2 năm, ở bài gỗ trầm hương Việt Nam và thế giới tháng 11 năm 2011. Nhắc lại là gỗ Trầm hương – Kỳ nam tên ngọai quốc là Calambac, khác hẳn lòai gỗ hương thơm, gỗ đàn hương – sandal wood. Danh từ Nhật gọi trầm hương là jinko và Tàu gọi là chénxiàng. Thực tế thế giới có nhiều lòai cho gỗ thơm trầm hương của tông chi thực vật Aqualiaria sp..,nhưng tốt nhất là lòai Aqualaria crassna , một đại thụ 4 – 10m , mọc nhiều ở vùng Ninh Hòa. Lây nhiễm lòai nấm nang bào tử- ascomycete Phialaphora parasitica , cây sản xuất ra một lọai nhựa- resin chứa trầm hương thơm phức. Việt Nam nay đã trồng được tốt A. crassna, cây lây nhiểm được nhân tạo nấm nang bào tử, để sản xuất nhựa Calambac ?
Việt Nam là nơi sản xuất yến sào hay tổ chim yến- swiflet bird nest phẩm gía cao tại Hội An , Khánh Hòa , Đà Nẳng và Phú Yên. Nhưng sản phẩm đa lọai nhất, nhiều nhất ngày nay, lại ở Khánh Hòa, tại các đảo gần vịnh Nha Trang, một hòn đôi còn mệnh danh là Hòn Yến- Salagane Islands. Chim yến làm tổ ăn được bằng nước miếng ( dãi ), trên thế giới gồm 4 tông chi Aerodramus, Hyerochous, Schoutenapus và Collocallia thuộc họ chim yến Agroidus, xếp thành 30 loài ở Nam Á và các đảo Thái Bình Dương. Chim yến (theo Thái Công Tụng- 2005 ) thường thuộc loài Collocallia Fuciphaga , cánh dài 115 – 125 m, lưng màu đen. Chim yến kiếm mồi trên không trung, ăn nhiều lọai côn trùng như ruồi, muổi, mối, kiến, chuồn chuồn, bướm. Làm tổ trên vách đá cheo leo, rất trơn để rắn, chuột khó leo đến. Tổ yến nặng từ 8- 10gr, màu sẩm có 90 % nước bọt và khỏang 10% tạp chất khác. Hàm lượng đạm cao – 40 50%. Cũng theo Thái Công Tụng, phân lọai từ cao xuống thấp : yến huyết màu đỏ như máu, yến hồng màu da cam, yến quang màu trắng ngà, yến thiên màu tối hơn yến quang tổ chỉ nặng 6- 7 gr , yến bài , yến vụn… Ngòai một số công ty tư nhỏ, Công ty quốc doanh tổ yến Salagane Nest Company quốc doanh trụ sở tại Hòn Yến , nay đã có chi nhánh ở 32 đảo, 154 nước và liên hợp với 18 công ty trung bình thế giới , hy vọng sẽ sản xuất 3500 tấn tổ yến thương mãi hóa năm 2015 và 4500 tấn năm 2020. Một kg yến trắng bán 4000 USD ở Hồng Kông ( trong nước giá 2000 USD /kg ) như vậy hy vọng doanh thu sẽ lên đến 7 – 12 tỉ USD năm 2020 ? Năm 2012, doanh vụ Salagane là 2,640 tỉ ĐVN. Phẩm giá tổ yến cao nhất là Cam Thịnh và Tổ hợp bán ra hiện nay đến 40 lọai sản phẩm yến sào khác nhau, khắp 63 tỉnh ,TP Việt Nam. Tổ hợp còn có tổ chức nghiên cứu cải thiện năng xuất cách nuôi yến làm tổ và tạo ra thêm sản phẩm mới nguồn gốc yến sào.
(Irvine, Nam Ca Li – Hoa Kỳ, ngày 6 tháng 12 năm 2013 )