.
  Nam Hàn - South Korea
 

16/9/2013

 

 

 

Thử tóm tắt bài học hiểu biết phát triễn:

 

Hàn Quốc (Nam Hàn- Nam Triều Tiên- Nam Cao Ly )

                          

G S Tôn Thất Trình

 

     Chúng tôi được biết tái thiết Nam Hàn – Nam Triều Tiên nay gọi là Hàn Quốc, vào năm 1964, thời  tổng thống Phác Chung Hy vừa đảo chánh lật đổ  chánh quyền Lý Thừa Vảng, đang cổ võ dân gian Nam Hàn cố quên sự cai trị  tàn bạo của Nhật Bổn xâm lăng, nhận  bồi thường và  du nhập kỷ thuật Nhật hầu tiên tiến xứ sở,  bị  cuộc chiến Triều Tiên – Cao Ly tàn phá khốc liệt, các năm 1950 – 53.  Miền Bắc theo Tàu( và Nga ?  ) và miền Nam theo Hoa Kỳ ( và các đồng minh dưới danh nghĩa Liên Hiệp Quốc ) và sau đó phải bị chia đôi Nam Bắc dọc vĩ tuyến 38, từ Biển Nhật Bổn đến Hòang Hải ( Không phải theo sông Ya Lu – Áp Lục (? ), biên giới Trung Quốc và Đại Hàn  nơi Mao Trạch Đông  xua quân Tàu theo chiến thuật biển nguời đánh lui liên quân Mỹ và đồng Minh ) như Việt Nam dọc theo sông Bến Hải, sau  trận Điện Biên Phủ năm 1954 theo hiệp định Giơ Neo -Genève ( Thụy Sĩ ).                  

                  Miền Nam  là Nam Hàn – South Korea  trên danh nghĩa chánh thức là Cộng Hòa  Cao Ly- Republic of Korea  hay Hàn Quốc, một cộng hòa tống thống chế - presidential republic  ở Đông Á , chiếm  nữa phần phía Nam bán đảo Đại Hàn hay bán đảo Triều Tiên- Korean Peninsula .  Nam Hàn cũng thường được  địa lý quốc tế gọi là “Lảnh thổ của Buổi sáng Thanh tịnh – Land of the Morning Calm”. Tây giáp Trung Quốc , Đông là nước Nhật  và Bắc giáp Bắc Hàn – North Korea. Cả hai phần Nam Bắc còn thống nhất mãi cho đến năm 1945.  Thủ đô Hán Thành – Seoul là thành phố lớn nhất Hàn Quốc  và cũng là một đô  thị xếp vào hàng thứ 2 thế giới .

         Đại Hàn – Cao Ly – Triều Tiên là một nền văn minh xưa cỗ thế giới,  thiết lập năm 2333 trước Công Nguyên - BC  của tộc dân thần thọai là Dangun. Các khảo cổ cho thấy  là bán đảo đã  sớm có cư dân vào thời đại Hậu Kỳ - Lower Paleothic.   Tiếp theo  tiểu quốc Silla vào năm 668 sau Công Nguyên - AD thống nhất 3 tiểu  quốc Triều Tiên, tiến triễn theo  Triều Đình- Dynasty Goryeo và Joseon như thể là một quốc gia duy nhất, mãi cho đến khi Đế Quốc Đại Hàn, Cao Ly- Korean Empire chấm dứt  năm 1910. Sau khi chia đôi, Nam Hàn thành lập năm 1948  và từ đó  phục hồi mạnh mẽ  phát triễn, từ thời kỳ Nhật Xâm Lăng -Japanese Invasion( 1910 – 1945 ) và Chiến Tranh Triều Tiên- Korean War ( 1950 – 1953),  thực hiện được một nền dân chủ thành công và  an định, kể từ bầu cử trực tiếp đầu tiên năm 1987.

       Hầu so sánh Việt Nam và Đại Hàn, xin nhắc lại là khai quật năm 1965 ở hang Kéo Lèng cách huyện lỵ Thẩm Khuyên ( tỉnh Lạng Sơn ) 3km, đã tìm thấy nhiều xương răng hóa thạch của người Việt cỗ khôn ngoan- Homo sapiens, sống vào hậu kỳ Pleistocene cách nay chừng 2- 3 vạn năm,  tương đương niên đại tộc dân thần thọai Dangun nói trên. Các nền văn hóa, văn minh tiền sử miền Bắc ( văn hóa Sơn Vi, Hòa Bình – Bắc Sơn,   văn minh Sông Hồng, Phùng Nguyên- Đồng Dậu – Gò Mun - Đông Sơn diễn ra từ cuối thiên niên kỷ thứ III trước Công nguyên  đến buổi đầu Công Nguyên là nhà nước đầu tiên của nước  Văn Lang  các vua Hùng, gần cùng thời với tộc dân thần thọai Dangun . Còn văn minh  tiền sử Sa Huỳnh miền Trung và miền Đông Nam Bộ,   phát triễn từ đầu thiên niên kỷ II đến 1- 2 thế kỷ trước Công Nguyên, cũng khá gần niên đại Dangun.  Văn minh Ốc Éo, đi ngược lại hai văn minh nước nhà vừa kể từ cực nam lên miền Bắc, Tây Nguyên, theo các di tích Ba Thê - An Giang và di tích Trăm Phố bìa rừng U Minh, vượt Sông Hậu lên đến Đồng Tháp, Long An,  đến thượng du sông Đồng Nai  là thời vàng son một  quốc gia thịnh vượng- Phù Nam ( Funan ) . Quốc gia biên giới chưa định rỏ này ở phần đất sông Hậu, đã vượt vịnh Bengale tới La Mã cổ kính vào  từ buổi đầu Công Nguyên đến thế kỷ thứ 7.  Năm 316 trước Công Nguyên,  nhà Tần tiêu diệt các nước Việt miền Nam sông Dương Tử , diệt nước Thục ở Tứ Xuyên. Dòng dõi vua Thục là Thục Phán  chạy xuống Văn Lang của Lạc vương, hạ được vua Lạc và thần phục các bộ lạc  Tây Âu  phía Nam tỉnh Quảng Tây, lập ra nước Âu Lạc, xây thành trôn ốc tại Cổ Loa. Năm 1697, văn minh Sa Huỳnh mà nhiều người cho là tiền thân của văn minh Chàm – Chiêm Thành, phải sáp nhập vào văn minh Việt Nam,khi chúa  Minh  Nguyễn Phúc Chu thiết lập phủ Bình  Thuận.  Năm 1757, tuy chúa Võ Nguyễn Phúc Khóat đã thiết lập nền cai trị trên hạ lưu Sông Cửu Long  và sông Đồng Nai ( đất Thủy Chân Lạp , thật sự  là đất nền văn minh Ôc Eo,  phía  Đông Phù Nam), nhưng mãi đến năm 1802, vua Gia Long mới thật sự thống nhất lảnh thổ, từ Nam ra Bắc, hòa  điệu cả ba nền văn minh cổ, các văn hóa Sông Hồng, Sa Huỳnh và Ốc Eo.  Liên lạc lâu đời nhất giữa Việt Nam và Đại Hàn có lẽ là vào cuối đời  nhà Lý,  lúc chiến thuyền của đô đốc- tướng Lý Long Tường lên Triều Tiên,  chạy trốn để khỏi bị chính biến năm 1226, Trần Thủ Độ( 1194- 1264)xếp đặt việc Lý Chiêu Hòang nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh tiêu diệt, sáng lập nhà Trần, đọat ngôi nhà Lý. Lý Long Tường hình như sau đó có công giúp vua Đại Hàn đánh Mông Cổ ngọai xâm Triều Tiên nữa.Cũng xin nhắc lại là quân Mông Cổ đánh Việt Nam lần thứ nhất tháng giêng năm 1285, lúc Trần Thủ Độ chưa mất, còn làm Thái Sư ( Tể Tướng ) nhà Trần . 

     Tướng Hoa Kỳ Douglas MacArthur nói rằng ông đã nôn mữa, khi nhìn thấy tàn phá bán đảo Triều Tiên năm 1953.  Cuộc chiến 3 năm này, đã giết mất khỏang 3 triệu con dân Triều Tiên, phần lớn là dân sự.  1/3 nhà cửa và 2/5 cơ xưởng- nhà máy bị phá hủy tan tành. Hàn Thành – Seoul, Bình Nhưỡng-Pyongyang( thủ đô Bắc Hàn ), mọi đô thị thị trấn khác chỉ còn hơn đống gạch vụn đôi chút. Thực phẩm khan hiếm, trẻ mồ côi đầy nhóc.  Cả hai miền Nam Bắc Triều Tiên đã nhận  được viện trợ dồi dào, miền Bắc từ Nga Sô và đồng minh, miền Nam từ Hoa Kỳ và đồng minh.  Bắc Hàn – North Korea áp dụng chánh sách kế họach trung ương, thọat tiên thành công mau lẹ hơn. Nền kinh tế Bắc Hàn  tiến  triễn mau lẹ hơn Nam Hàn- South Korea, mãi cho đến thập niên 1970, nhờ vào  sự kiện là phía Bắc bán đảo  có nhiều  cơ sở chế tạo  công nghệ để khởi đầu. Tưởng cũng nên nhắc lại là chủ tịch công ty Nhật Nippon Koei trụ sở ở thành phố Nhật Osaka  tên là Kubota, người đã giúp miền Nam  họa kiểu ra các đập thủy điện Đa Nhim ( Tuyên Đức ), YaLi ( Gia Lai – Kontum )  các thập niên 1950- 1960, rồi các đập sông Đồng Nai thập niên 1970…, nguyên là Trưởng kỷ sư điện lực Nhật ở Bắc Hàn.  Các thập niên 1950 và 1960, Nam Hàn- Hàn Quốc là một trong những nước nghèo nàn nhất thế giới. Lợi tức mỗi đầu người- per capita income  ít hơn 100 đô la Mỹ , không  khác hơn gì mấy các nước  nghèo nàn, đói khổ vùng sa mạc Nam Sahara  Phi Châu ngày nay. Cũng nhắc lại là năm 1990, lợi tức  mỗi đầu người Việt Nam là 200 đô la Mỹ  ( theo Văn Thái , Địa lý Kinh tế Việt Nam  - 1999 ), tương đương với Hàn Quốc cuối thập niên 1960.  

         Kongdan Oh, một học giả Viện  Brookings Institution, lớn lên  tại Nam Hàn vào thập niên 1950, nhớ lại là thực phẩm đôi khi rất khan hiếm tại Nam Hàn. Bà viết năm 2010  là vào tiết xuân, sau khi thu họach vụ mùa Thu đã tiêu xài hết  và trước khi  có thể thu họach mùa tới, dân nghèo  phải  lục sóat các đồi núi kiếm  các cỏ- cây ăn được, như thể ở Bắc Hàn ngày nay vậy đó. Lớp học thiếu bàn ghế  và không có sưởi ấm ở một nước mệnh danh là lạnh lẻo- hàn. Đa số học sinh con trẻ tùy thuộc vào các thực phẩm tặng dữ, chẳng hạn sửa bột để ăn trưa.  

        Thật khó lòng tin tưởng nổi, du lịch xuyên qua Hàn Quốc – Nam Hàn ngày nay, là đang tiến vào cùng một lảnh thổ  tan nát , nghèo đói ngày xưa. Chỉ trong vòng 60 năm ( “Việt Nam thống nhất”  chấm dứt chiến tranh Nam Bắc, từ  cuối tháng tư năm 1975 đến nay cuối tháng 8 năm 2013 , cũng đã là 38 năm rồi. Còn nếu  kể từ lúc chia đôi đất nước năm 1954 thì  đã gần 60 năm. Theo thống kê Cơ quan Tình báo CIA Hoa Kỳ, Nam Hàn nay là nền kinh tế đứng hàng thứ 12  thế giới với tổng lợi tức GDP trên một ngàn tỉ đô la Mỹ-1 trillion US$ (  GDP Việt Nam chừng 100 tỉ ? ) hàng năm,  và lợi tức mỗi đầu người Nam Hàn  nay trên 32 000 đô la Mỹ, nghĩa là 22- 23 lần hơn GDP mỗi đầu người Việt Nam !

               Ngày nay, Nam Hàn là một trong 3  nền kinh tế lớn nhất Á Châu; là thành phần của  G 20  quốc gia công nghệ; đứng hàng thứ 10  xếp hạng nước xuất khẩu  nhiều  nhất thế giới; đồng thời cũng là hội viên Liên Hiệp Quốc, WTO, OECD, APEC, EAS và ASEAN+3; được  Ngân Hàng Thế giới  định nghĩa là  Một Quốc Gia Có Lợi Tức Cao – High Income Nation ; Cơ quan Tiền Tệ Thế giới - IMF  và CIA mệnh danh là Một Nền Kinh tế Tiên tiến – Advanced Economy.  Lợi tức mỗi đầu người Hàn Quốc  được tiên đóan là sẽ  vượt hơn Đức Quốc –Germany , Vương Quốc Anh – United Kingdom và Pháp trong vòng 16 năm tới.  Ngày nay Nam Hàn  có ảnh hưởng  kinh tế, chánh trị  và văn hóa mạnh mẽ ở Á Châu và là một  quốc gia lảnh đạo trên thế giới  về Khoa học Kỷ thuật.  Câu chuyện  thành công của Hàn Quốc được gọi là” Kỳ Diệu trên sông Hàn – Miracle on The Han River” , một kiểu mẩu nhiệm vụ  cho nhiều quốc gia đang mở mang . Còn được gọi thêm là Một Con Cọp Á Châu, Hàn Quốc có lực lượng quân sự  xếp vào hàng thứ 6 thế giới và là một trong 10 ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới.   

                   Hạ tầng cơ sở  Hàn Quốc cũng rất tiên tiến và cận đại  giúp Hàn Quốc  trở thành một quốc gia dẫn đạo  về kỷ thuật thông tin- information technology  tỉ như điện tử – electronics, bán dẫn – semiconductors, trưng bày LCD displays , điện thọai tế bào  và các đồ gá ( đồ phụ để lắp )- gadgets cao kỷ, do các tổ hợp công ty Samsung và LG dẫn đạo.  Hàn Quốc cũng  là quốc gia sản xuất thép – steel công ty POSCO ( đang đầu tư xây dụng nhà máy thép ở Dung Quất ,  Bà Rịa – Vũng Tàu  ( Nhật, Úc  hay Hàn Quốc?) , Thạch Khê- Hà Tĩnh?)  đứng hàng thứ ba thế giới , hảng đóng tàu thủy lớn nhất thế giới  số tàu đóng  8 lần hơn số tàu Hoa Kỳ đóng được  và cũng là nước chế tạo ô tô xuất sắc, rẽ tiền như Hyundai và Kia.  Hàn quốc  cũng là quốc gia lảnh đạo ở các ngành thiết kế công nghệ , xây cất ( không rỏ các thiết kế đô thị với Hàn Quốc ở các tỉnh miền Bắc,  nay  đã có nơi nào hòan tất chưa ? ),máy móc , tơ sợi , hóa học dầu lữa , kỷ thuật sinh học và rôbôtics .  Xuất khẩu của Hàn Quốc nay  đã trên hẳn Anh Quốc , Sauđi Arabia  hay Thụy Sĩ .

                 Trên phương diện văn hóa , nghệ thuật Hàn Quốc đã tạo ra một xáo động hấp dẫn  về văn hóa pốp ( pop )- văn hóa đại chúng :   đó là kiểu hát nhảy múa “ Điệu Gangnam Style”  của ca sĩ Psy. Nay đến Hàn Quốc, thật rất khó định lượng động năng và sức sống mảnh liệt của văn hóa Cao Ly – Triều Tiên, tràn ngập khắp nước.  Hán Thành,  dân số nay trên 10 triệu người, là một trong những đại phố lớn của thế giới  xây cất cư xá, khách sạn, quán bar, phòng triễn lãm nghệ thuật, kho tồn trữ hàng hóa và đặc biệt các tiệm cà phê, có phần phổ biến hơn cả ở Thành phố Seattle thủ đô cà phê Hoa Kỳ của  bang Washington là những  cao tầng không ngưng, trải dài hàng dặm đường.  Các quận , phường thương mãi  thắp sáng ánh đèn neon  lòe lọet, chói mắt, làm tín hiệu cho các  thú vui bên trong, từ ăn tối  tinh vi và sang trọng, không thua  kém những gì Thành Phố Los Angeles – Nam Ca Li cống hiến  tốt nhất, chí đến karaoke và uống nhậu, rất nhiều lọai kiểu- kiểu rượu, rượu pha .

               Thịnh vượng không chấm dứt ở các giới hạn thành phố. Busan là  một thành phố  cảng biển ở miền Nam Hàn Quốc, nơi  đồn nhỏ cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ_- “chu vi Pusan  perimeter”  vào những ngày đen tối  năm 1950, khi  Bắc Hàn tấn công xâm chiếm Nam Hàn.  Nay Busan-Pusan là  một thành phố lớn phồn thịnh, có nhà chọc trời  gương và thép- glass and steel    cùng các khách sạn  bán sashimi mốt Đại Hàn , tiếp giáp các bải biển  đầy nhóc người.

           Sinh khí Bắc Hàn khác hẳn. Sau khi  thực thi trên 60 năm qua, một kỳ công chưa bao giờ xảy ra là  giảm công nghiệp hóa – de industrializing:  Bắc Hàn từ tình trạng phát triễn  bán đảo  mạnh nhất  đến một  nơi  hàng triệu người đã chết đói  và hàng trăm nghìn người đã bị tù tội trong các goulags – ngục giam  kiểu Nga Sô Viết.  Lợi tức mỗi đầu người dân Bắc Hàn  nằm trong số  các lợi tức thấp nhất thế giới và  mức nghèo khổ  dân Bắc Hàn cũng nằm  trong số những quốc gia nghèo khổ nhất.  Vậy chớ khác biệt giữa Nam và Bắc Hàn là gì đây ?   thuần túy và đơn giản chỉ là chánh trị.  Gia tài văn hóa cả hai miền  y hệt nhau. Khác biệt vì Bắc Hàn  là nạn nhân của triều đại họ Kim  -  đời ông Kim Nhật Thành ( Kim Il Sung ),  đời con là Kim Jong Il , nay đời cháu là Kim Jong Un, những kẻ thực thi cuối cùng thế giới của  chủ nghĩa tập thể và chuyên chế( cực quyền ) Xít ta lin - Stalinist collectivism  and totalitarism.  Trái lại, Nam Hàn khởi sự cất cánh phát triễn kinh tế vào các thập niên 1960  và 1970,  dưới thời nhà  cải cách cận đại hóa độc đóan  Phác Chính Hy ? – Park Chung- hee , cha của bà tổng thống Hàn Quốc hiện nay, bà Park Geun –hye .

            Phác – Park là một  tướng, biến thành  một nhà độc tài, có thể  cho các nhà cầm quyền vụng về Ai Cập ngày nay một bài học cai trị đất nước. Như “ông bạn” thiên về bạo lực – strongman  Lý Quang Diệu -Lee Kuan Yew  ở Singapore, và tướng ít  hiền lành hơn  là Augusto Pinochet  ở Chi Lê –Chili, Phác đặt ra các chánh sách cho  tăng trưởng kinh tế.  Sau khi Phác bị ám sát chết  năm 1979, Nam Hàn sa vào một tình trạng bất ổn mà thành quả lại là  sự trổi dậy  một nền dân chủ chấn động, để sánh ngang một nền kinh tế thịnh vượng.  Theo Max Boot,  một chánh ủy viên  Ủy Ban Ngọai giao Hoa Kỳ,  không còn có câu chuyện nào  cảm hứng  thế này nữa  trên thế giới nữa thế kỷ vừa qua,  hay  một thí dụ  uy lực hơn nữa  về cách nào  những quyết định chánh trị  lại có thể tạo dạng  ra  được đời sống dân gian.

                      

                

 

( Irvine ,  Nam Ca li – Hoa Kỳ ngày 29 tháng 8 năm 2013 )               

      .                                           

 

 
 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 693559 visitors (2231352 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free