.
  Họp mặt 40 năm...P24
 
23/9/2013

 

Về thăm trường củ (P24)

Ks Mong Phước Minh

Kính thưa quí Thầy và các bạn,

Đây là loạt bài mang tính “cơ hội”, nhân chuyện tường thuật lại buổi họp mặt 40 năm cựu sinh viên nông nghiệp mà vô tình thành ra như là một “hồi ức”. Do những chuyện xảy ra đã quá lâu nên đôi chỗ có sự sai sót, may nhờ các bạn và quí Thầy nhắc nhở giùm. Với tôi, “về thăm trường cũ” không chỉ là thăm lại nơi chốn mình đã từng theo học suốt 4 năm như mọi cựu sinh viên Nông nghiệp khác, mà còn trở lại chốn mà mình đã từng làm việc suốt 7 năm khi mới bước vào đời. 7 năm không phải là dài so với một đời người, nhưng cũng là một thời gian không ngắn của một người khi nhớ lại những kỷ niệm trãi qua tại một nơi chốn nào đó.

Sau năm 1975, tôi tiếp tục công tác đến tháng 4 năm 1979, Đại học Nông nghiệp Cần thơ trở thành Khoa Trồng trọt, tiếp tục kế thừa tính “thực tế”, học kết hợp hành, với điển hình là việc “đóng cửa trường, thầy trò nông nghiệp xuống đồng diệt trừ rầy nâu” trong đại dịch năm 1978. ngoài sự kiện nổi bậc này, tôi xin nhắc lại một chút kỷ niệm nơi đây cho đầy đủ, ít nhất là riêng cá nhân tôi.

Đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn, Trường thiếu thốn trăm bề, kể cả ban giảng huấn; khiến có lúc tôi được “đôn dênh” dạy lý thuyết Môn Sinh lý Thực vật cho sinh viên khoa Sư phạm (thật là xấu hổ!). Giai đoạn này Phòng thí nghiệm SLTV, dãy Kawamoto hall, được nâng lên cấp “Bộ môn” (Department), vẫn duy trì như cũ với phòng dạy thực tập, văn phòng và phòng máy lạnh chứa những thiết bị quí mà Nhật viện trợ (Infra Red Gas Analizer, Atomic Absorption …). Năm 1977, tôi xin phép mở phòng thí nghiệm “Nuôi cấy mô tế bào” (Cell and tissue culture), nhằm bước đầu tiếp cận một hướng nghiên cứu mới đầy triển vọng: Công nghệ sinh học. Anh Trần Thượng Tuấn, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Cần thơ nhiệm kỳ 1996-2001, lúc đó là người hổ trợ nhiệt tình cho tôi. Sau 1 tháng tập huấn tại Trung Tâm Sinh học thực nghiệm Đà lạt, Phân viện khoa học Việt Nam, tôi trở về bắt tay xây dựng phòng “Nuôi cấy mô”, bằng cách ngăn lấy 1 phần phòng máy lạnh của Bộ môn. Tôi tự tay làm một tủ cấy bằng mica trong 5li, thiết kế hệ thống đèn huỳnh quang với dây dẫn là dây điện thoại nhiều màu bán ký ngoài chợ trời…Và  rồi những cây khoai tây, khóm,…in vitro, bắt đầu xanh mởn trong ống nghiệm gây nên một sự kiện “hot” trong nghiên cứu khoa học  lúc đó! Có lẽ phòng cấy mô sau khi tôi nghĩ người kế thừa sự nghiệp là anh Trần Ngọc Hồng, kế tiếp đến anh Nguyễn Bảo Tòan. Sau đó Thầy Bạch và anh Hồng nghĩ, anh Tòan tiếp tục cho đến nay.
(Hình như Tiến sĩ Nguyễn Bảo Toàn, Bộ môn Sinh Lý Sinh Hóa Khoa NN&SHUD, đã bắt đầu gắn bó với công nghệ sinh học vào thời điểm này,1978-1979). Ngày nay, với những “box laminar” hiện đại, không biết cái tủ cấy thô sơ ngày xưa có còn lưu lại làm kỷ niệm?

 Hồi sáng, khi trở lại khu 1, tôi cố tìm lại hình ảnh dãy Kawamoto xưa, nơi có phòng nuôi cấy mô ngày ấy, nhưng …đã mất rồi sau một trận hỏa hoạn!

 

…Sau 40 năm, trường xưa giờ đổi khác, rất khác; nhưng cái “hồn thu thảo”, với tôi bỗng lại ngây ngất đến không ngờ, thầm cảm ơn ban tổ chức, cụ thể là bạn Hà Triều Hiệp đã thiết kế một cuộc trở về đầy cảm xúc, ít nhất là cho riêng tôi!

Tôi xin kết thúc phần “Về thăm trường cũ”, để tiếp tục chương trình họp mặt 40 năm.

 Kính thưa quí Thầy và các bạn,

Sau khi Thầy Trương “phát biểu”, bạn Nguyễn Tăng Tôn tiếp tục chương trình bằng việc báo cáo về các Thầy, Cô cũ đã từng dạy cho sinh viên nông nghiệp Cần thơ, hiện trạng và nơi sinh sống hoặc làm việc. (Nếu thuận tiện xin bạn Tăng Tôn gửi lên đây chi tiết bảng báo cáo đó để anh chị em được biết).

  

Trong loạt bài này tôi vẫn còn thiếu sót một số Thầy, Cô do không nắm vững thông tin, do sự hao mòn ký ức, xin thành thật cáo lỗi. Nay tôi xin phép được insert vào đây một số hình ảnh của quí Thầy cũ mà tôi may mắn có được.

 Các Thầy Ng.v.Nhiều, Ng.Phi Long và Ng.Thượng Chánh hồi 39 năm về trước.

 
Các Thầy Phạm v. Kim, Ng.Phi Long và Ng.Phú Thiện tại nhà Hà Triều Hiệp, 2008.

 

Thầy Nguyễn Dương và phu nhân (Canada).

 
Đại gia đình Thầy Nguyễn Dương.

 

Thầy Trần Đăng Hồng, chị Thu và các cựu sinh viên Nông nghiệp Cần thơ gặp nhau tại Úc.

Coi bộ Thầy Chánh thích…màu đỏ, như màu con Honda 72 kéo cái thùng 3 gác chở heo ngày nào!

 

Thầy Dũng ơi, em không thể nào nhận ra Thầy, nhưng rất vui khi Thấy Thầy tươi cười!

 
Thầy Võ Ái Quốc hiện nay định cư ở Hoa Kỳ.

 

…Và Thầy Bùi văn Trợ (áo đỏ) cùng các học trò là cựu sinh viên NLS Sài gòn. (ảnh này tôi tình cờ “lượm” được trên net)

 

(Xem tiếp phần kết)

 

 
 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693600 visitors (2231473 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free