Sau 2 năm kể từ 2012:
Cập nhật hiểu biết dự trù tương lai ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2020
G S Tôn Thất Trình
Tình trạng tổng quát ngành công nghệ dầu – khí Việt Nam
Chúng tôi đã bàn qua tình hình dầu lữa và dầu khí Việt Nam, rằng Việt Nam khi nói về cuộc Cách Mạng “Fracking’ Dầu khí Đá phiến Hoa Kỳ -Bắc Mỹ.
Phải công nhận Việt Nam rất dẽo dai, theo Tim Daiis của Diễn đàn Năng lượng ( Quốc Tế). Nước nhà đã thóat ra khỏi nghèo đói thảm hại, sau thống nhất chiếm Cộng Hòa Miền Nam năm 1975, chỉ vài chục năm đã làm ra một kỳ diệu kinh tế cho chính mình. Nay lại phải đấu tranh trên những vấn đề khác : tỉ như lạm phát, chánh quyền tham nhũng, và các khía cạnh ngân hàng, gây ra một tăng trưởng lê thê. Nhưng trên bình diện năng lượng Việt Nam lại có nhiều tiềm năng. Trữ lượng dầu lữa hầu như tăng thêm mỗi năm và nay Việt Nam đã khởi công xây dựng hạ tầng cơ sở, để khai thác các dự trữ lớn lao này.
Thật thế, trữ lượng dầu lữa Việt Nam đã nhảy vọt chỉ trong vài năm, nhờ tăng gia thám hiểm biển ngòai khơi. Cuối năm 2001, trữ lượng dầu lữa chứng minh được chỉ mới là 2.2 tỉ thùng dầu - barrel of oil ( bbl ). Nhưng đến cuối năm 2010, trữ lượng đã lên đến 4.4 tỉ bbl , đứng hàng thứ ba trong vùng Á Châu - Thái Bình Dương sau Trung Quốc và Ấn Độ, qua mặt hai hội viên cũ OPEC là Inđô nê xia ( Nam Dương Quần đảo ) và Mã Lai Á láng giềng, theo Duyệt Xét Thống kê Năng lượng thế giới của British Petroleum – BP, vào tháng 7 năm 2012 . Các nhà phân tích nói rằng biển Việt Nam tương đối còn ít được thám hiểm và các trử lượng dầu lữa quốc gia còn có thể tiếp tục tăng gia. Beni Suryadi, một nhà phân tích cho ASEAN- Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á cho rằng có nhiều tiên liệu lạc quan về các trữ lượng hiện hửu, có thể tăng gia 5 lần hơn vào năm 2025, nhưng nói thêm là muốn việc này xảy ra, Việt Nam cần phải đầu tư đồ sộ .
Một trong những lung túng cho các tham vọng dầu ngòai biển khơi của Việt Nam là Trung Quốc . Như Tim Daiis đã báo cáo liên tục năm 2013, cả hai nước Việt Nam và Phi Luật Tân có những tuyên bố chồng chất ở vùng Biển Đông Việt Nam ( Biển Nam Hải Tàu - South China Sea ) giàu về hydrocarbon. Cách nào thu xếp êm đẹp và ảnh hưởng của khả năng Việ Nam trên cả Phi Luật Tân , lẫn Trung Quốc, để qui định vị trí và khai thác dầu lữa và khí dầu trên vùng biển tranh chấp này, còn phải chờ xem.
GDP Việt Nam tăng trung bình 7 % thập niên vừa qua , trong khi gần 25 % tiêu thụ năng lượng nội địa Việt Nam là từ dầu lữa. Dù rằng GDP Việt Nam gia giảm đôi chút năm 2013 và tiên liệu là mức tăng GDP năm 2014 cũng chậm hơn , tiêu thụ dầu lữa và khí dầu thiên nhirên đã theo kịp rồi vựợt qúa mức tăng trưởng kinh tế mau lẹ Việt Nam. Yêu cầu dầu lữa trong nước đã tăng gấp đôi 5 năm qua, từ 175 000 bbl/ ngày năm 2005 đến 320 000 bbl/ngày năm 2010. Mức sản xuất dầu lữa phẳng lì là một rào cản khác cho tham vọng dầu lữa Việt Nam. Sản xuất dầu lữa nước nhà tăng thêm mỗi năm từ 2001 đến 2006 , rồi bắt đầu giảm sút sau đó ,ngọai trừ một tăng gia nhỏ năm 2009 và mức tăng 2.1 % năm 2011 so với năm 2010 . Một trong những lý do gia giảm nay là giếng dầu Bạch Hổ - White Tiger giảm sản xuất . Bạch hổ chiếm khỏang 50% sản xuất dầu lữa thô của Việt Nam. Đỉnh sản xuất Bạch Hổ là 263 000 bbl/ ngày năm 2003, nhưng năm 2011 rớt xuống chỉ còn 92 999 bbl/ ngày. Các tiến đóan là mức sản xuất Bạch Hổ tiếp tục giảm đến khỏang 20 000 – 25 000 bbl/ngày năm nay 2014. Theo Báo cáo Q1 2013 về Dầu lữa và Khí dầu Việt Nam của Cơ quan Theo Dõi Doanh Nghiệp Quốc Tế , sản xuất dầu lữa nước nhà sẽ khá vững bền trong 5 năm tới , nhờ các phát triễn mới bù chì các thể tích suy giảm của giếng Bạch Hổ. Báo cáo này khẳng định là sản xuất dầu Việt Nam sẽ đạt đỉnh 370 640 bbl/ngày năm 2013, rồi trụt xuống mau lẹ ở mức 308 550 bbl/ngày vào năm 2021 . Tưởng cũng nên nhắc lại là năm 1973, thời Đệ Nhị Cộng Việt Nam đã tìm ra dầu lữa ở Nam Côn Sơn, nhưng mãi đến năm 1986 mới khai thác được 8000 (? ) bbl/ngày dầu lữa thô, năm 1998 245 000 bbl/ngày, năm 2004 đạt đỉnh 403 287 bbl/ngày, và năm 2012 đạt 347 063 bbl/ ngày .
7 bồn dầu và khí dầu chánh của Việt Nam là Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn , Malay – Thổ Chu, Hòang Sa ( Paracels Islands ) và Trường Sa ( Spratleys Islands ). Việt Nam dự liệu là sẽ họat động khai thác các năm 2011- 2015, hai mươi ( 20 ) giếng dầu lữa và dầu khí, hy vọng sản xuất 18- 19 triệu tấn dầu thô một năm ( và 9-14 tỉ mét khối khí dầu ). Giai đọan 2016 -2025, dự liệu mức sản xuất dầu thô sẽ chỉ còn 12- 16 triệu tấn một năm ( nhưng mức khí dầu sẽ tăng nhiều, hầu đạt mức tổng cọng là 40-45 triệu tấn tương đương dầu lữa một năm ). Cho đến nay Viêt Nam chưa khám phá thương mãi nào ở các vùng tranh chấp với Trung Quốc nhưng theo Đổ Văn Hậu , chủ tịch PetroViêtNam thì Việt Nam rất lạc quan là sẽ khám phá mai đây và sẽ bắt đầu phát triễn ngay , nếu các vùng này có dầu . Hậu cho biết là Gazprom có cá cuộc cọc dầu này nằm trong thềm lục địa, nghĩa là trong địa phận 200 hải lý biển, cách bờ biển nước nhà . Cách đây 9 tháng, chánh quyền Hà Nội đã phản kháng mảnh liệt, sau khi Sinapec – China National Offshore Corp. kêu gọi đấu thầu vài lô mới thám hiểm dầu, kể cả những lô nằm trong hải phận 200 hải lý biển Việt Nam, thuộc vùng biển kinh tế đặc hửu căn cứ trên Luật Biển của Liên Hiệp Quốc. PetroVietNam khẩn khỏan yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ đấu thầu ở những vùng đã xác định là biển Việt Nam , kêu gọi các công ty ngọai quốc đừng tham gia và lưu ý là Oil & Natural Gas Corp. 500312 BY 2.15% , Gasprom OGZPY-0.15% và Exxon Mobile Corp . XOM - 0. 29% , đang họat động theo các môn bài Việt Nam cấp nhiều năm qua ở các vùng này. Trung Quốc càng ngày càng khẳng định hơn tuyên bố chủ quyền phần lớn Biển Đông ( Trung Quốc gọi là Nam Hải Tàu – South China Sea) đã phải tranh chấp với Việt Nam , Phi Luật Tân , Mã Lai Á và Brunei , biến vùng này thành vùng “lạnh nhạt quân sự” và Việt Nam đã tuyên bố là “tàu chiến trá hình Trung Quốc ‘ đã cắt đứt các dây cáp tàu Việt Nam đang làm nghiên cứu địa chấn tìm hydrocarbons. Vũ Công Hậu nói rằng mọi “ tri giác” là các hảng ngọai quốc có thám hiểm tìm hydrocarbon ở các lô – khối ngòai khơi Biển Đông Việt Nam đã rút lui hay không còn đảm trách cam kết của hảng ,vì lý do tranh chấp “ lảnh thổ” với Trung Quốc , thảy đều sai lầm. Hậu còn nói thêm là Exxon Mobil , Gazprom và Talisman Energy Inc. TLMT+ 1.43 % là những công ty trong số hảng đang tích cực họat động thám hiểm vùng ngòai khơi Biển Đông Việt Nam này . Hậu cho biết là Gazprom có cuộc cọc 49 % ở hai lô khí dầu ngòai khơi mà sản xuất thương mãi sẽ khởi sự tháng 6 năm 2014.
Viêt Nam còn đầu tư thám hiểm và khai thác năng lượng ngọai quốc ( vì như đã nói trên, đến năm 2016 là Việt Nam sẽ tiêu thụ nhiều dầu lữa hơn sản xuất trong nước ) tụ điểm phần lớn ở Ng , Mỹ Châu La Tinh và Phi Châu. Theo Hậu , một liên doanh hiểm nguy - joint venture 50- 50, ở ngòai khơi xứ Peru sẽ bắt đầu sản xuất cuối năm 2014 , 60 000 bbl/ngày. Ở Cuba, PetroVietNam đang định giá lại thành quả của các nghiên cứu địa chấn đã làm ở một lô ngòai khơi Cuba, sau khi đào hai giếng khô dầu - dry walls ở một nhượng địa trong đất liền, đã phải bỏ đi. Tiến bộ phát triễn khai thác trữ lượng dầu lữa nặng- heavy oil reserves ở Venezuela rất chậm chạp và dự án không đạt được mục tiêu dự trù là 50 000 bbl/ ngày, năm tới 2015, dù rằng dầu lữa đã chảy ở vài giếng chỉ đạo. Hậu còn tiết lộ là Petro Vietnam đã chi tiêu hơn một tỉ đô la Mỹ đầu tư ở ngọai quốc và sẽ tiếp tục thêm chi tiêu này.
Khí dầu
Việt Nam có dự trữ chứng minh hiện nay là 24.7 ngàn tỉ bộ khối- cubic feet, cf hay 691.6 tỉ mét khối - cubic meter, cm khối ( một cf = 0.028 m khối ) tăng từ 6.8 ngàn tỉ cf năm 2011 . Tăng gia đầu tư ngọai quốc từ năm 2007 đã đưa tới thám hiểm rộng lớn hơn , làm tăng nhiều trữ lượng khí dầu thiên nhiên Việt Nam . Nhắc lại trử lượng khí dầu VN năm 1991 chỉ mới là 0.1 ngàn tỉ bộ khối – Tcf giữ ở mức 6.8 Tcf từ năm 1999 đến 2011 , năm 2012 đạt 24 ,7 Tcf và năm 2013 cũng là 24.7 Tcf. Đứng hàng thứ 29 trên thế giới. Tháng 10 năm 2011, Exxon Mobil tuyên bố là dầu và khí dầu ngòai khơi Đà Nẳng , miền Trung ở lô - khối tên là Block 119 trong hải phận Việt Nam, không bị Trung Quốc tranh chấp. Nhưng Exxon không cho biết là khi nào sẽ khai thác thương mãi. Hậu nói rằng đây là là mỏ khí dầu lớn nhất khám phá được ở bờ biển Miền Trung Việt và các hảng dầu Hoa Kỳ chánh vẫn còn trong vòng định gía mỏ dầu khí này, tuy có thể bắt đầu khai thác tiềm năng trong 5- 7 năm tới. Việt Nam cũng đang cố gắng hòan tất thỏa hiệp với Chevron Corp. CVS + 0.10 %, một dự án trị giá hơn 4.3 tỉ đô la Mỹ khai thác các trường khí dầu ngoài khơi Việt Nam ( Biển Tây ? - xem bài về Kiên Giang , Thổ Chu , Phú Quốc …) . PetroVietNam đã không thỏa hiệp được với Chevron, định xong cuối năm 2012 về giá khí dầu dự án ngòai khơi thuộc Block B. Tuy còn quá sớm để định giá những cơ hội khi dầu diệp thạch, đá phiến – shale oil , tưởng cũng nên biết là PetroVietNam đã ký kết với Công ty Mitra Emergy thám hiểm và khai thác khí dầu bồn Sông Hồng( Châu thổ Sông Hồng ? ) và một thỏa hiệp chung với ENI ENIMI+ 1.69% SpA định giá tiềm năng tổng quát dầu và khí dầu diệp thạch trong đất liền nước nhà.
Năm 2013, Việt Nam đã sản xuất 9.2 tỉ mét khối- cubic meter ( 321 Bcf ) , đôi chút thấp hơn sản xuất năm 2012 là 9.3 cm ( hay 332 Bcf ) khí dầu. Việt Nam tiêu thụ 272 tỉ bộ khối ( Bcf ) khí dầu khô năm 2011 , và đã xài hết khí dầu sản xuất trong nước này . Việt Nam hiện tự túc về khí dầu thiên nhiên, nhưng PetroViet Nam tiến đóan là nước nhà sẽ thiếu khí dầu thiên nhiên cho tiêu thụ trong nước, kể từ năm 2025 khi mức cầu, ước lượng khỏang 15 – 19 tỉ mét khối( 420 – 532 Bcf, vượt mức cung khỏang 14-15 tỉ mét khối (392- 420 Bcf ). Việt Nam đang cố tâm da dạng hóa các thị trường khí dầu thiên nhiên , cung cấp những lảnh vự công nghệ như điện , phân bón, hóa chất , các công nghệ khác, chuyên chở công và tư . Nước nhà sẽ nghiên cứu nối các hệ thống ống dẫn - pipeline system Đông Nam và Tây Nam vào hệ thống Xuyên Quốc gia, làm nền tảng cho nối kết hệ thống ống dẫn Đông Nam Á .
Việt Nam sẽ họat động an tòan và hửu hiệu các hệ thống ống dẫn kjhí dầu và nhà máy chế biến khí Dinh Cố ( Bà Rịa – Vũng Tàu ) và tiếp tục thu lươợm khí dầu từ các giếng to- nhỏ, hầu đưa vào các ống dẫn hiện có như Củu Long , Nam Côn Sơn và PM3-CAA-Cà Mau đủ chạy tòan thể dung lượng. Việt Nam sẽ hợp tác bvới các chung sức quốc nội và hải ngọai dầu tư vào các khảo cứu và ứng dụng giải pháp những kỷ thuật thích nghi , để thu hồi khí dầu hiển phải đốt cháy ở các dàn giếng khoan – oil rigs, phân chia các sản phẩm cao gía tỉ như ethane , propane-butane ( LPG ) và làm đặc - condensate, tăng thêm giá trị tài nguyên dầu lữa và khí dầu thiên nhiên. Thể tích ngòai bờ biển sẽ vào khỏang 9- 14 tỉ mét khối một năm, thời gian 2011- 2015 .
Nước nhà sẽ hòan tất xây cất hệ thống ống dẫn khí Phú Mỹ - TP Hồ Chí Minh và ống dẫn khí áp xuất thấp giai đọan 2 của Phú Mỹ - Mỹ Xuân – Gò Dầu , xây cất các hệ thống thu thập và chuyên chở nối kết với các giếng Cá Ngừ vàng- Emerald, Sư tử Đen/ Sư tử Vàng- Rạng Đông ở bồn Cửu Long . Nước nhà cũng sẽ tối đa hóa dung lượng họat động giai đọan 2 ống dẫn Nam Côn Sơn và các ống dẫn áp xuất thấp để cung phụng các yêu cầu phát triễn các khu công nghệ thiết lập dọc theo các ống dẫn. Việt Nam cũng sẽ họat động an tòan và hửu hiệu ống dẫn khí PM3- Cà Mau , gia tốc tiến triễn xây cất ống dẫn Block Billion( ? ) – Ô Môn , nối nó với ống dẫn PM3- CAA . Cũng như nghiên cứu khả thi nối với các ống dẫn Đông Nam và Tây Nam, đặt nền móng cho nối kết với ống dẫn khí dầu Xuyên Á- Trans ASEAN ( TAGP ). Việt Nam cũng sẽ làm các dự án nhập khẩu khí dầu thiên nhiên , LNG , CNG, DME và các sản phẩm khí dầu khác qua các kho chứa – depots và cảng có khả năng cập bến các tàu 50 000 -100 000 DWT . Các kho chứa sẽ đủ dung lựong chứa cá nhân là 150 0000 mét khối vào thời gian 2011- 2013, hầu thỏa mãn nhu cầu tăng trưởng của các nhà máy điện, các công nghệ và dân gian.
Các nhà máy lọc dầu và phức tạp hóa chất dầu lữa Việt Nam
Trên phương diện ngành công nghệ chế biến dầu lữa và khí dầu thiên nhiên , vào năm 2015, ViệtNam sẽ hòan thành xây cất 3-5 phức tạp lọc dầu hóa chất dầu lữa – oil refining petrochemical com plex, dung lượng tổng cọng là 26- 32 triệu tấn và sử dụng 1-2 phức tạp lọc dầu hóa chất dầu lữa này sản xuất các sản phảm hóa chất dầu lữa căn bản. Đến năm 2025, Việt Nam sẽ hòan tòan nới rộng và xây cất 6-7 phức tạp lọc dầu hóa chất dầu lữa dung lượng tổng cọng hàng năm là 45- 60 triệu tấn, thỏa mãn khỏang 50% yêu cầu nội địa về các hóa chất dầu lữa căn bản. Nước nhà sẽ xây dựng và họat động các phức tạp lọc dầu : Nghi Sơn ( Thanh Hóa ) . Long Sơn ( Bà Rịa – Vũng Tàu ) . Nam Vân Phong ( Khánh Hòa ) , Vũng Rô ( Phú Yên ) và Cần Thơ ; dự trù xây cất những cơ sở tiện nghi mới hay nâng cấp chế biến những sản phẩm cuối dòng. Ngày 7 tháng giêng năm 2013, Việt Nam ký kết một thương thảo gần 9 tỉ đô la Mỹ với các hảng Nhật và Kuwait xây cất nhà máy lọc dầu thứ 2 ở Nghi Sơn ( Thanh Hóa ), cách thủ đô Hà Nội chừng 112 dặm Anh ( hơn 180km ). Theo các điều khỏan thương thảo , Kuwait sẽ cung cấp 10 triệu tấn dầu thô nguyên liệu thích hợp chế biến mỗi năm. PetroVietNam chiếm 25.1 % cổ phần , hảng Nhật Idemitsu Kosan và KGI – Kuwait Petroleum International mỗi hảng chiếm 35.1 % . Hảng Mitsui Chemical chiếm số 4.7 % còn lại. Theo Cơ quan Thông Tấn Kuwait, trong giai đoạn 1, nhà máy Nghi Sơn sẽ có dung lượng chế h biến là 200 000 thùng - bbl /ngày khi họat động và sẽ tăng gấp đôi, đến 400 000 bbl/ngày khi làm xong giai đọan 2. Đây là nhà máy lọc dầu thứ 2 của Việt Nam và là nhà máy thứ nhất có đầu tư ngọai quốc tham gia . Nhắc lại là nhà máy lọc dầu Dung Quất ( Quảng Ngãi ) bắt đầu họat động năm 2009 ( xem chi tiết Dung Quất ở bài khảo luận về tỉnh Quảng Ngãi ) có dung lượng là 6.5 tấn dầu thô một năm hay 130 000 bbl/ngày. Dầu thô này hòan tòan sản xuất ở nước nhà, tuy rằng đã dự tính thêm 15 % nguyên liệu từ Trung Đông. Cũng theo PetroVietNam, cả hai nhà máy lọc dầu chỉ mới thõa mãn 65 % yêu cầu sản phẩm chế biến dầu lữa và dầu khí Việt Nam. Trước năm 2013, các hảng ngọai quốc thường e dè gia nhập các lảnh vực dầu lữa và dầu khí Việt Nam vì các thủ tục điều hòa không hửu hiệu ( theo Suryadi ); cho nên tin tức nhà máy lọc dầu thứ hai có các hảng quốc tế Nhật và Kuwait trong ban quản trị là một phát triễn tích cực ! Cũng theo Suryadi , hầu có an tòan năng lượng, Việt Nam đã có dự tính xây cất thêm ít nhất là 5 nhà máy lọc dầu nữa, đưa dung lượng tổng cọng lên đến 32.5 triệu tấn . Năm 2009, chánh phủ đã làm một Dự án Chỉ đạo - Master Plan theo chiều hướng này. Nhưng đến năm 2013, vẫn chưa có chi tiết về các dự án mới, cho nên khó mà thu hút dầu tư ngọai quốc trực tiếp – FDI.
Năm 2015,Việt Nam sẽ họat động an tòan nhà máy phân bón Phú Mỹ, đến dung lượng tối hảo và hòan thành xây cất nhà máy phân bón Cà Mau. Việt Nam cũng sẽ xây cất Phức tạp Dung Quất ( Quảng Ngãi , Long Sơn ( Bà Rịa - Vũng Tàu ), Hòa Tâm ( Phú Yên ) và nhà máy chế tạo sợi PET ở TP Hải Phòng. Trong giai đọan 2016- 2025, nước nhà sẽ hòan tất phức tạp Nghi Sơn và nới rộng Dung Quất , Long Sơn và Hòa Tâm và xây dựng thêm vài phức tạp khác ở những vị trí ( Phan Thiết ? , Cần Thơ ? , Tây Ninh ? ) thuận lợi. Như đã nói trên sản xuất dầu lữa, năm 2013 là 370 640 bbl/ ngày, sẽ giảm mau lẹ xuống chỉ còn 308 550 bbl/ ngày, năm 2021 . Cho nên nếu không khai thác được giếng mới hay áp dụng kỷ thuật tân tiến vét dầu ở các giếng hiện tại, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia nhập khẩu thực - net importer dầu thô vào năm tới 2015 !
( Irvine, Nam Ca Li , ngày 4 tháng 4 năm 2014 )
|