.
  Chuyện tình Đức Quốc Xã...
 
25/1/2015




 
Chuyện tình Đức Quốc thời xa xưa :  Gia Đình  Tay Ba  về Cuộc đời của Friedrich Schiller và Lá Thư từ một người Đàn Bà Không Quen  Biết của Stefan Zweig
 
G S Tôn Thất Trình
 
        Các năm 1940 - 45 ,chúng tôi đã đọc được truyện “Lá Thư từ một người Đàn Bà Không Quen Biết- Letter from an Unkown Women”  dịch ra Việt ngữ của Stefan Zweig, lúc mà Trường  Trung học Khải Định - Huế bang cổ điển -  Sixème classique  chỉ  khuyến khích lớp đệ lục chương trình Pháp đọc “Le Livre de mon  Ami - Sách của Bạn Tôi” của nhà  văn Pháp đọat giải Novel văn chương Anatole France và sách tiêng Anh David Copperfield. Nhưng ba tôi lại nói rằng sách Anatole France lãng mạn hơn , lạ i là “ Le Crime de  Sylvestre  Bonnard - Tội ác của Syvestre Bonnard” . Đọc sách này không thấy có gì là tội ác cả,  mà chỉ là một cuộc tình tương tự truyện kể của Stefan Zweig “ Lá Thư …”   
       
 
                   1- Stefan Zweig
            
               Vậy chớ Đàn Ông hay Đàn Bà của Thế Giới ( “ Ngày Xưa”  )  như thế, vẫn còn hiện diện không ? Được giáo dục giỏi, họ  sống  trong những gia đình đặt nặng gíá trị về  khiếu thẩm mỹ, phong độ và vun đắp trí tuệ, cùng lúc có đủ  tiền của  giúp cho con cái họ  thâu nhận những đức tính này . Họ đủ tiền   tham dự  các buổi hòa nhạc , nhìn xem các bức họa triễn lãm , du lịch và gặp gở  những đàn ông hay đàn bà sang trọng. Chẳng hạn, dù còn nhỏ tuổi, họ có thể nhìn Rodin  hòan tất tượng khắc ,viết ôpêra- ca kịch cùng Richard Strauss hay giúp  Jim  Joyce  tìm ra những từ  hòan hảo  biến  đổi vài điều ông đã viết ra thành những ngôn ngữ khác.  Và  chính Stefan Zweig là người Đàn ông đó . Sefan Zweig sinh  năm 1881 từ một gia đình Do Thái giàu có ở Vienna, thủ đô của nước Áo vào Thời Đại Hoàng Kim- Golden Age cuối cùng ở nước này. Ông và bà vợ tự tử năm 1942, tuyệt vọng  khi Hitler  phá tan văn  hóa - văn minh của họ . Mới vào tuổi tứ tuần, ông đã nổi tiếng thế giới, bán hàng chục ngàn sách  ở nhiều ngôn ngữ khác nhau, đủ giàu để thu mua bản thảo viết tay của Bach  hay Mozart . Nay ít người đọc  sách của Zweig , dù những chuyện kể   như  “Cô Gái Bưu Điện- The Post Office Girl và  “ Hãy biết Thương xót - Beware of Pity”  thật sự rất hay.  Nhà xuất bản Pushin  Press đã  làm công trình tiểu chủ- yoeman work, khi  đem chúng tới các độc giả  giả mới,  tháng 3 năm 2013,  dưới thể 4 tiểu truyện . Tráng lệ nhất là Lá Thư từ một người Đàn Bà không quen biết. Lá thư 12 trang này cho người yêu dấu được yêu cầu chỉ nên đọc khi tác giả chết . Nó khởi sự  trên các dòng chữ thân thuộc, có khi đôi phần tẻ nhạt. Một cô bé  tuổi 13  hình dung  mê say  một người đàn ông xuyên qua một phòng lớn, một tác giả  duyên dáng, chán ngắt, nổi danh. Ông ta sống một mình với một ông già giúp việc và trở về phòng cùng những bà xinh đẹp.  Cô nhìn chăm chú  vào ông qua lổ hổng gián điệp ở cửa trước phòng cha mẹ cô  và đôi khi lướt ra ngòai, hy vọng người yêu dấu sẽ  thoáng mắt  nhìn mình.
  Khi cô ta đủ lớn để tìm được một công việc ở tiệm  bán hàng,  vô tiếp tục đeo đuổi lén lút
theo ông. Một hôm, lúc cô đến tuổi 18 , ông  chào đón cô  ngừng chân ở đường phố, vì cô ta rất đẹp, nhưng không hề nhận biết cô  là cô bé láng giềng bên kia phòng lớn, vì chưng  ông không nhớ bất cứ điều gì xen vào  tính tự chiêm ngưỡng mình hòan tòan. Ông mời cô dùng bửa ăn, rồi làm tình mê mệt với  cô  ba đêm, và quên bẳng cô. Cô có con với ông, nhưng không bao giờ  cho ông biết.  Hầu  tránh nghèo khổ cô tự bán mình,  như cô ta viết,  cho kẻ giàu sang ; nhiều người cầu khẩn cô lấy họ.  Một  đêm , ông yêu dấu nhìn thấy cô ở trong một tiệm ăn với một  khách hàng tên tuổi.  Lẽ dĩ nhiên ông không biết cô là ai , mời cô  trở lại phòng ông, cùng trải qua một đêm ân ái  cuồng nhiệt khác, và  việc không tránh khỏi là  cô không bao giờ nghe  nói tới ông nữa . Con họ chết và trong bóng tối , cô viết cho ông một lá thư. Ông động lòng nhớ  chuyện cũ đôi chút mờ nhạt, chỉ đôi chút thôi, như thóang nghe một “ “bản nhạc xa xôi”. Ở đây chúng ta có hai chân dung : cô mô tả ông  tỉ mĩ, không tí nào phán xét ông cả.  Cô đơn giản viết : ông là kẻ đáng khinh , một cục phân  ( cục cứt )- a shit. Khác hẳn lời buộc tội mình là kẻ làm tội ác, thật sự chỉ là một lỗi lầm, của Sylvestre Bonnard ,khi không nhớ  lại kẻ nhất quyết mua sách xưa  cạnh tranh mình , rồi lại tặng riêng mình là  bà vợ nghèo nàn chồng đến bán sách,  mình giúp đở năm xưa  !
  Sách “ Món nợ Trả chậm- The Debt Paid Late “  là chuyện một người đàn bà có chồng viếng thăm một quán cà phê thị trấn bé nhỏ , nhận ra một tài tử bà bối rối say mê  khi bà còn rất trẻ tuổi . Tài tử nổi danh này nay chỉ là một kẻ tiêu điều, không nơi nương tựa, dáng đi thất thểu, nghèo túng, ai cũng khinh khi.  Bà nói cho ông ta biết trước kia ông có nghĩa là gì đối với bà và tiết lộ thân thế ông cho  chủ quán cà phê  và các khách hàng  kinh ngạc biết rỏ.  Bà sắp đặt để ông có vài  món tiền xài cho đến hết đời ông và có lại được niềm kính nể của láng giềng.
 
 
                  2- Friedrich Schiller
 
  Còn sách “ Cả Chị lẫn Em Yêu dấu- Beloved Sisters “  là của Friedrich Schiller,  được xem là William Skakespeare  của Đức Quốc, một thi sĩ và nhà sọan kịch thế kỷ thứ 18, đã chủ trương Tinh thần Lãng mạn - Romanticism và có một thời bị đày ải tha hương, vì các bài viết chính trị. Song song với Goethe , Schiller thường được xem là nhân vật đứng đầu ngành văn chương Đức, Việt Nam ít biết.   Như vừa được phanh phui ở các tiểu sử gần đây và bi kịch tính ở trong phim mới,  đưa ra tranh dành  giải Oscar 2015, Schiller  cũng là người yêu của hai  chị  em  từ một gia đình lỗi lạc  thị trấn Weimar, và tiếp tục như vậy ngay cả khi  Schiller  kết hôn cùng một người. Phim “ Beloved Sisters”  là một phim xi nê Đức về hai chị em Charlotte von Lengefeld và Caroline von Beulwitz   và cuộc tình duyên với Schiller,  một tay  lãng mạn  định kỳ  sắp xếp rất đẹp đẽ, tuy vẫn cho cảm giác  bị giới hạn về  phê phán gay gắt cuộc đời có thực, trong đó các đặc điểm  thế kỷ thứ 18  nói lên về xã hội lớn hơn, các động lực  giai cấp và giới tính với  cái nhìn qúa muộn của các văn sĩ thế kỷ thứ 21. Cũng như truyện “ Lá Thư … “của Sefan Zweig, phim và truyện  tình duyên tay ba của Schiller và hai chị em đài các- quí phái,  phần nào bi kích tính,  bị đả kích nặng nề ở Đức Quốc .
 
      Nhà làm phim Dominik Graf  cho biết  là  ở mỗi giai đọan trong vòng 10 năm trời, phim bị  các nhà tài chánh , ngành xi nê Đức  tấn công mảnh liệt .  Công nghệ xi nê Đức nói :  Tại sao lại có chuyện này trên Trái Đất ?   Những cảm giác  phức tạp của dân  thượng lưu phức tạp thời quá khứ !  Không có gì đáng cho  cử tọa rộng rải hơn nhìn xem ! .  Phim làm ra được là nhờ  tính kiên nhẫn  của nhà sản xuất phim Uschi Reich chịu  chiến đấu lâu dài.   Năm 2004  làm phim về  Schiller cho ti vi Đức, Reich biết được  gia đình tay ba này  giữa Schiller ( tài tử Florian Stetter) và hai chị em Von Langerfeld :Caroline ( tài tử  Hannah Herzsprung)  buộc phải lấy chồng  Caroline không yêu  gì cả,   để giúp gia đình thóat khi  cơn nghèo túng tài chánh  giảm dần và cô em  trẻ tuổi hơn là Charlotte ( tài tử Henriette Confurius ).
      Chính cô em Charlotte gặp Schiller trước tiên năm 1787 ,  khi cô  bị gửi đến  sống cùng mẹ đở đầu  với hy vọng là  bà mẹ đở đầu sẽ bảo đảm cho cô lấy chồng .   Rồi Schiller và Charlotte  cưới nhau , cho nên   tình duyên tiếp tục không bị xoi mói gì cả. Nhưng khi Caroline  cũng khởi sự viết văn, động tĩnh tình duyên thay đổi .  Caroline xuất bản  chuyện đầu tiên “ Agnes von Lilian “ ở thập niên 1790 ,  không bao giờ nhắc tới  cuộc rối rắm , lãng mạn với Schiller ở tiểu sử Caroline viết về Schiller “ Schiller Life “  năm  1830 .  Herzsprung cho biết là  sau khi Schiller chết, Caroline phá hủy gần như tất cả    mọi lá thư  họ viết cho nhau . Caroline không muốn bất kỳ ai biết cuộc tình duyên giữa hai người.
      Thế nhưng lại có nhiều phỏng đóan về cuộc tình duyên tay ba này,  kể cả một  thiên tiểu thuyết tưởng tượng tính chất lãng mạn không qui ước của họ. Graf nói là đã  bị lôi cuốn  vào  bầu không khí  câu chuyện,  tình yêu và  thân thiết  của 3 cá tính ,  quyết chí họ muốn  tìm  ra một nơi bảo vệ nổi  tình cảm của họ .  Những  gì họ làm và dự tính  đều rất dịu dàng , tự nguyện  và hết lòng cho nhau . Dự tính  cho Charlotte và Schiller cưới nhau ,  cốt để cho Caroline có thể tham gia tình duyên tay ba , chỉ   đứng vững  một thời gian ngắn ngũi.  Rồi  theo năm tháng trôi qua , chính ngay thời gian, thói quen hằng ngày trở thành kẻ thù tinh duyên  mơ tưởng hảo huyền của họ . Các tranh vẽ thế kỷ thứ 19 ở Đức của nghệ sĩ G. F. Kersting đã góp thêm phần   thực tế cho chuyện phim .   
           
                          (Irvine, Nam CaLi - Hoa Kỳ ngày 20 tháng  giêng năm 2015 )
 

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 643378 visitors (2138616 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free