.
  Đi xem bầu cử..
 
17/10/2013



 
http://www.ninh-hoa.com/../images/bg_Tho-04.gifhttp://www.ninh-hoa.com/../images/bg_Tho-04.gif
http://www.ninh-hoa.com/../images/bg_Tho-04.gif
 

Đột Xuất
Các khế ước làm việc ngắn hạn của tôi tại A-Phú-Hãn rơi vào thời điểm của hai cuộc bầu cử lịch sử ở xứ này (bầu cử Tổng Thống ngày 9/10/2004, bầu cử Quốc hội và Hội đồng tỉnh ngày 18/9/2005). Vào hai ngày này, đường phố Kabul không có xe cộ lưu thông ngoại trừ xe thiết giáp của quân đội đồng minh, xe của lực lượng an ninh và báo chí di chuyển. Mọi ngả đường, có nhiều cảnh sát. Công sở, cửa tiệm thương mại đóng cửa và người ngoại quốc được khuyến cáo ở trong nhà.
Nơi tôi cư ngụ ở gần một địa điểm bỏ phiếu, đi bộ khoảng 10 phút. Khi thấy an ninh đường phố có vẻ an tòan hơn ngày thường và để thay đổi cảnh ngồi suốt ngày bên cạnh cái truyền hình và chiếc PC, hoặc ra sân thượng xem trẻ con thả diều, sáng ngày 18/9/2005 tôi mặc y phục bản xứ trông giống sắc tộc Hazara (gốc Mông Cổ chiếm 19% dân số A-Phú-Hãn) cùng đi bộ với người tài xế (sắc tộc Tajik) xem cuộc bầu cử. Chi tiết đầy đủ của cuộc bầu cử này đã có báo chí, truyền thanh, truyền hình của thế giới loan tải. Hình ảnh sau đây chỉ minh họa chuyến “đột xuất” của tôi đi xem dân chúng thủ đô Kabul bầu người vào quốc hội của họ.



 
Thiếu niên thả diều trong ngày bầu cử tương đối yên tĩnh ở Kabul. Ảnh chụp ngày 18/9/2005.
 


Đông đảo ứng cử viên tranh 249 ghế của Hạ Nghị Viện. Tài xế Asif và tôi. Ảnh chụp ngày 18/9/2005
 
Vài Nét Về Các Cuộc Bầu Cử
Theo Thỏa Ước Bonn 2001, lộ trình thời hậu Taliban cho nền hòa bình của A-Phú-Hãn là tổ chức phổ thông đầu phiếu bầu Tổng Thống, quốc hội với hai viện (Wolesi Jirga và Meshrano Jirga), Hội đồng tỉnh (Provincial Councils), Hội đồng quận (District Councils), Hội đồng xã (Village Councils), Hội đồng thị xã và Thị Trưởng (Municipal Councils and Mayors).
 
Bầu Cử Tổng Thống Ngày 9/10/2004
Thủ lảnh Omar của Taliban không chịu giao Bin Laden và nhóm Al Qaeda cho Hoa Kỳ sau khi hai tòa nhà ở Nữu Ước và Ngũ Giác Đài ở Hoa Thịnh Đốn bị tấn công đã lẫn trốn, kéo theo quốc hội có tên Shura-e Ahl-e Hal-a-Aghah. Để A-Phú-Hãn tái lập cơ chế pháp lý đối nội và đối ngọai, thỏa ước Loya Jirga qua đại biểu của đại hội đồng (Grand Assembly) bầu Hamid Karzai giữ chức Tổng Thống cho đất nước thời chuyển tiếp bắt đầu 2002 mang tên Transitonal Islamic Republic of Afghanistan.

 
 
Lá phiếu bầu Tổng Thống A-Phú-Hãn dài gần 1 mét gồm 18 ứng viên. Hình ứng viên Hamid Karzai ở hàng thứ nhì.
 
Ảnh của tôi được chụp ngày 9/10/2004
Ngày 9/10/2004, cuộc bầu cử Tổng Thống (nhiệm kỳ 5 năm) qua phổ thông đầu phiếu trên toàn quốc được tổ chức với 18 ứng viên. Có thêm 850,000 cử tri người A-Phú Hãn sống tỵ nạn trên lãnh thổ Iran và Pakistan tham gia đi bầu. Kết quả:
Hamid Karzai được đắc cử với tỉ-lệ 55.4%. Ứng viên Tổng Thống về hạng nhì : Yonous Qanooni với tỉ lê 16.3%. Người về 3: Haji Mohammad Mohaqueg 11.6%. Ông Karzai tuyên thệ nhậm chức Tân Tổng Thống ngày 7/12/2004 với tên mới của quốc gia: Islamic Republic of Afghanistan.
 
Bầu Cử Quốc Hội Và Hội Đồng Tỉnh
Ngày 18/9/ 2005
http://www.ninh-hoa.com/../images/arrow_phai.gifHạ Viện (Wolesi Jirga) có 249 dân biểu (nhiệm kỳ 5 năm) được bầu theo phổ thông đầu phiếu. Trong số này, luật ấn định 68 ghế dành cho phụ nữ, 10 ghế dành cho người du mục (kutchies);
http://www.ninh-hoa.com/../images/arrow_phai.gifThượng Viện (Meshrano Jirga) còn gọi là Viện Bô Lão (House of the Elders) được chọn (nhiệm kỳ 4 năm) theo cách chỉ định (appointments) và bầu gíán tiếp (indirect election) như sau:
i) Mỗi Hội đồng tỉnh chọn 1 người vào Thượng viện cho 4 năm;
ii) Tổng Thống chọn người có khả năng và uy tín vào Thượng viện cho 5 năm (phải có 2 người thương phế tàn tật và 2 người du mục, 50% trong số chỉ định này phải là phụ nữ).
http://www.ninh-hoa.com/../images/arrow_phai.gifHội Đồng Tỉnh tùy theo dân số mỗi tỉnh, số ghế được ấn định từ 9 và không quá 29 đại diện. Mười lăm ngày sau khi nhậm chức, mỗi Hội đồng tỉnh chọn 1 người vào Thượng Viện.
http://www.ninh-hoa.com/../images/arrow_phai.gifHội Đồng Quận tùy theo dân số mỗi quận, số ghế được ấn định từ 5-15 ghế. Vì ranh giới các quận chưa rõ ràng, ủy ban bầu cử dời ngày bầu cử đến vào một thời điểm khác. Để bổ túc việc dời này, Tổng Thống sẽ chỉ định thêm 17 Thượng nghị sĩ
http://www.ninh-hoa.com/../images/arrow_phai.gifHội Đồng Xã, Thị Xã và Thị Trưởng: Luật chỉ viết tổng quát là sẽ có tổ chức phổ thông đầu phiếu nhưng vì còn nhiều nan đề với sự hiện diện của các tổ chức viết ở đọan sau, nên chưa tổ chức bầu cử cho hai cơ sở và chức chưởng thị trưởng này trong tương lai gần.
Vì ngoài các cơ cấu hiến định kể trên, hiện còn có hàng ngàn tổ chức ở cấp tỉnh, làng xã tham dự vào các chương trình phát triển như Ủy Ban Phát triển tỉnh, Ủy Ban Phát triển làng xã Shuras và Jirgas. Chỉ đến khi nào vai trò các tổ chức này được tái thẩm định sẵn sàng liên kết vào tổ chức hiến định tại địa phương, việc tổ chức bầu cử nói ở đọan trên mới có cơ hội thực hiện.
 


Tôi và nhân viên phòng bầu cử cầm lá phiếu ghi hình.
các ứng viên vào Hạ Viện. Ảnh chụp ngày 18/9/2005
Theo tin cuối tháng 8, 2005 của Ủy ban tổ chức bầu cử hỗn hợp JEMB (Joint Electoral Management Body), đã có 2381 (trong số này có 328 đàn bà) ứng cử viên ghi danh tranh 249 ghế vào Hạ viện (Wolesi Jirga), và 2779 (trong số này có 248 đàn bà) tranh 420 ghế cho 34 Hội đồng tỉnh. Kinh phí dự trù 120 triệu đô la cho mùa bầu cử này.
Chỉ khoảng 12-15% các ứng viên thuộc vào một trong 72 đảng phái chính trị được Bộ Tư Pháp cho phép họat động (tính đến cuối tháng 6/2005). Đa số còn lại là ứng viên độc lập.
 
Sinh Hoạt Trong Những Ngày Chuẩn Bị Bầu Cử
Ngoài JEMB, có hơn 10 tổ chức khác nhau yểm trợ cuộc bầu cử này gồm có tổ chức Liên Hiệp Quốc UNAMA, lực lượng đồng minh ISAF, Kroll Security International, Hệ Thống Bầu Cử Quốc tế IFES, v.v. Một số đông đảo hơn giới quan sát quốc tế đã đến theo dõi cuộc bầu cử kỳ này so với cuộc bầu cử Tổng Thống hồi tháng 10/2004 mặc dù tình hình an ninh còn kém và các trận tấn công của Taliban leo thang tại miền Nam và miền Đông A-Phú-Hãn. Sự hiện diện đông đảo giới quan sát quốc tế phản ảnh những phức tạp như lãnh chúa (warlords) dùng tiền á phiện mua phiếu, nữ ứng viên bị lăng mạ, hoặc bị hành hung từ tàn dư Taliban, từ các lãnh chúa khi họ đi vận động tranh cử tại miền quê.
Vì quá đông ứng cử viên, các chương trình truyền thanh, truyền hình (khoảng 70 đài trong xứ) dành cho mỗi người quá ít trong một tháng vận động. JEMB ấn định mỗi ứng cử viên chỉ có 5 phút trên radio 2 lần một tuần, 2 phút trên TV 2 lần một tuần. Cử tri vừa biết rất ít về họ vừa phải lựa chọn trên một xấp lá phiếu dày cộm. Đường phố nhan nhản đầy bích chương.
 


Hình ảnh của ứng viên dán dày đặc trên các bức tường của đường phố. Giới hữu trách ước tính phải mất vài tháng mới gở các bích chương và sơn phết lại các bức tường ở Kabul. Ảnh chụp ngày 18/9/2005
 

Ngày Yên Tĩnh
Gió buổi sáng của mùa thu Kabul trên đường dẫn đến thùng phiếu cho tôi cảm giác thảnh thơi sau nhiều tuần lễ bị "cấm túc", cho tôi thoáng nhớ về hai chân trời Bắc Mỹ và Đông Nam Á. Tôi không có thẻ báo chí, không có thẻ của ủy ban tổ chức bầu cử, nhưng khi trình thẻ ghi là chuyên gia nông nghiệp, ban tổ chức vui vẻ cho tôi vào thùng phiếu như các quan sát viên quốc tế.
 


Tác giả từ giã địa điểm bỏ phiếu.
Ảnh chụp ngày 18/9/2005
Trên đường trở về nhà vãng lai, xúng xính trong chiếc áo dài Perahan, cái quần Tumban và cái mũ Pakol, tôi liên tưởng câu nói bất hủ học từ ngày còn nhỏ và phải làm bài luận văn về "chiếc áo không làm thầy tu”. Trong khi đếm bước, mấy em bé trong tay mỗì bé một con diều và cuộn dây, nhìn tôi vẫy tay chào: "Good morning Sir". Bằng cách nào đó chúng biết tôi không phải là người Hazara. Tôi chào lại: "How are you" để xác nhận tôi chỉ là du khách. Người tài xế bảo rằng chúng nhìn ngón tay trỏ bàn tay mặt không có dấu mực để phân biệt. Tôi còn nói đùa thêm nhiều điểm khác nữa khi mặc bộ đồ và chiếc mũ bản xứ với người tài xế. Chuyện này không can dự đến thế giới của nhóm trẻ thơ, chúng không nghĩ đến điều gì khác ngoài việc trông sao có gió khá mạnh để diều căng gió lên cao. Tôi có được một ngày yên tĩnh.
 

Ngày Hôm Sau
Sáng sớm vào sở làm, tôi thấy những người đã đi bầu đều có ngón trỏ của bàn tay mặt còn dấu mực. Họ đưa lời bàn là mực lăn tay quá tốt không thể lau sạch ngay được và ngày bầu cử năm nay chỉ có một trái hỏa tiễn từ tàn dư Taliban bắn vào trụ sở của Liên Hiệp Quốc so với 4 trái bom bắn vào Kabul ngày bầu cử Tổng Thống năm ngoái. Cuộc đếm phiếu bắt đầu và trong nhiều tuần lễ tiếp theo sẽ không tránh nhiều cải vã khiếu nại về việc kiểm phiếu. Tuy nhiên giới truyền thông quốc tế đánh giá cao về cuộc bầu cử này.
http://www.ninh-hoa.com/../images/bullet_dot.gifhttp://www.ninh-hoa.com/../images/bullet_dot.gif
http://www.ninh-hoa.com/../images/bullet_dot.gif

::: Phạm Thanh Khâm :::
Viết tại Kabul, ngày 19/9/2005
 

 
  Số lượt người đọc kể từ 1 July 2013: 630233 visitors (2116257 hits) on this page!  
 
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free