.
  Tỉnh Bình Dương
 
31/7/2014

              

                                                         

                                   ...  Bình Dương với huyện Tân Long

                                    Đặt làm thành phố chỗ trong chỗ ngòai

             ( Kim Gia Định Phong Cảnh Vịnh của Tập Phước Hai Đức, Chợ Lớn )

                                … Bến Ông - Lãnh màn mưa  bao phủ,

                                             Ghe thương hồ ủ rủ dưới kia,

                                                  Ghe ơi, vài bửa ghe về,

                                      Nhắn người dưới ruộng, cô Qùi còn không ?

                                         …  Cà phê nóng lên hơi nghi ngút,

                                                 Lò than hồng lách tách nổ ran.  

                                                  Nghe người kể chuyện xóm làng,

                                          Cõi lòng ấm dịu, bàng hòang, bâng khuâng ..

                                 ( trích bài  “ Thơ Ba Mén “ của Bình Nguyên Lộc 1914 - 1987. Bình Nguyên Lộc  viết về vùng Đồng Nai, và Sơn Nam viết về vùng rừng Rạch Giá - Cà Mau là hai nhà văn, nhà thơ ít ai để ý,  tiêu biểu cho miền Nam )              .

         

                           Vị trí

 

           Tỉnh Bình Dương nằm  ở 10051’46”- 11030’ vĩ tuyến Bắc và 106020’- 106058’ kinh tuyến Đông. Bắc giáp  tỉnh Bình Phước, Nam giáp Sài Gòn-TP HCM, Đông giáp tỉnh Đồng Nai, Tây giáp Tây Ninh và Sài Gòn . Giao thông đườn bộ và đường sông rất quan trọng nối liền  các vùng trong và ngoài tỉnh . Đường quốc lộ  13 chạydài từ TP HCM  xuyên  dọc tỉnh từ Nam lên Bắc  : Lái Thiêu ( nay là Thuận An  ), Thủ Đầu Một , Bến Cát ( ( Mỹ Phước ), Bầu Long, Chơn Thành, Tân Khai, An Lộc (nguyên là tỉnh lỵ tỉnh Bình Long cũ), Lộc Ninh, rồi qua Căm Bốt đến tận  biên giới nước nay với Thái Lan. Ai cũng biết  tầm quan trọng phát triễn kinh tế  và  quân sự theo đường số 13.  Quốc lộ số 14, từ tỉnh Tây Ninh  chạy  ngang qua hồ DầuTiếng ( phần  phía Đông thuộc tỉnh Bình Dương ? ) huyện Dầu Tiếng , thuộc Bình Dương,  đến huyện Chơn Thành , thị trấn Đồng Xòai ( Đồng Phú, ) và huyện  Bù Đăng( Đức PhonG , cả ba địa danh này thuộc Bình Phước, rồi  vào Tây Nguyên: Đắc Nông, Đắc Lắc, Gia Lai- Pleiku …Đường 14 là đường chiến lược cho Việt Nam phát huy mạnh mẽ , thời chiến cũng như thời bình.  Các khúc đường  liên tỉnh: quốc lộ 1A  trong tỉnh  nhà từ Thủ Đầu Một    đến huyện Phước Long ( tỉnh Bình Phước); quốc lộ  13 từ  huyện Chơn Thành đến huyện Đồng Phú  ( Bình Phước ), huyện Dầu Tiếng ( Bình Dương); quốc lộ 16 từ thị trấn Tân Uyên   ( Uyên Hưng )  đến Phú Giáo ( Phước Vĩnh )  tỉnh lộ 14  từ huyện Bến Cát  đến huyện  Dầu Tiếng …  Đường sông chuyên chở  thuộc hệ thống 3 sông chánh tỉnh Bình Dương là sông Sài Gòn, Sông Bé và sông  Đồng Nai,  dẫn  tới  các cảng sông biển miền Nam, giúp trao đổi mau lẹ hàng hóa cùng các tỉnh ĐBSCL.

       

          Dân số

         

         Diện tích Bình Dương  là 2694.4 km2 hay 1 040 dặm Anh vuông. Nay trên phương diện hành chánh, ngòai thị xã tỉnh lỵ Thủ Đầu Một,  gồm có  6 huyện là Bến Cát, Dầu Tiếng, Dĩ An,  Phú Giáo, Tân Uyên và Thuận An.  Năm 1990, dân số  chỉ mới là  542 500; năm 2000 là 773 799; năm 2001 là 768 100. Dân số năm 2010 là 1 691 400 người, và cuối  tháng 12 năm 2011 là 1 727154. Tỉnh hy vọng là dân số tỉnh  sẽ đạt 2,5 triệu năm 2020 và lên tới 3.5 triệu vào năm 2030.  

 

      Bình Dương suôi dòng thời gian                           

 

                     Nguyên thủy Bình Dương là nơi hoang vu rừng rú , một ít người các tộc dân  địa phương là  Xtieng, Cho (Châu, Chu ) Ro ( Ry ), Mạ ( Che Mạ ? ),  M’Nông  và Khmer Krom, cư trú.  Các tộc dân ít người này đều thuộc nhóm  ngôn ngữ Môn - Khmer thuộc họ  Nam Á( theo Mạc Đăng viện dân tộc học- 1995 ). Theo nhà sử học B . Bourotte, trướcnăm 1945 có lúc làm hiệu trưởng trườngTrung học Khải Định - Huế ở Sách  Essai  d’ histoire  des populations montagnards du Sud Indochinois và trong nhiều  đọan  tiểu thuyết  của Bình Nguyên Lộc  thì ở khỏang giữa nước Chiêm Thành và nước Chân Lạp tức là giữa đất Trung Bộ và đất miền Đông Nam Bộ có một “  tiểu quốc  Mọi” là “ nước Che Mạ” , gồm nhiều nhánh tộc dân  Chu Ru, Mạ, Cơ ho , Xtiêng, Lạt  …,  vì thích tự do, không chịu thống  phục  chế độ chánh trị Phù Nam, rời bỏ đồng bằng hạ lưu sông Đồng Nai và sông Cửu Long tới sinh sống ở vùng hoang vu này .  Sau khi Phù Nam bị Chân Lạp cai trị, họ thần thuộc trên danh nghĩa Chân Lạp, nhưng vẫn tự chủ.Thế lực Che Mạ lan rộng sang Tây Nam đến lưu vực sông Là Ngà và phía Bắc lên tận  các cao nguyên Di Linh và Lang Bian ( Lâm Viên ). Khi các chúa Nguyễn đã chiếm hết đất Chiêm Thành, tiến sâu vào Chân Lạp thì Che  Mạ không tồn tại được nữa.  Nhắc lại là  từ năm 1621, nhờ  con gái công nương Ngọc Vạn gả làm hòang hậu Miên là  Sam Đát ở Nam Vang xin hộ ( ? ), chúa Sải Nguyễn Phước Nguyên, lập đồn quân và  sở thuế,  chánh thức  vào khai phá  vùng Mỗi Xuy  ( Bà Rịa - Vũng Tàu), bảo đảm an ninh cho lưu dân người Việt. Năm 1679,  chúa Hiền Nguyễn Phước Tần can thiệp với vua Miên Thu Vương  cho nhóm di thần nhà Minh  vào khai thác đất Đồng Nai  và Mỹ Tho. Nhóm khai thác  đất Đồng Nai là Trần Thượng Xuyên tập trung ở Cù Lao phố - Biên Hòa , mở mang phố xá   thu hút nhiều  thương nhân nước ngòai đến buôn bán ngày một thịnh vượng. Đất Đồng Nai,  nguyên là nê địa không ai thèm quan tâm , nay giàu có, phồn thịnh làm Xiêm (Thái Lan ), Lào thèm thuồng, Chân Lạp tiếc rẽ và thế lực người Hoa  đang bành trướng trong nội địa ( theo  Lưu Vĩnh Khương- 2006 .)  Nhưng đến thế kỷ thứ17, thì  dân Việt lên  đây định cư  từ miền Đông Mô Xòai - Bà Rịa tiến về miền Tây, kể luôn cả  phía Tây  là tỉnh Tây Ninh và phía Bắc  là  tỉnh Bình Phước ngày nay. Đa số là dân nghèo muốn có ruộng đất cho mình, khai khẩn làm ăn mong mau  thóat khỏi đói khổ ở quê nhà. Để bảo vệ  lưu dân người Việt ,ổn định việc cai trị lâu dài , năm1698, chúa Minh Nguyễn Phước Chu sai Thống  Suất Nguyễn Hửu Cảnh ( Kính )  dòng dõi  Nguyễn Trải  vào Nam kinh lược . Vùng đất mới này theo theo Đại Nam Thực Lực Tiền Biên rộng nghìn dặm  được  4 vạn  hộ . Nguyễn hửu Cảnh  bắt đầu đặt phủ Gia Định, chia đất Đông Phố,   lấy xứ Đồng Nai  đặt làm huyện  Phước Long;  chiêu mộ dân siêu dạt  từ Bố  Chánh - Quảng Bình trở Vào Nam  cho đến ở cho đông; thiết lập thôn xã,  phường ấp, chia cắt giới phận, khai khẩn ruộng nương, định lệ thuế tô dụng, làm  sổ định điền… Qua hành động  kinh lược này, Nguyễn Hửu Cảnh  đã chánh thức phân định biên giới, định danh lảnh thổ, đặt bộ máy cầm quyền, thống kê dân số, xác lập và tuyên bố chủ quyền quốc gia trên vùng đất mới. Điểm tế nhị là xác nhận thành phần dân cư, đặc biệt là  đồng hóa người Hoa đời nhà Thanh ở Trấn Biên -Biên Hòa   thành dân  xã  Thanh Hà , và người Hoa đời nhà Minh ở Phiên Trấn - Gia Định thành dân xã Minh Hương. Đối xử bình đẳng dân chiêu mộ đến vùng đất mới, dân Chân Lạp  hết sức hoan nghênh, nên  sau  khi ông tiến lên Nam Vang năm 1699 ,nhiều đợt dân Miên di dời về  miền Hậu Giang lập nghiệp, nhiều “ sóc Miên”  ở Sóc Trăng, Trà Vinh được thành lập vào thời điểm này. Từ đây,  vùng đất mới không còn là đất vô chủ nữa, nhập vào lảnh thổ Việt Nam - Đàng Trong của  chúa Nguyễn. Cư dân không còn là lưu dân hay người Minh Hương, người Khmer lưu tán nữa, thảy  là  chính dân Việt Nam . Nay tộc dân đông nhất Bình Dương là Kinh - Việt, rồi đến Hoa  ( những người Đài Loan, Trung Quốc , Singapore …  sau hai thế hệ vẫn chưa  chịu đồng hóa nhận quốc tịch Việt Nam ), một số ít  Khmer Krom, mới đây là Tày và Xtiêng xưa cũ. Tỉnh nhà có đến cả thảy đến 15 tộc dân.

          Năm  1779,  Đại nguyên súy Nguyễn Phước  Ánh tổ chức lại việc cai trị đất Gia Định, chia vạch địa giới 3  dinh Trấn Biên ( Biên Hòa sau này ), Phiên Trấn (tỉnh Gia Định và Định Tường sau này, và  dinh Long Hồ ( hai tỉnh An Giang và Vĩnh Long sau này).  Dinh Trấn  Biên chỉ có một huyện là Phước Long gồm 4 tổng: Tân Chính, Bình An, Long Thành và Phước An.  Phiên Trấn cũng chỉ có một huyện  là Tân Bình,  gồm 4 tổng: Bình Dương, Tân Long, Phước Lộc  và Bình Thuận.  Từ Bình Dương xuất hiện từ đây, nhưng lúc đó chỉ là một tổng  một xã lớn hay nhiều xã của Phiên Trấn. Từ Bình Dương cũng xuất hiện  ở một trong 3 tổng: Bình An,  Bình Dương và Tân An  của châu duy nhất là Định Viễn  thuộc dinh Long Hồ  Năm 1803, dinh Long Hồ đổi tên là  dinh Hoằng Trấn. N ăm 1804, lại đổi tên thành dinh Vĩnh Trấn. Năm 1808, đổi Vĩnh Trấn thành trấn Vĩnh Thanh, châu Định Viễn trở thành phủ Định Viễn.  Năm 1832, vua Minh Mạng đổi tên trấn Vĩnh Thanh  thành trấn Vĩnh Long.  Sau khi tổng trấn Gia Định Thành  Lê Văn  Duyệt mất,  vua Minh Mạng  đổi trấn làm tỉnh và Miền Nam  có 6 tỉnh, “ Nam Kỳ Lục Tỉnh” :  Gia Định, Biên Hòa,  Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Thời Pháp thuộc, Pháp chia Nam Kỳ thành 21 tỉnh, trong số này có tỉnh Thủ Dầu Một  nay là tỉnh lỵ  Bình Dương, nhưng thời Pháp thuộc lại là tỉnh lỵ tỉnh Thủ Dầu Một. Hình như tên này thóat thai từ  truyền thuyết là cây số một - Thủ là đứng đầu hay là phong thủ giữ gìn an ninh , Dầu là cây dầu một lòai  đại mộc cao đến 45m thân rất to, thời xưa lấy dầu “ Dầu Con Rái , Dầu Chai ”,  tên khoa học  Dipterocarpus  alatus , mọc nhiều ở  rừng Nha Trang -   Miền Đông Nam Bộ ( hay Nam Phần ); nơi  quân lính đứng gác trên cây to lớn, giữ an ninh, bình an cho  huyện  có từ Bình ? . Từ năm 1954 đến năm 1975 , dưới thời Cộng Hòa, tỉnh Thủ Dầu Một có tên là tỉnh Bình Dương, tỉnh lỵ Thủ Dầu Một thành thị xã Phú Cường .

       Đáng tiếc là  từ năm 1945 đến  1975,  là  chiến tranh tương tàn khốc liệt ở vị trí Tam Giác Sắt- IronTriangle, đã ngăn cản  phát triễn tỉnh Bình Dương . Tam giác Sắt nằm giữa sông Sài Gòn về phía Tây và sông Thị Tính về phía Đông và cạnh quốc lộ số 13, cách Sài Gòn chừng 40 km ( 15 dặm Anh ).  Chóp Nam của Tam giác Sắt cách tỉnh lỵ Phú Cường - Thủ Dầu Một  11km ( 7 dặm Anh ), chiếm chừng 310 km2 (  130 dặm Anh vuông ) của tỉnh Bình Dương ngày nay . Đây là Chiến khu D và Dương Minh Châu họat động từ thời Việt Minh các năm 1946 đến 1954   thời Chiến Tranh ĐôngPháp - French War và tiếp tục  khốc liệt hơn nữa  từ năm 1962- 63 ( ? ) suốt thời Chiến Tranh Việt Nam- ( Hoa Kỳ )Việt Nam War.  Tháng tư năm 1975 , tướng miền Bắc Văn Tiến Dũng , các lảnh đạo bộ Chính trị  miền Bắc là Phạm Hùng ( tuy sinh quán ở Vĩnh  Long ) và Lê Đức Thọ,  cùng tướng Trần Văn Trà, chỉ huy quân sự  Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, họp  nhau ở Tam Giác Sắt bàn kế họach tổng tấn công Cọng Hòa miền Nam. Thời Chiến tranh Đông Pháp, từ năm 1945 đến  năm 1954, Việt Minh thiết lập  một mạng lưới  đồn binh và đường hầm  ( địa đạo ) suốt vùng Tam Giác để chống trả lưc lượng  quân sự Pháp mạnh hơn  nhiều. Thật sự các  địa đạo - đường hầm đã bắt đầu từ thập niên 1880 để chống đối  viễn chinh Pháp xâm lăng. Mạng lưới ngầm giúp cho các  chiến binh “ Cọng Sản “  biến mất . Điều này  còn rất quan trọng thời Vichy, thời tòan quyền Decoux  khi các lực lượng Pháp và Nhật chiếm cứ Việt Nam, nhưng cả hai lực lượng Pháp và Nhật lúc đó không hề hay biết gì cả.  Từ năm 1962- 63, đường hầm  được  nới sâu rộng, đào thêm nhiều,  hầu làm  căn cứ an tòan cho  quân đội “ Giải Phóng”  tấn  công quân sự chánh quyền Ngô Đình Diệm và  sau đó các chánh quyền Cọng Hòa miền Nam, được sự ủng hộ của Hoa kỳ.  Ở cao điểm nhất, đường hầm dài đến 48 000 km ( 30 dặm Anh )  suốt từ  miền Bắc  ( có lẽ từ Vinh -Nghệ An )đến miền Nam Việt Nam. Ở Tam Giác Sắt,  đường hầm dài hàng trăm dặm Anh,  đặc biệt tập trung ở thị trấn Củ Chi  nay thuộc TPHCM - Sài Gòn, Phía Tây Bắc Hóc Môn,  gần  ranh giới  tỉnh Long An  và  TP HCM.  Vì Củ Chi quá gần Sài Gòn nên  quân đội Hoa Kỳ và quân đội Cọng Hòa phải tấn công mạnh mẽ , giải tỏa đe dọa Sài Gòn từ vùng này , vào mùa thu 1966 - 1967  với 3 chiến dịch là Operation Attleboro , Operation Cedar Falls, và Operation  Junction City. Chiến dịch Thác Vương Tùng -Operation Cedar Falls mạnh  nhất  gồm  16 000 quân Mỹ và 14 000 quân  Cọng Hòa Việt Nam. Chiến dịch kéo dài  19 ngày,  có 72 Mỹ và 720 Việt Cọng chết ( theo tài liệu Hoa Kỳ của Lawrence Greenberg “ Jungle Eaters and Rome Plow” , 12  tháng 5 năm 2000).  Dù rừng  đã được thuốc khai quang “ Bạch Hóa”,  tấn công uy vũ với phi cơ phóng pháo B-52, máy cày cày sâu cở lớn Rome plow, cố gắng  phá hủy hệ thống hầm bằng  chất nổ, làm ngập hầm  và các “ chú chuột hầm - tunnell rats” , nghĩa là lính Mỹ huấn luyện  đặc biệt chui xuống hầm chỉ có ánh sáng đèn pin và súng lục tìm địch…,  Hoa Kỳ vẫn thất bại,  không  phá hủy  hoàn được hệ thống  căn cứ  Việt Cọng , xây dựng cũng cố thêm trên hai chục năm .

      Từ năm 1976 đến năm 1996, các tỉnh thời Đệ Nhất Cọng Hòa là Bình Long , Bình Dương,  Phước Thành , Phước Long nhập lại  thành tỉnh Sông Bé, tỉnh lỵ  là Phú Cường . Tháng giêng năm 1997, tỉnh Sông Bé chia ra hai thành  Bình Phước và Bình Dương và Thủ đầu Một là tỉnh lỵ  Bình Dương. Tỉnh lỵ  Bình Phước là thị trấn Đồng Xòai.     

    

      Địa hình,  Đất đai , Khí  hậu, Sông ngòi

 

           Địa hình Bình Dương tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng từ  Bắc xuống Nam, cao độ  10- 15 m trên mặt nước biển. Có thể phân biệt  thành những dạng khác nhau: núi thấp như núi Châu Thới  ( hình như nay đã san bằng để thiết lập xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa các thập niên 1960- 70 ) ở huyện Dĩ An, núi Cậu (còn gọi là núi Lấp Vò, núi Ông? ), cao 281m ở huyện Dầu Tiếng và  vài đồi cũng thấp.  Các ảnh hưởng thiên nhiên cũng tạo ra nhiều dạng khác nhau, gồm các  vùng xói mòn, các vùng tích tụ nơi trầm tích các vật liệu xói mòn các dòng sông suối đem tới,  các vùng vừa xói mòn ,vừa  tích tụ.  Vì vũ lượng và các dòng chảy  sông suối, cùng  ảnh hưởng gió, nhiệt độ, khí hậu, hiện tượng xói mòn và sụp đổ do trọng lực địa chất qua mấy triệu năm trời gây nên.

    Đất  đai Bình Dương  chia ra 3 nhóm chánh :

        - Đất xám trên phù sa cổ Haplic Acrisol,  chiếm 200 000 ha, phân phối ở các huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, Thuận An  và thị  xã Thủ Dầu Một. Nhóm đất này thích hợp  thâm canh, đặc  biệt làm các vườn cao su, cây công nghệ và cây ăn trái

         - Đất vàng- đỏ-nâu Ferralic Acrisols  cũng trên  phù sa cổ , chiếm  35 206 ha trên  các sườn đồi thấp tại các huyện Tân Uyên, Phú Giáo  và thị  xã Thủ Dầu Một, Thuận An và một vài nơi  dọc theo đường  quốc lộ 13. Thích hợp  trồng rau đậu, cũng như cây trái và các cây hạch qủa - nuts: mít , hột điều…

         -     Đất  phù sa xám gley- hóa Gray  Fluvisol (? ) , nơi giao tiếp các sườn đồi dốc, phía Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An  và Dĩ An.  Sét mùn bắng phẳng  chiếm 7900 ha rải rác ở các trũng thấp dọc sông suối; đất đai có khi kiềm nhưng thường là acid chua vì chứa phèn  sulphát nhiều sắt và nhom.  Nếu bồi dưỡng sửa  chửa tính chất, đất có thể trồng lúa, rau đậu, cây ăn trái v.v…

     Khí hậu Bình Dương cũng như khí hậu  miền Đông  nóng nực, mưa nhiều, ẩm độ cao. Đây là khí hậu gió mùa nhiệt đới, phân biệt rỏ  hai mùa: mùa khô hạn và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu  từ tháng 5 cho đến cuốt tháng 10. Đầu mùa mưa, mưa đều và ngắn, nhưng nhiều mưa giông to. Trong khi các tháng 7- 8 - 9 mưa dầm dề, có khi  suốt 1-2 ngày đêm không dứt. Bình Dương ít khi có bảo tố, chỉ có giông tố địa phương.  Nhiệt độ trung bình Bình Dương hàng năm là 260C - 170C; nhiệt độ  cao nhất là 39,30C, và nhiệt độ thấp nhất ban đêm là 160C - 170C. Mùa khô ẩm độ  trung bình hàng năm  là 76%- 80 %, cao nhất vào tháng chín 86% và thấp nhất vào tháng hai  66%. Lượng mưa  trung bình hàng năm là 1800 - 2000mm. Nhưng ở Sở  Sao ( ? ) trên đường cắt ngang xuyên tỉnh, lượng mưa thường đến 2113.3 mm.    

    Sông Ngòi.   Lưu lượng các sông suối Bình Dương thay đổi theo mùa. Tỉnh nhà có 3 sông chánh :  sông Đồng Nai, sông Bé và sông Sài Gòn.  Sông Đồng Nai là sông dài nhất chảy trong địa phận Việt Nam như chúng ta đã biết  và cũng là sông lớn nhất miền Đông nước nhà.  Bắt nguồn  trên cao nguyên Lâm Viên tỉnh Lâm Đồng,  dài đến  635 km, nhưng trong địa phận Bình  Dương  chảy qua huyện Tân Uyên, rất thuận lợi tưới tiêu,  chuyễn vận và phát triễn ngư  nghiệp. Sông Sài Gòn  dài 256 km, bắt nguồn ở các núi non Lộc Ninh tỉnh Bình Phước . Đọan từ Lái Thiêu ( Thuận An ) đến Dầu Tiếng dài 143 km  và           hơi dốc, rất tiện  cho chuyên chở, nông nghiệp và nguồn cung cấp cá.  Thượng nguồn  sông Sài Gòn hẹp ( 20m ) và quanh co uốn khúc, dần dần  rộng thêm, từ Dầu Tiếng tới thị xã Thủ Dầu Một, nơi đây rộng 200m.  Một chi lưu sông Sài Gòn là sông Thị Tính, bắt nguồn từ đồi Cẩm Xe huyện Bình Long tỉnh Bình Phước. Sông Thị Tính  chảy qua  Bến Cát ( Mỹ Phước ),  rồi nhập vào sông Sài Gòn ở Đầm Ông Cố (? ). Sông Thị Tính  đem tới phù sa cho đồng bằng dọc theo huyện Bến Cát , thị xã Thủ Dầu Một, thị trấn Lái Thiêu ( Thuận An )  và các đồng ruộng dọc sông Đồng Nai  làm thành ruộng cao năng và vườn  tượt phong phú.  Sông Bé dài 360km  có ba sông  bắt nguồn từ  vùng núi tỉnh Đắc Lắc là sông Đak R’ Lap, Đak Giun và ĐaK Húyt. Hạ nguồn sông Bé chảy vào địa phận Bình Dương, dài 80km, nhưng khó đi lại hay chuyễn vận  vì  bờ dựng đứng, nhiều đá  và thác nước.              


    Phần II : Phát triễn Bình Dương - Thủ Dầu Một   

 

    Nông Nghiệp

 

   Thời Pháp thuộc, Pháp đã đưa dân Bắc Kỳ vào làm  cu ly tạo các đường 13 và  14 và mộ phu cạo mũ cao su BắcKỳ vào các tỉnh Bình Dương ,Bình Phước, Tây Ninh ,Đồng Nai ...,. Cao su các đồn điền Michelin( Michelin là công ty Pháp làm vỏ ruột xe hơi ) của Pháp ở vùng Dầu Tiếng Bình Phước  rất đặc thù , vì trồng trên  “Đất Xám”  thay vì trên “ Đất Đỏ ” ,  và kỷ thuật  làm “đông đặc” mũ tại  các đồn điền Michelin  cũng không dùng lọai acid thông thường chế tạo các tấm lá cao su xông khói thương mãi. Ngay cả trung tâm Khảo cứu  Cao su Lai Khê , trên đường 13, phía Bắc Bến Cát cũng trên  “ Đất Xám”bổ sung cho khảo cứu ở Đồn điền Đất Đỏ ( Compangnie des Plantations des Terres Rouges ) trên “Đất Đỏ” Hớn Quản - Lộc Ninh . Trung tâm Lai Khê đã điêu tàn  trong “Chiến Tranh Việt  Nam”. Năm 2010, thành phần nông nghiệp Bình Dương chỉ còn 4.4 %  GDP,  trong khi xây cất - công nghệ  chiếm 63 %  và dịch vụ  đạt 32.6 %.  Năm 2011 , lảnh vực nông nghiệp  còn giảm thêm so với năm 2010 , vì  bịnh dịch long móng lỡ mồm , cúm chim A/H 1N1.. nhiều bệnh cây cối mùa màng  xuất hiện - tái xuất,  ảnh hưởng đến sản xuất phẩm gía và giá cả nông phẩm, tuy Hiệp Hội Nông Dân tỉnh, nhờ sự ủng hộ của khảo cứu nông  nghiệp, khuyến nông đã ổn  định phần nào sản xuất nông nghiệp Bình Dương.  Về cây hàng niên, diện tích là 27 720 ha, 4.2 % thấp hơn năm  trước. Lúa chiếm 10 456 ha ( năm 1995, diện tích lúa cả năm là 30.100 ha, đã rớt xuống năm 2000 chỉ còn  24.900 ha );  diện tích các cây cho tinh bột khác là 7 073  ha, rau - đậu 6078 ha, diện tích cây hàng niên xen kẻ cây lâu năm  là 4523 ha . Diện tích cây lâu năm  là 135 928 ha, giảm đi 1.7 % so với năm  2010 , trong số này  diện tích  trồng cao su  chiếm 127 104 ha, cây ăn trái 4856 ha và cây hột điều ( đào lộn hột) -  cashew trees 3 361 ha. Tưởng cũng nên biết là đến năm 1954, tổng diện tích cao su cả nước Việt Nam là chừng 70 - 80 000 ha  tiểu điền và đồn điền . Năng xuất trung bình cũng cao nhất ở các nước có trồng cao su.  Việt Nam lúc đó đứng hàng thứ ba  thế giới về sản lượng mũ cao su, sau Inđônêxia và Mã Lai Á, trên  Thái Lan đôi chút . Nhưng nay Thái Lan đã trồng trên mấy triệu ha cao su cao năng, đứng hàng thứ nhất thế giới, về diện tích cũng như sản lượng mũ . Năm 1960- 62, Đệ Nhất Cộng Hòa phát triễn chương trình Việt Nam  dự liệu  trồng 500 000 - 1 triệu ha cao su đại điền (  kiểu liên canh liên địa ) và tiểu điền tư nhân với các  tinh dòng cao năng  Hòa Lan tuyễn chọn ở Inđônexia thời Pháp thuộc du nhập,  đã tỏ ra thích hợp phong thổ  miền Nam Việt Nam và tiếp theo là các tinh dòng mới,   du  nhập từ  Trung Tâm Khảo cứu Cao Su Kuala Lumpur - Mã Lai Á.   Diện tích  trồng giảm những năm gần đây, là vì chuyễn hướng nhiều lòai hoa màu hàng niên không hửu hiệu qua các vườn cây lâu năm  và vì  các khu vực đô thị, công nghệ và thương mãi bành trướng.

     Trong  các năm 1957 - 62 ( ? ), Việt Nam cố công nuôi bò sửa  ở Bình Dương , thiết lập Trung Tâm Khảo cứu Bò Sửa ở Bến Cát , do Úc Viện Trợ. Trung tâm này cũng điêu tàn vì Chiến Tranh Việt Nam . Năm 2011, khắp tỉnh nhà  ghi là còn 34 791 con trâu bò, giảm đi  2.2 % so với năm 2010.  Nhưng heo tăng 8.5% lên số 417 939 con.Tổng số gia cầm là 2.89 triệu  cũng tăng thêm 2.1%. Hầu  chận đứng cúm chim A/H1N1 và dịch long móng lỡ mồm, Hiệp Hội Nông Dân  tỉnh đã  động  viên nông dân  chích ngừa và chích thuốc chủng giai đọan I và giai đọan II  cho tòan thể trâu bò và heo.   Nuôi trồng thủy sinh - aquaculture  đạt 398 ha, tăng  4% so với năm 2010 , sản lượng  là 6000 tấn, tăng thêm  10.4 %. Trị gíá nông nghiệp  năm 2011 ước lượng là 2. 8 ngàn tỉ  đồng ĐVN, tăng 4.2 % so với năm ngoái.

     Nữa thế kỷ vừa qua, rừng Bình Dương đã giảm đi rỏ rệt vì Hoa kỳ dội bom  và rải thuốc khai quang  bạch hóa rừng,. đốn rừng cho  địch quân khỏi còn  nơi trốn núp, cố đẩy quân “ giải phóng” xa ra khỏi Tam Giác Sắt. Khai thác rừng bừa bải,  sau khi chấm dứt chiến tranh, cũng  làm cho rừng tỉnh giảm đi rất nhiều. Nhờ  khí hậu  nhiệt đới ẩm thấp và đất đai phì nhiêu, rừng cũ Bình Dương rất đa dạng, tạo ra một sinh thái giàu có.  Rừng cũ được xử lý khoa học, trước đây rất rộng lớn . Cung cấp nhiều gỗ quí hiếm: gỗ cẩm lai như cẩm lai gỗ thượng hạng Dalbergia  cultrata ( var fusca ), cẩm lai hay trắc Nam Bộ D. cochinchinensis   cẩm lai bông D. olivieri, cẩm lai vú D. mammosa...  nhiều lòai gỗ trắc:  trắc Malabar Dalbergia malabarica, trắc Miến Điện D. burmanica,   trắc trứng D.  ovata , trắc Assam D. balansae (  var assami ), trắc mủi giáo  hay bạt ong D. lanceolaria, gỏ đỏ, sao, cam xe, giáng hương v.v...       

        Dự án chủ trì phát triễn kinh tế xã hội Bình Dương  nhắm đến năm 2020,  trù liệu là lảnh vực Nông Lâm Ngư tỉnh  năm 2010  chiếm  4.5% GDP,  năm 2015 giảm xuống chỉ còn 3.4 % và năm 2020 là  2.3 % .

 

     Mức đô thị hóa

     

   Bìng Dương trù liệu tỉ xuất đô thị hóa- urbanization sẽ đạt 40 % năm 2010, 50% năm  2015 và 75 % năm 2020. Năm 2010,  tỉnh nhà sẽ có  480 000 dân  đô thị  và năm  2020 sẽ tăng lên đến 1. 5 triệu. Bình Dương muốn trở thành TP- Đô Thị  hạng I do Trung Ương Quản trị trực tiếp  như Đà Nẳng , Cần Thơ . Nay  ngay cả  thị xã tỉnh lỵ Thủ Dầu Một , chỉ mới được xem là vệ tinh của TP Sài Gòn - HCM.  Nhưng Bình Dương muốn nối kết không gian tỉnh mình  với TP Sài Gòn - HCM  và T P Biên Hòa thành một Đại Phố liên tục nước nhà của Miền Đông Việt Nam.  Giữa năm 2013,  Bình Dương chia ra làm 3 khu vực thiên nhiên: khu  vực 1 trung tâm là vùng Thủ Dầu Một đã đô thị hóa , vùng  đô thị mới  Hòa Phú - Phú Tân , các vùng đô thị hóa Nam Bến Cát, Nam  Tân Uyên;  khu  vực  2 gồm  các vùng đô thị Thuận An và Dĩ An , khu vực 3  gồm 8  vùng đô thị vệ tinh  là Thanh Tuyền, Dầu Tiếng, Minh Hòa, Long Hòa, Bầu Bàng, Phước Vĩnh  Tân Thành và Thường Tân và ở phần  phía Bắc  gồm luôn cả các rừng, các  vùng nông nghiệp và vòng đai xanh.  Nhờ công nghệ hóa và tổ chức cận đại các danh lam thắng cảnh thu hút đầu tư, du khách. Trước tiên là phải tân tiến thêm hạ tầng cơ sở. Về chuyễn  vận,  sẽ phát triễn mạnh hệ thống đường bộ  nối  cùng  các quốc lộ vùng đã cận đại hóa,  các phi trường quốc tế  và các cảng biển Thị Vãi  - Vũng Tàu cũng như  các hạ tầng cơ sở kỷ thuật khác. Tập trung  trên các trục đường bộ từ Đại lộ Bình Dương  đến cửa khẩu  biên giới Hoa Lư, từ Đại lộ Bình Dương đến Đồng Xòai, từ đại lộ Bình Duơng đến  Dầu Tiếng , xa lộ cao tốc -Express Way   Mỹ Phước-Tân Văn ( TP Biên Hòa  ). Đang hợp tác với Bộ Giao Thông - Vận Tải   xây dựng  các trục  ngang : Vòng Đường- Ring Road số 3, Vòng Đường số 4,  Đường Thường Tân- Tân Hưng- Hưng Hòa …  Về đường sông, tỉnh tiếp tục cho đào vét  các nhánh sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Thị Tính, cải thiện và xây dựng hệ thống  cảng  phụng sự  chuyễn vận, du lịch  và đời sống  dân gian.  Về điện nước  Bình Dương đầu tư  cải thiện hay xây dựng  hầu thỏa mãn  các họat động công nghệ chế  tạo và sử dụng công cọng, đặc biệt  ở các công viên công nghệ  và các vùng đô thị trung tâm. Các năm 2006- 2010,  tăng trưởng điện tỉnh nhà  là 24%/năm, nhưng trù liệu sẽ giảm xuống chỉ còn 13 % /năm vào các năm 2011- 2015. Như cầu điện trong tỉnh là 6 700 GWh năm 2010 và  12 400 GWh năm  2015.  Đến năm 2010,nước  sạch  là 247 000 m3/ngày và năm 2020 sẽ lên đến  462 000 m3/ngày. Bảo đảm  điện , nước sạch năm 2010  cho 95- 97 % gia thất nông thôn và 100% năm  2020 .  Về viễn thông phát triễn một hệ thống tòan diện  tân tiến  kiểu mẩu kỷ thuật số và tự động để thông tin vững chắc khắp tỉnh,  nối kết với Vùng Kinh Tế Then Chốt Miền Nam . Số điện thọai dự liệu có phần khiêm tốn, sẽ là 42 cho 100 người năm 2010, là 50  năm 2015 và 60 năm 2020.

 

     Danh lam thắng cảnh Bình Dương, Thủ Dầu Một

  

    Bình Dương không tham vọng làm thành nơi du  lịch, thu hút du khách nhất là  ngọai kiều thăm viếng, mà chỉ mong  ngọai  kiều xem đây là nơi sinh sống,làm việc. Tuy vậy, Thủ Dầu Một cũng đã có khách sạn 5 sao  The Mira Hotel  gần BigC trên  quốc lộ 13, có bửa ăn khách hành tự phục vụ  búp phê - buffet mỗi sáng sớm và mỗi chiều tối ; khách sạn 4 sao Becamex Hotel , có búp phê Bác Bờ Qui - buffet BBQ (  Barbecue,  thức ăn nấu nướng trên  lữa ngòai trời  ); nhiều khách sạn 3 sao   như Lavender  ở phường Chánh Nghĩa , Thắng Lợi , Hòang Yến  ngòai cảnh quan đẹp đẽ còn có dịch vụ lịch thiệp, các món ăn ngon .v.v…. TP Thủ Dầu Một  chỉ cách TP HCM  30km,  phía trên bờ bên trái sông Sài Gòn. Dạo quanhThủ Dầu Một  nên thuê tắc xi  nổi tiếng như  tắc xi màu xanh Mai Lĩnh , tắc xi màu trắng  Vinasun ,  tắc xi Thắng lợi  màu bạc và đỏ   và từ Thủ Đầu Một đi các tỉnh miền Đông  hay các huyện Bình  Dương  ( TP HCM ,  khu du lịch Suối Tiên- Lâm Đồng, Tân Văn - TP Biên Hòa,  Mỹ Phước -Bến Cát, Cổng Xanh, Tân Bình- Tân Uyên ... ) thì lấy xe búyt rẽ tiền  và tiện lợi  ở trạm xe búyt đường 30/4  ở Thanh Nghĩa , TP Thủ Dầu Một.

    Đáng xem nhất  là  Chùa Bà Thiên Hậu , nhất là lễ hội chùa  này  từ ngày 13 đến ngày rằm 15 tháng giêng âm lịch mỗi năm,  ngày bà Thiên Hậu mất. Có lẽ nên nhắc lại các lễ hội lớn - festivals ở miền Nam Việt Nam ít được mô tả, ca ngợi như các lễ hội miền Bắc, lễ hội Chùa  Hương ( Tích ) chẳng hạn. Đáng kể trước hết là lễ hội bà Chúa Xứ- Vía Bà  tổ chức hàng năm từ đêm 23 đến ngày 27  tháng tư âm lịch,  ở vùng núi Sam, cách thị xã Châu  Đốc  chừng 5km. Núi Sam là trung tâm nhiều di tích lịch sử  khác của tỉnh An Giang: Chùa Bà  Chúa Xứ,  Chùa Phật Thầy Tây An,  Chùa Hang, Lăng mộ Thọai Ngọc Hầu.  Vào đêm 23 tháng 4,  là lễ tắm rữa  nước hương thơm và thay áo tượng Bà Chúa Xứ. Áo cũ xẻ ra trăm mảnh, phân phối cho người hành hương và khách  thăm viếng thập phương.  Miếng áo cũ  đem lại điều lành, giữ gìn sức khỏe  và đẩy xa ma quỉ. Nữa đêm 25 rạng ngày 26 là lễ  nghi Tuê Yet Rite ( ? )  kính mừng Bà Chúa thăng thiên, có đám rước linh đình múa Rồng, đưa Kiệu Bà  từ lăng Thọai Ngọc Hầu ca hát lễ,  rồi  gánh kiệu trở về đền thờ Bà Chúa. Vía Bà là một lễ hội thu hút nhiều người đến cầu nguyện cho quốc thái dân an, cho tương lai mình, đồng thời thưởng ngọan phong cảng thiên nhiên diễm lệ của tỉnh An Giang. Lễ Hội Dinh Cô ở bờ biễn Long Hải Bà Rịa - Vũng Tàu  mỗi năm, cũng đón mời hàng ngàn du khách, ngòai thưởng thức hội hè vui vẽ,  còn là cơ hội khấn cầu  cho đời sống mình bình an . Cô đây  là một cô gái trẻ  muốn sống cô độc, nhưng bất thần bị rơi xuống biển và được dân đánh cá vớt lên chôn ở đồi Cổ Sơn, và làm miếu thờ Cô trên bải biển.  Mỗi năm, dân đánh cá Long Hải tổ chức lễ hội Dinh Cô vào ba ngày 10- 11- 12  tháng hai âm lịch.  Dân già mặc áo quần truyền thống nước nhà  làm chủ lễ.  Họ cầu nguyện  cho được mùa cá, cây trồng sản xuất phong phú  và đời sống an bình , Thuyền đánh cá,  khi đang ở biển, được thắp sáng trưng, màu sắc rực rở. Lễ hội Miếu Thần Thắng Tam  cũng ở Vũng Tàu, thật sự  gồm 3 kiến trúc  là  Đền Miếu thờ thần  Thắng Tam, Miếu thờ  thần  Bà Ngũ Hành, và Mộ thần Nam Hải . Theo truyền thuyết , Đền Miếu Thắng Tam thờ ba vị công thần  thiết lập 3  làng Thắng : Phạm văn Định, Lê văn Lộc và Ngô văn Huyền. Lễ Hội  tổ chức  mỗi năm  4 ngày, từ ngày 17 đến ngày 20 tháng hai  âm lịch, trùng vào đầu và cuối muà cá địa phương. Lễ nghi rất phức tạp, nhưng có múa sư tử và Hát bội. Lễ Hội Núi Bà Đen, còn có tên là Linh SơnThánh Mẩu. Núi Bà Đen là  một núi đẹp đẽ ở giữa ĐBSCL ,cách thị xã Tây Ninh  11 km. Theo truyền thuyết, Bà Đen là một cô gái  trẻ tuổi mộ đạo, con của một sỉ quan bảo vệ thuộc tộc dân Miên. Bà Đen  bỏ nhà lên tu hành  ở một chùa trên núi. Bà trở thành ni cô vì áp lực  gia đình phải lấy chồng, con một sỉ quan bảo vệ vùng Trảng Bàng. Khi bà mất, nhà Nguyễn Phước ra lệnh đúc tượng bằng đồng đen thờ bà. Và mãi cho đến trưa ngày 30 tháng giêng âm lịch, đặc biệt  là ngày trăng rằm tháng giêng,  du khách từ TP HCM và các tỉnh miền Nam ồ ạt hành hương  đến đây  cúng vái và thưởng ngoạn.  Khởi sự từ chân núi, họ phải  leo nữa  núi để đến nhà làng cộng đồng Linh Sơn, rồi theo đường mòn  dẫn tới chùa Bà Đen.  Chùa thết đãi cơm chay . Ai ăn bao nhiêu cũng được, nhưng phải cúng tiền cho chùa, tùy  túi tiền mình. Lễ Hội Oc Om Boc  là một thánh lễ  thờ Thần Mặt Trăng của tộc dân Miên ở Sóc Trăng. Nhằm vào ngày rằm tháng chạp Phật Lịch hay trong tháng 10 theo Tây Lịch Gregorian Calendar. Lễ này cốt tạ ơn  thần Mặt Trăng,  đã đem tới được mùa cây  trồng , mùa nhiều cá và con người sức khỏe tốt lành . Ngày rằm khi trăng xuất hiện, dân gian sửa sọan lễ  ở trước mặt chùa hay trong nhà mình, cúng  cốm xanh, chuối chín, dừa mới lột vỏ, xòai, cùng nhiều món khác. Sau buổi lễ các người già cả lấy cốm xanh phân phối cho các trẻ em có mặt. Dân gian cũng thả lồng đèn lên trời và lên các đò - bè cây chuối  treo đèn và kết  đầy thức ăn cúng bái vào các kênh và theo các sông , có âm nhạc  theo tiếp điệu . Thủ tục thả lồng đèn và  thả bè chuối  cốt đẩy xa bóng tối và ẩm ướt  mùa mưa.  Sau ngày rằm là ngày đua thuyền Ngo Boat race. Theo ngôn ngữ Khmer Ngo Boat là Tuk Ngo. Đò là một  một khúc gỗ đục lòng  hình thoi - lozenge, đầu đuôi cong lên, cho nên người chèo phải hết sức thành thạo.  Nếu không, thuyền sẽ lật ngược ở cuộc thi.  Khách thưởng ngọan đứng đầy nhóc hai bên bờ sông rạch, trải dài mấy chục km.  Thuyền trưởng đứng giữa đò - bè  khuyến khích  đồng đội bằng tíếng cồng - gong. Lúc đò bè đầu tiên đến mức, dân tham dự la hét  vang rền , tin rằng họ đã làm tròn bổn phận đối với Thần Trăng. Chùa Bà hay chùa Thiên Hậu Thánh Mẫu  ở thị trấn Lái Thiêu.  Theo truyền thuyết tên Bà là Lâm Mỹ Châu, sinh quán ở  Trung quốc.  Một ngày nào đó,lúc đang dệt vải, bà ngưng làm và nói với mẹ là cha và các anh đang  bị hiểm  nguy ở biển cả. Hai ngày sau, hai người  anh trở về nhà, nhưng không có tin tức cha. Từ đó, Lâm Mỹ Châu lừng danh có tài đóan số mệnh và thời tiết trên biển. Nhờ tài năng, bà đã cứu nguy cho nhiều người thóat khỏi  nguy nan, ngoặc nguèo.  Số phận hẩm hiu- ngắn ngủi nên bà tạ thế  khi mới 20 tuổi, nhưng lại trở thành  một uy lực tinh thần  cao cả. Bà thường  bay trên trời biển cả để cứu mạng người và thuyền tàu  mắc nạn.  Nhờ  tài danh này, bà được vua Tàu  gọi  tên là Thiên Hậu Thánh Mẫu,  Mẹ của Đất và Biển, và dân gian thờ phụng ở miền   bờ biển Phúc Kiến - Fujian. Người Hoa  đến Việt Nam thường bằng tàu thuyền,  nên trong cuộc  tha phương thường đến Miếu Bà cầu nguyện an tòan sinh mệnh, của cải. Dân gian tham  dự Lễ Hội  không chỉ là công dân tỉnh cũ Sông Bé ( nay là hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước)   mà còn tất cả mọi tỉnh Việt Nam và nhiều nước ngọai quốc.  Cúng dường khởi sự từ nữa đêm . Chùa Lễ Hội Thiên Hậu Thánh Mẩu  trang hòang lấp lánh và sặc sở sáng rực trời . Có 12  lồng đèn lớn   treo trước mặt miếu thờ,  tượng trưng cho 12 tháng của một  năm, chờ đợi  phúc quả. Vật liêu cúng dường  là heo  quay nhỏ , gà vịt, xôi , bánh ngọt và trái cây. Sau lễ cúng dường là múa sư tử, múa lân và cờ xí tưng bùng  ở nhiều nơi.  Múa xong, ba nhóm múa sư tử hay lân  sẽ tụ lại ở sân chánh,  cúng lạy Bà xin  bố thí ân đức,  mãi cho  đến giữa trưa, rồi lễ rước kiệu Bà mới  khởi dạo từ đường này qua  đường khác .Đến 6 giờ chiều , lễ rước kiệu trở lại Chùa Bà . Một tràng pháo dài sẽ đốt nổ rang làm dấu hiệu  chấm dứt  Lễ  Hội .                    

   Ngòai chùa Thiên Hậu,  Thủ Dầu Một còn có Chùa Ông ,chùa Tây Tạng  và Chùa Hội Khánh, một chùa phật giáo xây cất từ năm1741, chánh điện có nhiều tượng phật không mấy thua kém các tượng Phật  mới đúc theo kỷ thuật Huế  ở chùa Bái Đính , tỉnh Ninh Bình . Một tượng Phật to lớn  chiếm 700 mét vuông ( ? ).

    Muốn ăn cây trái mà không đến được miệt vườn  sông Tiền - sông Hậu, bạn có thể đến vườn cây trái Lái Thiêu, thưởng thức măng cụt nổi tiếng từ lâu, nhưng nay có thể ăn mít tố nữ , chôm chôm bóc vỏ Java ,  các lọai bưởi “ Biên Hoà “xa xưa, từ năm 2011 thêm  giống tên gọi là bưởi Bạch Đằng ( ? ) , nguyên quán Tân Uyên ( Uyên Hưng) - Bình Dương . Ăn ngon địa phương thì đến  Chợ Búng  ăn bánh  Bèo Bì Mỹ Liên ( Chợ Búng, Thuận An) , da heo nấu chín bằng nước dừa,  xắt nhỏ  rắc  trên bánh bèo  hay Bún Bì -  Bì Cuốn,  nếu muốn  thay đổi  mùi vị .   Bún Tôm  ở làng Châu Trúc  ( Phú Mỹ , Bình Dương )   hay Bún Tôm Bình Dương cũng rất ngon . Bún Bình Dương không giống các lọai bún Sài Gòn  hay ở nhiều tỉnh miền Nam là bún làm  từ trước. Bún Bình Dương chỉ  mới làm và nấu ngay khi  vào khách muốn ăn. Tôm cũng được nấu theo một cách đặc biệt  để tăng thêm mùi vị . Hoặ đến  Thủ Đầu Một ăn  Gà nấu ngon, rẽ tiền ở  Quán Gió , phường Chánh Nghĩa  , ăn Thịt Bò hay Đầu Cá Tra - Cá VồHàng Dừa , phường  Phú Văn , ăn “Hải Sản” như tôm, cua,  sò , nghêu ,có tôm cá sông, nước ngọt cũng rất ngon ở Quán Tư Nhớ  ( công viên Phú Cường) , Quán Kim Dung  phường Chánh Nghĩa,   Quán Du lịch Xanh -Dìn Ký - Bình Nhâm ( gần Cầu Ngang- Thuận An - Bình Dương) , khu Nghĩ mát Phương Nam ( trên quốc lộ 13, hướng TP HCM ) …  Và đủ kiểu quán cà phê  An Viên, Paradis,  Chiều Tím, Tình Bằng Hửu, Mây Hồng , Roma,  Gió và Nước v.v…

    Không muốn thăm viếng di tích lịch sử buồn chán như Địa Đạo khuTam Giác Sắt , Nhà Tù Phú Lợi … thì đến thăm viếng các làng tiểu công nghệ , làng men sứ sành  như  làng đồ gốm  Minh Long ceramics,  làng  khắc  đồ gỗ, chế tạo giày , guốc gỗ  wooden shoes Bình Nham,  làng  khắc  đẻo gỗ Phú Thọ , và nhất là làng nghệ thuật sơn mài - lacquer Tưởng Bình Hiệp Bình  ...  Thích tiêu khiển nhậu nhẹt , hát xướng, nhảY múa ... thì  đến  các tiệm Karaoke: Nice , Thế Kỷ , Bóng Trăng , Phương Ngân… ) luôn luôn tình bày  bài ca mới nhất  và dịch vụ sảng khóai . Hay các câu lạc bộ- club,   mở cửa từ 8 giờ tối đến 2 gìờ sáng mỗi ngày: Đêm Màu Hồng,  Mimi Club , Bình Dương Club ( gần Viện Đại Học Bình Dương trên quốc lộ 13 ) nơi đây có nào là âm nhác sống động như ca vũ , pop , hiphop .., những  nước uống kỳ quái cốc tên , rượu , bia  và cả hút  shisha nữa …   Các nơi tiêu khiển khác là  hai Công Viên Thành Lễ Park  và Thành Phố Bình Dương Mới , có  những cảnh quan đẹp đẻ, cây cối mát mẽ um tùm, an lành, bạn có thể chạy luyện tập chầm chậm - jogging, chơi vài môn thể thao và tắm hồ vì Công viên Thành Lễ  có nhiều hồ thơ mộng.  Hay hơn hết,  nếu bạn đi cả gia đình thì đến  Công viên Đại Nam Văn Hiến .  Công Viên này lớn hơn hai công viên Đầm Sen và Suối Tiên . Công viên cách TP HCM về phía Bắc  30km , tọa lạc ở  phường Hiệp An, thị xã Thủ Dầu Một  diện tích  476 ha, trong số này 61 ha  dành cho khu thờ phụng chùa chiềng , đền miếu  di tích tinh thần lịch sử 4000  năm văn hóa  Việt Nam,  đặc điểm là 2 con rồng khổng lồ dài 270m bao quanh . Công Viên có nhiều trò tiêu khiễn lạ lùng : xi nê 4DF, 40 trò chơi giật gân - rợn tóc gáy,  trò chơi công viên nước cho trẻ em, sở thú rộng  12.5 ha , chứa đến 100 lòai động vật có vú , chim chóc, bò sát , cá kiểng ; nhiều nơi thích thú làm  bửa ăn ngòai trời - picnic  cuối tuần…. Đáng lưu tâm là điểm Công viên chỉ mới họat động vài năm nay , nên cây mộc chưa đủ lớn  cho bóng mát  vào ban trưa  Công viên có thể rất nóng nực buổi trưa,  khi mặt trời quá chói lọi. Vì thế còn cần đeo kính râm chống nắng chiếu và uống nước đầy đủ.

 

     Công nghệ

 

    Năm 2010, công nghệ- xây cất  Bình Dương đã đạt 63% GDP , gần gấp đôi dịch vụ chiếm 32.6 % và nông lâm ngư chỉ còn 4.4 % . Tháng 8 năm 2012, sản xuất công nghệ ước lượng  là 81 632 tỉ đồngVND , tăng 11.7 % so với cùng thời gian năm 2011 . Lảnh vực nội địa tăng 10.6%, lảnh vực đầu tư ngọai quốc  tăng 12.3 %.   Sản phẩm công nghệ  tăng mau lẹ so với năm 2011, gồm xe chở khách và ô tô tăng 40%, dược phẩm tăng 17.6% , mì ăn liền 7.8%. thực phẩm chăn nuôi tăng 8.5 % .. . Hầu có thêm ý niệm về phát triễn công nghệ Bình Dương, trong 6 tháng đầu năm 2012,  xuất khẩu tỉnh trị gía 5.122 tỉ đô la Mỹ-USD  tăng 17.9 % so  cùng thời gian năm 2011. Các xuất khẩu  có mức tăng trưởng cao  là cao su tăng 13.8 %, tơ sợi tăng 8.55 , bàn ghế tủ giường tăng 12.8%  và đồ điện tử tăng  8.5% .  Lần đầu tiên tỉnh nhà có thêm  55 xí nghiệp mới xuất khẩu trong tổng số tòan tỉnh là 1725 xí nghiệp xuất khẩu . Tỉnh đã xuất khẩu  cho 193 quốc gia và lảnh thổ thế giới .  Nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2012 tưởng cũng nên  biết , để hiểu rỏ thêm những ngành nào cần khẩn thiết  đầu tư, đào tạo chuyên viên và nhân công lành nghề.. .   Các ngành này là vật liệu , máy móc trang bị và tiện nghi  hổ trợ chế tạo , không có bao nhiêu là cao kỷ cả.  Tổng số tỉnh nhập khẩu là 4.188 ti USD, 6 tháng đầu năm 2012 ,  tăng 15.1 % so  cùng thời gian năm 2011.  Hiện nay Bình Dương có cả thảy là 28 công viên công nghệ , tổng diện tích trên 8700 ha, hơn1200 xí nghiêp nội ngọai đang họat động , tổng số tư bản đầu tư  là 13 tỉ đô la Mỹ - USD.  Tỉnh Bình Dương dự trù  là đến năm 2020, tỉnh sẽ 1 thiết lập 31 công viên công nghệ  - industrial parks  tổng diện tích  là 9360.5 ha và  23 cụm công nghệ - Industrial clusters  tổng diện tích là 2704 ha .  Đầu năm 2014, các công nghệ  có mức tăng trưởng mau lẹ vẫn thuộc các ngành chế biến gỗ , may mặc  và tơ sợi, giày dép và  đồ sành sứ ….

     

             ( Irvine , Nam Ca L i - Hoa Kỳ, ngày 6 tháng 7 năm 2014) 


 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 630193 visitors (2116053 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free